miuxinh241

New Member
Download miễn phí Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH đóng tàu Trung Bộ

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NỘI DUNG
1. TÌM HIỂU HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT TÀU THUỶ TẠI CÔNG TY TNHH ĐÓNG TÀU TRUNG BỘ.
1.1.Tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng đối với nhà máy.
1.2.Tìm hiểu tìm hiểu đặc điểm kết cấu tàu dầu, tàu container, tàu hàng rời.Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
1.3. Tìm hiểu kết cấu sống mũi
1.4 Tìm hiểu kết cấu nắp miệng hầm hàng
1.5.Tìm hiểu kết cấu vùng đuôi:
1.6.Tìm hiểu kết cấu bệ máy và cách xác định.
1.7.Tìm hiểu kết cấu dàn mạn vùng mũi
1.8.Tìm hiểu kết cấu đáy với mạn: đáy với vách ngang, vách dọc: mạn với boong, với vách ngang, vách dọc trên các vùng.
1.9 Tìm hiểu kết cấu chống cháy cho các dàn boong, vách ngăn trong khu vực thượng tầng, lầu.
1.10.Tìm hiểu bố trí thiết bị trên boong đối với con tàu cụ thể.
1.11.Tìm hiểu bố trí chung buồng máy
1.12.Tìm hiểu bố trí hệ thống thông gió, hệ thống cứu hỏa, hệ thống tín hiệu, phương tiện cứu sinh trên tàu.
1.13. Tìm hiểu các công ước quốc tế.
2. TÌM HIỂU VÀ THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ ĐÓNG TÀU TẠI CÔNG TY
2.1. Tìm hiểu điều kiện thi công tại công ty.
2.2. sơ đồ tổ chức quản lý
2.3 thống kê thiết bị sử dụng trong đóng tàu tại công ty
2.4. Tìm hiểu cách lập phương án phân chia phân tổng đoạn và phương án thi công một con tàu cụ thể tại công ty.
2.5. Bố trí kết cấu
2.6. Tìm hiểu các phương pháp làm sạch vỏ tàu
2.7.Tìm hiểu các loại khung dàn sử dụng trong quá trình lắp ráp và hàn phân tổng đoạn.
2.8. Tìm hiểu gia công chi tiết cụm chi tiết liên khớp và phân đoạn
2.9. Tìm hiểu quy trình đấu đà
2.10. Các phương pháp kiểm tra trong đóng tàu
2.11. Tìm hiểu về quy trình thử tàu tại nhà máy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

đề cương thực tập tốt nghiệp
1. Mục đích:
Giúp sinh viên có thời gian tiếp xúc với thực tế sản xuất và thiết kế công nghệ tại các Nhà máy (Công ty) đóng tàu; Tìm hiểu và tiếp thu những kiến thức thực tế phục vụ cho việc làm đồ án thiết kế tốt nghiệp sau này. Đây cũng là cơ hội tốt cho sinh viên lựa chọn cho mình một đề tài TKTN mà thực tế đòi hỏi cần giải quyết.
2. Yêu cầu:
Sinh viên phải đi sâu, tiếp cận với công việc thực tế ở các nhà máy, xí nghiệp đóng tàu. Tìm hiểu hồ sơ kỹ thuật, các phương pháp, kinh nghiệm thiết kế công nghệ cũng như nắm vững qui trình, thao tác công nghệ đóng mới và sửa chữa tàu tại nhà máy. Trong quá trình thực tập, mỗi sinh viên phải mang theo sổ nhật ký thực tập, ghi chép những kiến thức thực tế làm tài liệu viết báo cáo thực tập và giúp cho việc thiết kế tốt nghiệp sau này được nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thi công tại Nhà máy.
Cuối đợt thực tập mỗi sinh viên phải nộp cho Bộ môn 01 báo cáo thực tập. Nội dung Báo cáo phải đáp ứng được yêu cầu của đề cương thực tập. Sinh viên đủ tư cách sẽ được tham gia bảo vệ lấy điểm thực tập tốt nghiệp.
3. Thời gian thực tập: Theo Quyết định của Nhà trường
4. Nội dung thực tập:
4.1 . Tìm hiểu hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu thuỷ tại cơ quan thiết kế, tại nhà máy đóng tàu và tại cơ quan Đăng kiểm:
- Tìm hiểu Qui phạm phân cấp và đóng tàu Sông, tàu Biển hiện hành của Việt Nam qua các phần: kết cấu, thiết bị ,phương tiện tín hiệu, phương tiện cứu sinh, cứu hoả, ô nhiễm cho tàu hàng khô, tàu dầu...
- Tìm hiểu đặc điểm kết cấu của tàu dầu, tàu container, tàu hàng rời.v.v..theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
- Tìm hiểu kết cấu sống mũi, sống đuôi và liên kết giữa chúng với các dàn lân cận cho một con tàu cụ thể.
- Tìm hiểu kết cấu nắp miệng hầm hàng, nguyên lý hoạt động của chúng. Tìm hiểu kết cấu miệng quây dọc, ngang hầm hàng
- Tìm hiểu kết cấu vùng đuôi, sống đuôi.
- Tìm hiểu kết cấu bệ máy và cách xác định chúng.
- Tìm hiểu kết cấu dàn mạn vùng mũi, dàn đáy vùng gia cường phía mũi tàu.
- Tìm hiểu liên kết cơ cấu đáy với mạn; đáy với vách ngang, vách dọc; mạn với boong, với vách ngang; boong với vách ngang, vách dọc trên các vùng (vùng khoang hàng, khoang mũi, khoang máy, khoang đuôi).
- Tìm hiểu kết cấu chống cháy cho các dàn boong, vách ngăn trong khu vực thượng tầng, lầu.
- Tìm hiểu bố trí thiết bị trên boong đối với một con tàu cụ thể
- Tìm hiểu bố trí chung buồng máy, bố trí hệ trục chân vịt.
- Tìm hiểu bố trí hệ thống thông gió, hệ thống cứu hoả, hệ thống tín hiệu, phương tiện cứu sinh trên tàu.
- Tìm hiểu các công ước quốc tế
4.2 . Tìm hiểu và thực hành công nghệ đóng tàu tại Nhà máy (Công ty):
4.2.1 Tìm hiểu điều kiện thi công tại nhà máy:
- Sơ đồ mặt bằng; Sơ đồ tổ chức quản lý; Thống kê các thiết bị sử dụng trong đóng tàu tại nhà máy.
- Sơ đồ mặt bằng, sơ đồ tổ chức quản lý, thiết bị sử dụng và nêu chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phân xưởng trong nhà máy.
4.2.2 Tìm hiểu cách Lập phương án phân chia phân tổng đoạn và phương án thi công một con tàu cụ thể tại nhà máy.
4.2.3 Thống kê và tìm hiểu cơ lý tính của các loại vật liệu đóng tàu hiện nay tại nhà máy
4.2.4 Thực tập phóng dạng và chế tạo dưỡng mẫu.
a/ Thực tập về phóng dạng trên sàn phóng
b/ Thực tập về phóng dạng nhờ phần mềm công nghệ (nếu có)
c/ Thực tập về lập thảo đồ, chế tạo dưỡng mẫu
4.2.5 Tìm hiểu bố trí, kết cấu hệ thống thiết bị hạ thuỷ: Âu tàu, ụ nổi, Triền đà.v.v.
a. Âu tàu:
- Công dụng của âu tàu
- Kích thước âu, khả năng của âu tàu.
- Nguyên lý hoạt động của âu tàu
- Cơ sở bố trí , qui cách đế kê trong âu tàu
- Kết cấu, cách làm kín cửa âu.
