Brys

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục

Chương I : Quá trình hình thành, phát triển và bộ máy quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn 3
I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUAN KẾ HOẠCH TỈNH LẠNG SƠN . 3
II- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỎ CHỨC CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH LẠNG SƠN. 8
1. Chức năng : 8
2. Nhiệm vụ: 9
3. Cơ cấu tổ chức : 10
4. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc và các Phòng nghiệp vụ 13
5. Phòng tổng hợp của sở kế hoạch đầu tư 16
Chương II : Tình hình hoạt động của sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn giai đoạn 2006-2007 19
I.Hoạt động chuyên môn của sở Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 2006-2007 19
1. Công tác tổng hợp: 19
2.Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản: 19
3. Công tác quản lý doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh: 20
4. Công tác lao động văn xã: 20
5. Công tác đầu tư nước ngoài 21
6. Công tác Nông lâm nghiệp: 21
7. Công tác thanh tra: 21
8. Công tác văn phòng: 22
II. Đánh giá tình hình hoạt động của sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn giai đoạn 2006-2007 22
1. Những mặt đạt được 22
2. Những khó khăn và hạn chế 24
Chương III. Hoạt động đầu tư phát triển tại các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 25
I. Hoạt động đầu tư phát triển kinh tê – xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001 -2008 25
1/ Thực trạng vốn đầu tư xã hội và nhà nước giai đoạn 2001-2008 25
2. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008 28
II. Hoạt động đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 30
1. Một số văn bản pháp luật về đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn 30
2.Vai trò của kinh tế cửa khẩu đối với sự phát triển kinh tê – xã hội tỉnh Lạng Sơn: 31









CHƯƠNG I : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ LẠNG SƠN

I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUAN KẾ HOẠCH TỈNH LẠNG SƠN .
Ngày 31-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nuớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra sắc lệnh số 78-SL thành lập Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết, nhằm nghiên cứu soạn thảo một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội, văn hoá trình Chính phủ.
Cùng với sự ra đời ngành kế hoạch của cả nước, Ban Kế hoạch tỉnh Lạng Sơn cũng được thành lập do một đồng chí Uỷ viên thuờng trực Uỷ ban nhân dân tỉnh phụ trách, với số lượng ban đầu có một ít cán bộ nhân viên được điều động ở các ngành về. Ban Kế hoạch được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch 3 năm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (1955-1957), trong đó tập trung vào kế hoạch phục hồi, củng cố và phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, văn hoá, giáo dục, y tế, ... vừa củng cố lực lượng, vừa xây dựng kế hoạnh, đồng thời tiến hành kiểm tra, đôn đốc các đơn vị cơ sở triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.
Kết thúc thực hiện kế hoạch 3 năm phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội, ngành kế hoạch lại tiếp tục xây dựng kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế- xã hội (1958-1960) theo tinh thần Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tháng 1 năm 1957, trong đó xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tập trung nguồn lực để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn, mở rộng diện tích, nâng cao năng suất các loại cây trồng nông- lâm nghiệp, nhất là cây lương thực. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật phục vụ thâm canh, tăng vụ; ưu tiên đầu tư phát triển thuỷ lợi, khôi phục các tuyến đường giao thông phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Xây dựng các tổ đổi công trong sản xuất nông nghiệp tiến tới xây dựng hợp tác xã, xác lập quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Thời kỳ xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965): Sau khi hoàn thành việc khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm 1957- 1960 cùng với ngành kế kế hoạch cả nước, ngành kế hoạch Lạng Sơn lại tiếp tục xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế- xã hội lần thứ nhất của tỉnh Lạng Sơn, tập trung vào sản xuất nông lâm nghiệp, củng cố quan hệ sản xuất mới, triệt để khai thác mọi khả năng, tiềm lực của địa phương, xây dựng kế hoạch thu mua nông sản, thực phẩm bước đầu xây dựng các mặt hàng có khả năng xuất khẩu của địa phương như: tinh dầu hồi, gừng tươi, mặt hàng sản xuất từ tre, trúc, thêu ren,...chú trọng phát triển công nghiệp địa phương để phụa vạ sản xuất nông lâm nghiệp, đẩy mạnh công tác tài chính, tiền tệ.
Kế hoạch thời chiến (1965- 1975): chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đã lan rộng ra miền Bắc, chủ trương của Đảng và Nhà nước là tạm thời đình hoãn xây dựng các công trình cơ bản lớn, tập trung xây dưng kế hoạch chuyển từ thời bình sang thời chiến, tập trung xây dựng các công trình giao thông như: cầu, đường hầm, kho tàng khu hậu cứ, các cô sở sơ tán, trường học, bệnh viện, cơ quan, xí nghiệp, đảm bảo hậu cần phục vụ cho chiến đấu cung cấp tại chỗ và cho địa phương. Cơ quan kế hoạch lúc này thực sự là bộ máy tham mưu đắc lực cho Tỉnh uỷ và UBND tỉnh, nắm bắt tình hình kịp thời, chính xác, bảo đảm vừa xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội vừa bảo đảm kế hoạch chiến đấu trước mắt và lâu dài. Lạng Sơn được xác định là cảng nổi của cả nước. Công tác kế hoạch lúc này phải đảm bảo cho nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh trên các lĩnh vực: kế hoạch sản xuất thời chiến, kế hoạch tuyển quân, đảm bảo hậu cần, kế hoạch huy động lực lượng, tiếp nhận các mặt hàng viện trợ phục vụ cho hậu phương và tiền tuyến qua Lạng Sơn, đảm bảo xây dựng hậu phương vững mạnh về kinh tế để phục vụ tốt cho công tác quốc phòng.

II. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Tên đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
1. Một số văn bản pháp luật về đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn
_ Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về quy định về KCN, KCX, KKT;
_ Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020;
_ Quyết định 139/2008/QĐ-TTg ngày 14/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn;
_ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XIV;
_ Quyết định số 15/2006/QĐ-UB ngày 31/8/2006 vủa UBND tỉnh về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
_ Quyết định 304/QĐ-UBND ngày 15/02/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơn về Định hướng chiến phát triển bền vững tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020.
Các căn cứ pháp lý trên là cơ sở quan trọng cho những chuyển biến tích cực về đầu tư nói riêng và kinh tê – xã hội nói chung của khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Trước khi thực hiện Quyết định 748/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (từ năm 1997 trở về trước), khu vực biên giới còn rất hoang vắng, dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng thấp kém.
Việc triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi phát triển kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 748/QĐ-TTg và Quyết định số 53/QĐ-TTg đã tạo ra môi trường thông thoáng, thuận lợi và thực sự trở thành động lực quan trọng đẩy nhanh các hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch của toàn quốc với tị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, thực tế triển khai thực hiện các chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu cũng đã xuất hiện một số tồn tại và hạn chế như: chính sách chưa được điều chỉnh phù hợp với Trung Quốc, công tác xây dựng và quản lý quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu và xu hướng phát triển, việc thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển còn hạn chế, hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa có chương trình đầu tư mang tính tổng thể, nguồn vốn đầu tư còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu…
Vì vậy để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu ở Lạng Sơn, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Đề án khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Vai trò của kinh tế cửa khẩu đối với sự phát triển kinh tê – xã hội tỉnh Lạng Sơn:
* Tỉnh Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu chính và 7 cặp chợ biên giới nằm ở vị trí có các tuyến đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 31, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu phát triển với các tỉnh như : Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội. Bên cạnh việc thực hiện các chính sách của Trung ương về phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, tỉnh Lạng Sơn còn chú trọng đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đạt được một số thoả thuận quan trọng về phát triển kinh tế biên giới, xây dựng khu hợp tác kinh tế Đồng Đăng, Lạng Sơn và Bằng Tường - Quảng Tây ( Trung Quốc), đặc biệt Trung Quốc rất tích cực để thực hiện chương trình hợp tác này, coi đó là một tiền đề thúc đẩy hợp tác hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng.
