namviet_navico
New Member
Download miễn phí Khóa luận Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM
1.1 Hoạt động của NHTM
1.1.1 Khái quát về NHTM
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Trong bất kỳ nền kinh tế nào thì ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất. Ngân hàng có vai trò người thủ quỹ cho toàn xã hội. Ngân hàng cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân và một phần đối với Nhà nước. Khi doanh nghiệp và khách hàng cá nhân phải thanh toán cho các khoản mua hàng hóa và dịch vụ, họ thường sử dụng ủy nhiệm chi, séc, thẻ tín dụng… Và khi khách hàng cần lập kế hoạch tài chính, họ thường đến các ngân hàng để nhờ ngân hàng tư vấn tài chính. Các khoản tín dụng của ngân hàng cho Chính phủ (thông qua mua các chứng khoán của chính phủ) là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển. Ngân hàng là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính Phủ nhằm ổn định kinh tế.
1.1.2 Những hoạt động chính của NHTM
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền gửi của khách hàng. Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Ngân hàng mở các tài khoản tiền gửi để huy động được tiền của các tổ chức, các doanh nghiệp và dân cư. Ngân hàng có rất nhiều các hình thức huy động khác nhau để có thể tăng lượng tiền gửi của ngân hàng mình như: tiền gửi có kì hạn của các tổ chức xã hội, tiền gủi tiết kiệm của dân cư, nguồn tiền gửi thanh toán. Ngoài ra, ngân hàng có thể phát hành trái phiếu hay đi vay từ NHNN, các tổ chức tín dụng để đảm bảo khả năng thanh khoản, đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng khi cần thiết. Hoạt động huy động vốn đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng huy động được lượng vốn lớn với chi phí thấp và cho các doanh nghiệp, cá nhân vay lại với lãi suất cao hơn.
1.1.2.2 Hoạt động trung gian thanh toán
Ngân hàng chính là trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các nước. Ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá, dịch vụ thay cho khách hàng. Để việc thanh toán trở nên nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí đối với khách hàng, ngân hàng đưa cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần.
Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng Trung ương hay thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu.
1.1.2.3 Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời, đem lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng, quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Các NHTM hiện nay đã đưa ra nhiều hình thức cho vay khác nhau để đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng bao gồm: cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh, cho vay xây dựng nhà cửa, cho vay du học… Nhưng nhìn chung đối tượng mà các NHTM cho vay là các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.
1.2.3.4 Hoạt động bảo lãnh
Bảo lãnh là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho khách hàng, qua đó khách hàng có thể tìm nguồn tài trợ mới, mua được hàng hóa hay thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi. Thông qua hoạt động bảo lãnh ngân hàng thu được khoản phí bảo lãnh của khách hàng, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ, tạo nguồn tiền thanh toán cho ngân hàng với mức lãi suất rất thấp. Bảo lãnh cũng góp phần mở rộng các dịch vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, tư vấn, thanh toán…
1.2.3.5 Thuê mua
. Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê (thời hạn khoáng 80-90% đời sống kinh tế của tài sản). Do vậy, cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống như cho vay.
1.2.3.6 Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn
Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ ủy thác phát triển sang cả ủy thác vay hộ, ủy thác phát hành, ủy thác đầu tư… . Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán, sáp nhập donah nghiệp.
Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, cung cấp các dịch vụn bảo hiểm, mua bán ngoại tệ,.
1.2 Khái quát chung về hoạt động TTQT của NHTM
1.2.1 Khái niệm TTQT
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật... trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoạt thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên.
Khái niệm thanh toán quốc tế :”Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.”
Tại các NHTM, người ta thường phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rõ ràng là: Thanh toán trong ngoạt thương và Thanh toán phi ngoại thương.
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.
Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại. Đó là việc chi trả các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các nguồn tiền quà biếu trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước ...
