lucky_happy

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
LỜI MỞ ĐẦU

Đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới,thì ngân hàng luôn giữ vai trò không thể thiếu_Nó là huyết mạch của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng
Trong xu thế mở cửa hội nhập,mở cửa hiện nay ngoài các hoạt động kinh doanh truyền thống của các ngân hàng thì hoạt động Kinh doanh ngoại tệ đã và đang là một hoạt động mang lại lợi nhuận lớn,chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận chung của ngân hàng.Tuy nhiên hoạt động Kinh doanh ngoại tệ luôn gặp phải rất nhiều rủi ro.Hoạt động Kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Techcombank cũng không phải là ngoại lệ.Trong các loại rủi ro đó thì rủi ro tỷ giá là loại rủi ro gây nhiều thiệt hại lớn trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng
Do vậy việc nghiên cứu hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động nhằm giảm thiểu những tổn thất cho ngân hàng là điều hết sức quan trọng .Xuất phát từ thực tế đó em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng kỹ thương Việt Nam Techcombank” làm chuyên đề thực tập cuối khóa
Ngoài phần mở đầu ,kết luận và danh mục tài liệu tham khảo ,chuyên đề thực tập được kết cấu trong ba chương
Chương I:Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Chương II:Thực trạng việc hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Techcobank Việt Nam
Chương III:Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Techcombank Việt Nam

Chương I
Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá trong hoạt động
kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại

1.1.Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất,đặc biệt là tín dụng,tiết kiệm và dịch vụ thanh toán,và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế
Theo Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán".
Cùng với sự phát triển và xu hướng đa năng hóa,đa dạng hóa,các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp ngày càng tăng,ngoài các dịch vụ truyền thống như;Nhận tiền gửi,cho vay,bảo lãnh,quản lý ngân quỹ…thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng đang trở thành một trong những hoạt động quan trọng được các ngân hàng quan tâm mở rộng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế mở cửa,đồng thời đem lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng.Trong thị trường tài chính ngày nay,việc kinh doanh ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn thực hiện bởi những giao dịch này có độ rủi ro cao,đòi hỏi những nhân viên mua bán phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định mới có thể thực hiện công việc này.Vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại là gì?
Kinh doanh ngoại tệ theo nghĩa rộng bao gồm việc mua,bán,vay và cho vay các loại ngoại tệ nhằm đảm bảo cân đối nhu cầu về ngoại tệ cho ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau
Còn theo nghĩa hẹp kinh doanh ngoại tệ là các hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại khi ngân hàng tham gia trên thị trường trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng,và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng
Thị trường ngoại hối là bất cứ ở đâu diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau,nhưng trong thực tế ,các hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu là giữa các ngân hàng (chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch) chính vì vậy,theo nghĩa hẹp thì thị trường ngoại hối còn được định nghĩa là nơi mua bán các đồng tiền khác nhau giữa các ngân hàng,tức thị trường liên ngân hàng
Phân loại hoạt động kinh doanh tiền tệ
Căn cứ vào đối tượng khách hàng
-Kinh doanh ngoại tệ phục vụ tổ chức kinh tế
-Kinh doanh ngoại tệ phục vụ cá nhân
-Kinh doanh ngoại tệ phục vụ các đối tượng khác
Căn cứ theo loại tiền
-Kinh doanh USD
-Kinh doanh các laoij ngoại tệ khác
Căn cứ vào quy mô thị trường
-Thị trường trong nước
-Thị trường quốc tế
Căn cứ theo tính chất nghiệp vụ
-Nghiệp vụ kỳ hạn
-Nghiệp vụ hoán đổi
-Nghiệp vụ giao ngay
-Nghiệp vụ tương lai
-Nghiệp vụ quyền chọn
1.1.2.Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động KDNT có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với các chủ thể trong nền kinh tế nói riêng,cụ thể vai trò của hoạt động KDNT đối với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế như sau;

1.1.2.1.Đối với các ngân hàng thương mại
-Hoạt động KDNT giúp cho các ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng,nó mang lại một khoản lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng có hoạt động KDNT phát triển.
