Link tải miễn phí Luận văn: Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc :Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 04 10
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2016
Miêu tả: Luận văn ThS.Quản lý kinh tế -Trường Đại học Kinh tế - . Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... i MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ..... 5 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .......................................................................... 5 1.1.1. Tài liệu nghiên cứu chuyên sâu: ................................................................ 5 1.1.2. Các bài viết trên tạp chí, báo điện tử: ....................................................... 7 1.2. Cơ sở lý luận về đầu tƣ, thu hút vốn đầu tƣ ................................................... 12 1.2.1. Đầu tư, vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư ................................................ 12 1.2.2. Khu công nghiệp ...................................................................................... 15 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ................................................................................................................. 22 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................ 29 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng: ........................................................ 29 2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin: ............................................................. 29 2.1.2. Phương pháp phân tích ............................................................................ 30 2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu: ...................................................................... 30 2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu. ................................................. 31 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 31 2.2.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu ............................................................... 31 2.3. Các công cụ đƣợc sử dụng ............................................................................. 31 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn ............................................................ 31 2.3.2. Phương pháp quan sát ............................................................................. 31 2.4. Độ tin cậy của nghiên cứu .............................................................................. 32 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2013 ........................................................................................... 33
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bình Xuyên .......................... 33 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 33 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 36 3.2. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế ...................................................................... 39 3.2.1. Bối cảnh quốc tế ...................................................................................... 39 3.2.2. Bối cảnh trong nước, vùng đồng bằng sông Hồng và tỉnh Vĩnh Phúc .... 44 3.3. Hoạt động thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp ................................ 45 3.3.1. Công tác tổ chức quản lý của nhà nước đối với các khu công nghiệp .... 45 3.3.2. Các hoạt động thu hút vốn đầu tư ........................................................... 46 3.4. Kết quả thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp .................................... 57 3.4.1. Vốn đầu tư tổng quan qua các năm ......................................................... 57 3.4.2. Vốn đầu tư theo quy mô, tiến độ thực hiện .............................................. 59 3.4.3. Vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp ................................................. 63 3.4.4. Vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ........................... 63 3.4.5. Vốn đầu tư theo đối tác ............................................................................ 64 3.5. Tình hình sử dụng đất tại các khu công nghiệp .............................................. 65 3.6. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp .................................................................................................... 67 3.6.1. Những thành công và nguyên nhân ......................................................... 67 3.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 69 CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................................................ 72 4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Bình Xuyên ............................................................................................................ 72 4.1.1. Định hướng .............................................................................................. 72 4.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp của huyện ............................................ 75 4.2. Các giải pháp thu hút đầu tƣ ........................................................................... 76 4.2.1. Giải pháp về công tác quản lý của Nhà nước: ........................................ 77

4.2.2. Giải pháp về tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng .... 79 4.2.3. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính .................................................................................................................. 80 4.2.4. Giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............. 82 4.2.5. Giải pháp về đổi mới và tăng cường xúc tiến đầu tư .............................. 85 4.2.6. Giải pháp về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư ............................................... 86 4.2.7. Giải pháp về thị trường ........................................................................... 87 4.3. Kiến nghị, đề xuất........................................................................................... 88 4.3.1. Đối với UBND huyện Bình Xuyên: .......................................................... 88 4.3.2. Đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................ 90 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 93

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Huyện Bình Xuyên đƣợc tỉnh Vĩnh Phúc xác định là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh, do vậy là một địa phƣơng đƣợc tỉnh đầu tƣ rất lớn cho phát triển công nghiệp, nhƣ trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tƣ của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Hiện nay trên địa bàn huyện có 6 khu công nghiệp, với tổng diện tích gần 2.000 ha, trong đó gồm: Khu công nghiệp Bình Xuyên; khu công nghiệp Bình Xuyên II; khu công nghiệp Nam Bình Xuyên; khu công nghiệp Bá Thiện; khu công nghiệp Bá Thiện II và khu công nghiệp Sơn Lôi. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn trong những năm gần đây còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện, số dự án đầu tƣ vào chƣa nhiều, tỉ lệ thực hiện dự án đạt thấp. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài là cần thiết để giúp các cơ quan quản lý nhà nƣớc của huyện, của tỉnh có thêm những giải pháp để thu hút đầu tƣ của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, tăng tỉ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp… hoàn thành mục tiêu đƣa huyện Bình Xuyên trở thành huyện công nghiệp. 1.1. Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo. Là học viên cao học ngành Quản lý kinh tế, với các kiến thức đã đƣợc đào tạo, dựa trên cơ sở những kiến thức nền tảng và nâng cao về kinh tế học, tác giả nhận thấy việc lựa chọn đề tài nhƣ vậy là hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành đƣợc đào tạo. Tác giả sử dụng những kiến thức đƣợc đào tạo thuộc ngành quản lý kinh tế để tổng hợp, phân tích, luận giải các chính sách

và các hoạt động quản lý kinh tế có liên quan đến thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân để đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tƣ trong thời gian tiếp theo. Với các kiến thức chuyên ngành, học viên có khả năng áp dụng các kiến thức về quản lý kinh tế trong triển khai, tổng kết, đánh giá và phản biện các chính sách kinh tế của nhà nƣớc và của địa phƣơng có liên quan đến thu hút đầu tƣ; sử dụng các kiến thức chuyên sâu về quản lý kinh tế trong quản lý, lãnh đạo, xây dựng và thẩm định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển các khu cụm công nghiệp, đánh giá hoạt động quản lý, xúc tiến đầu tƣ vào các khu cụm công nghiệp của các cấp, các ngành tại địa phƣơng trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu ngày càng phức tạp. Do đó, với đề tài “Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”, tác giả thấy rằng đây là đề tài phù hợp với ngành Quản lý kinh tế mà mình đƣợc đào tạo. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu Luận văn tập trung trả lời câu hỏi: Cần có những giải pháp nhƣ thế nào để thu hút nguồn vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Xuyên trong thời gian tới? 2. Đối tƣợng nghiên cứu : Đối tƣợng nghiên cứu là cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn đầu tƣ và việc vận dụng các cơ chế, chính sách để thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Xuyên. 3. Phạm vi nghiên cứu : Đề tài của luận văn tập trung vào nghiên cứu thực trạng thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Xuyên từ năm 2008-