1.2.2 Vai trò của hoạt động TTQT
1.2.2.1 TTQT đối với nền kinh tế
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập với các nước khác trên thế giới; trong bối cảnh đó, thanh toán quốc tế chính là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng tăng cường và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thu hút được một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam thông qua thu hút đầu tư nước ngoài, nghiệp vụ kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác.
Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển hay hoạt động xuất nhập khẩu tăng. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại ngoại thương giữ vị trí quan trọng, nó tạo điều kiện phát huy được lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế. Ngoạt thương phát triển sẽ kéo theo “Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu” thặng dư, kết quả này sẽ làm tăng thu nhập của đất nước, từ đó mà tác động đến GDP.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM 3
1.1 Hoạt động của NHTM 3
1.1.1 Khái quát về NHTM 3
1.1.2 Những hoạt động chính của NHTM 3
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 3
1.1.2.2 Hoạt động trung gian thanh toán 4
1.1.2.3 Hoạt động cho vay 4
1.2.3.4 Hoạt động bảo lãnh 5
1.2.3.5 Thuê mua 5
1.2.3.6 Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn 5
1.2 Khái quát chung về hoạt động TTQT của NHTM 5
1.2.1 Khái niệm TTQT 5
1.2.2 Vai trò của hoạt động TTQT 6
1.2.2.1 TTQT đối với nền kinh tế 6
1.2.2.2 Vai trò đối với NHTM 7
1.2.3 Các điều kiện thanh toán quốc tế 9
1.2.3.1Điều kiện về tiền tệ 9
1.2.3.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán 9
1.2.3.3 Điều kiện về thời hạn thanh toán 9
1.2.3.4 Điều kiện về cách thanh toán 9
1.2.4 Các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế 10
1.2.4.1Hối phiếu (Bill of exchange) 10
1.2.4.2 Kỳ phiếu (Promisory Note) 11
1.2.4.3 Séc 12
1.2.4.4 Thẻ thanh toán 12
1.2.5 Các phương thức thanh toán quốc tế tại NHTM 13
1.2.5.1 cách thanh toán mở tài khoản (OPEN ACOUNT) 13
1.2.5.2 cách chuyển tiền: (Remittance) 15
1.2.5.3 cách thanh toán tín dụng chứng từ (L/C – LETTER OF CREDIT) 21
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng 26
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 26
1.3.2 Các nhân tố chủ quan 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP HỒ CHÍ MINH 30
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển qua các giai đoạn 30
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây 32
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 32
2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây 33
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TP.HCM 37
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế 37
2.2.2 Tổ chức bộ máy hoạt động thanh toán quốc tế 37
2.2.3 Quy trình hoạt động thanh toán quốc tế 40
2.2.3.1 Quy trình thanh toán chuyển tiền 40
2.2.3.2 Quy trình thanh toán nhờ thu 40
2.2.3.3 Quy trình thanh toán L/C 43
2.2.4 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế trong các năm gần đây 47
2.2.5 Phân tích đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng 50
2.2.5.1 Các kết quả đạt được 50
2.2.5.2 Những hạn chế 53
2.2.6 Nguyên nhân 59
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ TP HỒ CHÍ MINH 63
3.1 Định hướng, mục tiêu của Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng 63
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh 63
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế 64
3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại HDBank 66
3.2.1 Giải pháp tái cơ cấu tổ chức hoạt động TTQT tại HDBank 66
3.2.1.1 Thành lập trung tâm thanh toán tại Hội Sở 67
3.2.1.2 Trung tâm thanh toán khu vực đặt tại Hà Nội và Đà Nẵng 68
3.2.2 Nghiên cứu hoàn thiện quy trình TTQT 69
3.2.3 Giải pháp về công nghệ ngân hàng 73
3.2.4 Giải pháp nguồn nhân lực 75
3.2.5 Mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý 77
3.2.6 Giải pháp marketing 78
3.3 Kiến nghị 80
3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ 80
3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong hoạt động TTQT 80
3.3.1.2 Tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp khi tham gia thị trường nước ngoài 81
3.3.2 Kiến nghị với HDBank 81
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
thậm chí cả luật và các công ước quốc tế. Việc này gây rất nhiều khó khăn và vướng mắc cho nhân viên TTQT, khó khăn cho ngân hàng và rất dễ có sai sót do không tìm hiểu hết các nguồn luật. Do đó, chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý trong hoạt động TTQT để phù hợp hơn trong thời kì hội nhập nước ta đã gia nhập WTO.