-Hoạt động KDNT có ảnh hưởng lớn đến các nghiệp vụ khác của ngân hàng như;Thanh toán quốc tế,bảo lãnh ,cho vay bằng ngoại tệ…nó hỗ trợ các hoạt động này cùng phát triển,góp phần đa dạng hóa các hoạt động của ngân hàng thương mại
-Hoạt động KDNT còn góp phần nâng cao vị thế của các ngân hàng thương mại trên thị trường quốc tế thông qua việc mua bán giao dịch ngoại tệ với các ngân hàng nước ngoài
-Các nghiệp vụ KDNT có thể được dùng như các công cụ phòng ngừa rủi ro đặc biệt là các rủi ro liên quan đến tỷ giá và lãi suất
1.1.2.2.Đối với nền kinh tế
Đối với NHNN
-Hoạt động KDNT góp phần làm tăng nguồn dự trữ ngoại hối của các quốc gia,hoàn thiện chính sách vĩ mô của chính phủ về quản lý ngoại hối,chính sách tỷ giá và lãi suất,điều tiết quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường nhằm đảm bảo ổn định đồng nội tệ và sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và của quốc gia
Đối với doanh nghiệp
- Hoạt động KDNT đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho các khách hàng doanh nghiệp thanh toán các hợp đồng ngoại thương,tạo điều kiện cho các giao dịch diễn ra thuận lợi
- Việc tư vấn,đánh giá sự thay đổi của tỷ giá tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tính toán được hiệu quả kinh tế đối ngoại,đồng thời cấp cho các doanh nghiệp các công cụ có thể hạn chế được rủi ro về biến động tỷ giá
Đối với thị trường ngoại hối
- Hoạt động KDNT của ngân hàng giúp thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển

1.1.3.Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Rủi ro nói chung được hiểu là những sự cố bất ngờ xảy ra và mang lại hậu quả xấu cho người gặp phải chúng.Hiện nay,hoạt động KDNT mang lại lợi nhuận không nhỏ cho các ngân hàng thương mại,tuy nhiên lợi nhuận càng lớn thì rủi ro xảy ra với các ngân hàng càng lớn,những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh của mình là;
1.1.3.1.Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là một trong những rủi ro chính trong hoạt động KDNT của NHTM.Tùy thuộc vào quy mô hoạt động,mỗi ngân hàng có mức độ rủi ro tỷ giá khác nhau.Rủi ro tỷ giá có thể hiểu
Là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng khi tỷ giá hối đoái thay đổi ngoài dự tính của ngân hàng.
Sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái của ngân hàng tạo ra thu nhập thặng dư hay thâm hụt tạm thời cho ngân hàng, và bất kỳ hoạt động KDNT nào tạo ra một trạng thái ngoại tệ mở đều có thể chịu rủi ro khi tỷ giá thay đổi.
Những ngân hàng thực hiện KDNT để đáp ứng yêu cầu của khách hàng tức là khi khách hàng có nhu cầu mua bán ngoại tệ ngân hàng mới thực hiện giao dịch đối ứng thì rủi ro tỷ giá mà ngân hàng phải chịu ít hơn so với những ngân hàng lớn,hoạt động đa dạng trên thị trường quốc tế,KDNT không chỉ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn kinh doanh để thu lợi nhuận.Những ngân hàng lớn như trên đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý rủi ro rõ ràng đầy đủ và phù hợp với mức độ rủi ro mà ngân hàng gặp phải
1.1.3.2.Rủi ro thanh khoản
Là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến,làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hay làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán
Việt Nam đã bước vào giai đoạn mở cửa hội nhập,hoạt động tài chính –ngân hàng diễn ra mạnh mẽ với quy mô và cường độ chưa từng có.Với vai trò là hoạt động kinh doanh tiềm năng trong lĩnh vực ngân hàng,hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày càng được chú trọng và phát triển,mang lại lợi nhuận không nhỏ trong hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.Tuy nhiên hoạt động này cũng gặp phải rất nhiều rủi ro đặc biệt là trong những năm gần đây,khi nền kinh tế nước ta phải đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới và những khó khăn nội tại, như: Lạm phát tăng mạnh, cán cân thương mại thâm hụt khá lớn, thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm…và sau đó là suy giảm kinh tế.Chính vì vậy muốn phát triển hoạt động KDNT,tránh được những rủi ro và đem lại nguồn lợi nhuận cao Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung phải có những biện pháp để hạn chế những rủi ro xảy ra đặc biệt là rủi ro tỷ giá.Từ việc