ductri_9a1

New Member

Download miễn phí Bài giảng Giới thiệu Microsoft Excel





= TÊN HÀM ([Danh sách đối số])
Đa sốcác hàm của Excel đều có đối sốnhưng cũng có những hàm không có đối số.
Nếu hàm có nhiều đối sốthì giữa các đối sốphải được phân cách bằng ký hiệu phân cách
được quy định trong Windows (thường sửdụng dấu phẩy). Số đối sốcủa hàm nhiều hay ít
là tuỳtheo từng hàm cụthể.
Đối sốcủa hàm có thểlà:
• Các giá trịsố: =SUM(10, 12, 6, 8, -7)
• Địa chỉô, địa chỉvùng: =MAX(A2, A4, C3, D2:D5, 6)
• Một chuỗi ký tự: =RIGHT(“Dai hoc Can Tho”, 7)
• Một biểu thức logic: =IF(A4 >= $D$2, 7, 8)
• Một hàm khác: =IF(C2>=0,SQRT(C2),“Sốâm không có căn bậc hai!”)
• Tên của một vùng: =A4 * DON_GIA



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cần lưu.
• Lưu tập tin từ lần thứ hai trở đi
+ Lưu vào cùng tập tin: tương tự như lần lưu đầu tiên và Excel sẽ tự động lưu trữ
những thay đổi mà không yêu cầu đặt tên (không xuất hiện hộp thoại Save As).
+ Lưu thành tập tin mới: vào menu File/ Save as xuất hiện hộp thoại Save as như
trên và cho phép đặt tên tập tin mới.
16.4.3. Đóng tập tin
• Lệnh File/ Close
Dùng để đóng tập tin hiện hành, bạn phải lưu tập tin trước khi đóng, nếu tập tin có
cập nhật mà chưa lưu lại thì Excel sẽ hiện thông báo nhắc nhở:
9 Yes: lưu dữ liệu và đóng tập tin hiện hành.
9 No: đóng tập tin hiện hành mà không lưu dữ liệu.
9 Cancel: hủy bỏ lệnh, trở về tập tin hiện hành.
1. Chọn ổ đĩa,
thư mục chứa
tập tin cần lưu.
2. Nhập tên tập
tin cần lưu.
Hình 16.23: Hộp hội thoại Save As
3. Lưu tập
tin lại.
Hình 16.24: Thông báo nhắc nhở lưu tập tin
Chương 16: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRONG EXCEL
Giáo trình Tin học căn bản- Ths. Đỗ Thanh Liên Ngân-Hồ Văn Tú Trang 141
• Lệnh File/ Close All
Nhấn giữ Shift, chọn File/ Close All.
Dùng để đóng tất cả các tập tin đang mở. Những tập tin đã được lưu thì Excel sẽ
đóng lại, những tập tin nào chưa lưu thì Excel sẽ xuất hiện thông báo và chờ xác nhận có
lưu lại hay không.
Chương 17: MỘT SỐ HÀM TRONG EXCEL
Giáo trình Tin học căn bản- Ths. Đỗ Thanh Liên Ngân-Hồ Văn Tú Trang 142
CHƯƠNG 17: MỘT SỐ HÀM TRONG EXCEL
--- oOo ---
Trong chương này, bạn sẽ tìm hiểu các hàm có sẵn trong Excel. Phần này sẽ cung cấp
cho bạn các kỹ năng để giải quyết các bài toán từ cơ bản đến các bài toán phức tạp.
Hàm dùng để tính toán và trả về một trị, trong ô chứa hàm sẽ trả về một giá trị, một
chuỗi ký tự hay một thông báo lỗi, … Excel có một tập hợp các hàm rất phong phú và
được phân loại theo từng nhóm phục vụ cho việc tính toán trên nhiều kiểu dữ liệu và nhiều
mục đích khác nhau.
17.1. CÚ PHÁP CHUNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG
17.1.1. Xem danh sách các hàm
Muốn xem danh sách các hàm thì Click chọn nút Paste Function trên thanh
Standard hay chọn menu Insert/ Function hay gõ tổ hợp phím Shift + F3. Hộp thoại
Paste Function sẽ xuất hiện như hình 17.1
17.1.2. Cú pháp chung
= TÊN HÀM ([Danh sách đối số])
Đa số các hàm của Excel đều có đối số nhưng cũng có những hàm không có đối số.
Nếu hàm có nhiều đối số thì giữa các đối số phải được phân cách bằng ký hiệu phân cách
được quy định trong Windows (thường sử dụng dấu phẩy). Số đối số của hàm nhiều hay ít
là tuỳ theo từng hàm cụ thể.
Đối số của hàm có thể là:
• Các giá trị số: =SUM(10, 12, 6, 8, -7)
• Địa chỉ ô, địa chỉ vùng: =MAX(A2, A4, C3, D2:D5, 6)
• Một chuỗi ký tự: =RIGHT(“Dai hoc Can Tho”, 7)
• Một biểu thức logic: =IF(A4 >= $D$2, 7, 8)
• Một hàm khác: =IF(C2>=0,SQRT(C2),“Số âm không có căn bậc hai!”)
• Tên của một vùng: =A4 * DON_GIA
Hình 17.1: Xem danh sách các hàm
Các hàm phân
theo nhóm Các hàm trong
nhóm đã chọn
Cú pháp của
hàm đang chọn Chức năng của
hàm đang chọn
Chương 17: MỘT SỐ HÀM TRONG EXCEL
Giáo trình Tin học căn bản- Ths. Đỗ Thanh Liên Ngân-Hồ Văn Tú Trang 143
17.1.3. Cách sử dụng hàm
Nếu công thức bắt đầu là một hàm, thì phải có dấu = (hay dấu @, hay dấu +) ở
phía trước. Nếu hàm là đối số của một hàm khác thì không cần nhập các dấu trên.
Có 2 cách nhập hàm
Cách 1: nhập trực tiếp từ bàn phím
- Đặt trỏ chuột tại ô muốn nhập hàm.
- Nhập dấu = (hay dấu @, hay dấu +).
- Nhập tên hàm cùng các đối số theo đúng cú pháp.
- Gõ Enter để kết thúc.
Cách 2: thông qua hộp thoại Paste Function
- Đặt trỏ tại ô muốn nhập hàm.
- Click chọn nút Paste Function trên thanh Standard hay chọn menu Insert/
Function hay gõ tổ hợp phím Shift + F3. Hộp thoại Paste Function sẽ xuất
hiện như hình 17.1.
- Chọn nhóm hàm trong danh sách Function category.
- Chọn hàm cần sử dụng trong danh sách Function name.
- Click OK để chọn hàm.
- Tuỳ theo hàm được chọn, Excel sẽ mở hộp thoại kế tiếp cho phép nhập các đối
số. Tiến hành nhập các đối số.
- Click OK để kết thúc.
Hình 17.3: Nhập hàm thông qua hộp thoại Paste Function
Hình 17.2: Nhập hàm trực tiếp
Chương 17: MỘT SỐ HÀM TRONG EXCEL
Giáo trình Tin học căn bản- Ths. Đỗ Thanh Liên Ngân-Hồ Văn Tú Trang 144
17.2. CÁC HÀM THÔNG DỤNG
17.2.1. Các hàm toán học (Math & Trig)
Cú pháp Ý nghĩa và ví dụ
ABS(number) Trả về giá trị tuyệt đối của một số thực.
=ABS(12 - 20) Æ 8
INT(number)
Trả về số nguyên lớn nhất không vượt quá
number.
=INT(5.6) Æ 5
=INT(-5.6) Æ -6
MOD(number, divisor)
Trả về số dư của phép chia nguyên number
cho divisor (number, divisor là các số
nguyên).
=MOD(5, 3) Æ 2
ODD(number)
Làm tròn trên tới một số nguyên lẻ gần nhất.
=ODD(3.6) Æ 5
=ODD(-2.2) Æ -3
PRODUCT(number1, number2, ...)
Tính tích của các giá trị trong danh sách tham
số.
=PRODUCT(2, -6, 3, 4) Æ -144
RAND( )
Trả về một số ngẫu nhiên trong khoảng từ 0
đến 1.
=RAND( ) Æ Số ngẫu nhiên
ROUND(number, num_digits)
Làm tròn số number với độ chính xác đến
num_digits chữ số thập phân (với qui ước 0 là
làm tròn tới hàng đơn vị, 1 là lấy 1 chữ số
thập phân, -1 là làm tròn tới hàng chục, ...).
=ROUND(5.13687, 2) Æ 5.14
=ROUND(145.13687, -2) Æ 100
SQRT(number) Tính căn bậc 2 của một số dương number.
=SQRT(36) Æ 6
SUM(number1, number2, ...)
Tính tổng của các giá trị trong danh sách
tham số.
=SUM(2, -6, 8, 4) Æ 8
SUMIF(range, criteria [, sum_range])
Tính tổng các ô thỏa mãn điều kiện.
- range: vùng mà điều kiện sẽ được so sánh.
- criteria: chuỗi mô tả điều kiện. Ví dụ: "10",
">15", "<20", …
- sum_range: vùng được tính tổng. Các ô
trong vùng này sẽ được tính tổng nếu các ô
tương ứng trong vùng range thỏa điều kiện.
Nếu không có sum_range thì vùng range sẽ
được tính.
=SUMIF(C4:C12, “>=6”, F4:F12)
=SUMIF(C4:C12, “>=6”)
=SUMIF(B4:B12, “NV”, G4:G12)
Chương 17: MỘT SỐ HÀM TRONG EXCEL
Giáo trình Tin học căn bản- Ths. Đỗ Thanh Liên Ngân-Hồ Văn Tú Trang 145
17.2.2. Các hàm thống kê (Statistical)
Cú pháp Ý nghĩa và ví dụ
MAX(number1, number2, ...)
Trả về giá trị lớn nhất của các giá trị số trong
danh sách tham số.
=MAX(1, 2, 3, 5) Æ 5
MIN(number1, number2, ...)
Trả về giá trị nhỏ nhất của các giá trị số trong
danh sách tham số.
=MIN(1, 2, 3, 5) Æ 1
AVERAGE(number1, number2, ...)
Trả về giá trị trung bình cộng của các số trong
danh sách tham số.
=AVERAGE(1, 2, 3, 5) Æ 2.75
COUNT(value1, value2, ...) Đếm số các giá trị số trong danh sách tham số.
=COUNT(2, “hai”, 4, -6) Æ 3
COUNTA(value1, value2, ...)
Đếm số các ô không rỗng trong danh sách tham
số.
=COUNT(2, “hai”, 4, -6) Æ 4
COUNTBLANK(range) Đếm số các rỗng trong vùng range.
=COUNTBLANK(B4:B12)
COUNTIF(range, criteria)
Đếm các ô thỏa mãn điều kiện criteria trong vùng
range.
- range: là vùng mà điều kiện sẽ được so sánh.
- criteria: là chuỗi mô tả điều kiện. Ví dụ: "10",
">15", "<20".
=COUNTIF(B4:B12, “>=6”)
RANK(number, ref [, order])
Trả về thứ hạng của number trong ref, với order
là cách xếp hạng.
Nếu order = 0 hay được bỏ qua thì ref được hiểu
là có thứ tự giảm.
Nếu order 0 thì ref được hiểu là có thứ tự tăng.
=RANK(F4, $F$4:$F$12, 0)
=RANK(G4, $G$4:$G$12, 1)
17.2.3. Các hàm L...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top