divang_latoi
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Kết luận
Việt Nam là một nước nông nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng còn thấp kém, nhưng còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hợp lý, nhất là đất đai, lao động, điều kiện thời tiết, tài nguyên thiên nhiên. Để thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường, thì phát triển ngành nông nghiệp đất nước hướng về xuất khẩu, phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh tế, hợp tác khoa học công nghệ với bên ngoài, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu là tất yếu khách quan, và yêu cầu cấp bách trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta.
Sau gần 20 năm đổi mới, hoạt động xuất khẩu noi chung và xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc nói riêng đã thu được những thành tựu đáng kể. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản ngày một tăng năm sau cao hơn năm trước. Chủng loại hàng hoá, chất lượng, mẫu mã hàng nông sản ngày càng được đổi mới và cải thiện, các mặt hàng chủ lực dần khẳng định vị trí, trong đó có những mặt hàng đứng thứ hai, thứ ba trên thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu… Tỷ trọng hàng nông sản chế biến trong cơ cấu xuất khẩu tăng nhanh, thị trường Trung Quốc đang dần được chú trọng là một trong những thị trường truyền thống, tiềm năng của ta.
Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì xuất khẩu nông sản của ta sang thị trường Trung Quốc vẫn còn yếu thế, chưa cạnh tranh cao ngoài một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cao su, hạt điều, rau quả… Do vậy, ngoài việc phát huy các mặt hàng chủ lực, Việt Nam nên tập trung vào một số mặt hàng mới có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao: như thịt lợn, lâm sản...
Để giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định trong thời gian dài, bên cạnh những biện pháp khơi dậy tiềm năng bên trong phát triển sản xuất, tăng khối lượng nông sản hàng hoá với chất lượng cao hơn, tăng tính cạnh tranh thì phải có sự kết hợp giữa Nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp mà chuyên đề đã đề xuất trong phần quan điểm, mục tiêu và 4 nhóm giải pháp đẩy mạnh hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
(1) Nhóm giải pháp về chiến lược sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu.
(2) Nhóm giải pháp về tài chính tín dụng nhằm cải thiện nguồn vốn đầu tư nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
(3) Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý xuất khẩu hàng nông sản dần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác xuất khẩu nông sản.
(4) Nhóm giải pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Bình – Lê Hữu Nghĩa – Trần Xuân Sầm (2001), Toàn cầu hoá - Phương pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
2. Bộ NN & PTNT, (5/2000), Nông nghiệp nông thôn năm 2004 và chỉ tiêu kế hoạch 2005.
3. Bộ NN & PTNT, Dự báo thị trường thế giới đầu thế kỷ XXI của một số nông lâm sản, Báo chuyên đề.
4. Bộ NN & PTNT, triển vọng thị trường thế giới trung và dài hạn của một số nông sản, Báo chuyên đề.
5. Bộ NN & PTNT, Tóm tắt dự thảo chiến lược hội nhập Kinh tế quốc tế cho một số mặt hàng nông lâm sản chính.
6. Bộ NN & PTNT, Báo cáo tóm tắt chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hướng mạnh xuất khẩu.
7. Bộ NN & PTNT, Hợp tác Thương mại - đầu tư nông nghiệp giữa Việt Nam – Trung Quốc.
8. Bộ Tài chính (1998), Lịch trình giảm thuế của Việt Nam để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA, NXB Tài chính Hà Nội.
9. Bộ Tài chính (3/2001), Giải pháp tài chính thúc đẩy xuất khẩu, Bác cáo hội thảo khoa học.
10. Bộ Thương mại, Phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001-2010, Hà Nội.
11. Bộ Thương mại, Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010.
12. Bộ Thương mại, Giải pháp mở rộng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
13. Bộ Thương mại, Định hướng xuất khẩu một số nông sản phẩm chính của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
14. Nguyễn Duy Bột, Giáo trình Thương mại quốc tế, NXB Thống kê, HN
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Tô Đức Hạnh, Trần Mai Phương, 10 năm xuất khẩu hàng hoá nông sản ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc dân.
17. Vũ Trọng Khải (2001), các lợi thế so sánh và bất lợi của nông sản Việt Nam trong bối cảnh tự do hoá thương mại, Nội san thông tin khoa học.