tìm hiểu thực trạng hạn chể rủi ro tại ngân hàng Techcombank,trong phần III của chuyên đề thực tập em đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chể rủi ro tỷ giá cho ngân hàng,những giải pháp này dựa trên phần cơ sở lý thuyết chung nhất về rủi ro tỷ giá và hoạt động KDNT của NHTM ở phần I và thực trạng tình hình hạn chế rủi ro tỷ giá cũng như thực trạng KDNT của ngân hàng Techcombank ở phần II.Trong những giải pháp đã nêu ra ngân hàng Techcombank cần đặc biệt quan tâm đến những giải pháp về nghiệp vụ như “Thiết lập hệ thống hạn mức cho tất cả các loại ngoại tệ” và “Tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá”
Do còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực tế,nên trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những sai sót.Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ dẫn của thầy cô giáo và những các anh chị làm việc tại phòng kinh doanh ngoại tệ thuộc hội sở chính ngân hàng Techcombank để chuyên đề thực tập được hoàn chỉnh hơn
Một lần nữa em xin chân thành Thank sự giúp đỡ chu đáo,tận tình của giảng viên hướng dẫn .PGS. TS Nguyễn Thị Thu Thảo cùng các anh chị làm việc tại phòng kinh doanh ngoại tệ thuộc hội sở chính ngân hàng Techcombank đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Báo cáo thường niên của Techcombank từ năm 2006-2008
2.Nghiệp vụ thanh toán quốc tế-PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo
3.Quản trị ngân hàng thương mại –PGS.TS Phan thị Thu Hà
4.Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính- FredÎic Minshkin
5.Giáo trình tài chính quốc tế-PGS.TS Nguyễn Văn Tiến
6.Trang wed ;techcombank.com.vn, saga.com, gov.com.vn
7.Tạp chí ngân hàng ,thời báo kinh tế Việt Nam,tạp chí tài chính
8.Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại- PGS.TS Nguyễn Văn Tiến
9.Báo cáo tài chính của Techcombank năm 2008,2009
10.Báo cáo của hội đồng cổ đông techcombank năm 2008
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 : Huy động vốn theo thành phần kinh tế.
Bảng 2 : Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
Bảng 3 : Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn
Bảng 4 : Cơ cầu cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 5 : Doanh số mua ngoại tệ
Bảng 6 :Doanh số bán ngoại tệ
Biểu đồ 1: Mức độ tăng trưởng huy động vốn theo thành phần kinh tế
Biểu đồ 2 : Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế
Biểu đồ 3. : Doanh số mua ngoại tệ
Biểu đồ 4. : Doanh số bán ngoại tệ
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 2
1.1.Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 2
1.1.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 2
1.1.2.Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ 3
1.1.2.1.Đối với các ngân hàng thương mại 4
1.1.2.2.Đối với nền kinh tế 4
1.1.3.Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 5
1.1.3.1.Rủi ro tỷ giá 5
1.1.3.2.Rủi ro thanh khoản 5
1.1.3.3.Rủi ro hoạt động 5
1.3.4.Rủi ro tín dụng 6
1.3.5. Rủi ro lãi suất 6
1.3.6. Rủi ro khác 7
1.2 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT của ngân hàng 7
1.2.1. Nguyên nhân gây ra rủi ro tỷ giá 7
1.2.2. Những hậu quả của rủi ro tỷ giá 9
1.2.3. Các nghiệp vụ phòng chống rủi ro tỷ giá 9
1.2.3.1. Hợp đồng kỳ hạn các loại ngoại tệ 10
1.2.3.2.Giao dịch hoán đổi (Swaps) 11
1.2.3.2. Hợp đồng giao dịch quyền chọn (Options) 13
1.2.3.3. Giao dịch hợp đồng tương lai (Future) 15
1.2.4 Điều kiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá 16
1.2.4.1.Điều kiện về công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật 16
1.2.4.2.Điều kiện về trình độ cán bộ 17
1.2.4.3. Điều kiện về thị trường 17
1.2.4.4 Điều kiện về luật pháp 18
Chương II: Thực trạng việc hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank 19
2.1. Một vài nét khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank 19
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Techcombank 19
2.1.1.1. Sự hình thành. 19
2.1.12. Quá trình hình thành phát triển. 19
2.1.2. Tổ chức bộ máy của NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam 24
2.1.2.1.Bộ máy tổ chức và hoạt động 24
2.1.2.2.chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban 26
2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank 28