3.3.1.2 Tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp khi tham gia thị trường nước ngoài
Ở Việt nam đang tồn tại hai cơ cấu doanh nghiệp, thứ nhất là doanh nghiệp sử dụng lao động phổ thông, khai thác các yếu tố thiên nhiên như nông nghiệp, nông, lâm, thuỷ sản… Thứ hai là cơ cấu doanh nghiệp gồm các doanh nghiệp lớn khai thác lợi thế quốc gia và hàng triệu hộ kinh tế gia đình chiếm tỷ trọng rất cao trong nền kinh tế. Hiệu quả của hai cơ cấu doanh nghiệp này chưa thật sự tốt. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp Việt Nam thường không có hiểu biết về môi trường kinh tế, luật pháp của nước ngoài, khả năng cạnh tranh kém… Chính phủ nên có một cơ quan chịu trách nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu thị trường lớn, thị trường có số lượng các doanh nghiệp có quan hệ buôn bán nhiều, các nước thuộc WTO, thị trường mà Việt Nam có quan hệ song phương, đa phương. Doanh nghiệp có thể liên hệ với cơ quan này để lấy thông tin cần thiết trước khi ký kết hợp đồng hợp tác xuất nhập khẩu với nước ngoài.
3.3.2 Kiến nghị với HDBank
Tiến hành những cải cách hợp lý trong tiến trình hội nhập
Trong lĩnh vực ngân hàng, từ ngày 01/04/2007, các ngân hàng Mỹ và nước ngoài được thiết lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài …. Điều này đã gây ra khó khăn không nhỏ cho các ngân hàng, không những đối với HDBank nói riêng, mà với tất cả hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. Bởi vì khi hội nhập, trên sân chơi chung, các ngân hàng Việt Nam phải cạnh tranh với các đối tác theo quy luật của nền kinh tế thị trường, bình đẳng và cởi mở. Trong thời gian tới, HDBank nên có những cải cách hợp lý để thích ứng với xu thế phát triển mới. Cải cách này nên chú trọng đến yếu tố con người, nguồn nhân lực phải không ngừng được tăng cường cả về lượng và chất. Hàng năm HDBank cần tiếp tục tổ chức cho các cán bộ tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn, trung, dài hạn ở trong nước cũng như nước ngoài, nhằm tiếp thu kiến thức mới, củng cố và nâng cao trình độ để đáp ứng tốt hơn yêu cầu mới. Việc phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch nên tiếp tục được thực hiện. Việc phát triển hệ thống hoạt động ngân hàng bán lẻ là mục tiêu trọng tâm, tiếp tục cấu trúc lại mô hình tổ chức và áp dụng các phương pháp quản lý rủi ro mới và mô hình quản trị ngân hàng mới theo hướng đa năng hiện đại.
KẾT LUẬN
Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TP.HCM (HDBank) mới triển khai hoạt động thanh toán quốc tế từ cuối năm 2004, gia nhập thị trường muộn màng hơn so với các ngân hàng khác trong cả nước, Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TP.HCM đã thực sự trải qua nhiều thử thách để đạt được những thành tựu đáng khách lệ như hiện nay. Trong quá trình phát triển, hoạt động thanh toán quốc tế của HDBank tồn tại và phát sinh nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại HDBank, từ đó giúp ngân hàng tăng thêm thu nhập nâng cao uy tín tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu của khóa luận , những nội dung đã được đề cập, giải quyết trong khoá luận gồm có:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại bao gồm: cơ sở hình thành, vai trò hoạt động TTQT, các cách TTQT, các nhân tố tác động..