18. Tổng cục Hải quan
TàI liệu Tiếng anh
19. EIU, Country Forecast, The Economics Intelligence Unit, UK.
20. FAO, 2003, Commodity Review and Outlook, Rome.
21. FAO, 2001, Commodity Market Review.
22. FAO, 2001, Year book Forest Product.
23. FAO, 2001, Medium term prospect for Agricultural commodities, Agricutural commodities Projections to 2005, Rome.
24. FAO, Year book Statistic 1995, 1998, 2000, 2004.
25. USDA, 2000, World Market and Trade, 2000.
26. WB, Global Economic Prospects and the Developing Countries.
27. WTO, Annual Report.
28.
29.
30.
31.
Mục lục
lời mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 1
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Những đóng góp của chuyên đề tốt nghiệp 3
7. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp 4
Chương 1: cơ sở khoa học của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam 5
1.1. Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 5
1.1.1. Toàn cầu hoá 5
1.1.2. Khu vực hoá 6
1.1.3. Việt Nam trong xu thế hội nhập 7
1.1.4. Khái quát về lý thuyết lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản 12
1.2.1. Hàng nông sản giữ vị trí quan trọng trong tổng GDP cả nước và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 17
1.2.2. Sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản thu hút phần lớn nguồn nhân lực cả nước, tạo nguồn vốn phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn 19
1.2.3. Bảo đảm nguồn lương thực và thực phẩm cho cả nước để thực hiện mục tiêu ổn định và nâng cao đời sống nhân dân 19
1.2.4. Bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản 20
1.2.5. Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam 20
1.3. Chiến lược phát triển thị trường và xúc tiến thương mại hàng nông sản thời kỳ 2001 – 2010 21
1.3.1. Mục tiêu 22
1.3.2. Định hướng thị trường một số nông sản chính 22
Chương 2: tình hình xuất khẩu hàng nông sản thế giới và thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 24
2.1. Tình hình và xu hướng xuất khẩu nông sản thế giới 24
2.1.1. Tình hình thương mại hàng nông sản thế giới 24
2.1.2.Xu hướng thương mại hàng nông sản thế giới 25
2.1.3.Triển vọng thương mại một số nông sản chính thế giới 26
2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 37
2.2.1. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung 37
2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước 39
2.2.3.Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu 41
2.2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam 43
2.2.5. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 45
2.2.6. Đánh giá chung về nông sản của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc 53
Chương 3: quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 60
3.1. Các quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 60
3.1.1. Quan điểm thứ nhất 60
3.1.2.Quan điểm thứ hai 60
3.1.3. Quan điểm thứ ba 60
3.1.4. Quan điểm thứ tư 60
3.1.5. Quan điểm thứ năm 60
3.2. Mục tiêu và phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 61
3.2.1. Mục tiêu 61
3.2.2. Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 61
3.3. Triển vọng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 62
3.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 64
3.4.1. Nhóm giải pháp về chiến lược sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu 64
3.4.2. Nhóm giải pháp về Tài chính – tín dụng 66
3.4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý xuất khẩu nông sản 70
3.4.4. Nhóm giải pháp về tăng cường sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường sang Trung Quốc 73
Kết luận 78
Danh mục tài liệu tham khảo 80
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá và khu vực hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của thời đại. Ngày nay, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu thiếu ngoại thương. Để thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường thì phát triển ngành nông nghiệp hướng về xuất khẩu, phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh tế, hợp tác khoa học công nghệ với bên ngoài, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu là tất yếu khách quan.
Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam có nhiều cơ hội để trao đổi hàng hoá, dịch vụ và thông tin kinh tế. Nhận thức được Trung Quốc là một thị trường tiềm năng về mọi mặt, gần về vị trí địa lý, có chung đường biên giới với Việt Nam, thị trường đông dân, nhu cầu dễ tính, đa dạng, Việt Nam trong những năm gần đây đã ý thức được việc thúc đẩy gia tăng hợp tác, buôn bán xuất nhập khẩu với Trung Quốc. Song bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn như kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng, chưa phát huy được hết thế mạnh nông sản nhiệt đới, cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là hàng nguyên liệu, hàng thô có giá trị gia tăng thấp, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành, tính chủ động trong kinh doanh còn thấp, xuất khẩu tiểu ngạch chiếm tỷ trọng lớn.v.v.
