Will_Nevercry

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Phòng cháy chữa cháy :Luận văn ThS. Tâm lý học: 60 31 04 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2014
Miêu tả: 96 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Tâm lý học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG VÀ THÍCH ỨNG VỚI
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP........................................................................................5
1.1 Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu về thích ứng và thích ứng với hoạt động
học tập.....................................................................................................................5
1.1.1 Các lý thuyết, công trình nghiên cứu của nước ngoài về thích ứng ...........5
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước về thích ứng..................................................11
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài .............................................................14
1.2.1 Khái niệm thích ứng .................................................................................14
1.2.2 Khái niệm thích ứng với hoạt động học tập..............................................20
1.2.3 Khái niệm thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường
Đại học PCCC....................................................................................................21
1.2.4 Biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ
nhất trường Đại học PCCC................................................................................28
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động học tập của SV năm
thứ nhất trường Đại học PCCC..........................................................................37
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.....................................................................................40
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................42
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ...............................................42
2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu ..................................................................42
2.1.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu...............................................................43
2.2. Tổ chức nghiên cứu ......................................................................................44
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................44
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................44
2.3.2 Phương pháp điều tra viết ........................................................................45
2.3.3 Phương pháp quan sát..............................................................................47
2.3.4 Phương pháp phỏng vấn sâu.....................................................................48
2.3.5 Phương pháp phân tích dáng nhân cách điển hình ..........................48
2.3.6 Phương pháp xử lý kết quả bằng thống kê toán học................................48
2.4 Tiêu chí và thang đánh giá thích ứng trong hoạt động học tập của SV
năm thứ nhất trƣờng Đại học PCCC.................................................................50
2.4.1 Mặt nhận thức ...........................................................................................50
2.4.2 Mặt thái độ................................................................................................51
2.4.3 Mặt hành động ..........................................................................................51
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.....................................................................................52Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ..........................................53
3.1 Thực trạng thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trƣờng
Đại học PCCC ......................................................................................................53
3.1.1 Thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại học
PCCC thể hiện qua nhận thức............................................................................53
3.1.2 Thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại học
PCCC thể hiện qua thái độ.................................................................................63
3.1.3 Thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại học
PCCC thể hiện qua hành động...........................................................................70
3.1.4 Mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện của thích ứng với hoạt động học tập
của SV năm thứ nhất trường Đại học PCCC .....................................................81
3.1.5 Đánh giá chung thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất
trường Đại học PCCC........................................................................................82
3.2 Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự thích ứng với hoạt động học tập của SV
năm thứ nhất trƣờng Đại học PCCC................................................................84
3.2.1 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới sự thích ứng với hoạt động học tập
của SV năm thứ nhất trường Đại học PCCC .....................................................84
3.2.1 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới sự thích ứng với hoạt động học tập
của SV năm thứ nhất trường Đại học PCCC .....................................................86
3.3 Thích ứng với HĐHT của SV năm thứ nhất qua phân tích một số
trƣờng hợp điển hình ..........................................................................................87
3.3.1 Thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất Phan Đức C.......88
3.3.2 Thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất Đỗ Ngọc T ........89
3.4 Đề xuất biện pháp Tâm lý – giáo dục nâng cao khả năng thích ứng với
hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trƣờng Đại học PCCC....................90
3.4.1 Nâng cao nhận thức của SV năm thứ nhất về vai trò, tầm quan trọng và sự
cần thiết của thích ứng với HĐHT.....................................................................90
3.4.2 Tăng cường tối đa các tác động sư phạm tích cực từ phía GV, cán bộ làm
công tác quản lý giáo dục ..................................................................................91
3.4.3 Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho SV ....................................91
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3......................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................97
PHỤ LỤC
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động là cách tồn tại của con người và là nhân tố quyết định trực
tiếp sự hình thành, phát triển nhân cách. Trong cuộc sống con người phải tham gia
vào nhiều hoạt động khác nhau. Mỗi hoạt động lại có cách thức tiến hành khác nhau
và tùy thuộc vào lứa tuổi mà mức độ quan trọng của từng hoạt động đối với sự phát
triển nhân cách của cá nhân là không giống nhau. Muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt
động của mình, con người phải mau chóng thích ứng với nó dù ở bất cứ hoàn cảnh
nào. Bởi lẽ, sự thích ứng là tiền đề cho hoạt động thành công của cá nhân trong một
vai trò xã hội này hay một vai trò xã hội khác. Hay nói cách khác, để có thể tồn tại
và phát triển con người cần có khả năng thích ứng với cuộc sống luôn vận động,
biến đổi. Trong quá trình thích ứng, con người thu được những tri thức mới, hình
thành được các kỹ năng, kỹ xảo mới đi liền với hoạt động, bộc lộ được khả năng
đặc biệt, khả năng sáng tạo trong hoạt động đó.