2013 và đề ra giải pháp thu hút vốn đầu tƣ cho các khu công nghiệp trên địa bàn Bình Xuyên trong giai đoạn 2015-2020. Tài liệu dùng để nghiên cứu thu thập từ năm 2008-2013. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: * Mục đích nghiên cứu : Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về các hoạt động thu hút đầu tƣ, phân tích và đánh giá thực trạng về tình hình thu hút vốn đầu tƣ của tỉnh Vĩnh phúc vào các khu công nghiệp, trong đó có khu công nghiệp Bình Xuyên. Để từ đó đề xuất giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tƣ cho khu công nghiệp Bình Xuyên trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập các tài liệu và các văn bản quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực thu hút vốn đầu tƣ và các đánh giá, nghiên cứu về lĩnh vực này làm cơ sở lý luận cho giải pháp thu hút vốn đầu tƣ. - Thu thập và đánh giá tài liệu về thực trạng thu hút vốn đầu tƣ tại các Khu công nghiệp của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc trong các năm qua (từ 2008 đến 2013). - Nghiên cứu tìm giải pháp đáp ứng mục tiêu nghiên cứu về thu hút vốn đầu tƣ tại các khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh phúc. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích; phƣơng pháp tổng hợp; phƣơng pháp điều tra... Tuỳ theo vấn đề cụ thể mà luận văn sử dụng từng phƣơng pháp riêng lẻ hay sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp để luận giải, đánh giá, làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.


6. Kết cấu dự kiến của Luận văn: Luận văn gồm 4 chƣơng: - Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận - Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu. - Chƣơng 3: Thực trạng thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2008-2013 - Chƣơng 4: Giải pháp thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.


CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1.1.1. Tài liệu nghiên cứu chuyên sâu - Nguyễn Mạnh Toàn (Trƣờng ĐHKT- ĐH Đà Nẵng) (2010) Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định những nhân tố chủ yếu giúp thu hút vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài vào một địa phƣơng của Việt Nam. Sau khi nghiên cứu tổng quan các vấn đề lý luận và thực hiện phỏng vấn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tác giả đã xác định đƣợc 8 nhân tố phân thành 4 nhóm phục vụ cho việc nghiên cứu. 300 bản câu hỏi điều tra đã đƣợc gửi đến các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh để khảo sát. Kết quả điều tra cho thấy một số nhân tố đƣợc đánh giá là quan trọng hơn các nhân tố khác. Trong đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sự ƣu đãi và hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng, chi phí hoạt động thấp là những nhân tố quan trọng nhất có ảnh hƣởng mang tính quyết định khi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài xem xét lựa chọn địa điểm đầu tƣ tại Việt Nam. Hạn chế: Có thể có một mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các nhân tố, ví dụ sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẽ kéo theo sự phát triển của các nhân tố khác và ngƣợc lại vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu sâu. - Nguyễn Thị Ninh Thuận và TS. Bùi Văn Trịnh (NXB ĐH Cần Thơ) (2012) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu công nghiệp tại thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu đã đánh giá về thực trạng môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp của Cần Thơ; tìm hiểu các yếu tố


ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ của DN vào KCN và đề xuất các giải pháp thu hút đầu tƣ vào khu công nghiệp Cần Thơ trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu tìm ra đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ đối với DN trong KCN gồm: Vị trí, địa điểm thành lập KCN thuận lợi sản xuất kinh doanh, nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất, và chính sách thu hút đầu tƣ; đối với các DN ngoài KCN gồm: Chi phí xử lý nƣớc thải trong KCN cao, vị trí hiện tại thuận lợi cho SXKD hơn trong KCN, thuê/mua mặt bằng ngoài KCN có lợi hơn. - TS. Nguyễn Thị Tƣờng Anh và Nguyễn Hữu Tâm (2013), Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ƣu điểm: Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc thù cơ bản nhất của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam giai đoạn từ 2000 đến nay. Lƣợng vốn FDI tăng mạnh so với các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực, tuy nhiên điều đáng lo ngại là nguồn vốn này lại tập trung quá nhiều vào lĩnh vực bất động sản. Nghiên cứu cũng chỉ ra những thay đổi rõ rệt trong chuyển dịch xu hƣớng đầu tƣ từ khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng tới khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian gần đây. Nhận ra xu hƣớng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các vùng phát huy thế mạnh của mình, cải thiện điểm yếu và có những kế hoạch lâu dài, tổng thể. Phần phân tích định lƣợng đã chỉ ra những thay đổi trong quyết định lựa chọn đầu tƣ, tiến tới những thị trƣờng mới, tốc độ tăng dân số cao, nguồn lao động rẻ, và sẵn sàng chấp nhận những hạn chế về cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, việc hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn luôn là nhân tố quan trọng. Chính sách chính phủ, mà cụ thể là chính sách đất đai, cung ứng dịch vụ công và hỗ trợ đào tạo lao động là những nhân tố cho thấy ảnh hƣởng mạnh đến FDI. Qua đây, nghiên cứu cổ vũ mạnh mẽ cho quá trình cải thiện và trong sạch hóa bộ máy quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

tải đủ 2 phần rồi giải nén

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top