Vì vậy, việc tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, đổi mới cơ cấu kinh tế để khai thác thị trường đầy tiềm năng này là nhu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Chính vì những lý do trên mà tác giả chọn đề tài: “Xuất khẩu nông sản trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” làm đề tài nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc nói riêng đã được tiến hành từ rất lâu. Trong hơn 10 năm gần đây có rất nhiều đề tài nghiên cứu của các Bộ, các trường đại học, các viện nghiên cứu đã nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta sang thị trường Trung Quốc, nhưng phần lớn mới chỉ đề cập tới vấn đề kinh tế, kỹ thuật đơn lẻ như quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển sản xuất, công nghệ chế biến, xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. Những nghiên cứu mang tính khoa học và tổng hợp như là một chương trình chiến lược xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc mang tính lâu dài chưa có nhiều.
Báo cáo khoa học đề tài: “Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản trong thời gian tới (gạo, cà phê, cao su, chè, điều) của Viện kinh tế, Bộ NN & PTNT có thể coi là một báo cáo tổng quát, đi sâu vào nghiên cứu tình hình sản xuất, khả năng cạnh tranh và hướng xuất khẩu của năm loại nông sản chính, nhưng lại chưa chú trọng vào thị trường tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ Trung Quốc.
Ngoài ra, còn nhiều đề tài khoa học khác đã tập trung nghiên cứu vào từng loại nông sản chính xuất khẩu của nước ta, nhưng vẫn chưa thật toàn diện, đầy đủ và cập nhật. Hầu hết các đề tài chỉ đi sâu một số khía cạnh của hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, chưa hình thành một chiến lược xuất khẩu của nước ta. Chính vì lẽ đó, tác giả đã chọn đề tài này để nghiên cứu và tập trung đi sâu. Đây là một đề tài mới mà từ trước tới nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào trùng với tên của chuyên đề tốt nghiệp này. Những vấn đề nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp có nhiều điểm mới và có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ vị trí và vai trò của hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nói chung và hàng nông sản nói riêng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những mặt ưu điểm và tồn tại, những lợi thế cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của ta sang thị trường Trung Quốc, dự báo xu hướng xuất khẩu sang thị trường này trong tương lai.
- Đưa ra quan điểm, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung cũng như sang thị trường Trung Quốc nói riêng trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp là các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và sang Trung Quốc nói riêng nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp là tập trung vào thực trạng, tình hình, xu thế phát triển một số nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường các nước và Trung Quốc như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, rau quả, hạt tiêu là các mặt hàng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn sang Trung Quốc trong 10 trở lại đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử: vận dụng các học thuyết của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, phân tích các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Phương pháp thống kê kinh tế: Tổng hợp hệ thống số liệu điều tra theo phương pháp phân tổ thống kê theo các ngành hàng, theo từng giai đoạn để phân tích và đánh giá cụ thể
- Phương pháp phân tích chính sách: Thông qua những chủ trương, chính sách đã được áp dụng trong thực tế để phân tích tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc.
- Phương pháp dự báo: chuyên đề tính toán khả năng cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng các loại nông sản, từ đó dự báo tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong tương lai.
6. Những đóng góp của chuyên đề tốt nghiệp
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung liên quan đến xuất khẩu hàng nông sản, từ đó làm rõ vị trí, vai trò xuất khẩu hàng nông sản trong nền kinh tế nước ta.
- Dựa trên việc phân tích tình hình hoạt động và xu hướng thương mại hàng nông sản thế giới, chuyên đề phân tích thực trạng quá trình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung và sang thị trường Trung Quốc nói riêng, đánh giá khả năng cạnh tranh, đưa ra những lợi thế và bất lợi khi xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc.
- Đề xuất một số quan điểm và giảI pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản.
7. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của chuyên đề tốt nghiệp được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của
Việt Nam
Chương 2: Tình hình xuất khẩu hàng nông sản thể giới và thực trạng
xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Kết luận
Việt Nam là một nước nông nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng còn thấp kém, nhưng còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hợp lý, nhất là đất đai, lao động, điều kiện thời tiết, tài nguyên thiên nhiên. Để thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường, thì phát triển ngành nông nghiệp đất nước hướng về xuất khẩu, phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh tế, hợp tác khoa học công nghệ với bên ngoài, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu là tất yếu khách quan, và yêu cầu cấp bách trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta.