Khi làm quen với môi trường sống mới, con người không tránh khỏi những
bỡ ngỡ ban đầu và phải có sự nỗ lực trong một khoảng thời gian mới có thể hòa
nhập và thích ứng được. SV năm thứ nhất hầu hết là học sinh phổ thông trung học
mới tốt nghiệp, chưa quen với cuộc sống cần sự tự lập cao trong trường đại học. Họ
phải tập thích nghi và làm quen với một môi trường mới, một cuộc sống mới độc
lập hơn, với nhiều mối quan hệ hơn, do vậy khó tránh khỏi những bỡ ngỡ rụt rè. Trở
thành SV đại học vừa là cơ hội vừa là thách thức buộc họ phải có sự thích ứng phù
hợp kịp thời để làm chủ được cuộc sống và công việc học tập của mình.
Cũng như nhiều trường đại học khác, trường Đại học Phòng cháy chữa
cháy tuyển sinh trên cả nước, lại mang đặc thù của lực lượng vũ trang nhân dân.
SV của trường tới từ mọi miền tổ quốc với nhiều thói quen, nhiều cách sống và
phong tục khác nhau chưa kể tới việc sống trong những điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau về mặt khách quan và chủ quan. Là trường vũ trang nên tất cả các SV phải
cùng sống, cùng sinh hoạt, học tập tập trung. Do đó, với SV năm nhất của trường
sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ với việc làm quen với cuộc sống mới khác hơn rất nhiều hơn
với học sinh phổ thông. Việc học tập tại trường Đại học PCCC đòi hỏi tinh thần tự
học tự rèn luyện rất cao, vì vậy đối với SV năm nhất nếu không thích ứng kịp thời
sẽ làm giảm hiệu quả học tập và nghiên cứu cũng như ảnh hưởng tới chất lượng
đào tạo của nhà trường.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
Thực tế cho thấy, SV năm thứ nhất khi bước vào môi trường học tập mới vẫn
còn nhiều lúng túng trong cách học, chưa thích ứng được với cách học chủ động lấy
người học làm trung tâm, kết quả học tập chưa tốt... Từ đó, để chỉ ra những yếu tố
ảnh hưởng tới sự thích ứng của SV năm nhất và góp phần tìm ra giải pháp giúp SV
nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, chúng tui quyết định chọn vấn đề:
“Thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại học Phòng
cháy chữa cháy” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận thích ứng, thực trạng thích ứng và chỉ ra những yếu tố
ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại
học PCCC. Từ đó đưa ra những giải pháp, kết luận, kiến nghị góp phần giúp SV,
giáo viên và ban lãnh đạo nhà trường nâng cao hơn nữa hiệu quả học tập, giảng dạy
và quản lý trong nhà trường hiện nay.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại học
PCCC, sự thích ứng được biểu hiện thông qua 3 mặt: nhận thức, thái độ, hành vi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có những nhiệm vụ sau:
4.1 Nghiên cứu lí luận
4.1.1. Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
4.1.2. Chỉ ra đặc điểm tâm lý của SV nói chung và SV trường Đại học
PCCC nói riêng và đặc điểm hoạt động học tập của họ.
4.1.3. Đưa ra các biện pháp tâm lý – xã hội tăng cường khả năng thích ứng
của SV năm thứ nhất trường Đại học PCCC.
4.2 Nghiên cứu thực tiễn
4.2.1. Nghiên cứu thực trạng thích ứng với hoạt động học tập của SV năm
thứ nhất trường Đại học PCCC.
4.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng (chủ quan và khách quan) đến thực
trạng thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại học PCCC.
4.2.3. Rút ra kết luận và đề xuất một số biện pháp tâm lý – xã hội giúp cho
quá trình thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất tốt hơn.3
5. Khách thể nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 312 khách thể, trong đó:
+ 292 SV năm thứ nhất trường ĐH PCCC
+ 20 giáo viên, cán bộ quản lý, đào tạo đã và đang trực tiếp giảng dạy cho
SV thứ nhất để thu thập thông tin cho đề tài.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến cứu trên khách thể là SV năm thứ nhất trường Đại học
PCCC, cụ thể đó là 292 SV các lớp: D29A, D29B, D29C, D29D, D29E.
6.2 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về thích ứng, biểu hiện và mức độ thích
ứng qua nhận thức, thái độ, hành động của SV trong HĐHT qua các hành động sau
đây: Xây dựng kế hoạch học tập; học lý thuyết trên lớp; thảo luận; tự học; tự nghiên
cứu; tự kiểm tra; đánh giá
7. Giả thuyết nghiên cứu
Phần lớn SV năm thứ nhất trường Đại học PCCC thích ứng với hoạt động học tập
ở mức độ thấp. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng, cả những yếu tố chủ quan
lẫn khách quan. Trong đó các yếu tố chủ quan, tâm lý của người học quyết định nhất.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tìm đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu lý luận, thực tiễn có liên quan
nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn.
8.2 Phương pháp quan sát
Quan sát những hành vi ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, biểu hiện của thái độ hoạt
động học tập, các kỹ năng học tập… kết hợp lại để thấy những biểu hiện bề ngoài,
cụ thể của sự thích ứng.
8.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu khẳng định tính khách quan của
đề tài.
8.4 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
Được sử dụng góp phần vào việc đưa ra giả thuyết nghiên cứu, tìm thêm
những phương án thích hợp cho bảng hỏi, điều chỉnh cấu trúc bảng hỏi sao cho phù
hợp nhất, đồng thời lấy dẫn chứng từ thực tiễn sinh động cho đề tài.
8.5 Phương pháp phân tích dáng nhân cách điển hình
Lựa chọ một SV có mức độ thích ứng tốt và một SV có mức độ thích ứng
trung bình, một SV thích ứng ở mức độ kém để làm nghiên cứu sâu và mô tả về quá
trình thích ứng của họ từ khi vào môi trường Đại học.
8.6 Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học
Là phương pháp sử dụng một số đại lượng cơ bản trong tính toán đo lường
và phân tích số liệu nhằm giúp người nghiên cứu có thông tin cá biệt chuyển thành
thông tin tổng thể, qua đó có thể nhận thức đối tượng nghiên cứu một cách tổng thể.
Cụ thể chúng tui sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý và phân tích số liệu nghiên
cứu của đề tài.5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG
VÀ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.1 Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu về thích ứng và thích ứng với hoạt động
học tập
1.1.1 Các lý thuyết, công trình nghiên cứu của nước ngoài về thích ứng
1.1.1.1 Vấn đề thích ứng trong Tâm lý học phát triển
Tâm lý học phát triển với thay mặt là Jean Piaget - nhà Tâm lý học người
Thuỵ Sĩ đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra lý thuyết về sự thích nghi trong mối
tương quan giữa tâm lý học và giáo dục học. Theo Piaget, nếu một kinh nghiệm
không hợp với cơ cấu nhận thức của một người, thì sự mất cân bằng diễn ra và xuất
hiện khuynh hướng thay đổi cơ cấu nhận thức để tiếp thu kinh nghiệm mới. Quy
trình biến đổi này gọi là sự thích nghi, đại khái giống như sự học tập. Piaget tin rằng
hầu như mọi kinh nghiệm của một người đều bao gồm cả sự tiếp thu lẫn thích nghi,
bởi vì mọi kinh nghiệm đã có đều có phần không giống với bất cứ kinh nghiệm nào
chúng ta đã có trước kia.