2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn 28
2.1.3.2 Hoạt động cho vay 31
2.1.3.3.Hoạt động thanh toán quốc tế 34
2.1.3.4.Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 34
2.1.3.5.Hoạt động kinh doanh phát hành thẻ 35
2.1.4.Giới thiệu về khối quản lý vốn và giao dịch trên thị trường tài chính của NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank 36
2.1.4.1 .Cơ cấu tổ chức của khối Treasury 36
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của khối Treasury 36
2.1.4.3.Các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ của khối Treasury 37
2.2.Thực trạng việc hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 38
2.2.1.Những quy định của NHNN có liên quan đến hoạt động KDNT đối với các tổ chức được phép kinh doanh 38
2.2.2.Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam 38
2.2.2.1.Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường trong nước 38
2.2.2.2.Hoạt động KDNT trên thị trường quốc tế 40
2.3.Các biện pháp hạn chế rủi ro tỷ giá mà ngân hàng thực hiện 43
2.3.1.Hạn chế rủi ro bằng hạn mức 43
2.3.2.Hạn chế rủi ro bằng các nghiệp vụ 44
2.3.2.1. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn 44
2.3.2.2. Sử dụng hợp đồng quyền chọn (Options) 45
2.3.2.3. Sử dụng hợp đồng giao dịch hoán đổi (Swaps) 45
2.3.2.4. Sử dụng hợp đồng tương lai (Future) 46
2.3.3.Hạn chế rủi ro bằng các hình thức khác 46
2.4.Thực trạng việc hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT tại ngân hàng Techcombank 47
2.4.1.Kết quả đạt được 47
2.4.2.Những hạn chế vướng mắc trong việc hạn chể rủi ro tỷ giá tại ngân hàng Techcombank 47
Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Techcombank 50
3.1.Định hướng chung cho việc nâng cao chất lượng kinh doanh tại Techcombank 50
3.1.1.Chính sách của ngân hàng Techcombank trong lĩnh vực KDNT 50
3.1.2.Định hướng cho việc hạn chế rủi ro trong hoạt động KDNT 50
3.2.Giải pháp tổng thể hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT tại Techcombank 51
3.2.1.1.Bộ phận kinh doanh trực tiếp. 51
3.2.1.2.Bộ phận kế toán điều hòa vốn 52
3.2.1.3.Bộ phận trung gian 52
3.2.1. Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ kinh doanh ngoại tệ và thực hiện chính sách khen thưởng dãi ngộ hợp lý 53
3.2.2. Đa dạng hóa hoạt động KDNT 53
3.2.3. Hiện đại hóa các trang thiệt bị kỹ thuật ,phần mềm quản lý rủi ro phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 55
3.2.4. Có hệ thống thông tin đầy đủ phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 56
3.3.Các giải pháp liên quan đến nghiệp vụ 57
3.3.1. Thiết lập hệ thống hạn mức cho tất cả các loại ngoại tệ 57
3.3.2. Lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ 59
3.3.3. Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong hoạt động KDNT 60
3.3.4.Sử dụng linh hoạt các kỹ thuật trong KDNT 60
3.3.5.Tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá 61
3.4.Kiến nghị 61
3.4.1.Kiến nghị với Nhà nước 61
3.4.1.2.Nâng cao vai trò của NHNN trên thị trường ngoại hối Việt Nam 61
3.4.1.2.Tăng cường các biện pháp hạn chế Đôla hóa 63
3.4.1.3.Chuyển các biện pháp quản lý hành chính sang công cụ tỷ giá thị trường 66
3.4.1.4.Hướng thị trường ngoại hối Việt Nam hội nhập với thị trường thế giới 67
3.4.2.Kiến nghị với NHNN 67
3.4.2.1.Mở rộng và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 67
3.4.2.2.Hoàn thiện chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ 69
3.4.2.3.Mở rộng các nghiệp vụ Kinh doanh ngoại tệ 69
3.4.2.4.Hình thành các công ty môi giới ngoại hối 71
3.4.2.5.Một số kiến nghị khác 71
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Thươnh

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng kỹ thương Việt Nam Techcombank





MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 2
1.1.Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 2
1.1.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 2
1.1.2.Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ 3
1.1.2.1.Đối với các ngân hàng thương mại 4
1.1.2.2.Đối với nền kinh tế 4
1.1.3.Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 5
1.1.3.1.Rủi ro tỷ giá 5
1.1.3.2.Rủi ro thanh khoản 5
1.1.3.3.Rủi ro hoạt động 5
1.3.4.Rủi ro tín dụng 6