* Kinh tế cửa khẩu là một trong những lĩnh vực mũi nhọn, có tính đột phá trong phát triển thương mại – du lịch - dịch vụ nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung, góp phần đáng kể vào tăng thu ngân sách cho Nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Trên cơ sở các chính sách của Chính phủ, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, thí điểm cho những chính sách ưu tiên, ưu đãi đặc thù nhằm tạo môi trường thông thoáng hơn cho các hoạt động thương mại - dịch vụ, du lịch trên địa bàn cửa khẩu Tân Thanh. Chính vì vậy đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể tham gia đầu tư các cơ sở thương mại – dịch vụ, du lịch trên địa bàn cửa khẩu Tân Thanh, làm cho hoạt động thương mại - dịch vụ, du lịch sôi động, thực sự trở thành một trung tâm trung chuyển và giao dịch hàng hoá của các tỉnh trong cả nước với Trung Quốc. Nếu năm 1991 chỉ có vài chục doanh nghiệp, đến năm 1993 có 100 doanh nghiệp thì từ năm 1998 đến năm 2001 thường xuyên có gần 400 doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế trong cả nước đến tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu qua biên giới; hàng trăm thương nhân Trung Quốc vào đăng ký và kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh… Từ năm 1998 đến nay đã thu hút 7 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài, trong đó : 4 dự án đã đi vào hoạt động ổn định, 3 dự án đang trong giai đoạn đầu tư, các dự án chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí; nhìn chung các dự án đang hoạt động có hiệu quả, doanh thu hàng tháng đật 250 ngàn USD, giải quyết việc làm ổn định cho trên 160 lao động, hàng năm đóng góp cho ngân sách trên 1 tỷ đồng như: Câu lạc bộ vui chơi giải trí quốc tế, cửa hàng miễn thuế Hữu Nghị và Tân Thanh… Hiện nay, trong khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh có 6 doanh nghiệp được thành lập theo luật Doanh nghiệp, chiếm 2,63% tổng số doanh nghiệp có trên địa bàn tỉnh, với tổng vốn đăng ký 6.570 triệu đồng; có 14 chi nhánh và có 188 hộ cá thể hoạt động sản xuất. kinh doanh. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chi nhánh, hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong khu vực kinh tế cửa khẩu chưa cao, một số đơn vị hoạt động cầm chừng, theo mùa vụ…
Đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn đã được tăng cường, khá đồng bộ, phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của các cấp ngành, cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi hẳn bộ mặt khu kinh tế cửa khẩu, có tác dụng lan toả thúc đẩy các vùng phụ cận.
* Một số nét về tình hình đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu của Lạng Sơn:
Trong giai đoạn 1997-2005, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách vào Khu kinh tế cửa khẩu đạt 986 tỷ đồng; chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng công cộng, giao thông, điện, cấp, thoát nước đã làm thay đổi hẳn bộ mặt các KKT cửa khẩu của tỉnh. Hệ thống hạ tầng đồng bộ đã tạo điều kiện thu hút các hoạt động đầu tư từ các nguồn vốn khác, tạo điều kiện hình thành và phát triển các khu vực dân cư đông đúc với các hoạt động thương mại, dịch vụ sầm uất như khu vực cửa khẩu Tân Thanh và khu vực thị trấn Đồng Đăng.
Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách, nguồn vốn đầu tư từ dân cư và tư nhân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các KKTCK của tỉnh cũng đã tăng trưởng đáng kể; hết năm 2005 tại các khu vực cửa khẩu biên giới cơ bản đã hình thành hệ thống chợ, trung tâm thương mại đi vào hoạt động ổn định, thu hút trên 3000 gian hàng kinh doanh của các thương nhân, trong đó có gần 500 thương nhân Trung Quốc, và có nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tạo việc làm cho trên 100 lao động của địa phương.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top