thanh_truong68
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. Thực trạng và giải pháp
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán đóng vai trò là một trong những kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường. Tại Việt Nam thị trường chứng khoán đã manh mún phát triển từ năm 2000 nhưng phải đến sau khi ra nhập tổ chức thương mại thế giới thì thị trường chứng khoán mới sôi động và các công ty chứng khoán lần lượt ra đời. Các công ty chứng khoán chính là cầu nối giữa nhà đầu tư với thị trường.
Cùng với xu thế hội nhập ngày càng phât triển thì càng có nhiều công ty chứng khoán trong nước và nước ngoài ra đời với những quy mô và đặc điểm khác nhau. Điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty chứng khoán. Do đó, việc đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán và sau một thời gian thực tập thực tế tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long, em đã quyết định lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. Thực trạng và giải pháp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết được chia thành ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán.
Chương 2: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.
1.1. Những vấn đề lý luận chung về công ty chứng khoán.
1.1.1. Khái niệm.
Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thông qua việc thực hiện một hay một vài dịch vụ chứng khoán chính là môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
1.1.2. Vai trò.
Các công ty chứng khoán là một tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ có các CTCK mà các doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả thông qua việc phát hành chứng khoán, các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức có thể tham gia vào thị trường dễ dàng và thuận lợi.
Nhìn chung, các CTCK có một số vai trò chính sau:
Thứ nhất, huy động vốn. Thị trường chứng khoán là một trong những kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu. Một công cụ hiệu quả để thực hiện chức năng này của TTCK chính là các CTCK. Nó chính là kênh dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn; là cầu nối giữa nhà phát hành và nhà đầu tư thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và cũng là cầu nối giữa những nhà đầu tư thông qua nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
Thứ hai, can thiệp bảo vệ giá chứng khoán, góp phần ổn định thị trường. Khi giá chứng khoán biến động bất lợi do tình hình chung của thị trường, các CTCK thực hiện các giao dịch mua bán nhằm ổn định lại thị trường theo yêu cầu can thiệp của cơ quan quản lý và tự bảo vệ mình hay khách hàng của mình khi thực hiện các đợt phát hành hay bảo lãnh phát hành.
Thứ ba, hỗ trơ các nhà đầu tư khi tham gia vào TTCK thông qua các nghiệp vụ của mình, góp phần thúc đẩy TTCK phát triển. Các CTCK ngoài việc thực hiện các giao dịch mua bán theo lệnh của khách hàng thì còn cung cấp cho các báo cáo phân tích ngành, phân tích công ty, phân tích cổ phiếu, trái phiếu và tư vấn cho khách hàng. Từ đó, giúp cho khách hàng có một cái nhìn đầy đủ về thị trường và đưa ra các quyết định đúng đắn, sáng suốt
1.1.3. Mô hình công ty chứng khoán.
Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai mô hình cơ bản của CTCK là: mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ và mô hình chuyên doanh chứng khoán.
1.1.3.1. Mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ.
Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này chia thành hai loại:
- Loại đa năng một phần: các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải lập công ty độc lập hoạt động tách rời.
- Loại đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ.
Ưu điểm của mô hình này là ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung và có khả năng chịu đựng các biến động của TTCK. Mặt khác, với thế mạnh về chuyên môn và vốn, ngân hàng có thể tận dụng để kinh doanh chứng khoán một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, mô hình này cũng bộc lộ một số hạn chế như: Do có thế mạnh về tài chính, chuyên môn nên ngân hàng thương mại tham gia kinh doanh chứng khoán có thể gây lũng đoạn thị trường, trong trường hợp quản lý nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và quản trị điều hành thị trường còn yếu. Thêm vào đó, do tham gia nhiều lĩnh vực nên làm giảm tính chuyên môn hóa, khả năng thích ứng và linh hoạt kém. Trong trường hợp TTCK có nhiều rủi ro, ngân hàng có xu hướng bảo thủ rút khỏi TTCK để tập trung kinh doanh tiền tệ.
1.1.3.2. Mô hình chuyên doanh chứng khoán.
Theo mô hình này, hoạt động chuyên doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận; các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chưng khoán.
Mô hình này khắc phục được hạn chế của mô hình đa năng: giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán kinh doanh chuyên môn hóa, thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán
1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán.
