Athemar

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Phân tích chính sách tiền tệ của Việt Nam từ 2005 đến nay

Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ:

Nói đến tiền là nói đến sự ổn định của tiền, mà sự ổn định của tiền liên quan mật thiết và chịu sự ràng buộc bởi hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Thông qua các thao tác của mình, Ngân hàng Trung ương (NHTW) có thể làm thay đổi tiền tệ trên tất cả các mặt: lưu lượng, chi phí, giá trị… Toàn bộ các thao tác có liên quan đến tiền của NHTW luôn nằm trong hệ thống những ý đồ mang tính chiến lược mà người ta gọi là chính sách tiền tệ. Nếu chính sách tài chính tập trung vào thành phần, kết cấu các mức chi phí, thuế khoá của Nhà nước, thì chính sách tiền tệ quốc gia lại tập trung vào việc giải quyết khả năng thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc đáp ứng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông, điều khiển hệ thống tiền tệ và tín dụng đáp ứng vốn cho hoạt động kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ, thị trường vốn theo những quỹ đạo đã định, kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng khác, cùng với việc xác định tỷ giá hối đoái hợp lý nhằm ổn định và thúc đẩy kinh tế đối ngoại, hướng tới mục tiêu cuối cùng là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hoá.
Nội dung quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là việc cung ứng tiền cho nền kinh tế. Việc cung ứng tiền có thể thông qua con đường tín dụng, cũng có thể thông qua hoạt động của thị trường mở (mua bán giấy tờ có giá), thị trường hối đoái (mua bán ngoại tệ) và để điều tiết mức tiền cung ứng, NHTW các nước sử dụng các công cụ khác nhau như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc…
Chính vì thế mà chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế là một điều hiển nhiên, bởi nó được sinh ra là để điều tiết tiền tệ, mà sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế lại như máu lưu thông trong cơ thể con người. Không khó khăn nếu muốn chứng minh về vấn đề này, nhất là trong giai đoạn gần đây - chính phản ứng của thị trường đối với những thay đổi của chính sách tiền tệ sẽ là biểu hiện rõ nhất về những tác động của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế. Những thông tin hàng ngày, hàng giờ về sự suy giảm và khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ “đại dịch” về cho vay bất động sản ở Mỹ là minh chứng rõ nhất cho thấy những tác động từ chính sách tiền tệ không chỉ mang lại sự tăng trưởng kinh tế mà còn có thể mang lại hiểm họa cho cả thế giới. Tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đang có những dấu hiệu bất ổn, ngoài những nguyên nhân khách quan, chủ quan; trong nước, ngoài nước thì trong đó, chính sách tiền tệ cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng.

Đối với năm 2005:

Năm 2005, tốc độ huy động vốn bằng VNĐ của các NHTM tăng nhanh hơn tốc độ huy động vốn bằng ngoại tệ. Nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm của dân tăng mạnh so với năm 2004. Do đó, tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông đã giảm từ 23,1% vào tháng 12/2004 xuống còn 20,7% vào tháng 12/2005. Tuy nhiên, việc tiền gửi của doanh nghiệp giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm, tăng nhẹ trở lại trong 5 tháng sau đó và tăng mạnh vào tháng12 đã ít nhiều làm cho vốn khả dụng của các NHTM thiếu hụt trong một số thời điểm, nhất là những tháng đầu năm. Nguyên nhân của tình hình này là do các NHTM đã đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; lãi suất danh nghĩa của VNĐ vẫn hấp dẫn hơn lãi suất ngoại tệ. Mặc dù chêch lệch giữa lãi suất tiền gửi VNĐ với lãi suất tiền gửi USD đã giảm từ 4,8%/năm năm 2004 xuống 4,2%/năm năm 2005, song VNĐ chỉ mất giá dưới 1% so với USD, nên lợi tức thu được từ tiền gửi VNĐ vẫn cao hơn từ tiền gửi USD). Sự “trầm lắng” của thị trường BĐS cũng được xem là một nhân tố khuyến khích tiền nhàn rỗi gửi vào NHTM.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2005 ước tính giảm 5-7 điểm phần trăm so với năm 2004, trong đó tốc độ cho vay bằng ngoại tệ chậm hơn và tốc độ cho vay bằng VNĐ nhanh hơn năm 2004. Việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng chủ yếu diễn ra ở các NHTM nhà nước, trong khi các NHTM cổ phần lại đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng so với năm 2004. Tăng trưởng tín dụng của khu vực NHTM nhà nước giảm chủ yếu là do khu vực này tiếp tục cơ cấu lại nợ và nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng (trong các năm trước tốc độ tăng trưởng tín dụng là quá cao). Để kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ngày 20/4/2005 NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng và các đơn vị trực thuộc NHNN thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn. NHNN chỉ tài trợ ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thiều hụt tạm thời vốn khả dụng của các NHTM qua các nghiệp vụ của NHNN, chủ yếu là thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Trên cơ sở theo dõi sát diễn biến kinh tế và tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành khá linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, điều tiết kịp thời cung- cầu vốn trên thị trường tiền tệ và nhu cầu thiếu hụt vốn khả dụng của các NHTM.

Trong năm 2005, nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục là kênh chủ yếu điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng. Doanh số giao dịch của nghiệp vụ thị trưởng mở đạt 102.511 tỷ VNĐ, tăng 65,5% so với năm 2004. Trong những tháng đầu năm 2005, đặc biệt là dịp Tết nguyên đán, NHNN đã kịp thời cung ứng vốn ngắn hạn cho các NHTM để đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền của khách hàng. Trong thời gian này, nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện hàng ngày, với doanh số tăng hơn 200% so với mức tăng 126% của cùng kỳ năm 2004.

Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện điều chỉnh tăng các mức lãi suất chỉ đạo 3 lần trong năm 2005. Cụ thể là ngay trong tháng 1/2005 NHNN đã tăng lãi suất cơ bản từ 7,5%/năm lên 7,8%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 5%/năm lên 5,5%/năm, và lãi suất tái chiết khấu từ 3%/năm lên 3,5%/năm. Việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất chỉ đạo ngay từ đầu năm là nhằm thắt chăt hơn tiền tệ, qua đó kiểm soát lạm phát đang có xu hướng gia tăng. Tiếp đến, vào tháng 3/2005, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu tương ứng lên 6%/năm và 4%/năm. Cuối cùng, vào tháng 12/2005, NHNN lại tăng lãi suất cơ bản từ 7,8%/năm lên 8,25%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 6%/năm lên 6,5%/năm và lãi suất tái chiết khấu từ 4%/năm lên 4,5%/năm.

Diễn biến tỷ giá, lãi suất và hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng năm 2005 có những đặc điểm sau:

Về tỷ giá: Như đề cập ở trên, tỷ giá tương đối ổn định, mà một nguyên nhân chủ yếu là do NHNN vẫn chủ trương dùng “neo” tỷ giá để kiểm soát lạm phát. Diễn biến tỷ giá xem ra vẫn phù hợp với quan hệ cung cầu. Tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng chênh lệch không đáng kể. NHNN mua được một lượng ngoại tệ nhiều hơn mức bán ra, qua đó tăng được dự trữ ngoại tệ.

Ngoài mục tiêu kiểm soát lạm phát, NHNN còn tính đến tác động tiêu cực có thể của việc tăng tỷ giá danh nghĩa VNĐ/USD (VNĐ mất giá so với USD) đối với sự ổn định thị trường tiền tệ và sản xuất (do đến hơn 97% giá trị hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhiên vật liệu và máy móc, thiết bị).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top