Download Báo cáo Chiến lược kinh doanh công ty may 10

Download Báo cáo Chiến lược kinh doanh công ty may 10 miễn phí





May 10 luôn đánh giá con ngời là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của doanh nghiệp. Luôn tin tưởng rằng đội nhũ các nhân viên chuyên nghiệp, có kỹ năng nghề nghiệp cao chính là yếu tố quyết định mang lại thành công của May 10. Do vậy, doanh nghiệp đang nỗ lực hết mình đào tạo một đội ngũ nhân viên theo đúng mục tiêu đã đặt ra, có những chương trình hỗ trợ nhân viên phát triển các kỹ năng nghề nghiệp để các nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân, có cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Nỗ lực xây dựng một thương hiệu hàng đầu gắn với một môi trường văn hoá doanh nghiệp điển hình. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại,cùng với chế độ đãi ngộ về lương, thưởng, đào tạo phát triển, đảm bảo đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng đều, vững về chuyên môn nghiệp vụ.
Nằm trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn của công ty với mục tiêu đảm bảo 70% lực lượng lao động dệt may được đào tạo chính quy. Trường cao đẳng nghề Long Biên-trực thuộc công ty May 10 đã ký thoả thuận hợp tác với Đại học Stenden, Hà Lan. Theo thoả thuận đã được ký kết, hai trường sẽ hợp tác trao đổi giáo viên, sinh viên, thiết bị giảng dạy và chương trình đào tạo; tổ chức các khoá học ngắn hạn về thiết kế thời trang, công nghệ dệt may
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hiều biện pháp để kiềm chế lạm phát nhưng lạm phát vẫn ở mức 2 con số, lãi suất cao. Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh làm cho chi phí sản xuất tăng, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng do tỷ lệ lạm phát cao, người tiêu dùng thận trọng hơn với quyết định tiêu dùng, cắt giảm chi tiêu khiến cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị ngưng trệ.
2.1.3.2. Nhân tố chính trị - pháp luật:
Việt Nam gia nhập WTO phải tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp Quốc tế về chất lượng, uy tín, độ an toàn sản phẩm gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Trong khi đó, hàng rào bảo hộ thương mại của Việt Nam kém hiệu quả, hầu như chưa được thiết lập. Tuy nhiên, cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2009 là việc Chính phủ giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 5% đối với bông nhập khẩu, giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng với thiết bị nhập khẩu đầu tư và uỷ thác gia công xuất khẩu. Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, cho phép gia hạn nộp thuế thu nhập cá nhân đối với quỹ tiền lương còn lại chuyến sang năm sau của doanh nghiệp. Chính phủ còn hỗ trợ 40 triệu đồng /1USD xuất khẩu để hỗ trợ duy trì việc làm cho người lao động đối với doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động.
Mặt khác, từ khi gia nhập WTO, hạn ngạch xuất khẩu được giảm bớt, hàng rào thuế quan được loại bỏ. Do vậy, công ty có cơ hội mở rộng xuất khẩu những mặt hàng có tiềm năng ra toàn cầu. Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ chi phí xúc tiến thương mại lấy từ khoản lệ phí hạn ngạch do doanh nghiệp phải nộp và còn được xem xét cấp bổ sung vốn lưu động doanh nghiệp.
2.1.3.3 Nhân tố công nghệ:
Sự ra đời công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu, làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời, tạo áp lực đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh. Sự ra đời của khoa học công nghệ có xu hướng ngắn lại. Điều này càng tạo ra áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao trang thiết bị kỹ thuật so với trước.
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm giá rẻ hơn với chất lượng cao hơn, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn, tạo ra những thị trường mới cho những sản phẩm và dịch vụ của công ty.
May 10 đã sử dụng hệ thống điều hoà phục vụ sản xuất, tỷ trọng chi phí điện trong chi phí sản xuất không nhỏ, đặc biệt trong điều kiện giá điện hiện nay tăng. Vì vậy công ty cần nỗ lực cắt giảm chi phí, tăng năng suất.
2.1.3.4. Nhân tố văn hoá - xã hội:
Tốc độ đô thị hoá của nước ta ngày càng cao, do vậy nhu cầu về ăn mặc của người dân cũng ngày một tăng. Đồng thời, trang phục áo dài là trang phục truyền thống phù hợp với văn hoá, bản sắc của người Việt Nam. Công ty nắm bắt được những thị hiếu và văn hoá của khách hàng từ đó đưa ra được các trang phục phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của mọi đối tượng khách hàng từ đó đảm bảo được việc tối đa hoá hiệu quả mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.4 Phân tích ngành
2.1.4.1 Đánh giá cường độ cạnh tranh
- Tồn tại rào cản gia nhập ngành: ngành Dệt may VN sẽ phải đối mặt với rào cản kỹ thuật của thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu (XK) hàng dệt may lớn nhất của VN: Đó là đạo luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.  Đây là thách thức lớn, đòi hỏi ngành dệt may gấp rút chạy đua với thời gian để kịp đáp ứng.
Ngành dệt may Việt Nam không dễ dàng vượt qua rào cản kỹ thuật Không chỉ riêng có Mỹ đưa ra những rào cản kỹ thuật đối với ngành Dệt may VN, mà hầu hết các nước có hàng VN nhập khẩu đều đưa ra những rào cản kỹ thuật, khiến dệt may VN phải đối đầu với nhiều thách thức. Ví dụ như với thị trường Nhật Bản (đứng sau thị trường Mỹ và EU), rào cản kỹ thuật là việc yêu cầu các sản phẩm phải có chứng chỉ sạch và thân thiện với môi trường.
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: Cạnh tranh trong ngành dệt may XNK rất khốc liệt. Việt Nam chỉ là một thị trường ngách, khách hàng đưa hàng vào đây để tránh rủi ro khi phải phụ thuộc vào một khách hàng lớn là Trung Quốc. So với mặt hàng vải denim hay khăn bông của một số công ty dệt thì giá thành hàng Trung Quốc rẻ hơn 5,7%. Trong đó, Trung Quốc đã có một số chính sách trợ giá chiếm khoảng 13% giá thành của họ, như vậy Phong Phú phải hết sức khó khăn mới có thể khắc phục được khoảng cách này
Về tổng thể, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Vinatex cần rà soát các nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh, trong đó xác định cùng những yếu tố như nhau thì vì sao hàng Việt Nam chưa hấp dẫn so với hàng Trung Quốc. Thậm chí, nếu cần có thể điều chỉnh thuế VAT bằng 0% để hỗ trợ giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc và các nước trong khu vực.
2.1.5 Đánh giá chung về ngành.
Ngành dệt may XNK Việt Nam có cường độ cạnh tranh mạnh.
Lợi thế của hàng dệt may Việt Nam so với một số nước khác không bị áp đặt thuế chống bán phá giá. Doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu những mặt hàng có giá trị cao và các loại sản phẩm mới, dẫn đến lợi nhuận và giảm thiểu những tác động xấu của hệ thống giám sát hàng dệt may của Hoa Kỳ.
Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may khoảng 40%, ngành dệt may của Việt Nam có nhiều triển vọng tốt trong hoạt động xuất khẩu trong tương lai.
Tuy nhiên, dệt may Việt Nam vẫn gặp một số thách thức về:
+Nhân lực, cơ sở hạ tầng, cảng biển,…
+Chịu sự giám sát chặt chẽ bởi cơ chế giám sát hàng dệt may của Hoa Kỳ.
Mô thức EFAST
Các nhân tố chiến lược
Độ quan trọng
Xếp loại
Tổng điểm quan trọng
Giải thích
Cơ hội
1. Việt Nam gia nhậpWTO
0.15
4
0.6
Cơ hội hợp tác kinh doanh.
2. Công nghệ
0.1
4
0.4
Tiếp thu công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới.
3.Tốc độ đô thị hoá
0.05
2
0.1
Nhanh, tạo điều kiện để phát triển sản xuất.
4.Hạn ngạch xuất khẩu giảm, hàng rào thuế quan được loại bỏ.
0.05
3
0.15
Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.
5.Các chính sách phát triển ngành may mặc của chính phủ
0.05
3
0.15
Hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh.
6. Mở rộng hợp tác quốc tế
0.1
3
0.3
Mở rộng ra thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản,…
Thách thức
1.Khủng hoảng kinh tế thế giới, tỷ lệ lạm phát
0.2
4
0.8
Tỷ lệ lạm phát cao, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.Luật pháp Quốc tế
0.05
3
0.15
Quy định về chất lượng sản phẩm, giá cả.
3.Trung Quốc
0.1
4
0.4
Hàng hoá của Trung Quốc tràn ngập trên thị trường.
4.Sản phẩm bị làm giả
0.05
2
0.1
Làm nhái mẫu mã
5. Đối thủ cạnh tranh mạnh
0.1
3
0.3
Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
Tổng
1.0
3.45
2.1.6 Nhân tố thành công chủ yếu trong ngành.
-Chủ động về nguyên liệu: Việt nam là nước nông nghiệp với nhiều chủng loại cây xơ - nguyên liệu chính phục vụ cho ngành dệt may – như: bông, đay, lanh, gai và tơ tằm v...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D BẢNG BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NƯỚC MẮM PHÚ QUỐC HƯNG THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG PHÁP Luận văn Kinh tế 0
S Báo cáo thực tập tại Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển thuộc Viện chiến lược phát triển Luận văn Kinh tế 0
K Báo cáo thực tập tổng hợp tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
L Báo cáo thực tập tại Viện chiến lược và Trung tâm thông tin tư liệu Tài liệu chưa phân loại 0
T Báo cáo thực tập tại Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0
M Báo cáo thực tập ở Công ty may Chiến Thắng Tài liệu chưa phân loại 0
K Báo cáo Tìm hiểu các chiến lược marketing tại Tập đoàn Phú Thái Tài liệu chưa phân loại 2
T Báo cáo hiểu biết về Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, Viện Chiến lược phát triển cũng như về Ban Công ngiệp, Thương mại và Dịch vụ Tài liệu chưa phân loại 0
R Báo cáo Thực tập tại Ban Dự báo, Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
M Báo cáo thực tập tại Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top