1.1.4.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó công ty chứng khoán làm đại diện, trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, phí dịch vụ. Mức phí này sẽ được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá trị hợp đồng giao dịch.
Trong nghiệp vụ này, các CTCK chỉ được đề xuất thời điểm mua bán chứng khoán để khách hàng tham khảo và thực hiện các giao dịch theo lệnh của khách hàng. Do đó, khách hàng chính là người chịu trách nhiệm về kết quả của các giao dịch này.
Hoạt động môi giới tuân theo một số nguyên tắc: ký kết hợp đồng dịch vụ với khách hàng, mở tài khoản chứng khoán cho khách hàng, nhận các lệnh mua hay bán của khách hàng, thanh toán và quyết toán các doanh vụ, cung cấp các giấy chứng nhận chứng khoán.
1.1.4.2. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
Tự doanh là việc công ty chứng khoán tiến hành các giao dịch mua bán chứng khoán cho chính mình nhằm thu lợi nhuận.
Hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường phi tập trung. Trên thị trường tập trung, lệnh giao dịch của CTCK được thực hiện tương tự như lệnh của khách hàng. Trên thị trường phi tập trung, hoạt động tự doanh có thể được thực hiện trực tiếp giữa công ty với các đối tác hay thông qua một hệ thống mạng thông tin. Tùy vào hoạt động, cơ cấu tổ chức của mỗi CTCK mà có một quy trình riêng, phù hợp. Tuy nhiên, nếu đứng trên giác độ chung nhất thì quy trình hoạt động tự doanh có thể xuất phát từ việc xây dựng chiến lược đầu tư. Tiếp theo là khai thác, tìm kiếm các cơ hội đầu tư; Sau đó, phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư; Trên cơ sở này, tiến hành thực hiện đầu tư và cuối cùng là quản lý đầu tư và thu hồi vốn.
Trong hoạt động tự doanh, các CTCK phải quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán. Ngoài ra, phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty1 ... Điều này góp phần đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong giao dịch chứng khoán khi mà các CTCK có nhiều lợi thế hơn khách hàng về tìm kiếm thông tin và phân tích thị trường.
1.1.4.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hay mua số chứng khoán còn lại chưa phân phối hết và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành.
Việc bảo lãnh phát hành thường đươc thực hiện theo một trong các hình thức:
- Bảo lãnh theo cách cam kết chắc chắn: là cách mà tổ chức bảo lãnh cam kết với tổ chức phát hành sẽ mua hết lượng chứng khoán với một mức giá thỏa thuận và phân phối lại cho công chúng tại mức giá chào bán ra công chúng.
- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là cách mà tổ chức bảo lãnh chỉ đóng vai trò đại lý phát hành cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh chỉ cam kết sẽ cố gắng để bán được nhiều nhất chứng khoán ra thị trường theo mức giá xác định. Số chứng khoán không bán hết sẽ được trả lại cho tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh nhận được hoa hồng bảo lãnh trên số chứng khoán bán được hay trên số vốn huy động được.
- Bảo lãnh tất cả hay không: là cách tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành phải bán trọn đợt phát hành, nếu không bán được hết họ sẽ hủy bỏ đợt phát hành đó. Với cách này, tổ chức bảo lãnh phải hết sức cố gắng nếu họ không muốn bị thiệt hại về kinh tế (mất phí bảo lãnh …) và giảm sút về uy tín ( do đợt phát hành bị hủy bỏ)
- Bảo lãnh theo cách tối thiểu – tối đa: là cách trung gian pha trộn giữa cam kết chắc chắn và cố gắng cao nhất. Tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một lượng chứng khoán nhất định và cố gắng hết sức để bán tối đa lượng chứng khoán phát hành. Nếu lượng chứng khoán bán ra thấp hơn lượng tối thiểu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ, tổ chức bảo lãnh không nhận được bất cứ một khoản hoa hồng nào.
- Bảo lãnh theo cách dự phòng: là cách thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thông qua hình thức phát hành đặc quyền mua trước cho cổ đông hiện hữu. Có thể có một số cổ đông hiện hữu không mua thêm cổ phần nữa do thiếu vốn, do muốn phân tán rủi ro … Do vậy, tổ chức phát hành cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành dự phòng sẵn sàng đứng ra mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để bán ra công chúng.
1.1.4.4. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán.
Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến sở hữu chứng khoán.
Trong nghiệp vụ này lại được chia thành tư vấn doanh nghiệp và tư vấn đầu tư. Tư vấn doanh nghiệp thường mang lại nguồn thu lớn hơn so với tư vấn đầu tư. Tư vấn doanh nghiệp bao gồm các dịch vụ như: tư vấn chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, tư vấn phát hành, xác định giá trị doanh nghiệp … Còn tư vấn đầu tư là tư vấn về các loại cổ phiếu, trái phiếu cho khách hàng, từ đó giúp khách hàng có được nhận định của chính mình và đưa ra
KẾT LUẬN
Qua ba chương, bài viết đã làm rõ được một số lý luận về năng lực cạnh tranh và hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán, cũng như thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN. 6
1.1. Những vấn đề lý luận chung về công ty chứng khoán. 6
1.1.1. Khái niệm. 6
1.1.2. Vai trò. 6
1.1.3. Mô hình công ty chứng khoán. 7
1.1.3.1. Mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ. 7
1.1.3.2. Mô hình chuyên doanh chứng khoán. 8
1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán. 8
1.1.4.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán. 8
1.1.4.2. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. 8
1.1.4.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. 9
1.1.4.4. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán. 10
1.2. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 11
1.2.1. Khái niệm. 11
1.2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 12
1.2.2.1. Nhân tố khách quan 12
1.2.2.2. Nhân tố chủ quan 14
1.2.3. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 16
1.2.3.1. Một số tiêu chí định tính. 16
1.2.3.2. Một số tiêu chí định lượng. 18
1.3. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 19
1.3.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị công nghệ. 19
1.3.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực. 20
1.3.3. Đầu tư vào hoạt động PR, marketing, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. 20
1.4. Tác động của đầu tư đến nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 21
1.4.1. Hoạt động môi giới chứng khoán. 21
1.4.2. Hoạt động tự doanh. 22
1.4.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành. 22
1.4.4. Hoạt động tư vấn. 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG. 23
2.1. Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 23
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 24
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức. 24
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 25
2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 32
2.1.3.1. Môi giới. 32
2.1.3.2. Tự doanh. 34
2.1.3.3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán. 35
2.1.3.4. Tư vấn. 35
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 36
2.1.4.1. Tình hình tài chính. 36
2.1.4.2. Cơ cấu doanh thu. 39
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 42
2.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 42
2.2.2. Vốn và nguồn vốn. 43
2.2.3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 45
2.2.3.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị công nghệ. 45
2.2.3.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực. 48
2.2.3.3. Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). 50
2.2.3.4. Đầu tư cho hoạt động PR, marketing. 52
2.3. Đánh giá tác động của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 55
2.3.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 55
2.3.1.1. Tiềm lực về vốn. 55
2.3.1.2. Các sản phẩm - dịch vụ. 56
2.3.1.3. Hệ thống công nghệ thông tin. 61
2.3.1.4. Đội ngũ nhân sự. 62
2.3.1.5. Mạng lưới 64
2.4.2. Mô hình Swot. 66
2.4.3. Những kết quả đạt được. 68
2.4.4. Một số tồn tại và nguyên nhân 72
2.4.4.1. Một số tồn tại. 72
2.4.4.2. Nguyên nhân. 74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG. 76
3.1. Triển vọng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. 76
3.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 77
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 78
3.3.1. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý. 78
3.3.2. Đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm - dịch vụ 79
3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua hoạt động đào tạo. 80
3.3.4. Đầu tư cho cơ sở vật chất một cách đồng bộ, hiện đại hóa công nghệ thông tin và phát triển các phần mềm ứng dụng tiên tiến. 81
3.3.5. Xây dựng hệ thống quy trình thực hiện đối với từng nghiệp vụ. 82
3.3.6. Phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh. 82
3.3.7. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. 83
3.3.8. Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing. 84
3.4. Một số đề xuất kiến nghị. 85
3.4.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 85
3.4.2. Từng bước phát triển các công cụ phái sinh, phát triển thị trường trái phiếu chuyên biệt. 87
3.4.3. Chính phủ, bộ tài chính không nên can thiệp quá sâu vào thị trường chứng khoán và hoạt động của công ty chứng khoán. 88
3.4.4. Cho phép tiếp tục triển khai cho vay kinh doanh chứng khoán đối với các ngân hàng thương mại. 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. Thực trạng và giải pháp
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán đóng vai trò là một trong những kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường. Tại Việt Nam thị trường chứng khoán đã manh mún phát triển từ năm 2000 nhưng phải đến sau khi ra nhập tổ chức thương mại thế giới thì thị trường chứng khoán mới sôi động và các công ty chứng khoán lần lượt ra đời. Các công ty chứng khoán chính là cầu nối giữa nhà đầu tư với thị trường.
