chiminhemthoi_08
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) nhằm đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của lực lượng sản xuất
nước nhà trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.
Qua 18 năm xây dựng và phát triển, các KCN, KCX ở nước ta đã thể hiện được vai trò không
thể thay thế của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá: là địa chỉ hấp dẫn các
nhà đầu tư trong và ngoài nước; góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, tạo việc
làm, tiếp thu những công nghệ sản xuất và kỹ năng quản lý tiên tiến, hình thành một hệ thống
đô thị mới ở nông thôn và góp phần công nghiệp hoá nông thôn nước ta.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2008, cả nước đã có 223
khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) được thành lập theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ với tổng diện tích đất tự nhiên 57.264 ha, phân bổ tại 54 tỉnh, thành phố trên cả
nước. Các KCN, KCX đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư của các nhà đầu tư thuộc
mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước; đóng góp không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở từng địa phương và của cả nước. Không những thế, phát triển các KCN, KCX đã
góp phần nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nói riêng, của
nền kinh tế nói chung, góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí,
thực hiện các chính sách xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Mặc dầu vậy, phải thấy rằng dù đã có những cải thiện rõ ràng, hệ thống chính sách
phát triển KCN hiện hành của Việt Nam vẫn còn khá nhiều bất cập hạn chế. Không ít chính
sách chưa khả thi, đặc biệt là những chính sách về sử dụng lao động, đất đai, huy động vốn,
công nghệ…làm lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và nhà đầu tư đối
với hiệu quả của chính sách. Môi trường luật pháp đối với KCN chưa hoàn chỉnh nên công
tác quy hoạch, xây dựng, hoạt động và quản lý hoạt động của các KCN chưa đi vào nề nếp.
Tình trạng trên đã được phản ánh trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX (năm 2001): "Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc
sống, thiếu tính khả thi. Có những chính sách đúng bị biến dạng qua nhiều tầng nấc hành
chính quan liêu". Những hạn chế trên làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, vai trò điều hành
của Chính phủ và làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về phát triển KCN, KCX.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, trong đó có ba nguyên nhân chủ
yếu là việc hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN chưa dựa trên cơ sở khoa học, chưa
phân tích, đánh giá đầy đủ các yếu tố liên quan; chưa có quy định pháp lý đầy đủ, rõ ràng về
công tác hoạch định chính sách và năng lực của đội ngũ cán bộ hoạch định và thực thi chính
sách còn hạn chế. Đúng như Báo cáo tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX ở
Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (năm 2006) đã đề cập: “Nhận thức của các nhà hoạch
định chính sách còn chưa thống nhất và coi trọng đúng mức vai trò của KCN, KCX trong quá
trình thực hiện mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng các thể
chế, chính sách điều chỉnh hoạt động của KCN, KCX phù hợp với thực tiễn phát triển”.
Từ đó, việc hoàn thiện và đổi mới công tác xây dựng chính sách phát triển KCN đang
đặt ra cấp bách trước yêu cầu phát triển bền vững và hiệu quả các KCN ở nước ta. Việc
nghiên cứu hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN được đặt ra như một đòi
hỏi tất yếu, để vừa bảo đảm định hướng phát triển, vừa tăng cường sự quản lý chặt chẽ của
Nhà nước đối với các KCN, KCX.
Xuất phát từ sự cần thiết khách quan nói trên, tác giả đã lựa chọn nội dung nghiên cứu:
“Hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN ở Việt Nam giai đoạn hiện nay”
làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Về sách chuyên khảo nghiên cứu hoạch định chính sách của Việt Nam, đến nay có
một số công trình như: Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và
vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, giới thiệu sơ lược về nội dung hoạch định chính sách nông nghiệp; Lê Chi
Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, Nxb. Trường Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu một số nội dung chính liên quan đến khái
niệm chính sách công và các bước hoạch định chính sách công; Nguyễn Hữu Hải (2004),
Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, Học viện Hành chính Quốc gia, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, chủ yếu đề cập tới một số lý luận cơ bản về khoa học chính sách và
quy trình chính sách công nói chung, trong đó có liên hệ với thực tiễn Việt Nam…
Bên cạnh đó, đã có một số bài viết về phân tích chính sách công, trong đó có đề cập tới
một số nội dung hoạch định chính sách công như bài viết “Hoạch định chính sách công-nhân
tố quyết định phát triển bền vững” của Thạc sỹ Nguyễn Tấn Phát - Đại học quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế tháng 4/2006 giới thiệu về quy trình
thủ tục thực hiện chính sách công và bộ máy tác nghiệp, nội dung quản lý việc thực hiện
chính sách công. Bài viết “Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế chính sách công” của
Thạc sỹ Bùi Khắc Hiền – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng trên Tạp chí Kinh tế
và Phát triển giới thiệu 07 nguyên tắc hoạch định chính sách công dựa theo kinh nghiệm của
Hoa Kỳ.
Đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về phát triển KCN, tuy nhiên đề cập trực tiếp
đến nội dung nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển KCN, đến nay mới chỉ có một luận
phát triển KCN đang đặt ra cấp bách trước yêu cầu phát triển bền vững và hiệu quả các KCN
ở nước ta. Việc nghiên cứu hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN được đặt
ra như một đòi hỏi tất yếu, để vừa bảo đảm định hướng phát triển, vừa tăng cường sự quản lý
chặt chẽ của Nhà nước đối với các KCN, KCX. Để đạt được mục tiêu đó, luận án đã thực
hiện được một số nhiệm vụ sau đây:
1- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách đầu tư phát riển KCN và
hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN, trong đó làm rõ các bước của quy trình hoạch
định chính sách và một số mô hình hoạch định chính sách.
2- Phân tích và đúc kết một số kinh nghiệm về hoạch định chính sách phát triển KCN
ở một số nước và vùng lãnh thổ có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Thái Lan,
Malaysia, Đài Bắc Trung Quốc, coi đó là những bài học kinh nghiệm quý báu để hoàn thiện
hoạch định chính sách phát triển KCN ở Việt Nam trong thời gian tới.
3- Đánh giá một cách khách quan về thực trạng hoạch định chính sách đầu tư phát
triển KCN ở Việt Nam thời gian qua trên các khía cạnh: về khuôn khổ quy định pháp luật
hiện hành, về thực thi quy trình hoạch định chính sách, phương pháp hoạch định chính sách.
4- Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được của công tác hoạch định chính sách đầu
tư phát triển KCN thời gian qua, luận án cũng đã phân tích những hạn chế, tồn tại và nguyên
nhân, những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.
5- Trên cơ sở các quan điểm chủ đạo cần quán triệt trong quá trình nghiên cứu xây
dựng chính sách phát triển KCN ở Việt Nam, luận án đưa ra các định hướng hoàn thiện hoạch
định chính sách đầu tư phát triển KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và những năm tiếp theo.
6- Luận giải đề xuất những giải pháp cụ thể, cơ bản, đồng bộ và một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện hoạch định chính sách phát triển KCN trong thời gian từ nay đến năm 2015
và 2020.
Để triển khai các giải pháp đề xuất, luận án đặc biệt nhấn mạnh một số điểm sau:
- Chính sách phát triển KCN của Việt Nam trong thời gian tới phải phù hợp với xu thế
phát triển chung của thời đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; phải vượt qua những
khó khăn, hạn chế do tính đặc thù của một nền kinh tế sản xuất nhỏ, lạc hậu để hoà đồng, phát
triển có hiệu quả trong nền kinh tế toàn cầu, mà trước hết là với các nền kinh tế trong khu vực.
Điều này đặt ra yêu cầu rất cao cho giai đoạn phát triển mới của các KCN Việt Nam, hướng
tới việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước
công nghiệp phát triển mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) đã đề ra.
- Để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp phát triển KCN, đòi hỏi những người hoạch định
chính sách phát triển KCN phải thống nhất về nhận thức về vị trí, vai trò của KCN trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt cần phân tích, đánh giá tổng kết kết quả
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) nhằm đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của lực lượng sản xuất
nước nhà trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.
Qua 18 năm xây dựng và phát triển, các KCN, KCX ở nước ta đã thể hiện được vai trò không
thể thay thế của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá: là địa chỉ hấp dẫn các
nhà đầu tư trong và ngoài nước; góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, tạo việc
làm, tiếp thu những công nghệ sản xuất và kỹ năng quản lý tiên tiến, hình thành một hệ thống
đô thị mới ở nông thôn và góp phần công nghiệp hoá nông thôn nước ta.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2008, cả nước đã có 223
khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) được thành lập theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ với tổng diện tích đất tự nhiên 57.264 ha, phân bổ tại 54 tỉnh, thành phố trên cả
nước. Các KCN, KCX đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư của các nhà đầu tư thuộc
mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước; đóng góp không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở từng địa phương và của cả nước. Không những thế, phát triển các KCN, KCX đã
góp phần nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nói riêng, của
nền kinh tế nói chung, góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí,
thực hiện các chính sách xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Mặc dầu vậy, phải thấy rằng dù đã có những cải thiện rõ ràng, hệ thống chính sách
phát triển KCN hiện hành của Việt Nam vẫn còn khá nhiều bất cập hạn chế. Không ít chính
sách chưa khả thi, đặc biệt là những chính sách về sử dụng lao động, đất đai, huy động vốn,
công nghệ…làm lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và nhà đầu tư đối
với hiệu quả của chính sách. Môi trường luật pháp đối với KCN chưa hoàn chỉnh nên công
tác quy hoạch, xây dựng, hoạt động và quản lý hoạt động của các KCN chưa đi vào nề nếp.
Tình trạng trên đã được phản ánh trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX (năm 2001): "Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc
sống, thiếu tính khả thi. Có những chính sách đúng bị biến dạng qua nhiều tầng nấc hành
chính quan liêu". Những hạn chế trên làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, vai trò điều hành
của Chính phủ và làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về phát triển KCN, KCX.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, trong đó có ba nguyên nhân chủ
yếu là việc hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN chưa dựa trên cơ sở khoa học, chưa
phân tích, đánh giá đầy đủ các yếu tố liên quan; chưa có quy định pháp lý đầy đủ, rõ ràng về
công tác hoạch định chính sách và năng lực của đội ngũ cán bộ hoạch định và thực thi chính
sách còn hạn chế. Đúng như Báo cáo tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX ở
Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (năm 2006) đã đề cập: “Nhận thức của các nhà hoạch
định chính sách còn chưa thống nhất và coi trọng đúng mức vai trò của KCN, KCX trong quá
trình thực hiện mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng các thể
chế, chính sách điều chỉnh hoạt động của KCN, KCX phù hợp với thực tiễn phát triển”.
Từ đó, việc hoàn thiện và đổi mới công tác xây dựng chính sách phát triển KCN đang
đặt ra cấp bách trước yêu cầu phát triển bền vững và hiệu quả các KCN ở nước ta. Việc
nghiên cứu hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN được đặt ra như một đòi
hỏi tất yếu, để vừa bảo đảm định hướng phát triển, vừa tăng cường sự quản lý chặt chẽ của
Nhà nước đối với các KCN, KCX.
Xuất phát từ sự cần thiết khách quan nói trên, tác giả đã lựa chọn nội dung nghiên cứu:
“Hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN ở Việt Nam giai đoạn hiện nay”
làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Về sách chuyên khảo nghiên cứu hoạch định chính sách của Việt Nam, đến nay có
một số công trình như: Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và
vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, giới thiệu sơ lược về nội dung hoạch định chính sách nông nghiệp; Lê Chi
Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, Nxb. Trường Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu một số nội dung chính liên quan đến khái
niệm chính sách công và các bước hoạch định chính sách công; Nguyễn Hữu Hải (2004),
Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, Học viện Hành chính Quốc gia, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, chủ yếu đề cập tới một số lý luận cơ bản về khoa học chính sách và
quy trình chính sách công nói chung, trong đó có liên hệ với thực tiễn Việt Nam…
Bên cạnh đó, đã có một số bài viết về phân tích chính sách công, trong đó có đề cập tới
một số nội dung hoạch định chính sách công như bài viết “Hoạch định chính sách công-nhân
tố quyết định phát triển bền vững” của Thạc sỹ Nguyễn Tấn Phát - Đại học quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế tháng 4/2006 giới thiệu về quy trình
thủ tục thực hiện chính sách công và bộ máy tác nghiệp, nội dung quản lý việc thực hiện
chính sách công. Bài viết “Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế chính sách công” của
Thạc sỹ Bùi Khắc Hiền – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng trên Tạp chí Kinh tế
và Phát triển giới thiệu 07 nguyên tắc hoạch định chính sách công dựa theo kinh nghiệm của
Hoa Kỳ.
Đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về phát triển KCN, tuy nhiên đề cập trực tiếp
đến nội dung nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển KCN, đến nay mới chỉ có một luận
phát triển KCN đang đặt ra cấp bách trước yêu cầu phát triển bền vững và hiệu quả các KCN
ở nước ta. Việc nghiên cứu hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN được đặt
ra như một đòi hỏi tất yếu, để vừa bảo đảm định hướng phát triển, vừa tăng cường sự quản lý
chặt chẽ của Nhà nước đối với các KCN, KCX. Để đạt được mục tiêu đó, luận án đã thực
hiện được một số nhiệm vụ sau đây:
1- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách đầu tư phát riển KCN và
hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN, trong đó làm rõ các bước của quy trình hoạch
định chính sách và một số mô hình hoạch định chính sách.
2- Phân tích và đúc kết một số kinh nghiệm về hoạch định chính sách phát triển KCN
ở một số nước và vùng lãnh thổ có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Thái Lan,
Malaysia, Đài Bắc Trung Quốc, coi đó là những bài học kinh nghiệm quý báu để hoàn thiện
hoạch định chính sách phát triển KCN ở Việt Nam trong thời gian tới.
3- Đánh giá một cách khách quan về thực trạng hoạch định chính sách đầu tư phát
triển KCN ở Việt Nam thời gian qua trên các khía cạnh: về khuôn khổ quy định pháp luật
hiện hành, về thực thi quy trình hoạch định chính sách, phương pháp hoạch định chính sách.
4- Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được của công tác hoạch định chính sách đầu
tư phát triển KCN thời gian qua, luận án cũng đã phân tích những hạn chế, tồn tại và nguyên
nhân, những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.
5- Trên cơ sở các quan điểm chủ đạo cần quán triệt trong quá trình nghiên cứu xây
dựng chính sách phát triển KCN ở Việt Nam, luận án đưa ra các định hướng hoàn thiện hoạch
định chính sách đầu tư phát triển KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và những năm tiếp theo.
6- Luận giải đề xuất những giải pháp cụ thể, cơ bản, đồng bộ và một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện hoạch định chính sách phát triển KCN trong thời gian từ nay đến năm 2015
và 2020.
Để triển khai các giải pháp đề xuất, luận án đặc biệt nhấn mạnh một số điểm sau:
- Chính sách phát triển KCN của Việt Nam trong thời gian tới phải phù hợp với xu thế
phát triển chung của thời đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; phải vượt qua những
khó khăn, hạn chế do tính đặc thù của một nền kinh tế sản xuất nhỏ, lạc hậu để hoà đồng, phát
triển có hiệu quả trong nền kinh tế toàn cầu, mà trước hết là với các nền kinh tế trong khu vực.
Điều này đặt ra yêu cầu rất cao cho giai đoạn phát triển mới của các KCN Việt Nam, hướng
tới việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước
công nghiệp phát triển mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) đã đề ra.
- Để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp phát triển KCN, đòi hỏi những người hoạch định
chính sách phát triển KCN phải thống nhất về nhận thức về vị trí, vai trò của KCN trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt cần phân tích, đánh giá tổng kết kết quả
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: