Download Đề tài Ảnh hưởng của phân hữu cơ trong việc cải thiện tính chất vật lý và năng suất của đất trồng lúa thâm canh ở Cầu Kè – Trà Vinh và Mộc Hóa – Long An miễn phí​


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC 1
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 3
1.1.1. Long An 3
1.1.2. Trà Vinh 4
1.2. MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ CƠ LÝ ĐẤT 6
1.2.1. Khái niệm chung về tính chất vật lý và cơ lý đất 6
1.2.2. Một số tính chất vật lý cơ bản của đất 7
1.2.3. Một số tính chất cơ lý đất 12
1.3. CÁC KHÁI NIỆM, ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐẤT 14
1.3.1. Khái niệm về đất thâm canh 14
1.3.2. Ảnh hưởng của thâm canh lúa liên tục đến năng suất 14
1.3.3. Ảnh hưởng của thâm canh lúa liên tục lên tính chất vật lý đất 15
1.4. TỔNG QUAN VỀ CHẤT HỮU CƠ 15
1.4.1. Khái niệm về chất hữu cơ 15
1.4.2. Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất 16
1.4.3. Vai trò của chất hữu cơ trong đất 17
1.4.4. Sự chuyển hóa chất hữu cơ trong đất 19
1.5. PHÂN HỮU CƠ 20
1.5.1. Khái niệm phân hữu cơ 20
1.5.2. Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp 20
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 25
2.1. PHƯƠNG TIỆN 25
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
2.1.2. Các phương tiện vật tư hổ trợ đề tài 25
2.2. PHƯƠNG PHÁP 25
2.2.1. Bố trí thí nghiệm 25
2.2.2. Cách lấy mẩu và các chỉ tiêu phân tích 26
2.2.3. Phương pháp phân tích 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
3.1. ĐẶC TÍNH HÓA HỌC VÀ THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT ĐẤT TẠI CẦU KÈ – TRÀ VINH, MỘC HÓA – LONG AN 29
3.1.1. Cầu Kè – Trà Vinh 29
3.1.2. Mộc Hóa – Long An 30
3.2. HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG CẢI THIỆN TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐẤT 32
3.2.1. Dung trọng 32
3.2.2. Tỷ trọng 35
3.2.3. Độ xốp 37
3.2.4. Độ bền đoàn lạp (tính bền) 40
3.3. HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG VIỆC CẢI THIỆN NĂNG SUẤT 44
3.3.1. Cầu Kè – Trà Vinh 44
3.3.2. Mộc Hóa – Long An: 45
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
4.1. KẾT LUẬN 46
4.2. ĐỀ NGHỊ 47



Thí nghiệm được thực hiện qua 5 năm tương ứng với 5 chu kỳ bón phân hữu cơ cho kết quả cải thiện tính chất vật lý đất và năng suất lúa tốt hơn so với đất không bón hữu cơ.

* Thí nghiệm Cầu Kè – Trà Vinh:

Dung trọng được cải thiện tốt hơn khi bón phân hữu cơ. Ở tầng mặt dung trọng của nghiệm thức có bón hữu cơ là 1,03g/cm3, không bón hữu cơ là 1,17g/cm3. Lần lượt ở các tầng còn lại dung trọng cũng thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Độ xốp của nghiệm thức có bón hữu cơ cũng cao hơn nghiệm thức không bón hữu cơ. Tầng 0 – 10cm nghiệm thức có bón hữu cơ độ xốp là 58,5%, nghiệm thức không bón hữu cơ là 52,4%. Tầng 10 – 20cm, 20 – 40cm độ xốp nghiệm thức có bón hữu cơ độ xốp lần lượt là 45,3% và 43,9%, độ xốp nghiệm thức không bón hữu cơ là 39,7% và 39,8%.

Nhờ bón phân hữu cơ nên tính bền cũng được cải thiện đáng kể. Nghiệm thức có bón hữu cơ có tính bền 132,6 còn tính bền của nghiệm thức không bón hữu cơ là 98,8.