1.3.5. Rủi ro lãi suất 6
1.3.6. Rủi ro khác 7
1.2 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT của ngân hàng 7
1.2.1. Nguyên nhân gây ra rủi ro tỷ giá 7
1.2.2. Những hậu quả của rủi ro tỷ giá 9
1.2.3. Các nghiệp vụ phòng chống rủi ro tỷ giá 9
1.2.3.1. Hợp đồng kỳ hạn các loại ngoại tệ 10
1.2.3.2.Giao dịch hoán đổi (Swaps) 11
1.2.3.2. Hợp đồng giao dịch quyền chọn (Options) 13
1.2.3.3. Giao dịch hợp đồng tương lai (Future) 15
1.2.4 Điều kiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá 16
1.2.4.1.Điều kiện về công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật 16
1.2.4.2.Điều kiện về trình độ cán bộ 17
1.2.4.3. Điều kiện về thị trường 17
1.2.4.4 Điều kiện về luật pháp 18
Chương II: Thực trạng việc hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank 19
2.1. Một vài nét khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank 19
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Techcombank 19
2.1.1.1. Sự hình thành. 19
2.1.12. Quá trình hình thành phát triển. 19
2.1.2. Tổ chức bộ máy của NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam 24
2.1.2.1.Bộ máy tổ chức và hoạt động 24
2.1.2.2.chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban 26
2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank 28
2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn 28
2.1.3.2 Hoạt động cho vay 31
2.1.3.3.Hoạt động thanh toán quốc tế 34
2.1.3.4.Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 34
2.1.3.5.Hoạt động kinh doanh phát hành thẻ 35
2.1.4.Giới thiệu về khối quản lý vốn và giao dịch trên thị trường tài chính của NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank 36
2.1.4.1 .Cơ cấu tổ chức của khối Treasury 36
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của khối Treasury 36
2.1.4.3.Các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ của khối Treasury 37
2.2.Thực trạng việc hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 38
2.2.1.Những quy định của NHNN có liên quan đến hoạt động KDNT đối với các tổ chức được phép kinh doanh 38
2.2.2.Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam 38
2.2.2.1.Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường trong nước 38
2.2.2.2.Hoạt động KDNT trên thị trường quốc tế 40
2.3.Các biện pháp hạn chế rủi ro tỷ giá mà ngân hàng thực hiện 43
2.3.1.Hạn chế rủi ro bằng hạn mức 43
2.3.2.Hạn chế rủi ro bằng các nghiệp vụ 44
2.3.2.1. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn 44
2.3.2.2. Sử dụng hợp đồng quyền chọn (Options) 45
2.3.2.3. Sử dụng hợp đồng giao dịch hoán đổi (Swaps) 45
2.3.2.4. Sử dụng hợp đồng tương lai (Future) 46
2.3.3.Hạn chế rủi ro bằng các hình thức khác 46
2.4.Thực trạng việc hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT tại ngân hàng Techcombank 47
2.4.1.Kết quả đạt được 47
2.4.2.Những hạn chế vướng mắc trong việc hạn chể rủi ro tỷ giá tại ngân hàng Techcombank 47
Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Techcombank 50
3.1.Định hướng chung cho việc nâng cao chất lượng kinh doanh tại Techcombank 50
3.1.1.Chính sách của ngân hàng Techcombank trong lĩnh vực KDNT 50
3.1.2.Định hướng cho việc hạn chế rủi ro trong hoạt động KDNT 50
3.2.Giải pháp tổng thể hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT tại Techcombank 51
3.2.1.1.Bộ phận kinh doanh trực tiếp. 51
3.2.1.2.Bộ phận kế toán điều hòa vốn 52
3.2.1.3.Bộ phận trung gian 52
3.2.1. Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ kinh doanh ngoại tệ và thực hiện chính sách khen thưởng dãi ngộ hợp lý 53
3.2.2. Đa dạng hóa hoạt động KDNT 53
3.2.3. Hiện đại hóa các trang thiệt bị kỹ thuật ,phần mềm quản lý rủi ro phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 55
3.2.4. Có hệ thống thông tin đầy đủ phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 56
3.3.Các giải pháp liên quan đến nghiệp vụ 57
3.3.1. Thiết lập hệ thống hạn mức cho tất cả các loại ngoại tệ 57
3.3.2. Lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ 59
3.3.3. Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong hoạt động KDNT 60
3.3.4.Sử dụng linh hoạt các kỹ thuật trong KDNT 60
3.3.5.Tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá 61
3.4.Kiến nghị 61
3.4.1.Kiến nghị với Nhà nước 61
3.4.1.2.Nâng cao vai trò của NHNN trên thị trường ngoại hối Việt Nam 61
3.4.1.2.Tăng cường các biện pháp hạn chế Đôla hóa 63
3.4.1.3.Chuyển các biện pháp quản lý hành chính sang công cụ tỷ giá thị trường 66
3.4.1.4.Hướng thị trường ngoại hối Việt Nam hội nhập với thị trường thế giới 67
3.4.2.Kiến nghị với NHNN 67
3.4.2.1.Mở rộng và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 67
3.4.2.2.Hoàn thiện chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ 69
3.4.2.3.Mở rộng các nghiệp vụ Kinh doanh ngoại tệ 69
3.4.2.4.Hình thành các công ty môi giới ngoại hối 71
3.4.2.5.Một số kiến nghị khác 71
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

với tổng dư nợ tín dụng, tăng 122% so với năm 2007. Năm 2008 diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi suy thoái là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với ngành ngân hàng tài chính. Để giảm bớt rủi ro tín dụng xảy ra đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Techcombank đã hạn chế tốc độ tăng trưỏng dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trong tổng dư nợ. Tuy vậy Techcombank vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng là 30% so với năm 2007. Đây là kết quả rất đáng khích lệ. Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng 64% so với tổng dư nợ tín dụng và tăng 24% so với năm 2007. Ngoài ra còn thấy được, đối tượng cho vay của Techcombank chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ( chiếm hơn 60% so với tổng dư nợ tín dụng). Các doanh nghiệp thương mại chiếm đa số trong cơ cấu cho vay của Techcombank, nguyên nhân là do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, đa số các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải vay vốn từ ngân hàng. Mặt khác, vay vốn từ ngân hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí so với chi phí vốn chủ sở hữu, đồng thời tiết kiệm được thuế phải nộp.
Hoạt động tín dụng tiêu dùng cá nhân đã, đang và sẽ luôn luôn là một trụ cột vững chắc trong hoạt động kinh doanh của Techcombank. Năm 2008, Techcombank tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, cho ra đời hàng loạt các sản phẩm cho vay tiêu dùng , Techcombank đã phần nào đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và đạt được những kết quả khá ấn tượng. Tổng dư nợ tín dụng tại khu vực khách hàng cá nhân tăng 41,93% so với năm 2007, chiếm 39% so với tổng dư nợ tín dụng. Để có thể tăng nhanh dư nợ bán lẻ, năm 2008 Techcombank đã cho xây dựng một số trung tâm bán lẻ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân trong tiêu dùng. Hàng loạt các sản phẩm tiêu dùng đã được Techcombank giới thiệu trên thị trường, như vay đảm bảo bằng chứng khoán niêm yết, vay mua ô tô xịn, vay mua nhà mới, Gia đình trẻ, mua trả góp,cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, vay nhanh cầm cố chứng từ có giá và vàng….Các sản phẩm cho vay tiêu dùng ra đời đánh dấu một bước phát triển lớn đối với việc đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thiết lập mối quan hệ vững bền với khách hàng.
Biểu 2: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế
Năm 2008, tổng dư nợ tín dụng đạt 26022 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2007. Trong đó, dư nợ tín dụng tại khu vực khách hàng doanh nghiệp đạt 15.874 tỷ đồng, chiếm 61% so với tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ nợ 3-5 đối với khách hàng doanh nghiệp giảm so với năm 2007còn 1,35%. Đây là chỉ tiêu rất đáng mừng cho thấy hiệu quả của việc kiểm soát nợ của Techcombank là rất lớn.
Dư nợ tín dụng cá nhân có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2008, chiếm tỷ trọng là 39% so với tổng dư nợ tín dụng. Có được kết quả như vậy là do Techcombank đã không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng cá nhân mới, trong đó sản phẩm có dư nợ lớn nhất là cho vay mua nhà( chiếm 54% so với tổng dư nợ cho vay bán lẻ, cho ay mua ô tô đạt 23% so với tổng dư nợ cho vay bán lẻ….Tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng cá nhân là 1,05% trong năm 2008, giảm đáng kể so với năm 2007.
Dư nợ tín dụng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội( chiếm 36,5% và Thành Phố Hồ Chí Minh (chiếm 45,3%) tổng dư nợ.