- Các thiết bị phục vụ cho âu tàu.
- Những yêu cầu cần thiết đối với tàu trước khi đưa tàu vào âu
- Những yêu cầu cần thiết đối với âu trước khi đưa tàu vào âu
- Tìm hiểu cách đưa tàu vào, ra khỏi âu
b. Triền đà: Tìm hiểu triền đà dọc, triền đà ngang.
- Sơ đồ bố trí chung triền đà
- Kết cấu đà trượt, máng trượt; xe goòng
- Nguyên lý hoạt động của triền đà
- Các thiết bị phục vụ cho quá trình hạ thuỷ; đưa tàu lên đà.
- Tìm hiểu những điều kiện cần thiết cho việc hạ thuỷ tàu; đưa tàu lên đà
- Tìm hiểu cách tính toán hạ thuỷ, và mục đích của việc tính toán hạ thuỷ
- Tìm hiểu qui trình hạ thuỷ một con tàu cụ thể
4.2.6 Tìm hiểu các phương pháp làm sạch vỏ tàu, sơn tàu và yêu cầu về sơn tàu:
- Liệt kê các phương pháp làm sạch vỏ tàu tại nhà máy (thủ công, cơ giới ...), nguyên lý hoạt động, khả năng áp dụng của từng phương pháp.
- Yêu cầu đối với các loại sơn tàu. Loại, số lớp sơn theo các vùng thuộc thân tàu. Các thiết bị sử dụng trong quá trình sơn, và thiết bị kiểm tra.
4.2.7 Tìm hiểu các loại khung dàn sử dụng trong quá trình lắp ráp và hàn phân, tổng đoạn.
- Tìm hiểu về cách lập số liệu, gia công chế tạo, lắp đặt khung dàn phẳng và khung dàn cong
- Vẽ kết cấu bệ lắp ráp, khung dàn phẳng, khung dàn cong cho một phân đoạn cụ thể tại nhà máy
- Yêu cầu đối với khung dàn phẳng, khung dàn cong trước khi tiến hành lắp ráp và hàn phân đoạn trên chúng.
4.2.8 Tìm hiểu gia công chi tiết, cụm chi tiết liên khớp và phân đoạn.
- Tìm hiểu tiêu chuẩn áp dụng cho gia công chi tiết, cụm chi tiết liên khớp và phân tổng đoạn.
- Cơ sở, cách gia công tấm thép cong của vỏ bao thân tàu, cho ví dụ
- Cơ sở, cách gia công thép định hình cong thuộc kết cấu thân tàu, cho ví dụ
- Cơ sở, cách gia công lắp ráp và hàn dầm chữ T thẳng và chữ T cong tại nhà máy, cho ví dụ
- Tìm hiểu qui trình chế tạo cụm chi tiết (như đà ngang cùng các nẹp gia cường cho chúng...)
- Tìm hiểu cơ sở, quá trình lập files dữ liệu, cắt các chi tiết phẳng trên máy cắt tự động kỹ thuật số CNC
- Tìm hiểu qui trình lắp ráp, hàn và sơn phân đoạn phẳng, phân đoạn cong, cho ví dụ.
- Tìm hiểu cách ình dáng phân tổng đoạn phẳng và phân tổng đoạn cong sau khi chế tạo xong
4.2.9 Tìm hiểu quá trình đấu đà
- Công việc chuẩn bị triền đà trước khi đấu đà (như xác định đường tâm tàu, các dấu kiểm tra trên triền, đế kê....), và yêu cầu kỹ thuật.
- Tìm hiểu cơ sở lựa chọn kết cấu và bố trí đế kê
- Cách kiểm tra vị trí, căn chỉnh tư thế của phân đoạn, tổng đoạn trên triền, sai lệch cho phép
- Cách thức cố định tổng đoạn gốc trên triền
- Cách thức cố định hai phân tổng đoạn với nhau trước khi hàn đấu nối
- Qui trình hàn giữa 2 phân, tổng đoạn với nhau
- Cách kiểm tra thân tàu trong quá trình đấu đà và sau khi đấu đà xong; yêu cầu sai lệch cho phép.