Cùng với xu thế hội nhập ngày càng phât triển thì càng có nhiều công ty chứng khoán trong nước và nước ngoài ra đời với những quy mô và đặc điểm khác nhau. Điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty chứng khoán. Do đó, việc đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán và sau một thời gian thực tập thực tế tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long, em đã quyết định lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. Thực trạng và giải pháp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết được chia thành ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán.
Chương 2: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.
1.1. Những vấn đề lý luận chung về công ty chứng khoán.
1.1.1. Khái niệm.
Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thông qua việc thực hiện một hay một vài dịch vụ chứng khoán chính là môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
1.1.2. Vai trò.
Các công ty chứng khoán là một tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ có các CTCK mà các doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả thông qua việc phát hành chứng khoán, các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức có thể tham gia vào thị trường dễ dàng và thuận lợi.
Nhìn chung, các CTCK có một số vai trò chính sau:
Thứ nhất, huy động vốn. Thị trường chứng khoán là một trong những kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu. Một công cụ hiệu quả để thực hiện chức năng này của TTCK chính là các CTCK. Nó chính là kênh dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn; là cầu nối giữa nhà phát hành và nhà đầu tư thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và cũng là cầu nối giữa những nhà đầu tư thông qua nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
Thứ hai, can thiệp bảo vệ giá chứng khoán, góp phần ổn định thị trường. Khi giá chứng khoán biến động bất lợi do tình hình chung của thị trường, các CTCK thực hiện các giao dịch mua bán nhằm ổn định lại thị trường theo yêu cầu can thiệp của cơ quan quản lý và tự bảo vệ mình hay khách hàng của mình khi thực hiện các đợt phát hành hay bảo lãnh phát hành.
Thứ ba, hỗ trơ các nhà đầu tư khi tham gia vào TTCK thông qua các nghiệp vụ của mình, góp phần thúc đẩy TTCK phát triển. Các CTCK ngoài việc thực hiện các giao dịch mua bán theo lệnh của khách hàng thì còn cung cấp cho các báo cáo phân tích ngành, phân tích công ty, phân tích cổ phiếu, trái phiếu và tư vấn cho khách hàng. Từ đó, giúp cho khách hàng có một cái nhìn đầy đủ về thị trường và đưa ra các quyết định đúng đắn, sáng suốt
1.1.3. Mô hình công ty chứng khoán.
Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai mô hình cơ bản của CTCK là: mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ và mô hình chuyên doanh chứng khoán.
1.1.3.1. Mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ.
Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này chia thành hai loại:
- Loại đa năng một phần: các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải lập công ty độc lập hoạt động tách rời.
- Loại đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ.
Ưu điểm của mô hình này là ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung và có khả năng chịu đựng các biến động của TTCK. Mặt khác, với thế mạnh về chuyên môn và vốn, ngân hàng có thể tận dụng để kinh doanh chứng khoán một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, mô hình này cũng bộc lộ một số hạn chế như: Do có thế mạnh về tài chính, chuyên môn nên ngân hàng thương mại tham gia kinh doanh chứng khoán có thể gây lũng đoạn thị trường, trong trường hợp quản lý nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và quản trị điều hành thị trường còn yếu. Thêm vào đó, do tham gia nhiều lĩnh vực nên làm giảm tính chuyên môn hóa, khả năng thích ứng và linh hoạt kém. Trong trường hợp TTCK có nhiều rủi ro, ngân hàng có xu hướng bảo thủ rút khỏi TTCK để tập trung kinh doanh tiền tệ.
1.1.3.2. Mô hình chuyên doanh chứng khoán.
Theo mô hình này, hoạt động chuyên doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận; các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chưng khoán.
Mô hình này khắc phục được hạn chế của mô hình đa năng: giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán kinh doanh chuyên môn hóa, thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán
1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán.
1.1.4.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó công ty chứng khoán làm đại diện, trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, phí dịch vụ. Mức phí này sẽ được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá trị hợp đồng giao dịch.
