lolem_cobe

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI


GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH THỰC TẬP
Tên công trình: dự án khu nhà ở chung cư cao tầng
Địa điễm xây dựng: phường 11 quận 6 TP. HCM
Chủ đầu tư: công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bảo Lộc
Nhà thầu: công ty cổ phần Him Lam
Đơn vị thiết kế: Công ty tư vấn thiết kế xây dựng Him Lam
Thời gian xây dựng: từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 1 năm 2012




Phần 1 :CÁC ĐƠN VỊ TỔ CHỨC THI CÔNG TRONG CÔNG TRÌNH

I . CHỦ ĐẦU TƯ
Chủ đầu từ là người bỏ vốn hay người được giao nhiệm vụ quản lý vốn, có trách nhiệm và quyền hạn theo qui định của pháp luật về xây dựng kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án thực hiện dự án và nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác.
Thực hiện tổ chức thẩm định, phê duyệt kỹ thuật và tổng dự toán, dự toán chi tiết của dự án do đơn vị thiết kế.
Chủ đầu tư có các yêu cầu và nhiệm vụ sau:
Lập báo cáo đầu tư, trình cấp có thẩm quyền cho chủ trương đầu tư
Tổ chức lập dự án chủ đầu tư xây dựng nếu không làm được thì thuê tư vấn thiết kế thực hiện.
Tổ chức thẩm định phê duyệt dự án đầu tư.
Tổ chức khảo sát xây dựng
Tổ chức thiết kế xây dựng, lập dự toán tổng dự toán
Thẩm định thiết kế, dự toán, tổng dự toán.
Tổ chức lựa chọn nhà thầu,
Xin cấp phép xây dựng
Xin cấp đền bù, giấy phép mặt bằng tái định cư
Tổ chức giám sát chất lượng chất lượng thi công xây dựng.
Tổ chức kiểm định chất lượng xây dựng
Nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào sử dụng
Xin chứng nhận công trình được phép sử dụng
Thanh quyết toán vốn đầu tư dự án.
Các công việc khác có liên quan đến dự án.
Thành lập Ban Quản Lý Dự Án để tự quản lý dự án nếu có đủ năng lực

II.ĐƠN VỊ THIẾT KẾ.
1. Nhiệm vụ thiết kế.
Kiến trúc sư làm việc trực tiếp với khách hàng để lập ra nhiệm vụ thiết kế cho từng họp đồng cụ thể, sau khi nhiệm vụ thiết kế được thống nhất sẽ tiến hành thiết kế sơ bộ nội dung nhiệm vụ thiết kế.
Cơ cấu và số lượng các phòng chức năng trong công trình, phòng khách, phòng ăn, phòng bếp.
Số tầng, chiều cao tầng, diện tích xây dựng.
Hướng nhà và các lối vào chính cửa chính.
Các loại vật liệu chính sẽ được sử dụng trong công trình
Các yêu cầu công trình về kiến trúc, nội ngoại thất.
2. Thiết kế sơ bộ.
Thiết minh thiết kế
Mặt bằng các tầng
Sơ đồ mặt cắt, mặt bằng, mặt đứng công trình
Phối cảnh công trình
3. Thiết kế bản vẽ thi công
Kiến trúc
Mặt bằng tổng thể mặt, mặt bằng định vị công trình
Chi tiết kiến trúc mặt đứng, cầu thang
Chi tiết cửa đi, cửa sổ
Mặt bằng bố trí nội ngoại thất
Kết cấu
Kết cấu móng
Kết cấu khung cột bê tông cốt thép
Kết cấu lanh tô giằng
Kết cấu sàn
Kết cấu cầu thang
Thống kê thép
Phần điện
Sơ đồ nguyên lý cấp điện toàn nhà
Thống kê vật liệu điện
Phần nước
Mặt bằng cấp thoác nước các tầng
Sơ đồ không gian cấp thoác nước
Thống kê vật liệu cấp thoác nước

III. BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH
A. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
Theo nghị định 52 về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng kết hợp các công tác đang thực hiện tại Trường, chức năng của Ban Quản Lý Công Trình như sau:
Tiến hành thi công xây lấp các công trình khi đã có quyết định đầu tư, bao gồm các công tác sau: Tham mưu cho Ban Giám hiệu tổ chức đấu thầu hay tuyển chọn nhà thầu theo các qui định, tuyển chọn các tổ chức tư vấn giám sát công trình có chức năng và kinh nghiệm, theo dõi tiến độ thi công và thực hiện các nội dung trong hợp đồng.
Kiểm tra chất lượng các loại vật liệu, các cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt theo yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn được duyệt.
Chuẩn bị các hồ sơ nghiệm thu thanh quyết toán, bàn giao và thực hiện bảo hành sản phẩm.
Tham mưu cho Ban Giám hiệu quản lý xây dựng tất cả các công trình xây dựng mới theo hướng quy hoạch tổng thể phát triển trường.
Tham mưu các phương án sửa chữa, nâng cấp, cải tạo các công trình của trường
B. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN.
Công tác quản lý chất lượng công trình.
Tăng cường công tác giám sát của Ban với các công trường xây dựng, đôn đốc tiến độ thi công, thúc đẩy công tác tư vấn giám sát. Các công trình phải có cán bộ kỹ thuật của ban theo dõi.
Tham gia đánh giá chất lượng vật liệu xây dựng trước khi đưa vào công trường
Tăng cường công tác kiểm tra và hậu kiểm chất lượng vật liệu, cấu kiện các bộ phận công trình trước khi tiến hành nghiệm thu từng giai đoạn.
Tăng cường công tác tiếp cận thông tin về các nhà thầu đơn vị tư vấn giám sát từ đó tìm đối tác thích hợp.
Kết hợp với các đơn vị sử dụng tham gia quản lý chất lượng các công trình nhất là công trình sửa chửa và nâng cấp.
Nâng cao trình độ giám sát cho các thành viên trong Ban thông qua các lớp tập huấn của tỉnh hay cơ quan chuyên ngành tổ chức. Thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn quy phạm chuyên ngành trong công tác giám sát và nghiệm thu công trình.
Giám sát tiến độ và phương tiện thi công.
Cần có hợp đồng với các nội dung chi tiết đối với các nhà thầu, đòi hỏi các nhà thầu cung cấp tiến độ thi công cụ thể và chi tiết. Tăng cường kiểm tra chức năng các phương tiện thi công theo hợp đồng trước khi đưa vào công trường. Tổ chức nghiệm thu công trình theo từng đợt, từng giai đoạn, và hoàn thành công trình.
Triển khai công tác đấu thầu theo đúng thông tư số 4 về hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu sau khi có quyết định phê duyệt đầu tư bao gồm các bước sau:
Lập kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu.
Trình duyệt và Thẩm định kế hoạch đấu thầu
Chuẩn bị hồ sơ trình tổ chuyên gia xét thầu