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM
1.1 Hoạt động của NHTM
1.1.1 Khái quát về NHTM
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Trong bất kỳ nền kinh tế nào thì ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất. Ngân hàng có vai trò người thủ quỹ cho toàn xã hội. Ngân hàng cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân và một phần đối với Nhà nước. Khi doanh nghiệp và khách hàng cá nhân phải thanh toán cho các khoản mua hàng hóa và dịch vụ, họ thường sử dụng ủy nhiệm chi, séc, thẻ tín dụng… Và khi khách hàng cần lập kế hoạch tài chính, họ thường đến các ngân hàng để nhờ ngân hàng tư vấn tài chính. Các khoản tín dụng của ngân hàng cho Chính phủ (thông qua mua các chứng khoán của chính phủ) là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển. Ngân hàng là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính Phủ nhằm ổn định kinh tế.
1.1.2 Những hoạt động chính của NHTM
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền gửi của khách hàng. Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Ngân hàng mở các tài khoản tiền gửi để huy động được tiền của các tổ chức, các doanh nghiệp và dân cư. Ngân hàng có rất nhiều các hình thức huy động khác nhau để có thể tăng lượng tiền gửi của ngân hàng mình như: tiền gửi có kì hạn của các tổ chức xã hội, tiền gủi tiết kiệm của dân cư, nguồn tiền gửi thanh toán. Ngoài ra, ngân hàng có thể phát hành trái phiếu hay đi vay từ NHNN, các tổ chức tín dụng để đảm bảo khả năng thanh khoản, đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng khi cần thiết. Hoạt động huy động vốn đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng huy động được lượng vốn lớn với chi phí thấp và cho các doanh nghiệp, cá nhân vay lại với lãi suất cao hơn.
1.1.2.2 Hoạt động trung gian thanh toán
Ngân hàng chính là trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các nước. Ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá, dịch vụ thay cho khách hàng. Để việc thanh toán trở nên nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí đối với khách hàng, ngân hàng đưa cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần.
Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng Trung ương hay thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu.
1.1.2.3 Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời, đem lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng, quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Các NHTM hiện nay đã đưa ra nhiều hình thức cho vay khác nhau để đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng bao gồm: cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh, cho vay xây dựng nhà cửa, cho vay du học… Nhưng nhìn chung đối tượng mà các NHTM cho vay là các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.
1.2.3.4 Hoạt động bảo lãnh
Bảo lãnh là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho khách hàng, qua đó khách hàng có thể tìm nguồn tài trợ mới, mua được hàng hóa hay thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi. Thông qua hoạt động bảo lãnh ngân hàng thu được khoản phí bảo lãnh của khách hàng, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ, tạo nguồn tiền thanh toán cho ngân hàng với mức lãi suất rất thấp. Bảo lãnh cũng góp phần mở rộng các dịch vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, tư vấn, thanh toán…
1.2.3.5 Thuê mua
. Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê (thời hạn khoáng 80-90% đời sống kinh tế của tài sản). Do vậy, cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống như cho vay.
1.2.3.6 Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn
Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ ủy thác phát triển sang cả ủy thác vay hộ, ủy thác phát hành, ủy thác đầu tư… . Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán, sáp nhập donah nghiệp.
Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, cung cấp các dịch vụn bảo hiểm, mua bán ngoại tệ,.
1.2 Khái quát chung về hoạt động TTQT của NHTM
1.2.1 Khái niệm TTQT
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật... trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoạt thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên.
Khái niệm thanh toán quốc tế :”Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.”
Tại các NHTM, người ta thường phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rõ ràng là: Thanh toán trong ngoạt thương và Thanh toán phi ngoại thương.
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.
Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại. Đó là việc chi trả các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các nguồn tiền quà biếu trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước ...