Trong nghiệp vụ này, các CTCK chỉ được đề xuất thời điểm mua bán chứng khoán để khách hàng tham khảo và thực hiện các giao dịch theo lệnh của khách hàng. Do đó, khách hàng chính là người chịu trách nhiệm về kết quả của các giao dịch này.
Hoạt động môi giới tuân theo một số nguyên tắc: ký kết hợp đồng dịch vụ với khách hàng, mở tài khoản chứng khoán cho khách hàng, nhận các lệnh mua hay bán của khách hàng, thanh toán và quyết toán các doanh vụ, cung cấp các giấy chứng nhận chứng khoán.
1.1.4.2. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
Tự doanh là việc công ty chứng khoán tiến hành các giao dịch mua bán chứng khoán cho chính mình nhằm thu lợi nhuận.
Hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường phi tập trung. Trên thị trường tập trung, lệnh giao dịch của CTCK được thực hiện tương tự như lệnh của khách hàng. Trên thị trường phi tập trung, hoạt động tự doanh có thể được thực hiện trực tiếp giữa công ty với các đối tác hay thông qua một hệ thống mạng thông tin. Tùy vào hoạt động, cơ cấu tổ chức của mỗi CTCK mà có một quy trình riêng, phù hợp. Tuy nhiên, nếu đứng trên giác độ chung nhất thì quy trình hoạt động tự doanh có thể xuất phát từ việc xây dựng chiến lược đầu tư. Tiếp theo là khai thác, tìm kiếm các cơ hội đầu tư; Sau đó, phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư; Trên cơ sở này, tiến hành thực hiện đầu tư và cuối cùng là quản lý đầu tư và thu hồi vốn.
Trong hoạt động tự doanh, các CTCK phải quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán. Ngoài ra, phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty1 ... Điều này góp phần đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong giao dịch chứng khoán khi mà các CTCK có nhiều lợi thế hơn khách hàng về tìm kiếm thông tin và phân tích thị trường.
1.1.4.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hay mua số chứng khoán còn lại chưa phân phối hết và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành.
Việc bảo lãnh phát hành thường đươc thực hiện theo một trong các hình thức:
- Bảo lãnh theo cách cam kết chắc chắn: là cách mà tổ chức bảo lãnh cam kết với tổ chức phát hành sẽ mua hết lượng chứng khoán với một mức giá thỏa thuận và phân phối lại cho công chúng tại mức giá chào bán ra công chúng.
- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là cách mà tổ chức bảo lãnh chỉ đóng vai trò đại lý phát hành cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh chỉ cam kết sẽ cố gắng để bán được nhiều nhất chứng khoán ra thị trường theo mức giá xác định. Số chứng khoán không bán hết sẽ được trả lại cho tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh nhận được hoa hồng bảo lãnh trên số chứng khoán bán được hay trên số vốn huy động được.
- Bảo lãnh tất cả hay không: là cách tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành phải bán trọn đợt phát hành, nếu không bán được hết họ sẽ hủy bỏ đợt phát hành đó. Với cách này, tổ chức bảo lãnh phải hết sức cố gắng nếu họ không muốn bị thiệt hại về kinh tế (mất phí bảo lãnh …) và giảm sút về uy tín ( do đợt phát hành bị hủy bỏ)
- Bảo lãnh theo cách tối thiểu – tối đa: là cách trung gian pha trộn giữa cam kết chắc chắn và cố gắng cao nhất. Tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một lượng chứng khoán nhất định và cố gắng hết sức để bán tối đa lượng chứng khoán phát hành. Nếu lượng chứng khoán bán ra thấp hơn lượng tối thiểu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ, tổ chức bảo lãnh không nhận được bất cứ một khoản hoa hồng nào.
- Bảo lãnh theo cách dự phòng: là cách thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thông qua hình thức phát hành đặc quyền mua trước cho cổ đông hiện hữu. Có thể có một số cổ đông hiện hữu không mua thêm cổ phần nữa do thiếu vốn, do muốn phân tán rủi ro … Do vậy, tổ chức phát hành cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành dự phòng sẵn sàng đứng ra mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để bán ra công chúng.
1.1.4.4. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán.
Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến sở hữu chứng khoán.