2.1.3.3.Hoạt động thanh toán quốc tế
Cùng với hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay hoạt động thanh toán quốc tế cũng đem lại nhiều thành công cho Techcombank. Techcombank đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế về thanh toán quốc tế của các Ngân hàng lớn trên thế giới như Citibank, Americanbank… Năm 2006, doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế là 55 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2005; năm 2007, doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế 79 tỷ đồng, tăng 43,6% so với năm 2006.
Để thu hút khách hàng đến ngân hàng thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế. Trong 2 năm gần đây, Techcombank đã không ngừng đa dang hoá các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng.
2.1.3.4.Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Cùng với việc thúc đẩy các kênh thanh toán quốc tế nhằm giúp doanh nghiệp tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu,Techcombank chủ động giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm cân đối và đảm bảo nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng trong điều kiện tỷ giá ngoại hối có nhiều biến động. Tổng doanh số kinh doanh ngoại tệ năm 2008 tương đương 198 nghìn tỷ VNĐ (13,37 tỷ đô la Mỹ) tăng 132,70% so với năm 2007.
Ngoài việc tung ra các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông thường như Forward, Swap, Option, Techcombank đã kết hợp nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ ngoại hối nhằm đưa ra một giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi và đảm bảo rủi ro tỷ giá thông qua chương trình cho vay hỗ trợ xuất khẩu với doanh số hơn 3.000 tỷ đồng.
Techcombank trở thành thành viên của Thị trường liên ngân hàng từ năm 1998 cho đến nay, ngân hàng thiết lập phòng kinh doanh ngoại tệ với hệ thống công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp,trẻ trung năng động và làm việc có hiệu quả.Phòng kinh doanh ngoại tệ không chỉ đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ phục vụ cho công tác thanh toán, duy trì tốt trạng thái ngoại hối của Techcombank một cách linh hoạt, tuân thủ quy định của NHNN mà còn tổ chức tốt hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng.
2.1.3.5.Hoạt động kinh doanh phát hành thẻ
Năm 2007 là một năm đáng ghi nhớ với hoạt động phát triển thẻ tại Techcombank. Thẻ ghi nợ Techcombank Visa được phát hành vào đầu năm 2007, đến cuối năm 2007 đã đạt hơn 50.000 thẻ. Tổng số thẻ phát hành mới trong năm 2007 là 200.00 thẻ, tăng gần 300% so với năm 2006. Năm 2008, Techcombank phát hành gần 300000 thẻ các loại trong đó có gần 100000 thẻ VISA debit và credit, trở thành ngân hàng có số lượng phát hành thẻ VISA debit lớn nhất Việt Nam, và là một trong số 3 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế lớn nhất Việt Nam với thị phần 14% thẻ quốc tế phát hành ở Việt Nam
2.1.4.Giới thiệu về khối quản lý vốn và giao dịch trên thị trường tài chính của NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank
2.1.4.1 .Cơ cấu tổ chức của khối Treasury
Sơ đồ 2.2.Cơ cấu tổ chức khối treasury
Trung tâm quản lý nguồn vốn
K
i DVNH&Tài chính Cá nhâ
Phòng quản lý đầu tư tài chính
Phòng phát triển sản phẩm
Phòng giao dịch các thị trường hàng hoá
Phòng dealing
Phòng quản lý thanh khoản ,điều hòa HT và giám sát RR
phòng quản lý thanh khoản ,điều hòa HT và giám sát RR
Phòng dealing
phòng quản lý đầu tư tài chính
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của khối Treasury
Chức năng,nhiệm vụ
Đây là phòng ban vô cùng quan trọng bởi nó là phòng trực tiếp kinh doanh,nguồn vốn được huy động từ phòng nguồn vốn thông qua phòng cân đối tổng hợp sau đó được đưa đến phòng kinh doanh tổng hợp và phòng tín dụng,sau đó phòng tín dùng sẽ thực hiện cho vay cho vay...
cho mình xin với
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hạn chế rủi ro trong việc luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
H Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Quân Đội chi nhánh Bắc Hải Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tới ngân hàng LD Lào Việt CN Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
H hạn chế rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Luận văn Kinh tế 0
G phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng – Tỉnh Phú Thọ Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thành Đô Luận văn Kinh tế 0
B phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt Luận văn Kinh tế 0
L Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Bách Khoa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top