Năng suất lúa cải thiện đáng kể. Nghiệm thức có bón hữu cơ năng suất lúa đạt 3,53 tấn/ha còn ở nghiệm thức không bón hữu cơ năng suất đạt 2,52 tấn/ha.

* Thí nghiệm Mộc Hóa – Long An:

Tương tự như kết quả của Cầu Kè, dung trọng đất tầng 0 – 10cm ở Mộc Hóa của nghiệm thức không bón hữu cơ (1,27g/cm3) cao hơn dung trọng của nghiệm thức có bón hữu cơ (1,16g/cm3). Nhờ tác dụng của phân hữu cơ nên đất cũng được tơi xốp hơn. Độ xốp nghiệm thức có bón hữu cơ (51,7%) cao hơn nghiệm thức không bón hữu cơ (50,1%) (tầng 0 – 10cm).

Tính bền của đất cũng được cải thiện tốt hơn nhờ vào bón phân hữu cơ. Tính bền của nghiệm thức có bón hữu cơ (69,7%) cao hơn nghiệm thức không bón hữu cơ (60,9%) (tầng 0 – 10cm).

Năng suất lúa của đất có bón hữu cơ (6,32 tấn/ha) cao hơn so với đất không bón phân hữu cơ (5,00 tấn/ha).

MỞ ĐẦU

Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản và là tư liệu quan trọng, chủ yếu sản xuất ra các sản phẩm cây trồng. Hầu như toàn bộ các sản phẩm thu được trong quá trình sản xuất nông nghiệp đều phải thông qua đất. Đất được hình thành, phát triển và thoái hóa theo thời gian dưới tác động của điều kiện tự nhiên và các hoạt động sản xuất của con người. Hiện nay, việc ít hay không sử dụng phân hữu cơ đã làm cho độ phì của đất dần bị thoái hoá, đất trở nên chai cứng, nén dẽ, mất cấu trúc dẫn đến hạn chế sự phát triển của rễ, giảm lượng nước hữu dụng, giảm sự thoáng khí trong đất và cuối cùng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Đồng Bằng Sông Cửu Long lấy nông nghiệp làm nền tảng để phát triển kinh tế và vấn đề năng suất cây trồng được quan tâm hàng đầu. Ngày nay, cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ được thực hiện phổ biến và rộng rãi nhằm nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, thâm canh liên tục trong nhiều năm có thể ảnh hưởng đến chất lượng của đất đai và năng suất cây trồng. Vì vậy, để bảo vệ đất đai trong quá trình canh tác lâu dài cần có một chế độ quản lý phù hợp chất dinh dưỡng của đất, trong đó chất hữu cơ đặc biệt được quan tâm.

Chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ phì nhiêu của đất do nó có ảnh hưởng đến các đặc tính lý, hóa, sinh học và là nguồn dinh dưỡng của đất. Hiện nay, ở các nước công nghiệp phát triển đã bón quá nhiều phân hóa học khiến môi trường bị suy thoái, chất lượng sản phẩm giảm sút người ta trở lại chú ý đến phân hữu cơ và cổ vũ cho việc ra đời nền nông nghiệp hữu cơ. Vì vậy đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ trong việc cải thiện tính chất vật lý và năng suất của đất trồng lúa thâm canh ở Cầu Kè – Trà Vinh và Mộc Hóa – Long An” được thực hiện nhằm mục tiêu sau:

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ tới chất lượng đất thông qua việc nghiên cứu sự biến động của một số chỉ tiêu vật lý đất.

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ tới năng suất lúa.

Đưa ra những khuyến cáo canh tác và quản lý đất phù hợp.

CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU

Long An

Vị trí địa lý

Long An là tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Long An nằm ở tọa độ 10°21' - 12°19' Bắc và 105°30' - 106°59' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông giáp Thành Phố Hồ Chí Minh.

Long An có diện tích tự nhiên khoảng 4.491,87 km². Trong đó:

Đất ở: 99000.7 ha

Đất nông nghiệp: 331.286 ha

Đất lâm nghiệp: 45.374 ha

Đất chuyên dùng: 28.574 ha

Đất chưa sử dụng: 32.985 ha



Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Long An

Khí hậu

Long An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa

Lượng mưa trung bình: 1620 mm

Nhiệt độ trung bình: 27,4°C.