Trong nghiệp vụ này lại được chia thành tư vấn doanh nghiệp và tư vấn đầu tư. Tư vấn doanh nghiệp thường mang lại nguồn thu lớn hơn so với tư vấn đầu tư. Tư vấn doanh nghiệp bao gồm các dịch vụ như: tư vấn chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, tư vấn phát hành, xác định giá trị doanh nghiệp … Còn tư vấn đầu tư là tư vấn về các loại cổ phiếu, trái phiếu cho khách hàng, từ đó giúp khách hàng có được nhận định của chính mình và đưa ra
KẾT LUẬN
Qua ba chương, bài viết đã làm rõ được một số lý luận về năng lực cạnh tranh và hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán, cũng như thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN. 6
1.1. Những vấn đề lý luận chung về công ty chứng khoán. 6
1.1.1. Khái niệm. 6
1.1.2. Vai trò. 6
1.1.3. Mô hình công ty chứng khoán. 7
1.1.3.1. Mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ. 7
1.1.3.2. Mô hình chuyên doanh chứng khoán. 8
1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán. 8
1.1.4.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán. 8
1.1.4.2. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. 8
1.1.4.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. 9
1.1.4.4. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán. 10
1.2. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 11
1.2.1. Khái niệm. 11
1.2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 12
1.2.2.1. Nhân tố khách quan 12
1.2.2.2. Nhân tố chủ quan 14
1.2.3. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 16
1.2.3.1. Một số tiêu chí định tính. 16
1.2.3.2. Một số tiêu chí định lượng. 18
1.3. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 19
1.3.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị công nghệ. 19
1.3.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực. 20
1.3.3. Đầu tư vào hoạt động PR, marketing, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. 20
1.4. Tác động của đầu tư đến nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. 21
1.4.1. Hoạt động môi giới chứng khoán. 21
1.4.2. Hoạt động tự doanh. 22
1.4.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành. 22
1.4.4. Hoạt động tư vấn. 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG. 23
2.1. Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 23
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 24
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức. 24
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 25
2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 32
2.1.3.1. Môi giới. 32
2.1.3.2. Tự doanh. 34
2.1.3.3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán. 35
2.1.3.4. Tư vấn. 35
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 36
2.1.4.1. Tình hình tài chính. 36
2.1.4.2. Cơ cấu doanh thu. 39
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 42
2.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 42
2.2.2. Vốn và nguồn vốn. 43
2.2.3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 45
2.2.3.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị công nghệ. 45
2.2.3.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực. 48
2.2.3.3. Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). 50
2.2.3.4. Đầu tư cho hoạt động PR, marketing. 52
2.3. Đánh giá tác động của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 55
2.3.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 55
2.3.1.1. Tiềm lực về vốn. 55
2.3.1.2. Các sản phẩm - dịch vụ. 56
2.3.1.3. Hệ thống công nghệ thông tin. 61
2.3.1.4. Đội ngũ nhân sự. 62
2.3.1.5. Mạng lưới 64
2.4.2. Mô hình Swot. 66
2.4.3. Những kết quả đạt được. 68
2.4.4. Một số tồn tại và nguyên nhân 72
2.4.4.1. Một số tồn tại. 72
2.4.4.2. Nguyên nhân. 74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG. 76
3.1. Triển vọng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. 76
3.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 77
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. 78
3.3.1. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý. 78
3.3.2. Đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm - dịch vụ 79
3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua hoạt động đào tạo. 80
3.3.4. Đầu tư cho cơ sở vật chất một cách đồng bộ, hiện đại hóa công nghệ thông tin và phát triển các phần mềm ứng dụng tiên tiến. 81
3.3.5. Xây dựng hệ thống quy trình thực hiện đối với từng nghiệp vụ. 82
3.3.6. Phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh. 82
3.3.7. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. 83
3.3.8. Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing. 84
3.4. Một số đề xuất kiến nghị. 85
3.4.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 85
3.4.2. Từng bước phát triển các công cụ phái sinh, phát triển thị trường trái phiếu chuyên biệt. 87
3.4.3. Chính phủ, bộ tài chính không nên can thiệp quá sâu vào thị trường chứng khoán và hoạt động của công ty chứng khoán. 88
3.4.4. Cho phép tiếp tục triển khai cho vay kinh doanh chứng khoán đối với các ngân hàng thương mại. 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. Thực trạng và giải pháp
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: