Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng An Bình trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 5
1. Khái niệm cạnh tranh 5
2. Khái niệm năng lực cạnh tranh 6
3. Kinh nghiệm 7
3.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 7
3.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 9
3.3. Tính đặc thù trong cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại 12
3.4. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại 15
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại dựa theo mô hình Kim cương của Michael Porter 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG AN BÌNH 30
1. Khái quát về quá trình hình thành, phát triển và tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng An Bình 30
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng An Bình 30
1.2. Cơ cấu tổ chức của ABBANK 33
1.3. Tình hình hoạt động của ABBANK007 là năm phát triển vượt 36
2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ABBANK 39
2.1. Nguồn lực tài chính 39
2.2. Năng lực quản trị, điều hành 54
2.3. Trình độ công nghệ 54
2.4. Uy tín, thương hiệu 56
2.5. Phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ABBANK theo mô hình Kim cương của Michael Porter 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG 62
1. Phương hướng , mục tiêu 62
1.1. Cơ hội đối với NH ABBANK 62
1.2. Thách thức đối với NH ABBANK 64
2. Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ABBANK 65
2.1. Giải pháp của NH 66
2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ 69
KẾT LUẬN 72
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ột quá trình đầu tư dài hạn và phải có đường đi nước bước thích hợp. thương hiệu không phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian xuất hiện trên thị trường, mà còn nhiều yếu tố khác như thông tin, chất lượng về sản phẩm, sự truyền tải những thông tin, thương hiệu đó v.v đến với người tiêu dùng một các chính xác và nhanh nhất. Trong thời đại ngày nay, với hệ thống mạng internet toàn cầu thì mọi ngăn cách về địa lý coi như không có. Các doanh nghiệp sử dụng hệ thống Internet, Website làm kênh truyền thông trực tiếp truyền tải các chiến lược quảng bá, xây dựng thương hiệu một cách hữu hiệu. Đối với một ngân hàng thương mại, việc xây dựng thương hiệu còn khó khăn hơn do tính đặc thù của các sản phẩm. Đó là tính chất vô hình và thường có nhiều điểm giống nhau giữa các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng. Do đó, thương hiệu đối với một Ngân hàng thương mại không chỉ đơn thuần là một nhãn hiệu, một cái tên mà nó bao gồm cả uy tín, chất lượng, giá cả sản phẩm dịch vụ, phong cách giao dịch và văn hoá của mỗi ngân hàng.
Thương hiệu được coi như một tài sản có giá trị rất lớn bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của khách hàng. Nó đảm bảo uy tín của Ngân hàng với tư cách như là một thể nhân ra vào thị trường, đồng thời là một công cụ đảm bảo tính cạnh tranh cao của Ngân hàng trên thị trường. Đặc biệt, trong xu thế của toàn cầu hoá thì thương hiệu ngày càng trở lên quan trọng đối với sự sống còn của Ngân hàng. Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của một sản phẩm dịch vụ và đáp ứng mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm một cách dễ dàng, thuận tiện. Lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng cho phép Ngân hàng dự báo và kiểm soát thị trường. Hơn nữa, nó tạo nên một rào cản, gây khó khăn cho các Ngân hàng khác muốn xâm nhập thị trường. Như vậy, thương hiệu có thể được coi như một cách thức hữu hiệu để Ngân hàng đảm bảo lợi thế cạnh tranh.
Để xây dựng và chiếm lĩnh lòng tin đối với người tiêu dùng, đòi hỏi sản phẩm của ngân hàng đó cần có những điểm phù hợp,đồng thời phải có sự khác biệt đối với sản phẩm của ngân hàng khác. Sự phù hợp trong sản phẩm là khả năng thuơng hiệu đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Còn sự khác biệt là để thể hiện sự vượt trội của thương hiệu đó. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải phải thường xuyên có những sản phẩm, dịch vụ mới hay gia tăng chức năng vượt trội so với sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Và việc truyển tải sự phù hợp và sự khác biệt trong từng sản phẩm đến với khách hàng là một quá trình liên tục thông qua nhiều cách. Đó có thể là quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, bằng tờ rơi hay từ việc trực tiếp trong việc giao tiếp, quan hệ với khách hàng và công chúng.
Như vậy, uy tín thương hiệu của Ngân hàng được thể hiện ở:
Cở sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật.
Thâm niên hoạt động.
Mạng lưới hoạt động.
Chất lượng dịch vụ.
Tình hình tài chính của ngân hàng.
Hình thức sở hữu của ngân hàng...
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại dựa theo mô hình Kim cương của Michael Porter
Mô hình Kim cương là một trong những sáng kiến rất nổi tiếng của M. Porter. Nó là một công cụ rất tốt để phân tích, chẩn đoán các lợi thế, bất lợi trong xây dựng năng lực cạnh tranh của một ngành, một địa phương hay sản phẩm nào đó. Theo mô hình “Kim cương” về năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố:
(1) Các điều kiện về cầu:
Khách hàng trong một nền kinh tế càng khắc khe đối với nhà sản xuất thì khả năng nâng cao cạnh tranh của sản phẩm càng lớn. Nếu trong nước có nhu cầu lớn về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, thì nghành đó sẽ có lợi thế trong cạnh tranh toàn cầu. Những ngành phải cạnh tranh mạnh ở trong nước thì mới có khả năng cạnh tranh quốc tế tốt hơn. Thị trường trong nước với số cầu lớn, có những khách hàng đòi hỏi cao và môi trường cạnh tranh trong ngành khốc liệt hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn. Đối với các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, phân tích về cầu nhằm xác định tính phức tạp của cầu trong ngành ngân hàng, để từ đó nhằm định hướng khả năng cạnh tranh, sự đa dạng của các loại hình dịch vụ và mức độ công nghệ của ngành.
Sơ đồ 1.1: Mô hình kim cương
Môi trường kinh doanh, chiến lược, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh
Những ngành công nghiệp liên quan và
phụ trợ
Các điều kiện về yếu tố đầu vào
Các điều kiện
về cầu
(Nguồn:
  (2) Các điều kiện về yếu tố đầu vào:
Các điều kiện về yếu tố đầu vào là khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công có trình độ hay cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong một doanh nghiệp nếu các điều kiện đó chưa sẵn có thì cũng không được xem là bất lợi, thậm chí nó còn khuyến khích tính cạnh tranh. Với điều kiện bất lợi đó, buộc các doanh nghiệp phải hành động một cách sáng tạo. Chất lượng lao động, vốn và lao động rẻ, cơ sở hạ tầng mạnh và công nghệ cao sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của ngành, của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng.
Việc phân tích các điều kiện về các yếu tố đầu vào nhằm xem xét tới tính hiệu quả, chất lượng và sự chuyên môn hoá của những yếu tố này mà các tổ chức tài chính sử dụng trong quá trình cạnh tranh để có nguồn nhân lực, nguồn vốn, cơ sở vật chất, cơ sở khoa học công nghệ.
(3) Môi trường kinh doanh, chiến lược, cơ cấu của ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh:
Ổn định môi trường kinh doanh trong nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại xác định tầm nhìn, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với thay đổi của môi trường bên ngoài ngày càng khó đoán đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Bên cạnh đó, những ngân hàng có chiến lược và cơ cấu phù hợp với các định chế và chính sách cuả quốc gia, hoạt động trong môi trường có cạnh tranh trong nước căng thẳng hơn sẽ có tính cạnh tranh quốc tế mạnh hơn. Mặt khác, nếu ngân hàng tập trung nghiên cứu và thu thập được đầy đủ những thông tin cần thiết về các đối thủ cạnh tranh, hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của ngân hàng mình thì ngân hàng đó có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả. Như vậy, một điều chắc chắn xảy ra là những quyết định chiến lược của các ngân hàng có tác động ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong tương lai của họ. Một cơ cấu lành mạnh của ngân hàng và mức độ tập trung cao của các đối thủ cạnh tranh trong ngành sẽ quyết định mức lợi thế cạnh tranh của ngân hàng nói riêng và của cả ngành nói chung. Khả năng cạnh tranh tổng hợp sẽ hỗ trợ các ngân hàng nói riêng và ngành ngân hàng trong nước nói chung cạnh tranh vớ...
 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm PVI Luận văn Kinh tế 0
D Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ Cán Bộ Công Chức Cục Hải Quan Quảng Ninh Văn hóa, Xã hội 0
D Nâng cao năng lực tự học và kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông qua dạy học giải phương trình Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần chăn nuôi CP Nông Lâm Thủy sản 0
R Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi CJVINA AGRI Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ vận chuyển nội địa của Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn VNPT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Giao hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top