Theo Piaget, sự thích ứng có ba mức độ: (1) Thích ứng sinh học (thích ứng
vật chất); (2) Thích ứng tâm lý (thích ứng chức năng) có nguồn gốc sinh học; (3)
Thích ứng trí tuệ.
Piaget đã có những đóng góp quan trọng vào lý luận về sự thích ứng tâm lý ở
con người và cơ chế phát triển của thích ứng nhận thức. Tuy nhiên, Piaget đã nhìn
nhận sự phát triển tâm lý dưới góc độ thích nghi sinh học, ông chủ yếu chú ý tới
mặt hình thức của sự thích ứng mà chưa quan tâm đúng mức đến bản chất, nội dung
xã hội - lịch sử sự thích ứng tâm lý người [14].
1.1.1.2 Vấn đề thích ứng trong Phân tâm học
Theo lý thuyết của Sigmund Freud, nhân cách là một cấu trúc tổng thể gồm
ba yếu tố: "cái nó", "cái tôi" và "cái siêu tôi". Ba yếu tố này có vai trò và chức năng
khác nhau trong quá trình hình thành nhân cách con người.
Trong đó, "cái nó" là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của con
người. "Cái nó" hoạt động theo nguyên tắc thoả mãn, đòi hỏi phải giảm căng thẳng
ngay lập tức. Nhưng "cái nó" luôn luôn bị cấm đoán bởi "cái siêu tôi". Trong sự vận
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
hành của ba thành tố này thì "cái tôi" luôn nằm ở giữa. "Cái tôi" phải trì hoãn những
đòi hỏi của "cái nó" và đáp ứng khát vọng vươn tới sự hoàn thiện của "cái siêu tôi".
"Cái tôi" phải đáp ứng cả hai bằng cách hướng tới sự cân bằng giữa đòi hỏi của "cái
nó" và "cái siêu tôi: Sự cân bằng đó chính là sự thích ứng. Và như vậy theo Freud
con người có được là do hành vi thích nghi, là có khả năng chế ngự kiểm soát được
các xung năng, có khả năng giải quyết tốt xung khắc giữa “cái nó” và “cái siêu tôi”.
Các nhà phân tâm học mới đã chú ý hơn đến vai trò của yếu tố xã hội trong
hành vi thích ứng của nhân cách. Erik Erikson đã chỉ ra “Sự thích ứng tâm lý là sự
thiết lập các quan hệ xã hội của các cá nhân với những người xung quanh” [14].
Các nhà tâm thần học theo Freud cho rằng “thích ứng của con người là khả
năng duy trì quan hệ giữa cá nhân với môi trường sống của mình, được xác định
bằng mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản và mức độ chấp nhận về mặt xã hội của
hệ thống ứng xử đó. Vì vậy thực chất quá trình hình thành nhân cách là quá trình cá
nhân thích ứng với xã hội” [26]
Qua hình 3.1 cũng cho thấy: Thích ứng với HĐHT của SV năm thứ nhất
trường Đại học PCCC thể hiện ở mặt thái độ có tương quan chặt chẽ và mật thiết
với 02 mặt còn lại (mặt nhận thức và mặt hành động). Có thể thấy rõ hơn nhận định
trên qua kết quả sau đây:
Thái độ có mối tương quan khăng khít và mật thiết với hành động và nhận thức.
Thái độ có tương quan tỉ lệ thuận và có ý nghĩa thống kê với hành động (r = 0,529**,
p<0,001), với nhận thức (r = 0,410**, p<0,001). Điều này cho thấy ở những SV có điểm
số mặt thái độ cao thì điểm số mặt nhận thức và hành động cũng cao và ngược lại.
Hành động có mối tương quan khăng khít và mật thiết với thái độ và nhận thức.
Hành động có tương quan tỉ lệ thuận và có ý nghĩa thống kễ với thái độ (r = 0,529**,
p<0,001), với nhận thức (r = 0.379**, p<0,001). Điều này cho thấy những SV có điểm
số mặt hành động cao thì điểm số mặt nhận thức và thái độ cũng cao và ngược lại.
Nhận thức có mối tương quan khăng khít và mật thiết với thái độ và hành
động. Nhận thức có tương quan tỉ lệ thuận và có ý nghĩa thống kê với thái độ (r =
0,410**, p<0,001), với hành động (r = 0.379**, p<0,001). Điều này cho thấy ở
những SV có điểm số mặt nhận thức cao thì điểm số mặt thái độ và hành động cũng
cao và ngược lại.
Như vậy, 03 mặt biểu hiện của thích ứng với HĐHT của SV năm thứ nhất
trường Đại học PCCC có mối quan hệ khăng khít, mật thiết không tách rời nhau mà
thống nhất trong một chỉnh thể chung. Trong đó mặt thái độ có mối quan hệ khăng
khít và gắn bó hơn với các mặt biểu hiện của thích ứng so với nhận thức và hành
động. Đây là điểm cần lưu ý trong việc xây dựng biện pháp nâng cao khả năng thích
ứng của SV năm thứ nhất với HĐHT.
3.1.5 Đánh giá chung thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ
nhất trường Đại học PCCC
Căn cứ trên sự tổng hợp các mặt biểu hiện của thích ứng với HĐHT của SV
năm thứ nhất trường Đại học PCCC: nhận thức, thái độ và hành động học tập kết
hợp với phân tích định lượng và định tính, đồng thời qua ý kiến của các chuyên gia,
chúng tui đã đánh giá cuối cùng về biểu hiểu và mức độ thích ứng của SV năm thứ
nhất trường Đại học PCCC, kết quả thể hiện ở bảng 3.14.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

AQ1987

New Member
Chào bạn!
File tài liệu: "Thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Phòng cháy chữa cháy" này tải không được. Bạn vui lòng cho xin file tài liệu này với. Xin chân thành cảm ơn.
 

adminxen

Administrator
Staff member
Chào bạn!
File tài liệu: "Thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Phòng cháy chữa cháy" này tải không được. Bạn vui lòng cho xin file tài liệu này với. Xin chân thành cảm ơn.
Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hà Hoa Tiên Luận văn Sư phạm 0
D Sự thích ứng của học sinh trong học tập đối với việc thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT Luận văn Sư phạm 0
D Sự thích ứng với môi trường tự nhiên qua văn hoá cư trú của người hàn quốc Luận văn Kinh tế 0
T Chiến lược Marketing của khách sạn Hồng Hà trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh Luận văn Kinh tế 0
K Luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở Miền Trung và đề xuất nhân rộng Luận văn Sư phạm 1
S Nghiên cứu biện pháp sử dụng hợp lý đất phèn đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu Luận văn Sư phạm 0
M Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất - Đại học quốc gia Hà Nội với môi trường đại học Luận văn Sư phạm 2
D Các biện pháp thích ứng với biến ñổi khí hậu của các hộ dân vùng ven biển huyện Hải Hậu - Nam Định Nông Lâm Thủy sản 0
L Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên Luận văn Sư phạm 2
G Sự thích ứng với nghề nghiệp của cư dân ven biển đồng bằng sông Hồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan (nghiên cứu trường hợp tại xã Giao Thủy, Giao Thiện, Nam Định và xã Cồn Thoi, Kim Sơn, Ninh Bình) Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top