Sau gần 20 năm đổi mới, hoạt động xuất khẩu noi chung và xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc nói riêng đã thu được những thành tựu đáng kể. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản ngày một tăng năm sau cao hơn năm trước. Chủng loại hàng hoá, chất lượng, mẫu mã hàng nông sản ngày càng được đổi mới và cải thiện, các mặt hàng chủ lực dần khẳng định vị trí, trong đó có những mặt hàng đứng thứ hai, thứ ba trên thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu… Tỷ trọng hàng nông sản chế biến trong cơ cấu xuất khẩu tăng nhanh, thị trường Trung Quốc đang dần được chú trọng là một trong những thị trường truyền thống, tiềm năng của ta.
Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì xuất khẩu nông sản của ta sang thị trường Trung Quốc vẫn còn yếu thế, chưa cạnh tranh cao ngoài một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cao su, hạt điều, rau quả… Do vậy, ngoài việc phát huy các mặt hàng chủ lực, Việt Nam nên tập trung vào một số mặt hàng mới có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao: như thịt lợn, lâm sản...
Để giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định trong thời gian dài, bên cạnh những biện pháp khơi dậy tiềm năng bên trong phát triển sản xuất, tăng khối lượng nông sản hàng hoá với chất lượng cao hơn, tăng tính cạnh tranh thì phải có sự kết hợp giữa Nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp mà chuyên đề đã đề xuất trong phần quan điểm, mục tiêu và 4 nhóm giải pháp đẩy mạnh hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
(1) Nhóm giải pháp về chiến lược sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu.
(2) Nhóm giải pháp về tài chính tín dụng nhằm cải thiện nguồn vốn đầu tư nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
(3) Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý xuất khẩu hàng nông sản dần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác xuất khẩu nông sản.
(4) Nhóm giải pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Bình – Lê Hữu Nghĩa – Trần Xuân Sầm (2001), Toàn cầu hoá - Phương pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
2. Bộ NN & PTNT, (5/2000), Nông nghiệp nông thôn năm 2004 và chỉ tiêu kế hoạch 2005.
3. Bộ NN & PTNT, Dự báo thị trường thế giới đầu thế kỷ XXI của một số nông lâm sản, Báo chuyên đề.
4. Bộ NN & PTNT, triển vọng thị trường thế giới trung và dài hạn của một số nông sản, Báo chuyên đề.
5. Bộ NN & PTNT, Tóm tắt dự thảo chiến lược hội nhập Kinh tế quốc tế cho một số mặt hàng nông lâm sản chính.
6. Bộ NN & PTNT, Báo cáo tóm tắt chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hướng mạnh xuất khẩu.
7. Bộ NN & PTNT, Hợp tác Thương mại - đầu tư nông nghiệp giữa Việt Nam – Trung Quốc.
8. Bộ Tài chính (1998), Lịch trình giảm thuế của Việt Nam để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA, NXB Tài chính Hà Nội.
9. Bộ Tài chính (3/2001), Giải pháp tài chính thúc đẩy xuất khẩu, Bác cáo hội thảo khoa học.
10. Bộ Thương mại, Phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001-2010, Hà Nội.
11. Bộ Thương mại, Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010.
12. Bộ Thương mại, Giải pháp mở rộng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
13. Bộ Thương mại, Định hướng xuất khẩu một số nông sản phẩm chính của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
14. Nguyễn Duy Bột, Giáo trình Thương mại quốc tế, NXB Thống kê, HN
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Tô Đức Hạnh, Trần Mai Phương, 10 năm xuất khẩu hàng hoá nông sản ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc dân.
17. Vũ Trọng Khải (2001), các lợi thế so sánh và bất lợi của nông sản Việt Nam trong bối cảnh tự do hoá thương mại, Nội san thông tin khoa học.