Địa hình

Tuy xếp vào vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng thật ra Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía Tây Nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha với nhiều loại động vật đang được bảo vệ như cò, sếu đầu đỏ, rùa, rắn, ong mật.

Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông chảy qua. Long An có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.

Mặc dù vậy, Long An vẫn là vùng nông nghiệp từ lâu đã nổi tiếng với gạo Tài Nguyên, gạo Nàng Hương, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, lạc Đức Hòa, mía Thủ Thừa.

Trà Vinh

Vị trí địa lý

Trà Vinh là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL); vị trí địa lý giới hạn từ: 9031’46’’ đến 10004’5’’ vĩ độ Bắc và 105057’16’’ đến 106026’04’’ kinh độ Đông.

Phía Bắc, Tây – Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long.

Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre và sông Cổ Chiên.

Phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng với sông Hậu.

Phía Nam, Đông – Nam giáp biển Đông với hơn 65km bờ biển.

Tổng diện tích tự nhiên là: 22.515,03 ha. Trong đó:

Đất nông nghiệp: 180.004,31ha

Đất chưa sử dụng: 22.242,94 ha.



Hình 2. Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Trà Vinh

Khí hậu

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,60C, biên độ nhiệt tối cao: 35,80C, nhiệt độ tối thấp: 18,50C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp: 6,40C. Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõ, chủ yếu 2 mùa mưa nắng.

Bức xạ: Toàn tỉnh có tổng số giờ nắng cao: 7,7 giờ/ngày, bức xạ quang hợp dồi dào: 82.800cal/năm, cho phép cây trồng phát triển quanh năm.

Ẩm độ: Tỷ lệ ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80 – 85%, mùa khô đạt 79%, mùa mưa đạt 88%.

Gió: Toàn tỉnh có 2 hướng gió chính:

Gió mùa Tây Nam: từ tháng 5 – 10 DL, gió thổi từ biển Tây vào mang nhiều hơi nước gây ra mưa.

Gió chướng (gió mùa Đông B...
Kết quả tính bền ở tầng 0 – 10cm được thể hiện trong hình 19 cho ta thấy độ bền đoàn lạp của nghiệm thức có bón hữu cơ (69,72) cao hơn nghiệm thức không bón hữu cơ (60,90) và khác biệt có ý nghĩa thống kê.


Hình 20. Đồ thị tính bền thí nghiệm Mộc Hóa – Long An (10 – 20cm)

Hình 21. Đồ thị tính bền thí nghiệm Mộc Hóa – Long An (20 – 30cm)

Đối với các tầng 10 – 20cm và 20 – 30cm thì tính bền ở nghiệm thức có bón hữu cơ và nghiệm thức không bón hữu cơ không khác biệt có ý nghĩa thống kê (hình 20 và 21).
3.3. HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG VIỆC CẢI THIỆN NĂNG SUẤT
3.3.1. Thí nghiệm Cầu Kè – Trà Vinh

Hình 22. Đồ thị năng suất lúa thí nghiệm Cầu Kè – Trà Vinh

Qua biểu đồ cho thấy ở nghiệm thức có bón hữu cơ năng suất lúa đạt 3,53 tấn/ha, nghiệm thức không bón hữu cơ năng suất chỉ đạt 2,52 tấn/ha. Năng suất chênh lệch nhau rất rõ và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ đất có bón hữu cơ cải thiện tốt những tính chất vật lý cũng như hóa học đất giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Điều này phù hợp với ý kiến của Hoàng Minh Châu (1998): nhờ các aicd humic trong phân hữu cơ mà nó giúp cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, các chất hữu cơ cũng là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây do mùn bị phân hủy và hòa tan các chất vô cơ trong đất, giúp nâng cao năng suất cây trồng.
3.3.2. Thí nghiệm Mộc Hóa – Long An:

