hoahongcogai686

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐÀU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CÔNG TY TNHH SENA VIỆT NAM 3
1.Giới thiệu về Công ty TNHH SENA Việt Nam 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3
1.2 Ngành nghề kinh doanh chính 5
1.3 Cơ cấu tổ chức 6
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH SENA Việt Nam giai đoạn 2003 – 2007 9
2.Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam 11
2.1 Nguồn vốn đầu tư 11
2.1.1 Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư 11
2.1.2 Vốn đầu tư theo dự án 16
2.1.3 Vốn đầu tư theo các lĩnh vực 20
2.2 Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam 23
2.2.1 Đầu tư vào xây dựng cơ bản 23
2.2.2 Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ 26
2.2.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 35
2.2.4 Đầu tư cho hoạt động Marketing 39
2.2.5 Đầu tư khác 44
3. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam 46
3.1 Kết quả và hiệu quả đạt được 46
3.2 Một số tồn tại của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 54
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TNHH SENA VIỆT NAM 57
1. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam 57
1.1 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 57
1.1.1 Phân tích thị trường máy bơm nước ở Việt Nam 57
a. Tình hình thị trường máy bơm nước ở Việt Nam 57
b. Các đối thủ cạnh tranh 59
c. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường máy bơm nước 62
1.1.2 Tình hình kinh tế vĩ mô 64
1.2 Khái quát năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam 65
a. Những điểm mạnh 66
b. Những điểm yếu 67
c. Những cơ hội 68
d. Những thách thức 69
2.Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty TNHH SENA Việt Nam 73
3. Các giải pháp cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam 75
3.1 Phát triển các sản phẩm thế mạnh của công ty đồng thời thực hiện đa dạng hóa sản phẩm 75
3.2 Nâng cao khả năng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả 78
3.2.1 Nâng cao khả năng huy động vốn 78
3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 80
3.3 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 81
3.4 Tăng cường đầu tư cho hoạt động Marketing 82
3.5 Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) 87
3.6 Các biện pháp hỗ trợ 88
KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
Cụm CN Cụm công nghiệp
MMTB Máy móc thiết bị
CN Công nghệ
TSCĐ Tài sản cố định
WTO Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Cơ cấu mặt hàng chính của Công ty TNHH SENA Việt Nam trong giai đoạn 2004-2006 6
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty 7
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2003-2007 10
Bảng 3: Nguồn vốn đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam giai đoạn 2003 – 2007 12
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành vốn 14
Bảng 5: Các dự án gần đây của Công ty TNHH SENA Việt Nam 17
Bảng 6: Vốn đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam phân theo các lĩnh vực 21
Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty TNHH SENA Việt Nam phân theo các lĩnh vực 22
Bảng 8: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2003 – 2007 23
Bảng 9: Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ giai đoạn 2003 – 2007 27
Sơ đồ 2: Dây chuyền sản xuất máy bơm điện 28
Bảng 10: Các công nghệ đang được sử dụng tại Công ty TNHH SENA Việt Nam 29
Bảng 11: Máy móc thiết bị được sử dụng ở Công ty TNHH SENA 30
Bảng 12: Các nguyên liệu ngoại nhập của SENA Việt Nam 33
Bảng 13: Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực 36
Bảng 14: Cơ cấu lao động tại Công ty TNHH SENA Việt Nam 37
Bảng 15: Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing 39
Sơ đồ 3: Kênh phân phối của công ty SENA 41
Bảng 16: Hoạt động đầu tư khác của Công ty TNHH SENA Việt Nam giai đoạn 2003-2007 44
Bảng 17: Tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật của máy bơm 150W 45
Biểu đồ 1: Doanh thu của Công ty qua các năm 2003-2007 47
Biểu đồ 2: Lợi nhuận của Công ty qua các năm 2003-2007 48
Bảng 18: Giá trị TSCĐ mới huy động của Công ty TNHH SENA Việt Nam giai đoạn 2003 – 2007 49
Bảng 19: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tổng hợp 50
Biểu đồ 3: Thị phần máy bơm nước của Công ty TNHH SENA Việt Nam 52
Bảng 20: Tỷ trọng máy bơm nhập khẩu và máy bơm sản xuất 58
Bảng 21: Thị phần tiêu thụ máy bơm nước ở Việt Nam 61
Bảng 22: Mô hình SWOT Công ty TNHH SENA Việt Nam 70

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết khi trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài khi họ được phép hoạt động trên thị trường Việt Nam với các điều kiện tương tự như doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải phát triển để đứng vững khi các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài thâm nhập thị trường trong nước hoặc đứng trước nguy cơ phá sản hoặc phải sát nhập với các doanh nghiệp khác nếu không đủ khả năng cạnh tranh.
Đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tìm được hướng đi cho riêng mình, đã xây dựng được các thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường trong nước, tạo ra ưu thế cạnh tranh trước khi các doanh nghiệp nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu là Công ty TNHH SENA Việt Nam. Kể từ khi đi vào hoạt động, Công ty đã tiến hành một loạt các hoạt động đầu tư để xây dựng nên các thương hiệu Việt Nam. Hiện nay, một số sản phẩm của Công ty có khả năng cạnh tranh cao với các sản phẩm ngoại nhập và chiếm được phần lớn thị phần trong nước.
Rõ ràng việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh đã, đang và sẽ là một yêu cầu cấp thiết để các doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trên nền kinh tế thị trường, và SENA Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng các hoạt động đầu tư tại Công ty TNHH SENA Việt Nam để từ đó có thể rút ra những bài học cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo tiền đề cho hoạt động tái đầu tư, đầu tư theo chiều sâu để mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thương hiệu của doanh nghiệp. Và đó cũng là những nội dung mà đề tài này muốn đề cập tới.
Kết cấu của đề tài gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Chương II: Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Do hạn chế về kinh nghiệm thực thế nên chắc chắn chuyên đề thực tập của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến của các thầy cô giáo và đóng góp của các bạn sinh viên để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH SENA Việt Nam và Thạc sĩ Nguyễn Thị Ái Liên đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐÀU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CÔNG TY TNHH SENA VIỆT NAM

1. Giới thiệu về Công ty TNHH SENA Việt Nam
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH SENA Việt Nam có tiền thân là Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Châu Á được thành lập ngày 18 tháng 3 năm 1995 theo giấy phép số 1721/GP-UB do UBND thành phố Hà Nội cấp. Năm 2005, công ty đổi tên thành Công ty TNHH SENA Việt Nam theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 052054 cấp ngày 12/10/2005.
Hiện tại, ngoài trụ sở chính của Công ty đặt tại số 34 phố Bích Câu, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội, Công ty còn có một nhà xưởng tại xã Đình Xuyên, Gia Lâm. Ngoài ra, để mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm ra toàn quốc, Công ty đặt một chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh và một chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng với hệ thống phân phối gồm 300 đại lý bán hàng và 2000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.
Tính đến nay, Công ty đã có trên 12 năm hoạt động và phát triển. Công ty có bước chuyển biến quan trọng vào năm 2000, song song với việc ký kết làm đại lý phân phối cho các hãng sản xuất máy bơm có tên tuổi của nước ngoài như Sealand (Italia), Hanil (Hàn Quốc)…, công ty đã cử người đi sang các nhà máy sản xuất máy bơm ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Đức…để tìm hiểu về công nghệ của họ và nghiên cứu khả năng áp dụng những công nghệ đó để sản xuất tại Việt Nam. Đến năm 2003, Công ty đã tích lũy đủ kinh nghiệm sản xuất và nắm vững công nghệ mới để có thể đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất toàn bộ chi tiết cho máy bơm gia dụng với công nghệ tiên tiến của Đức và Nhật Bản.
Công ty TNHH SENA Việt Nam là một trong những nhà phân phối có quan hệ với các tập đoàn kinh tế lớn ở Việt Nam như: Công ty Kim khí Thăng Long, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera, Công ty Nhựa Hà Nội,… và nhiều hãng lớn trên thế giới như: Sealand – máy bơm nước công nghiệp và dân dụng, MTS Group – bình nước nóng mang thương hiệu Pearla, Farber – thiết bị nhà bếp cao cấp Italy, Sanei (Nhật Bản), Celton (Mỹ), Hanil – máy bơm nước, điện gia dụng Hàn Quốc…
Công ty đã thành công trong việc xây dựng nên một thương hiệu Việt Nam vững mạnh, có ấn tượng trong tâm trí người tiêu dùng. Sản phẩm máy bơm gia dụng mang nhãn hiệu Sena do Công ty sản xuất đã chiếm lĩnh được thị trường vì giá cả rẻ và chất lượng tốt hơn so với các loại máy bơm nhập từ Trung Quốc. Công ty đã phát triển hệ thống phân phối rộng khắp cả nước và chiếm lĩnh được hơn 40% thị phần sản phẩm máy bơm nước miền Bắc.
Về xuất khẩu, Công ty đã và đang xuất khẩu bồn tắm acrylic sang một số nước như Ukraina, Nga, Bangladesh…và xuất khẩu sen vòi sang Iran.
Hiện nay, Công ty SENA Việt Nam có số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Công ty dự kiến sẽ chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần tiến tới niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Tham vọng của công ty là trở thành tập đoàn đa ngành cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Đây là một cơ hội lớn để giúp Công ty TNHH SENA Việt Nam không chỉ thu hút được các nhà đầu tư trong nước mà tạo điều kiện cho Công ty dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế. Hiện đã có khá nhiều đối tác, khách hàng đăng ký là cổ đông chiến lược của Công ty và điều này sẽ giúp SENA Việt Nam thực hiện thành công chiến lược của mình.
SENA Việt Nam đã nhận được rất nhiều giải thưởng lớn như: Sao Vàng Đất Việt năm 2005 (giải thưởng danh giá tôn vinh doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam do Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam phát động), Thương hiệu mạnh 2005 do Cục xúc tiến thương mại (Bộ thương mại) và thời báo kinh tế Việt Nam tổ chức, Cúp vàng thương hiệu và nhiều giải thưởng quan trọng do các tổ chức uy tín trao tặng. Đây là minh chứng cho những thành công trong chiến lược phát triển rất đúng đắn và vững chắc của Công ty – phát triển thương hiệu của riêng mình.
1.2 Ngành nghề kinh doanh chính
Công ty TNHH SENA Việt Nam có chức năng chính là sản xuất và kinh doanh sản phẩm hàng hóa, các loại thiết bị vệ sinh máy bơm nước, máy khử mùi, bình nóng lạnh. Sản phẩm của Công ty được cung cấp chủ yếu cho thị trường trong nước, bên cạnh đó Công ty cũng đang hướng tới thị trường xuất khẩu và liên kết hợp tác với các tổ chức kinh tế khác để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình.
Bảng 20: Tỷ trọng máy bơm nhập khẩu và máy bơm sản xuất
trong nước
Năm
2004
2005
2006
2007
Máy bơm nhập khẩu
80%
60%
55%
45%
Máy bơm sản xuât trong nước
20%
40%
45%
55%
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH SENA Việt Nam)
Theo bảng trên, ta thấy máy bơm sản xuất từ trong nước đang dần chiếm được thị phần cao hơn trong thị trường tiêu thụ máy bơm của Việt Nam. Đây là cơ hội để cho các Công ty sản xuất máy bơm như Công ty TNHH SENA Việt Nam mở rộng sản xuất, gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Nhưng đó cũng đồng thời là thách thức cho SENA Việt Nam trước sự cạnh tranh giành thị phần của các đối thủ trong nước.
Sản phẩm máy bơm nước được chia làm 2 loại: máy bơm phục vụ cho mục đích dân dụng (hộ gia đình) và máy bơm công nghiệp.
Đối với máy bơm phục vụ cho mục đích dân dụng, dải công suất chủ yếu từ 125W – 750W, thích ứng chiều cao (cột áp) tương đương nhà 2 đến 6 tầng, lưu lượng nước từ 2m3 – 7m3/h. Khách hàng của dòng sản phẩm này là tất cả các hộ gia đình có nhu cầu về nước sinh hoạt như:
Khu vực nông thôn: bơm nước từ giếng khoan, giếng đào, phục vụ bơm tưới vườn, ruộng, phục vụ sản xuất nông nghiệp…
Khu vực thành thị: Sử dụng bơm nước lên tầng cao, tầng áp cho việc sử dụng nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Đối với máy bơm công nghiệp, công suất tương đối cao, chủ yếu từ 1,1kW- 50kW, điện áp sử dụng 3 pha, cột áp 30m – 200m, lưu lượng từ 10m3 – 120m3/h. Khách hàng chủ yếu của sản phẩm máy bơm công nghiệp là các cá nhân tổ chức hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực như: Cứu hoả, cấp thoát nước nói chung (các khu chung cư, khu đô thị mới, các dự án nước sạch, dây chuyền xử lý nước thải, bơm hoá chất…) các nhà máy sản xuất thực phẩm, sản xuất hàng công nghiệp…
Nhu cầu thị trường hiện nay của sản phẩm máy bơm nước đang rất lớn, tổng sản lượng sản xuất trong nước rất hạn chế, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trên. Việt Nam vẫn đang phải nhập một số lượng lớn các sản phẩm của Hàn Quốc, Italia, Nhật Bản… với giá thành cao, hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc với chất lượng thấp. Nhu cầu hiện nay của thị trường ước tính khoảng hơn 1.000.000 sản phẩm một năm và sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới.
b. Các đối thủ cạnh tranh


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
D Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Phát Triển Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Ninh​ Luận văn Kinh tế 0
E Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại BIDV Việt Nam - Đông Đô Luận văn Kinh tế 0
G Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 Luận văn Kinh tế 0
K Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh (VPBank) Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top