18. Tổng cục Hải quan
TàI liệu Tiếng anh
19. EIU, Country Forecast, The Economics Intelligence Unit, UK.
20. FAO, 2003, Commodity Review and Outlook, Rome.
21. FAO, 2001, Commodity Market Review.
22. FAO, 2001, Year book Forest Product.
23. FAO, 2001, Medium term prospect for Agricultural commodities, Agricutural commodities Projections to 2005, Rome.
24. FAO, Year book Statistic 1995, 1998, 2000, 2004.
25. USDA, 2000, World Market and Trade, 2000.
26. WB, Global Economic Prospects and the Developing Countries.
27. WTO, Annual Report.
28.
You must be registered for see links
29.
You must be registered for see links
30.
You must be registered for see links
31.
You must be registered for see links
Mục lục
lời mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 1
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Những đóng góp của chuyên đề tốt nghiệp 3
7. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp 4
Chương 1: cơ sở khoa học của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam 5
1.1. Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 5
1.1.1. Toàn cầu hoá 5
1.1.2. Khu vực hoá 6
1.1.3. Việt Nam trong xu thế hội nhập 7
1.1.4. Khái quát về lý thuyết lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản 12
1.2.1. Hàng nông sản giữ vị trí quan trọng trong tổng GDP cả nước và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 17
1.2.2. Sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản thu hút phần lớn nguồn nhân lực cả nước, tạo nguồn vốn phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn 19
1.2.3. Bảo đảm nguồn lương thực và thực phẩm cho cả nước để thực hiện mục tiêu ổn định và nâng cao đời sống nhân dân 19
1.2.4. Bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản 20
1.2.5. Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam 20
1.3. Chiến lược phát triển thị trường và xúc tiến thương mại hàng nông sản thời kỳ 2001 – 2010 21
1.3.1. Mục tiêu 22
1.3.2. Định hướng thị trường một số nông sản chính 22
Chương 2: tình hình xuất khẩu hàng nông sản thế giới và thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 24
2.1. Tình hình và xu hướng xuất khẩu nông sản thế giới 24
2.1.1. Tình hình thương mại hàng nông sản thế giới 24
2.1.2.Xu hướng thương mại hàng nông sản thế giới 25
2.1.3.Triển vọng thương mại một số nông sản chính thế giới 26
2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 37
2.2.1. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung 37
2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước 39
2.2.3.Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu 41
2.2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam 43
2.2.5. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 45
2.2.6. Đánh giá chung về nông sản của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc 53
Chương 3: quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 60
3.1. Các quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 60
3.1.1. Quan điểm thứ nhất 60
3.1.2.Quan điểm thứ hai 60
3.1.3. Quan điểm thứ ba 60
3.1.4. Quan điểm thứ tư 60
3.1.5. Quan điểm thứ năm 60
3.2. Mục tiêu và phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 61
3.2.1. Mục tiêu 61
3.2.2. Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 61
3.3. Triển vọng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 62
3.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 64
3.4.1. Nhóm giải pháp về chiến lược sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu 64
3.4.2. Nhóm giải pháp về Tài chính – tín dụng 66
3.4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý xuất khẩu nông sản 70
3.4.4. Nhóm giải pháp về tăng cường sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường sang Trung Quốc 73
Kết luận 78
Danh mục tài liệu tham khảo 80
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá và khu vực hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của thời đại. Ngày nay, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu thiếu ngoại thương. Để thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường thì phát triển ngành nông nghiệp hướng về xuất khẩu, phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh tế, hợp tác khoa học công nghệ với bên ngoài, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu là tất yếu khách quan.
Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam có nhiều cơ hội để trao đổi hàng hoá, dịch vụ và thông tin kinh tế. Nhận thức được Trung Quốc là một thị trường tiềm năng về mọi mặt, gần về vị trí địa lý, có chung đường biên giới với Việt Nam, thị trường đông dân, nhu cầu dễ tính, đa dạng, Việt Nam trong những năm gần đây đã ý thức được việc thúc đẩy gia tăng hợp tác, buôn bán xuất nhập khẩu với Trung Quốc. Song bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn như kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng, chưa phát huy được hết thế mạnh nông sản nhiệt đới, cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là hàng nguyên liệu, hàng thô có giá trị gia tăng thấp, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành, tính chủ động trong kinh doanh còn thấp, xuất khẩu tiểu ngạch chiếm tỷ trọng lớn.v.v.