Hình 23. Đồ thị năng suất lúa thí nghiệm Mộc Hóa – Long An

Tương tự như ở Cầu Kè, năng suất lúa tại Mộc Hóa cũng được cải thiện đáng kể nhờ phân hữu cơ. Ở nghiệm thức có bón hữu cơ năng suất là 6,32 tấn/ha và không bón hữu cơ là 5,00 tấn/ha và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này càng khẳng định thêm vai trò cần thiết của phân hữu cơ đối với đất và cây trồng.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


4.1. KẾT LUẬN
* Thí nghiệm Cầu Kè – Trà Vinh:
- Dung trọng đất ở tầng 0 – 10cm của nghiêm thức có bón phân hữu cơ (1,03 g/cm3) thấp hơn dung trọng đất của nghiệm thức không có bón phân hữu cơ (1,17 g/cm3) và khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Tầng 10 – 20cm dung trọng của nghiệm thức có bón hữu cơ là 1,52g/cm3, của nghiệm thức không bón hữu cơ là 1,40 g/cm3 và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tương tự, tầng 20 – 30cm dung trọng lần lượt ở hai nghiệm thức có và không có bón hữu cơ lần lượt là 1,57 g/cm3; 1,44 g/cm3 và khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Độ xốp đất có bón hữu cơ cao hơn (58,5%) đất không bón phân hữu cơ (52,4%) (ở tầng 0 – 10cm). Bón phân hữu cơ có tác dụng làm gia tăng độ xốp của đất. Ở tầng 10 – 20cm, 20 – 30cm nghiệm thức có bón hữu cơ có độ xốp cao hơn nghiệm thức không bón hữu cơ và khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Đất trồng lúa thâm canh khi bón phân hữu cơ thì đất ở tầng 0 – 10cm có tính bền cao hơn rõ rệt (132,6) so với đất không bón phân hữu cơ (98,8) và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ở tầng 10 – 20cm thì đất có bón hữu cơ (78,9) cao hơn đất không bón hữu cơ (54,8) và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Riêng tầng 20 – 30cm thì không khác biệt.
* Thí nghiệm Mộc Hóa – Long An:
- Dung trọng ở tầng 0 – 10cm của đất có bón phân hữu cơ (1,16g/cm3) thấp hơn dung trọng đất không bón phân hữu cơ (1,27g/cm3) và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ở các tầng còn lại thì dung trọng không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Độ xốp đất ở tầng 0 – 10cm của nghiệm thức có bón hữu cơ là 51,7% và nghiệm thức không bón hữu cơ là 50,1%, đất có độ xốp trung bình và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ở tầng 10 – 20cm, 20 – 30cm độ xốp không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Độ bền đoàn lạp của nghiệm thức có bón hữu cơ (69,7) cao hơn so với nghiệm thức không bón hữu cơ (60,9), khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các tầng còn lại không khác biệt.
Kết quả năng suất lúa:
Cả ở hai điểm nghiên cứu thì năng suất của nghiệm thức bón hữu cơ đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bón hữu cơ.

4.2. ĐỀ NGHỊ
Đây là loại đất có độ phì tự nhiên tương đối thấp nếu chỉ thâm canh cây lúa rất dễ dẫn đến đất đai ngày càng suy thoái. Vì vậy để cải tạo độ phì nhiêu đất nên khuyến cáo mô hình canh tác hợp lý như xen canh với các cây trồng khác.
Tăng cường bón phân hữu cơ cho đất để tăng độ phì cũng như cải thiện những đặc tính vật lý đất đang có vấn đề.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM Luận văn Sư phạm 0
R Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng điện tử tiêu dùng trực tuyến của khách hàng ở TPHCM Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên khoa kinh tế Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên năm cuối Luận văn Sư phạm 0
R Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng của nấm linh chi Ganoderma lucidum Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của muội than đến cơ tính và tổ chức của hỗn hợp PBT/PA6 Khoa học kỹ thuật 0
D Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong 3 tiểu thuyết của Hồ Anh Thái Văn học 0
D Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái Văn học 0
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top