1.2.2 Vai trò của hoạt động TTQT
1.2.2.1 TTQT đối với nền kinh tế
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập với các nước khác trên thế giới; trong bối cảnh đó, thanh toán quốc tế chính là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng tăng cường và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thu hút được một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam thông qua thu hút đầu tư nước ngoài, nghiệp vụ kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác.
Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển hay hoạt động xuất nhập khẩu tăng. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại ngoại thương giữ vị trí quan trọng, nó tạo điều kiện phát huy được lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế. Ngoạt thương phát triển sẽ kéo theo “Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu” thặng dư, kết quả này sẽ làm tăng thu nhập của đất nước, từ đó mà tác động đến GDP.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM 3
1.1 Hoạt động của NHTM 3
1.1.1 Khái quát về NHTM 3
1.1.2 Những hoạt động chính của NHTM 3
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 3
1.1.2.2 Hoạt động trung gian thanh toán 4
1.1.2.3 Hoạt động cho vay 4
1.2.3.4 Hoạt động bảo lãnh 5
1.2.3.5 Thuê mua 5
1.2.3.6 Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn 5
1.2 Khái quát chung về hoạt động TTQT của NHTM 5
1.2.1 Khái niệm TTQT 5
1.2.2 Vai trò của hoạt động TTQT 6
1.2.2.1 TTQT đối với nền kinh tế 6
1.2.2.2 Vai trò đối với NHTM 7
1.2.3 Các điều kiện thanh toán quốc tế 9
1.2.3.1Điều kiện về tiền tệ 9
1.2.3.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán 9
1.2.3.3 Điều kiện về thời hạn thanh toán 9
1.2.3.4 Điều kiện về cách thanh toán 9
1.2.4 Các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế 10
1.2.4.1Hối phiếu (Bill of exchange) 10
1.2.4.2 Kỳ phiếu (Promisory Note) 11
1.2.4.3 Séc 12
1.2.4.4 Thẻ thanh toán 12
1.2.5 Các phương thức thanh toán quốc tế tại NHTM 13
1.2.5.1 cách thanh toán mở tài khoản (OPEN ACOUNT) 13
1.2.5.2 cách chuyển tiền: (Remittance) 15
1.2.5.3 cách thanh toán tín dụng chứng từ (L/C – LETTER OF CREDIT) 21
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng 26
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 26
1.3.2 Các nhân tố chủ quan 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP HỒ CHÍ MINH 30
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển qua các giai đoạn 30
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây 32
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 32
2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây 33
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TP.HCM 37
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế 37
2.2.2 Tổ chức bộ máy hoạt động thanh toán quốc tế 37
2.2.3 Quy trình hoạt động thanh toán quốc tế 40
2.2.3.1 Quy trình thanh toán chuyển tiền 40
2.2.3.2 Quy trình thanh toán nhờ thu 40
2.2.3.3 Quy trình thanh toán L/C 43
2.2.4 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế trong các năm gần đây 47
2.2.5 Phân tích đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng 50
2.2.5.1 Các kết quả đạt được 50
2.2.5.2 Những hạn chế 53
2.2.6 Nguyên nhân 59
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ TP HỒ CHÍ MINH 63
3.1 Định hướng, mục tiêu của Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng 63
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh 63
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế 64
3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại HDBank 66
3.2.1 Giải pháp tái cơ cấu tổ chức hoạt động TTQT tại HDBank 66
3.2.1.1 Thành lập trung tâm thanh toán tại Hội Sở 67
3.2.1.2 Trung tâm thanh toán khu vực đặt tại Hà Nội và Đà Nẵng 68
3.2.2 Nghiên cứu hoàn thiện quy trình TTQT 69
3.2.3 Giải pháp về công nghệ ngân hàng 73
3.2.4 Giải pháp nguồn nhân lực 75
3.2.5 Mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý 77
3.2.6 Giải pháp marketing 78
3.3 Kiến nghị 80
3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ 80
3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong hoạt động TTQT 80
3.3.1.2 Tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp khi tham gia thị trường nước ngoài 81
3.3.2 Kiến nghị với HDBank 81
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
thậm chí cả luật và các công ước quốc tế. Việc này gây rất nhiều khó khăn và vướng mắc cho nhân viên TTQT, khó khăn cho ngân hàng và rất dễ có sai sót do không tìm hiểu hết các nguồn luật. Do đó, chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý trong hoạt động TTQT để phù hợp hơn trong thời kì hội nhập nước ta đã gia nhập WTO.