Phần V. AN TOÀN LAO ĐỘNG
Đảm bảo vệ sinh, và an toàn cho môi trường xung quanh công trường
Giữ vệ sinh và an toàn giao thông.
Công trình nằm trong vùng đô thị, việc vận chuyển cấu kiện, nguyên vật liệu… phục vụ thi công phải tuân theo các quy định của chính quyền địa phương ( như vận chuyển vào ban đêm, rửa sạch xe trước khi ra đường phố, thường xuyên làm vệ sinh đường phố xung quanh công trường )
Chống bụi vật rơi từ trên cao, bằng cách giăng lưới an toàn.
Khi thi công những công trình gần đường giao thông hay khu dân cư phải được che, chắn để chống bụi hay rơi vật liệu xuống đường hay nhà
Chống ồn rung động quá mức.
Khi sử dụng các biện pháp thi công cơ giới phải lựa chọn giải pháp thi công thích hợp với đặc điểm, tình hình, vị trí công trường.
Công trường xung quanh phải được rào bằng hàng rào tôn, hay xây để dể bảo vệ công trường.
Công trường xung quanh có nhiều nhà dân và hệ thống công trình kĩ thuật hạ tầng , phải ưu tiên chọn giải pháp thi công nào gây ra tiếng ồn và rung động nhỏ nhất.
Các đơn vị thi công phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống cháy nổ trên phạm vi toàn công trường
Công nhân làm việc phải đội mũ bảo hộ lao động và mặc áo công trình, và phải mang giày, đeo găng tay…
Những khu vực trên công trường có chứa những vật liệu dễ cháy, nổ như : xăng dầu, bình hơi, bình ga hay các thiết bị cá áp lực … phải đảm bảo khoảng cách tới khu dân cư theo qui định về phòng cháy nổ, có hàng rào cách ly và biển cấm lửa, cấm lửa, cấm không phận sự đến gần, đồng thời phải bố trí và bảo quản tốt các thiết bị dụng cụ, phương tiện chống cháy thích hợp.
Ngoài ra còn phải trang bị dàn giáo sắt bọc xung quanh công trình và có lưới bảo vệ chống các vật rơi xuống gây tai nạn làm ảnh hưởng đến quá trình thi công.
Phải có lang can bảo vệ khi thi công các tầng cao
Tất cả các kỹ sư hay công và nhứng người khác đến công trình đều phải trang bị các thiết bị bảo hộ lao động như nón (mũ) giày cao su khi đổ bê tông.
Khi vào công trình phải tuân thủ các nội qui về an toàn lao động.
Khi có gió lớn phải chú ý các công nhân làm việc ở trên cao, tránh các vật dụng rơi từ trên cao xuống.
An toàn điện
Vùng có ảnh hưởng của các bộ phận dẫn điện, các nguồn bức xạ, hồ quang điện phải đảm bảo đúng nội qui an toàn.






MỤC LỤC
----

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH THỰC TẬP 3
PHẦN 1 :CÁC ĐƠN VỊ TỔ CHỨC THI CÔNG TRONG CÔNG TRÌNH 4
I . CHỦ ĐẦU TƯ 4
II.ĐƠN VỊ THIẾT KẾ. 4
1. Nhiệm vụ thiết kế. 4
2. Thiết kế sơ bộ. 5
3. Thiết kế bản vẽ thi công 5
III. BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH 5
A. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ 5
B. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN. 6
IV. TƯ VẤN GIÁM SÁT 7
A. Trách nhiệm của tư vấn giám sát. 7
B. Giám sát công trình xây dựng bao gồm các công việc 7
1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây: 7
2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây: 8
V. ĐƠN VỊ THI CÔNG 9
1.Sự phân cấp quản lý vĩ mô. 9
2. Về nhân sự : 9
3. Đối với công nhân 9
PHẦN 2: KĨ THUẬT THI CÔNG 11
A. THI CÔNG PHẦN MÓNG 11
1. Thi công cọc khoan nhồi 11
a.Công tác hạ ống vách và khoan 11
b. Công tác hạ lồng thép 12
c. Công tác đổ bê tông. 13
2. Thi công cừ và đào đất 14
3. Thi công đài móng 15
B. THI CÔNG PHẦN THÂN 15
I.CÔNG TÁC CỐT THÉP 15
1. Gia công cốt thép 15
2.Lắp cốt thép Dầm. 16
3.Lắp cốt thép sàn, cầu thang 16
4.Lắp cốt thép cột và vách: 17
II. CÔNG TÁC CỐP PHA 19
1.Cốp pha dầm sàn 19
3.Cốp pha cột và vách. 20
4.Cốp pha cầu thang: 22
III.CÔNG TÁC THÁO CỐP PHA 23
IV. CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG 23
1.Đổ Bê Tông Dầm Sàn. 23
2. Đổ Bê Tông Cột Và Vách. 23
3.Những yêu cầu cho công tác đổ bê tông 25
VI . CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG. 25
1.Công tác xây 25
2.Khi bắt đầu xây 26
V . CÔNG TÁC TÔ TRÁT 27
1.Chuẩn bị trước khi trát 27
2.Bắt đầu trát 28
PHẦN 3. BÌNH ĐỒ CÔNG TRÌNH XÂY 28
PHẦN 4. TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH MỘT PHẦN SÀN. 30
PHẦN 5. AN TOÀN LAO ĐỘNG 31


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top