Vì vậy, việc tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, đổi mới cơ cấu kinh tế để khai thác thị trường đầy tiềm năng này là nhu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Chính vì những lý do trên mà tác giả chọn đề tài: “Xuất khẩu nông sản trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” làm đề tài nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc nói riêng đã được tiến hành từ rất lâu. Trong hơn 10 năm gần đây có rất nhiều đề tài nghiên cứu của các Bộ, các trường đại học, các viện nghiên cứu đã nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta sang thị trường Trung Quốc, nhưng phần lớn mới chỉ đề cập tới vấn đề kinh tế, kỹ thuật đơn lẻ như quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển sản xuất, công nghệ chế biến, xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. Những nghiên cứu mang tính khoa học và tổng hợp như là một chương trình chiến lược xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc mang tính lâu dài chưa có nhiều.
Báo cáo khoa học đề tài: “Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản trong thời gian tới (gạo, cà phê, cao su, chè, điều) của Viện kinh tế, Bộ NN & PTNT có thể coi là một báo cáo tổng quát, đi sâu vào nghiên cứu tình hình sản xuất, khả năng cạnh tranh và hướng xuất khẩu của năm loại nông sản chính, nhưng lại chưa chú trọng vào thị trường tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ Trung Quốc.
Ngoài ra, còn nhiều đề tài khoa học khác đã tập trung nghiên cứu vào từng loại nông sản chính xuất khẩu của nước ta, nhưng vẫn chưa thật toàn diện, đầy đủ và cập nhật. Hầu hết các đề tài chỉ đi sâu một số khía cạnh của hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, chưa hình thành một chiến lược xuất khẩu của nước ta. Chính vì lẽ đó, tác giả đã chọn đề tài này để nghiên cứu và tập trung đi sâu. Đây là một đề tài mới mà từ trước tới nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào trùng với tên của chuyên đề tốt nghiệp này. Những vấn đề nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp có nhiều điểm mới và có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ vị trí và vai trò của hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nói chung và hàng nông sản nói riêng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những mặt ưu điểm và tồn tại, những lợi thế cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của ta sang thị trường Trung Quốc, dự báo xu hướng xuất khẩu sang thị trường này trong tương lai.
- Đưa ra quan điểm, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung cũng như sang thị trường Trung Quốc nói riêng trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp là các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và sang Trung Quốc nói riêng nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp là tập trung vào thực trạng, tình hình, xu thế phát triển một số nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường các nước và Trung Quốc như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, rau quả, hạt tiêu là các mặt hàng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn sang Trung Quốc trong 10 trở lại đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử: vận dụng các học thuyết của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, phân tích các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Phương pháp thống kê kinh tế: Tổng hợp hệ thống số liệu điều tra theo phương pháp phân tổ thống kê theo các ngành hàng, theo từng giai đoạn để phân tích và đánh giá cụ thể
- Phương pháp phân tích chính sách: Thông qua những chủ trương, chính sách đã được áp dụng trong thực tế để phân tích tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc.
- Phương pháp dự báo: chuyên đề tính toán khả năng cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng các loại nông sản, từ đó dự báo tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong tương lai.
6. Những đóng góp của chuyên đề tốt nghiệp
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung liên quan đến xuất khẩu hàng nông sản, từ đó làm rõ vị trí, vai trò xuất khẩu hàng nông sản trong nền kinh tế nước ta.
- Dựa trên việc phân tích tình hình hoạt động và xu hướng thương mại hàng nông sản thế giới, chuyên đề phân tích thực trạng quá trình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung và sang thị trường Trung Quốc nói riêng, đánh giá khả năng cạnh tranh, đưa ra những lợi thế và bất lợi khi xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc.
- Đề xuất một số quan điểm và giảI pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản.
7. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của chuyên đề tốt nghiệp được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của
Việt Nam
Chương 2: Tình hình xuất khẩu hàng nông sản thể giới và thực trạng
xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: xu hướng phát triển xuất khẩu nông sản, nội dung của chiến lược xuất khẩu nông sản, xuất khẩu nông sản việt nam sang trung quốc giai đoạn, xuất khẩu nông sản Bảo đảm nguồn lương thực và thực phẩm cho cả nước, thực trạng xuất khẩu hạt điều sang trung quốc, tài nguyên ngành nông sản của việt nam, Những lợi thế và thách thức của xuất khẩu nông sản taị Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Last edited by a moderator: