phuong201088

New Member
Download Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất - kinh doanh rượu thủ công khu vực Gò Đen (xã Phước Lợi, Mỹ Yên, Long Hiệp), huyện Bến Lức, tỉnh Long An

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................
1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu………………………………………………........1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………..............................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát…………………………………………….............2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể…………………………………………………..........2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………………….......2
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu chính…………………………...............................2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể……………………………………..............2
1.4 Giả thiết nghiên cứu……………………………………………………..............3
1.4.1 Các nhân tố bên trong của các cơ sở SX rượu thủ công khu vực Gò Đen
ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nghề thủ công truyền thống
này...............................................................................................................................3
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài tác động đến sự phát triển của nghề thủ công truyền
thống này..........................................................................................................3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………..………….......3
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………….....................3
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu………………………………………….................4
1.6 Cấu trúc của báo cáo, nội dung cơ bản của các chương……………...................4
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN.........................................6
2.1 Cơ sở lý thuyết......................................................................................................6
2.1.1 Lý thuyết về thay đổi cơ cấu kinh tế.......................................................6
2.1.2 Hệ thống các khái niệm về ngành nghề TTCN ......................................8
2.1.3 Vai trò của ngành nghề TTCN................................................................9
2.2 Tổng quan kinh nghiệm phát triển ngành nghề nông thôn.................................10
2.2.1 Ngoài nước............................................................................................10
2.2.2 Trong nước............................................................................................12
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................18
3.1 Phương pháp tiếp cận..........................................................................................18
3.1.1Tiếp cận hệ thống...................................................................................18
3.1.2 Tiếp cận trong – ngoài..........................................................................18
3.2 Khung phân tích..................................................................................................18
3.3 Các chỉ tiêu quan sát, phân tích...........................................................................19
3.4 Phương pháp lấy mẫu..........................................................................................20
3.4.1 Mô tả mẫu.............................................................................................20
3.4.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................21
3.4.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.................................................21
3.5 Dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập thông tin............................................21
3.5.1 Dữ liệu thứ cấp......................................................................................21
3.5.2 Phương pháp thu thập thông tin............................................................21
3.6 Phương pháp phân tích........................................................................................22
3.7 Công cụ phân tích...............................................................................................22
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................23
4.1 Tổng quan về nghề sản xuất rượu đế Gò Đen.....................................................23
4.1.1 Khái quát về lịch sử địa danh Gò Đen..................................................23
4.1.2 Điều kiện tự nhiên.................................................................................24
4.1.3 Điều kiện xã hội...................................................................................26
4.1.4 Quy trình sản xuất rượu........................................................................29
4.2 Đánh giá các nhân tố bên ngoài............................................................................33
4.2.1 Các chính sách của Nhà nước ..............................................................34
a. Chính sách của trung ương.........................................................................34
b. Chính sách của địa phương (tỉnh Long An)...............................................35
4.2.2 Nhu cầu được hỗ trợ của các cơ sở SX- KD rượu đế Gò đen...............364.3 Đánh giá các nhân tố bên trong ..........................................................................43
4.3.1 Phân tích chi phí- doanh thu.......................................................................43
4.3.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất- kinh doanh..............................................48
4.3.3 Các nhân tố khác...................................................................................50
4.4 Hiệu quả và vai trò của nghề sản xuất rượu thủ công khu vực Gò Đen .............55
4.4.1 Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế........................................................55
4.4.2 Giải quyết việc làm và tăng thu nhập....................................................55
4.4.3 Hỗ trợ phát triển các dịch vụ du lịch.....................................................56
4.5 Phân tích SWOT đối với nghề sản xuất rượu Gò Đen........................................55
4.5.1 Điểm mạnh............................................................................................56
4.5.2 Điểm yếu...............................................................................................56
4.5.3 Cơ hội....................................................................................................56
4.5.4 Thách thức.............................................................................................57
4.6 Kết luận chương..................................................................................................57
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH........................................59
5.1 Kết luận về phương pháp nghiên cứu.................................................................59
5.2 Kết luận về các phát hiện của đề tài....................................................................60
5.3 Đề xuất các khuyến nghị.....................................................................................61
5.3.1 Các nghiên cứu tiếp theo.......................................................................61
5.3.2 Các gợi ý chính sách...............................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................68
Mục lục……………………………………………………………………………....i
Danh mục các bảng biểu…………………………………………………...……......v
Thuật ngữ viết tắt……………………………………………………………...…....vi
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm……………………………………..25
Bảng 2. Thuế TTĐB của sản phẩm bia, rượu……………………………………........34
Bảng 3. Giá bán lẻ.....................................................................................................39
Bảng 4. Giá bán sỉ.....................................................................................................39
Bảng 5. Phân nhóm theo DT số liệu cục Thống kê và DT 06,07,08 ..................... …44
Bảng 6. DT bình quân ………………………………………….............................45
Bảng 7. DT bình quân từ hèm……………………………………………................ 45
Bảng 8. Vốn cố định …………………………………………………………............46
Bảng 9. Vốn lưu động………………………………………….......................... ....47
Bảng 10. Chi phí bình quân……………………………………………………..……..47
Bảng 11. Lợi nhuận bình quân………………………………………………...... …...48
Bảng 12. Lương bình quân/LĐ …………………………………………...............48
Bảng 13. Lợi nhuận/DT……………………………………………..........................49
Bảng 14. Lợi nhuận/Vốn lưu động…………………………………….....................49
Bảng 15. Lợi nhuận/Vốn cố định………………………………………….................50
Bảng 16. Tỷ suất lợi nhuận thực……………………...............................................50
Bảng 17. Tương quan DT, CP, lợi nhuận và học vấn năm 2008..............................53
Khung phân tích………………………………………………………………............19
Quy trình sản xuất…………………………………………………………...…………29
Hộp 1. Dù thật hay giả rượu vẫn là chất độc……………………………………........32
Hộp 2. Hầu hết rượu thủ công đều là rượu độc…………………………………........33
Hình 1. Những bảng hiệu bán rượu đế Gò Đen dọc theo QL1.................................01
Hình 2: Cơ sở SX rượu của chị Thảo (ở ấp 2, xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức) ............28
Hình 3: Ông Trị SX mẻ rượu mới và kiểm tra chất lượng.......................................31
Hình 4: Ai biết được trong số can rượu này, can nào có nhiều thuốc rầy.................32
Hình 5: Vừa SX rượu thủ công vừa chăn nuôi..........................................................57
Bản đồ 1. Vị trí tỉnh Long An trong các tỉnh Nam bộ.
Bản đồ 2: Bản đồ hiện trạng ngành nghề nông thôn (năm 2008)
Bản đồ 3: Bản đồ quy hoạch ngành nghề nông thônTHUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CCKT Cơ cấu kinh tế
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CP Chi phí
DN Doanh nghiệp
DT Doanh thu
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
HTX Hợp tác xã
KCN Khu công nghiệp
KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam
KT Kinh tế
KT-XH Kinh tế- xã hội
KV Khu vực
LĐ Lao động
LN Lợi nhuận
OTOP One Tambon One Product
OVOP One Village One Product
QL 1A Quốc lộ 1A
r Hệ số tương quan hạng
SP Sản phẩm
SX Sản xuất
SX-KD Sản xuất- kinh doanh
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TB Trung bình
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Long An cùng với quá trình phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) hơn 300 năm,
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) nông thôn đã hình thành và phát triển như:
nghề thủ công mỹ nghệ: chạm trổ gỗ mỹ nghệ; thêu ren, dệt chiếu, v.v; nghề chế biến
nông sản: bánh tráng, bún, sản xuất (SX) rượu thủ công,v.v; nghề TTCN: đóng tàu
xuồng, làm trống, nghề rèn, v.v.
Ngành nghề TTCN đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nông
thôn Việt Nam. Ngành nghề TTCN vừa tạo việc làm, tăng thu nhập, vừa tạo dấu ấn bản
sắc văn hoá các vùng, miền qua các sản phẩm (SP) truyền thống. Với xu thế hội nhập
thế giới, SP TTCN ngoài yếu tố truyền thống còn phải tinh tuý, đa dạng đáp ứng tiêu
chuẩn của ngành, quốc gia và quốc tế.
Ngành nghề TTCN của Long An như nghề dệt chiếu Long Định, nghề SX rượu
thủ công khu vực Gò Đen, nghề làm trống xã Bình Lãng (huyện Tân Trụ) v.v. tạo ra SP
giá trị cao, tinh xảo. Rượu đế Gò Đen nổi tiếng với truyền thống SX lâu đời. Hiện nay
những người SX rượu thật đang lao đao vì rượu giả, rượu
kém chất lượng, không ít điểm đề bán rượu Gò Đen (dọc
theo Quốc lộ 1A qua huyện Bến Lức) nhưng chất lượng
bên trong chưa được kiểm định. Đây thực sự là thách thức
đối với những ai quan tâm đến thương hiệu rượu đế Gò
Đen.
Để nghề sản xuất rượu thủ công khu vực Gò Đen sản
xuất kinh doanh (SX-KD) có tổ chức, khắc phục được
những tồn tại cơ bản về mẫu mã, chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ, v.v thì nghề
này mới phát triển ở mức độ cao hơn. Vì vậy, rất cần thiết có nghiên cứu để đánh giá
các nhân tố ảnh hưởng đến SX- KD nghề sản xuất rượu thủ công khu vực Gò Đen sẽ là
cơ sở khoa học tin cậy cho các cấp chính quyền hoạch định và lựa chọn chính sách hỗ
trợ.
1 Kiến Văn (2008), ‘Rượu đế Gò Đen: Ai quen mới dám uống’) . Vietnamnet,
ngảy: 59’ 17/05/2008 (GMT+7), tham khảo ngày 20/3/2009.
Những bản hiệu bán rượu đế Gò Đen dọc theo QL1 (khu vực Gò Đen, huyện Bến Lức)- liệu có mấy người bán
rượu thật?. Ảnh K.Văn
Hình 1. 1Những bản hiệu bán
rượu đế Gò Đen dọc theo QL1Do hạn chế về thời gian, tác giả chỉ nghiên cứu nghề nấu rượu thủ công khu vực
Gò Đen ở xã Phước Lợi, Long Hiệp, Mỹ Yên thuộc huyện Bến Lức.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến SX- KD rượu thủ công khu vực Gò Đen (xã
Phước Lợi, Mỹ Yên, Long Hiệp), huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng hoạt động nghề SX rượu thủ công khu vực Gò Đen (xã
Phước Lợi, Mỹ Yên, Long Hiệp), huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
- Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế- kỹ thuật- xã hội đến SX- KD
nghề nghiên cứu.
- Gợi ý một số giải pháp phát triển nghề SX rượu thủ công đáp ứng quy định
Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và thị hiếu người tiêu
dùng để nghề này không bị mai một.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu chính
- Nghề truyền thống rượu đế Gò Đen đang ở trong tình trạng nào? (Phát triển,
ổn định, suy giảm).
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển của nghề nghiên cứu?
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể
- Các nhân tố bên trong của các cơ sở, hộ gia đình (gọi chung là cơ sở) SXKD ảnh hưởng đến tồn tại và phát triển nghề nghiên cứu?
- Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tồn tại và phát triển nghề nghiên cứu?
1.4 GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
1.4.1 Các nhân tố bên trong của các cơ sở SX rượu thủ công khu vực Gò Đen ảnh
hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nghề thủ công truyền thống này.
Các nhân tố cụ thể là:
- Vốn (tiền mặt, thiết bị)
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- Nhân lực (lao động gia đình, thuê)
- Kỹ năng (liên quan đến nhân lực): tay nghề, bí quyết công nghệ, đổi mới
công nghệ, khả năng đáp ứng quy định về tổ chức SX,VSATTP của Nhà
nước.
- Yếu tố cạnh tranh của SP: sản lượng tiêu thụ, khách hàng, thương hiệu sản
phẩm.
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài tác động đến sự phát triển của nghề thủ công truyền
thống này
Chính sách của trung ương
- Các chính sách về VSATTP
- Các chính sách về tổ chức quản lý sản xuất và quản lý nghề.
- Chính sách về thuế
Chính sách của địa phương (tỉnh Long An).
- Hỗ trợ về thể chế (UBND tỉnh, Sở, Ban ngành, Hội nghề nghiệp).
- Hỗ trợ vốn (từ các định chế về tài chính); ứng dụng khoa học, công nghệ.
Các yếu tố thị trường gồm: sản lượng tiêu thụ, khách hàng, thương hiệu SP.
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở SX- KD rượu đế Gò Đen (xã Phước Lợi, Mỹ Yên, Long Hiệp).
- Hệ thống chính sách của trung ương và địa phương liên quan đến nghề
nghiên cứu.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát 40 cơ sở SX- KD rượu thủ công.
- Phạm vi không gian: xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp (Bến Lức).
- Phạm vi thời gian: Tổng quan thực trạng SX- KD rượu thủ công ở xã Mỹ
Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, sử dụng số liệu khảo sát các cơ sở SX-KD nêu
trên giai đoạn 2006- 2008.1.6 CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO, NỘI DUNG CƠ BẢN CÁC CHƯƠNG
Luận văn có 17 bảng, 1 khung phân tích, 1 quy trình sản xuất, 2 hộp, 2 bản đồ, 5
hình ảnh.
Luận văn có 71 trang, 5 chương. 5 chương của luận văn được cấu trúc như sau:
Chương 1 (Đặt vấn đề) giới thiệu sự cần thiết của nghiên cứu nghề SX rượu thủ
công xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp thuộc khu vực Gò Đen, huyện Bến Lức, tỉnh
Long An. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh
hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nghề này. Ngoài ra, chương này còn giới thiệu
đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2 (Cơ sở lý thuyết và thực tiễn) tập trung vào các lý thuyết liên quan đến
đề tài nghiên cứu gồm các khái niệm và vai trò của ngành nghề TTCN. Trong chương
cũng nêu tổng quan những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển ngành
nghề TTCN và những nhận định của tác giả về các mô hình liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
Chương 3 (Phương pháp nghiên cứu) giới thiệu cách tiếp cận khi nghiên cứu đề
tài, gồm: tiếp cận trong -ngoài, tiếp cận hệ thống. Đồng thời chương này cũng giới thiệu
khung phân tích, các chỉ tiêu quan sát, phương pháp lấy mẫu, thu thập dữ liệu sơ cấp và
thứ cấp, phương pháp phân tích và công cụ phân tích.
Chương 4 (Kết quả và Thảo luận) tập trung đánh giá tổng quan nghề SX- KD
rượu thủ công ở xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, đánh giá các nhân tố bên trong và
bên ngoài ảnh hưởng đến tồn tại và phát triển của nghề nghiên cứu.
Chương 5 (Kết luận và gợi ý chính sách) xuất phát từ những đánh giá thực trạng
SX-KD rượu khu vực Gò Đen, tác giả sẽ đánh giá về phương pháp nghiên cứu, các phát
hiện của đề tài đồng thời đề xuất các nghiên cứu tiếp theo và các gợi ý chính sách.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Lý thuyết về thay đổi cơ cấu kinh tế
Lý thuyết về thay đổi cơ cấu kinh tế (CCKT) của nhà kinh tế học Hollis Chenery, Giáo
sư Đại học Havard Mỹ cho rằng: Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP có xu
hướng giảm dần, trong khi tỷ trọng công nghiệp trong GDP có xu hướng tăng dần
tương ứng với GNP/người tăng dần (Đinh Phi Hổ 2,2006, trang 120-121).
Đặc trưng của từng giai đoạn phát triển kinh tế (KT) chính là cơ cấu GDP và sự
thay đổi giai đoạn từ thấp lên cao khi sự thay đổi cơ cấu GDP theo hướng tỷ trọng GDP
nông nghiệp giảm dần và GNP/người tăng dần.
Mô hình chuyển dịch CCKT của Hollis Chenery có thể hiểu là kiểu bình quân,
không phải là mô hình phát triển chung cho mọi quốc gia. Điều này là do nền KT mỗi
nước có sự khác biệt về qui mô, nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ, sự lựa
chọn chiến lược và chính sách, v.v nên mỗi nước có sự khác biệt trong tốc độ phát triển
và mô hình chuyển dịch CCKT. Ngoài ra, các yếu tố giống nhau giữa các nước cũng có
thể khác nhau theo thời gian.
i. Sự chuyển dịch CCKT theo ngành
a) Hai xu hướng lớn chuyển dịch CCKT theo ngành đang diễn ra trên thế
giới:
- Chuyển dịch từ khu vực (KV) sản xuất vật chất sang KV dịch vụ. Xu hướng
này thường diễn ra ở các nước có nền KT phát triển cao, dưới ảnh hưởng của
cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại.
- Chuyển dịch trong nội bộ KV sản xuất vật chất, chủ yếu là chuyển dịch cơ
cấu từ KV nông nghiệp sang KV công nghiệp. Xu hướng này chủ yếu ở các
nước đang phát triển, gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
b) Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, mở cửa nền KT và do tác
động của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật, chúng ta có thể thực hiện cùng một
lúc hai bước chuyển dịch CCKT trên.
2 Đinh Phi Hổ (2006), Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn, trang 120-122Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành KT đã có
sự thay đổi đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp từ
24,5% năm 2000; 20,9% năm 2005, đến năm 2010 ước còn 15- 16%. Tỷ trọng công
nghiệp trong GDP tăng từ 36,7% năm 2000, 41% năm 2005 và đến năm 2010 ước sẽ
tăng đến 41-43%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 2000 là
38,7%; năm 2005 là 38,1% và năm 2010 ước đạt khoảng 41- 42%3.
Trong nội bộ cơ cấu KT nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng
CNH- HĐH. Tỷ trọng giá trị SX công nghiệp KV nông thôn tăng từ 17,3% năm 2001
lên 19,3% năm 2007. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu LĐ
nông thôn theo hướng ngày càng tăng nhanh các hộ làm công nghiệp, thương mại và
dịch vụ; trong khi số hộ thuần nông giảm dần. Tỷ lệ hộ nông nghiệp đã giảm 9,87%; tỷ
lệ hộ công nghiệp tăng lên 8,78%. Năm 2007, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn
nông thôn có 3,6 triệu hộ, tăng 62% so với năm 2000.
Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở nước ta trước hết là quá trình phát
triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, giảm LĐ trong nông nghiệp.
ii. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Long An
Giai đoạn 2001-2005, CCKT chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng KV nông
nghiệp (42,6%) giảm (-5,4%), và tăng dần tỷ trọng KV công nghiệp-xây dựng (27,9%)
tăng (+5,4%), riêng KV thương mại-du lịch tăng rất ít (29,5%).
Giai đoạn 2006-2010, CCKT: KV nông nghiệp- công nghiệp và xây dựng- thương
mại và dịch vụ theo tỷ lệ 26%- 43%: 31% (cả nước tương ứng: 13,5-14%, 45%, 41-
41,5%).
Những năm tới, mục tiêu phát triển ngành nghề TTCN của Long An là tạo sự
chuyển dịch CCKT nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng GDP của công nghiệp- TTCNdịch vụ theo hướng đa dạng hoá ngành nghề TTCN để bố trí lại LĐ, khai thác tối đa lợi
thế về nguồn nguyên liệu, truyền thống sản xuất và du lịch.
2.1.2 Hệ thống các khái niệm về ngành nghề TTCN
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn4, cơ quan quản lý ngành nghề nông thôn
phạm vi cả nước, ngành nghề TTCN được định nghĩa bằng các khái niệm sau:
3 Đảng cộng sản Việt Nam: Dự thảo các văn kiện trình đại hội X của Đảng, tháng 9/2005, Tr.87
4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và JICA (Nhật Bản). (2003). Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phii. Nghề thủ công
Nghề thủ công có thể sử dụng máy, hoá chất và các giải pháp kỹ thuật của công
nghiệp trong một số công đoạn nhất định nhưng phần quyết định chất lượng và đặc
trưng của SP vẫn làm bằng tay. Nguyên liệu của nghề thủ công thường lấy trực tiếp từ
thiên nhiên, công cụ SX thường là công cụ cầm tay đơn giản.
ii. Thủ công mỹ nghệ
Thủ công mỹ nghệ là nghề thủ công làm ra các SP mỹ nghệ hay SP tiêu dùng
được tạo hình và trang trí tinh xảo giống như SP mỹ nghệ. Ở SP mỹ nghệ, chức năng
văn hóa, thẩm mỹ trở nên quan trọng hơn chức năng sử dụng thông thường.
iii. Nghề thủ công truyền thống
Nghề thủ công truyền thống là nghề thủ công có quá trình hình thành và phát
triển qua nhiều đời thợ (vài chục đến vài trăm năm), với những SP có tính cách riêng
biệt được nhiều người biết, hàm chứa yếu tố văn hoá đặc trưng của một nhóm người
gắn với địa phương, khu vực. Đây là lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
iv. Ngành nghề TTCN
Ngành nghề TTCN là lĩnh vực SX bao gồm nghề thủ công và các cơ sở SX công
nghiệp nhỏ có nguồn gốc từ nghề thủ công phát triển.
2.1.3 Vai trò của ngành nghề TTCN
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các ngành nghề TTCN có vai trò
rất quan trọng đối với khu vực nông thôn vì:
i. Tạo việc làm cho người lao động
Các cơ sở thủ công đã thu hút LĐ nông nghiệp vào quá trình SX. Ngành nghề
TTCN tạo việc làm cho khoảng 30% LĐ nông thôn. Một cơ sở chuyên ngành nghề tạo
việc làm ổn định cho khoảng 27 LĐ; mỗi cơ sở ngành nghề có 2-6 LĐ.
ii. Góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động
Thu nhập của LĐ TTCN cao hơn khoảng 2-4 lần so với thu nhập của LĐ nông
nghiệp, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn.
iii. Góp phần phát triển nông thôn và kinh tế địa phươngCác SP TTCN đa dạng, phong phú phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nơi có ngành nghề TTCN phát triển thường hình thành nên trung tâm giao lưu buôn
bán, dịch vụ và trao đổi hàng hoá, tạo nên sự đổi mới trong nông thôn.
iv. Góp phần tăng giá trị hàng hoá, dịch vụ tại địa phương
Với quy mô nhỏ, phân bố khắp vùng nông thôn, ngành nghề TTCN sản xuất ra
khối lượng hàng hoá lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đây là yếu tố quan
trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn.
v. Góp phần phát huy thế mạnh nội lực của địa phương
Ngành nghề TTCN phát triển sẽ tạo ra đội ngũ LĐ có tay nghề cao, tận dụng
nguồn nguyên liệu, vốn và có điều kiện đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn.
vi. Góp phần hạn chế tự do di dân
Dịch chuyển LĐ là hiện tượng tất yếu trong quá trình CNH, HĐH. Sức ép việc
làm và thu nhập sẽ thúc đẩy người nông dân di dân. Sự phát triển ngành nghề TTCN sẽ
góp phần hạn chế tự do di dân vì tạo việc làm ổn định cho người LĐ
vii. Góp phần bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc của địa phương, hình thành
thương hiệu quốc gia
Ngành nghề TTCN tồn tại hàng trăm năm tạo ra những SP thủ công mỹ nghệ
vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị phi vật thể. Nghề trống Bình Lãng (huyện Tân Trụ,
tỉnh Long An) có gần 150 năm tồn tại và phát triển5. Qua nghiên cứu, nghề trống Bình
Lãng được đánh giá chất lượng tầm Đông Nam Á.
viii. Góp phần thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn
Áp dụng khoa học, kỹ thuật nghề thủ công dần chuyển lên công
- Tham gia hội chợ triễn lãm trong nước thường niên để quảng bá SP. Dự án
đầu tư xây dựng trung tâm bảo tồn phát triển nghề truyền thống gắn với du
lịch (UBND tỉnh Long An-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 29, 2008).
Mục tiêu dự án: phát triển ngành nghề thủ công gắn với du lịch để du lịch
và ngành nghề nông thôn hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Địa điểm xây dựng dự án: xã Phước Lợi (huyện Bến Lức), là giao lộ của
QL 1A với tỉnh lộ 825; phía Đông QL 1A đi thành phố Hồ Chí Minh, phía
Tây đi các tỉnh ĐBSCL; phía Bắc đi huyện Đức Hoà và từ đó đi thành phố
Hồ Chí Minh, Tây Ninh; phía Nam đi QL 50, và các huyện phía Nam. Vị trí
này thuận lợi để du khách có thể ngừng chân, nghỉ ngơi, mua sắm trước khi
đến thành phố Hồ Chí Minh.
Các hoạt động chính của dự án: xây dựng một trung tâm bảo tồn, phát
triển làng nghề truyền thống kết hợp với nơi dừng chân của khách du lịch,
quy mô khoảng 3 ha để kêu gọi những cơ sở có tay nghề cao của các nghề
TTCN đến đầu tư phát triển nghề (nghề SX rượu, nghề làm trống, nghề dệt
chiếu, nghề đan mây tre lá, v.v). Đồng thời xây dựng khu trưng bày giới thiệu
và bán SP. Ban quản lý trung tâm có thể liên kết tour du lịch khác để vận
chuyển và giao SP cho khách du lịch từ các tỉnh khác (nước mắm Phú Quốc,
bưởi Năm Roi, nem Lai Vung, v.v).
ii. Chiến lược phát triển đối với cơ sở:
(1) Về lao động: nâng cao kỹ năng của LĐ bằng cách tập huấn ở những nơi SX
cùng nghề, định hướng cho LĐ kế thừa tự hào về SP nổi tiếng của địa phương để lực
lượng LĐ kế thừa tiếp tục nghiên cứu, phát triển SP.
(2) Về sản phẩm: nâng cao chất lượng SP; hạn chế số cơ sở SX bằng cách cải tiến
công nghệ, thiết bị.
(3) Về nhãn hiệu hàng hoá: phát triển thương hiệu bằng cách đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top