4.2.10 Các phương pháp kiểm tra trong đóng tàu:
- Kiểm tra kích thước, hình dáng chi tiết trong và sau khi gia công
- Các phương pháp kiểm tra kích thước, chất lượng mối hàn tại nhà máy
- Phương pháp kiểm tra kín nước cho các khoang két tại nhà máy
4.2.11 Tìm hiểu về qui trình thử tàu tại nhà máy:
- Mục đích và qui trình thử nghiêng lệch
- Mục đích và qui trình thử tại bến
- Mục đích và qui trình thử đường dài
Nội dung
1. Tìm hiểu hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu thuỷ tại công ty TNHH ĐóNG TàU TRUNG Bộ.
1.1.Tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng đối với nhà máy.
+ Những quy phạm của đăng kiểm - Quy phạm hàng hải của nước đăng ký
- Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 với nghị định thư 1978, và sửa đổi 1981, 1983 (GMDSS) sửa đổi 1988, 1989, 1990, 1991, 1992, 1996, 1998, và 2000.
Công ước quốc tế về ô nhiễm môi trường, MARPOL 1973, với nghị định thư 1978, gồm các phần sửa đổi I, II, IV, V
- Quy định IBC, Quy định quốc tế về kết cấu và thiết bị của tàu chở hàng hoá chất nguy hiểm với các sửa đổi.
- Công ước quốc tế về việc xếp dỡ hàng 1966 với các sửa đổi 1971, 1975, 1989.
- Công ước quốc tế về đo dung tích tàu (london 1969)
- Quy định kênh đào Suez với quy phạm đo tải trọng
- Quy định kênh đào Panama với các quy phạm đo tải trọng tàu
- Quy định quốc tế về thông tin liên lạc và truyền thanh 1976, 1979, 1983 với các quy định GMDSS.
- Công ước quốc tế về sự ngăn chặn va chạm trên biển 1972 và bản sửa đổi 1981
- Quy phạm USCG (ô nhiễm dầu và vệ sinh) đối với tàu mang cờ hiệu nước ngoài
- Nghị định thư về mớn nước của ISO số 6954, 1984 (E) giới hạn độ rung động trên tàu
- Quy định của IMO A.468, 1981 về mức ồn trên tàu
1.2.Tìm hiểu tìm hiểu đặc điểm kết cấu tàu dầu, tàu container, tàu hàng rời...Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
1.2.1. Đặc điểm kết cấu tàu dầu.
Tàu dầu thường chỉ có một boong
- Khoang máy bố trí ở đuôi tàu
- Có khoang cách ly ở giữa khoang hàng với các khoang khác
- Số lượng vách dọc vách ngang nhiều nhằm giảm ảnh hưởng của mặt thoáng chất lỏng, giảm lực quán tính bổ xung.
- Miệng hầm có kích thước nhỏ nó có dạng tròn hay e líp hay hình vuông lượn góc . tuy nhiên kích thước miệng hầm phải đảm bảo đưa người và thiết bị dưỡng khí chui lọt.Thông thường miệng có kích thước 600x600
- Tàu dầu có cầu nối, cầu dẫn đi từ thượng tầng đuôi đến thượng tầng mũi.
- Tàu dầu thường có đáy đôi mạn kép.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

luuchimanh

New Member
bạn ơi , Thank bạn , nhiều bài đăng của bạn giúp ích mọi người rất nhiều , nhờ bạn kiến thức được truyền thông rất tốt
mọi người , hiện tại mình đang thực tập tại công ty đóng tàu, bạn có thể cho mình xin link dowload file này nha , để mình có thể thu thập thêm thông tin viết báo cáo, thank in advance :)).
 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác

Top