3.3.1.2 Tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp khi tham gia thị trường nước ngoài
Ở Việt nam đang tồn tại hai cơ cấu doanh nghiệp, thứ nhất là doanh nghiệp sử dụng lao động phổ thông, khai thác các yếu tố thiên nhiên như nông nghiệp, nông, lâm, thuỷ sản… Thứ hai là cơ cấu doanh nghiệp gồm các doanh nghiệp lớn khai thác lợi thế quốc gia và hàng triệu hộ kinh tế gia đình chiếm tỷ trọng rất cao trong nền kinh tế. Hiệu quả của hai cơ cấu doanh nghiệp này chưa thật sự tốt. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp Việt Nam thường không có hiểu biết về môi trường kinh tế, luật pháp của nước ngoài, khả năng cạnh tranh kém… Chính phủ nên có một cơ quan chịu trách nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu thị trường lớn, thị trường có số lượng các doanh nghiệp có quan hệ buôn bán nhiều, các nước thuộc WTO, thị trường mà Việt Nam có quan hệ song phương, đa phương. Doanh nghiệp có thể liên hệ với cơ quan này để lấy thông tin cần thiết trước khi ký kết hợp đồng hợp tác xuất nhập khẩu với nước ngoài.
3.3.2 Kiến nghị với HDBank
Tiến hành những cải cách hợp lý trong tiến trình hội nhập
Trong lĩnh vực ngân hàng, từ ngày 01/04/2007, các ngân hàng Mỹ và nước ngoài được thiết lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài …. Điều này đã gây ra khó khăn không nhỏ cho các ngân hàng, không những đối với HDBank nói riêng, mà với tất cả hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. Bởi vì khi hội nhập, trên sân chơi chung, các ngân hàng Việt Nam phải cạnh tranh với các đối tác theo quy luật của nền kinh tế thị trường, bình đẳng và cởi mở. Trong thời gian tới, HDBank nên có những cải cách hợp lý để thích ứng với xu thế phát triển mới. Cải cách này nên chú trọng đến yếu tố con người, nguồn nhân lực phải không ngừng được tăng cường cả về lượng và chất. Hàng năm HDBank cần tiếp tục tổ chức cho các cán bộ tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn, trung, dài hạn ở trong nước cũng như nước ngoài, nhằm tiếp thu kiến thức mới, củng cố và nâng cao trình độ để đáp ứng tốt hơn yêu cầu mới. Việc phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch nên tiếp tục được thực hiện. Việc phát triển hệ thống hoạt động ngân hàng bán lẻ là mục tiêu trọng tâm, tiếp tục cấu trúc lại mô hình tổ chức và áp dụng các phương pháp quản lý rủi ro mới và mô hình quản trị ngân hàng mới theo hướng đa năng hiện đại.
KẾT LUẬN
Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TP.HCM (HDBank) mới triển khai hoạt động thanh toán quốc tế từ cuối năm 2004, gia nhập thị trường muộn màng hơn so với các ngân hàng khác trong cả nước, Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TP.HCM đã thực sự trải qua nhiều thử thách để đạt được những thành tựu đáng khách lệ như hiện nay. Trong quá trình phát triển, hoạt động thanh toán quốc tế của HDBank tồn tại và phát sinh nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại HDBank, từ đó giúp ngân hàng tăng thêm thu nhập nâng cao uy tín tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu của khóa luận , những nội dung đã được đề cập, giải quyết trong khoá luận gồm có:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại bao gồm: cơ sở hình thành, vai trò hoạt động TTQT, các cách TTQT, các nhân tố tác động..
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: