Cadarn

New Member
"Tiền thưởng Tết" là tiền thưởng, không mang tính chất lương nếu trên HĐLĐ hay Thỏa ước LĐTT không ghi rõ là bao nhiêu đồng.
Tiền lương tháng 13,14 ... trong HĐLĐ hay Thỏa ước LĐTT có ghi thì mới được tính chi phí hợp lý.
Khác biệt với tiền thưởng Tết là:
- lương tháng 13 như tên gọi của nó là 1 khoản tiền lương.
- trị giá xác định được (dù HĐLĐ không ghi rõ là bao nhiêu) vì nó bằng lương trung bình 1 tháng của năm đó.
- được trả cho người lao động mà không phụ thuộc cảm tình của người sử dụng lao động (làm 6 tháng thì được 1 nửa ...).

Nếu là 1 khoản tiền lương hay mang tính chất tiền lương thì được tính vào chi phí hợp lý, được tính phân bổ vào giá thành.
Nếu là 1 khoản tiền thưởng thì trích từ quỹ khen thưởng, không được tính vào giá thành, không tính vào chi phí hợp lý.
Nếu Quỹ khen thưởng chưa trích mà DN vẫn chi thưởng thì nên hạch toán vào N138. Khi nào có quỹ thì cấn trừ.
Quỹ khen thưởng được hình thành từ trích lợi nhuận sau thuế theo quy định tại Điều lệ công ty hay quyết định của Hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên...
Mọi khoản công nợ, phải trả với công nhân viên đều nên thể hiện ở TK334.
 

Euen

New Member
tui vừa nghiên cứu các bạn tranh luận, quả thật các bạn là những nhà lý luận tài ba, tui thầm khâm phục.
Nhưng tui thấy các loại chi phí thưởng nhân viên nếu công ty chưa có qui khen thưởng thì đành phải bó tay, vì chưa có bất kì quy định nào quy định rằng các loại trước thưởng này được cho vào TK 622,641,642 hay 811 cả. Chúng ta chỉ có thể đặt chúng vào tài khoản tạm ứng thôi, chờ khi lập được quỹ khen thưởng rồi thì trả ứng lúc đó mới được. Nếu cứ cố gắng cho vào chi phí thì tui e 99% khi quyết toán thuế các bạn nhà thuế sẽ bóc ra hết.


Phải xem lại câu hỏi chứ, ở đây đâu có hỏi là Lương tháng 13, nếu là lương tháng 13 thì dễ rồi, đúng quy định mà làm. Nhưng đó là thưởng, vậy tất cả các loại thưởng thì phải được trích từ lợi nhuận sau thuế rồi
 

Josias

New Member
Bạn coi lại bài #4 đi! Kết cấu TK 421 đâu có chỗ cho loại tiền thưởng này chứ?
 

Breandan

New Member
hạch toán như một khoản chi lương bổ sung thôi mà.lên đúng là hạch toán vào 622.627,641,642
 

Taylor

New Member
Doanh nghề có lãi to thì trích từ quỹ khen thưởng phúc lợi ra Từ 811 qua 911 xác định xong rồi ghi vào 421
 
nếu công ty bạn có quỹ khen thưởng phúc lợi (431) thì cứ lấy đó mà chi, điều này đơn giản đúng k?
Còn công ty không có quỹ thì đưa vào chi phí, chi cho bộ phận nào thì đưa chi phí vào bộ phận đó, không nên dùng tk811. Như vậy thì chi phí rõ ràng hơn, việc XĐ KQKD chính xác hơn.Mình có ý kiến như vậy
 

Karlens

New Member
Theo mình là thế này nhé. Nếu khoản thưởng này là khoản thưởng có tính chất lương, có tính chất thường xuyên nam trong dự định thì để khoản chi phí của chúng ta bất bị ảnh hưởng làm tăng đột biến lúc đó sẽ phản ánh bất đúng giá thành của sản phẩn theo mình nên ước khoản thưởng cuối năm mình sẽ phải thưởng là bao nhiêu để hàng tháng ta sẽ trích trước vào chi phí ( trich trước vào tài khoản 335)
 

Gilroy

New Member
ĐÚng là như thế.
Nhưng vấn đề ở đây là: phân định xem khoản thưởng này có tính chất lương hay không?
Ngoài ra để tính 1 khoản vào giá thành không phải là căn cứ vào nó có làm đột biến hay không đột biến giá thành.
Kế toán không nên báo cáo sai lệch với thực tế đã diễn ra. Việc báo cáo sai sẽ làm khó kiểm soát chi phí hơn.
 

Stevenson

New Member


Đồng ý có khi tiền thưởng không lấy từ quỹ khen thưởng, nó được lấy từ 1 nguồn tài trợ khác,
không bao giờ có lý khi tiền thưởng lại tính vào giá thành.
Luật kế toán cũng như Luật về thuế TNDN không bao giờ chấp nhận tính tiền thưởng vào giá thành.
Tương tự như khoản chi từ thiện đôi khi được tính trừ vào thu nhập chịu thuế nhưng cũng không bao giờ được tính vào giá thành cả.
Chuyện DN cố nhét tiền thưởng vào giá thành để rồi bị cán bộ thuế loại ra thì miễn bàn. Đương nhiên rồi.

Tất nhiên ghi tiền thưởng như là 1 khoản chi phí là không đúng. Bản chất của chữ "thưởng" là nằm ngoài chi phí hợp lý.
(Mà chi phí hợp lý thuờng được xem xét ở góc độ các ràng buộc).
Ví dụ HĐLĐ ghi "được hưởng tiền thưởng Tết" thì không được tính vào giá thành vì không ghi rõ là bao nhiêu, có thể thưởng Tết = 1đ.
Nhưng nếu ghi "được hưởng lương tháng 13" thì được tính là chi phí hợp lý. Dù kết quả kinh doanh là lỗ thì vẫn phải chi.
Đoạn trên em không bình luận vì bác áp dụng triệt để các quy định của Luật thuế để giải thích. Việc áp dụng các Luật thuế để giải thích là khập khiểng và không đúng bản chất kế toán
Trong nghiệp vụ của hầu hết kế toán hiện nay đều sơ cứng, rập khuôn với những quy định của cơ quan thuế.
Ý kiến của bác đưa ra về khoản chi từ thiện là gây rối cho chủ đề, hơn nữa với đạo đức của nhà kinh doanh không ai lại đưa khoản từ thiện vào giá thành cả, vì khi đó không còn ý nghĩa của 2 chữ từ thiện
Điểm nào của Luật kế toán "không bao giờ chấp nhận tính tiền thưởng vào giá thành." mong bác dẫn chứng







VIệc cổ đông nhìn vào chi phí khác sẽ đánh giá khả năng của cty là đúng.
Nhưng không vì thế mà ta ghi sai khoản lương thưởng. Báo cáo láo là chuyện không đúng đắn.



Bác biết vụ cty AIG bị phản đối vì các khoản thưởng nhân viên (benefit), các khoản thưởng của họ nhằm thu hút nhân tài, nhân sự cấp cao. Nếu những khoản benefit này lấy từ quỹ phúc lợi hay quỹ nào đó ... mà không tính vào chi phí kinh doanh (có thể hiểu là tính vào giá thành dịch vụ cung cấp) thì người ta phản đối làm gì
Đó là chuyện nước ngoài, còn "nước trong" thì các khoản thưởng của các ngân hàng, cty chứng khoán cũng là con số lớn, vậy họ có tính vào chi phí (giá thành cung cấp dịch vụ) không? Xin thưa là có. Đơn giản nếu không có những khoản thưởng này (chả mang tính tiền lương gì ráo) thì không có được nhân sự để cung cấp dịch vụ tốt được. Vậy khoản thưởng này nó tương ứng với doanh thu dịch vụ mà họ cung cấp, và nó là 1 thành tố của giá thành dịch vụ cung cấp. Nếu hạch toán vào chi phí khác, người đọc BCTC sẽ nhầm tưởng với LN gộp của DN cao quá nhưng thực chất để có được Doanh thu như thế DN phải chi một khoản tiền thưởng cho nhân viên. Người đọc BCTC đâu có thời gian mà xem sổ sách của DN để biết chi tiết của cái Chi phí khác là gì?

Hạch toán như vậy không có gì là báo cáo láo cả
Rất rõ ràng nữa là đằng khác









1 - Chữ to quá. Học cao hay do cận?
. Do Tổng thống muốn hét vào mặt người đọc? Kịch liệt phê bình ngài Tổng Thống nhé.



Như đã nói, chuyện học hành tuổi tác không có ý nghĩa gì
Diễn đàn cung cấp chức năng ntn thì ngộ cố gắng xài hết chức năng
Nhưng em sẽ xin ghi nhận lời phê bình của bác




2 - Tại sao tiền thưởng có tính vào giá thành hay không lại phụ thuộc vào quan điểm của nhà quản trị?
Tại sao nó không phụ thuộc vào chính bản chất của nó?
Thưởng là thưởng mà lương là lương.
Chính vì nhà quản trị nhập nhằng không phân định rõ khoản chi đó là thưởng hay lương nên mới định khoản sai.
Nếu đã ghi rõ ràng là "Tiền thưởng Tết" thì tại sao nó không phải là tiền thưởng mà lại là tiền lương?


Vấn đề ở đây không phải nằm ở chữ thưởng hay chữ lương. Mà vấn đề ở chỗ ứng xử với khoản thưởng đó như là một khoản phân phối thu nhập hay là một khoản chi phí. Bác học kế toán Mỹ bác thấy người ta hạch toán benefit + salary + wage vào chi phí là chuyện hết sức bình thường.



3 - Tại sao Chi Phí Khác thì DN không control được? Tồn tại 1 khoản chi mà BGĐ được miễn trách nhiệm sao?


Em chưa hiểu ý bác muốn nói gì
Bác cho ví dụ cụ thể đi
 

Fugeltun

New Member


Bác lấy cái gì chứng minh nó là sai? Tiền thưởng có được cơ cấu vào giá thành không đó tuỳ từng trường hợp vào quan điểm của nhà quản trị. 1tr ông GĐ thì tui nghĩ hết 999.999 ông xem khoản tiền thưởng là chi phí đã được cơ cấu trong giá thành của mình. Trừ 1 ông GĐ của biennhohtx05
Cái này thì bạn phải học lại chứ, mua mấy cuốn sách tài chính kế toán mà tham khảo xem chi phí nhân công gồm những gì. tui cũng nói rồi, mấy ông GĐ muốn báo cáo thế nào thì để bộ phận kế toán quản trị phụ trách.






Tiền thưởng tết tại sao bác nghĩ nó không mang tính tiền lương? Sao không nghĩ nó là khoản tiền thưởng (năng suất or doanh thu...) được TRẢ VÀO DỊP TẾT



Thế đạo đức của người kinh doanh ở đâu mà lại đem tiền thưởng năng suất, thưởng doanh thu trả vào dịp tết rồi nói là THƯỞNG TẾT định lừa thiên hạ sao, mà cứ có cái quyết định THƯỞNG TẾT được đưa ra là không thể tính khoản đó vào chi phí được.





Keke, một người làm kế toán mà đưa ra cái ví dụ như thế này thì thật là bó tay




Mới có vậy mà đã bó tay thì thật là bó tay








Bác tiếp được mấy ông rồi mà đem ra dọa ghê thế!




Cứ làm việc vài năm đi là phải tiếp họ thôi, cái này ai chả gặp có gì mà gọi là hù dọa.






Đoạn trên em không bình luận vì bác áp dụng triệt để các quy định của Luật thuế để giải thích. Việc áp dụng các Luật thuế để giải thích là khập khiểng và không đúng bản chất kế toán

Ý kiến của bác đưa ra về khoản chi từ thiện là gây rối cho chủ đề, hơn nữa với đạo đức của nhà kinh doanh không ai lại đưa khoản từ thiện vào giá thành cả, vì khi đó không còn ý nghĩa của 2 chữ từ thiện
Điểm nào của Luật kế toán "không bao giờ chấp nhận tính tiền thưởng vào giá thành." mong bác dẫn chứng



Đoạn này trả lời rồi nhất là cái chữ "đạo đức".







Đó là chuyện nước ngoài, còn "nước trong" thì các khoản thưởng của các ngân hàng, cty chứng khoán cũng là con số lớn, vậy họ có tính vào chi phí (giá thành cung cấp dịch vụ) không? Xin thưa là có. Đơn giản nếu không có những khoản thưởng này (chả mang tính tiền lương gì ráo) thì không có được nhân sự để cung cấp dịch vụ tốt được. Vậy khoản thưởng này nó tương ứng với doanh thu dịch vụ mà họ cung cấp, và nó là 1 thành tố của giá thành dịch vụ cung cấp. Nếu hạch toán vào chi phí khác, người đọc BCTC sẽ nhầm tưởng với LN gộp của DN cao quá nhưng thực chất để có được Doanh thu như thế DN phải chi một khoản tiền thưởng cho nhân viên. Người đọc BCTC đâu có thời gian mà xem sổ sách của DN để biết chi tiết của cái Chi phí khác là gì?

Hạch toán như vậy không có gì là báo cáo láo cả
Rất rõ ràng nữa là đằng khác




Cái này cũng nói rồi nhé, ai đọc báo cáo mà sơ sài vậy, chỉ đọc đến dòng lợi nhuận gộp rồi dừng lại à, bạn nên biết là các DN lớn còn nhiều khoản chi phí rất lớn trong đó có chi phí tài chính nằm sau lợi nhuận gộp đấy.
Không có thời gian xem sổ sách kế toán thì cũng phải đọc hết cái bản Thuyết Minh chứ, hay là nó đến hơn chục trang nên "ngại đọc".






Vấn đề ở đây không phải nằm ở chữ thưởng hay chữ lương. Mà vấn đề ở chỗ ứng xử với khoản thưởng đó như là một khoản phân phối thu nhập hay là một khoản chi phí. Bác học kế toán Mỹ bác thấy người ta hạch toán benefit + salary + wage vào chi phí là chuyện hết sức bình thường.



Sắp sửa lôi đến kế toán Iran vào đây để tranh luận rồi.
 

Artair

New Member
Trong bài trên tui chỉ trả lời ở 3 điểm sau:
- Luật thuế không mâu thuẫn Luật kế toán.
- Ở VN phải dùng từ ngữ VN, ở VN thì áp dụng CMKT của VN (1 răng 1 rắc áp dụng CM Q.tế là chuyện của Tổng thống)
- TK811 là TK "chi phí khác", hiểu theo nghĩa VN "khác" nghĩa là những cái còn lại ngoài danh sách trước đó.

Rõ ràng "Chi phí hợp lý" và "giá thành + chi phí quản lý" là 2 khái niệm khác nhau.
Và "Chi phí hợp lý" dược tính toán dựa trên "giá thành + chi phí quản lý" +/- các khoản theo quy định của Luật thuế.
"Lãi trước thuế" và "Thu nhập chịu thuế" là khác nhau, tương tự như ở trên.
Luật về kế toán cũng không bao giờ nói: Thuế TNDN = Lãi trước thuế x thuế suất.
V.v và v.v ...
Những khái niệm đó trong 2 bộ luật Thuế và Kế toán luôn được dùng có chủ ý để không ai nhầm lẫn đánh đồng chúng (trừ ngài Tổng Thống 1 Răng)


VÌ sự thống nhất từ ngữ sử dụng trong các bộ luật Lao động, dân sự, kế toán, thuế ... mà người ta luôn dùng thưởng là thưởng mà lương là lương.
Đối với kế toán và quản trị: cũng vẫn phải tách bạch thưởng là thưởng mà lương là lương.
Ngày xưa, thời bao cấp, người ta có khái niệm "thưởng trong quỹ lương". Nguyên nhân là vì: xé rào.
Một số lãnh đạo nhận thấy rằng cần trả lương cao thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao, nhưng: chế độ lương phải tuân thủ.
Ngày nay, thời đổi mới, khái niệm "Quản trị doanh nghiệp", "Tài chánh doanh nghiệp" ... mới xuất hiện ở VN.
Cớ sao ngài Tổng còn dựa vào khái niệm mà người VN muốn chôn nó đi?

Về cái đoạn màu xanh của Ngài: Đa số Cty thì tổng mức trích lập quỹ khen thưởng là do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Điều đó còn tùy thuộc Điều lệ Cty.
Nhưng khi xây dựng ĐIều lệ mà nhập nhằng quỹ khen thưởng với "thưởng trong lương" là không được đâu.

Như vậy nội bộ BGĐ cty muốn nói sao cũng được nhưng văn bản có giá trị pháp lý thì phải: thưởng là thưởng mà lương là lương.
Chỉ có "lương tháng 13" chứ không có "thưởng tháng 13".

Điệp khúc "thưởng là thưởng mà lương là lương" chính là câu trả lời cho đoạn màu đỏ của Tổng thống đó nhé.
Nếu là phân phối thu nhập thì nó là thưởng và nếu là thưởng thì nó là phân phối thu nhập.
Nếu chi phí thì nó là lương và nếu là lương thì nó là chi phí.

Về TK811:
Dựa theo cấu trúc hệ thống tài khoản thì nó gồm những chi phí không thuộc kinh doanh bình thường, không thuộc tài chánh và không thuộc đầu tư.
Cấu trúc Lưu chuyển tiền tệ cũng thế.
Ta thấy có sự phân khúc cho dễ nhớ trong hệ thống tài khoản và như thế việc lập BC LCTT từ bảng cân đối số phát sinh cũng thuận tiện.
Vậy suy ra người ta đổi TK821 "Chi phí bất thường" cũ thành TK811 "Chi phí khác" là có ý có tứ cả.
 

lyxuan

New Member
Em thấy là khoản chi này là khoản chi phí bất thường. Nó được trích từ quỹ khen thưởng (được trích từ TK 421) Nếu nói đến 3 TK của bạn thì tui nghĩ rằng nếu có thì chỉ có TK 642 nhưng chỉ được sử dụng trong cho chuyện quản lý doanh nghiệp.Trong trường hợp này thì như các bạn ở trên là hợp lý
 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
I Tiền lương thưởng tết có đưa vào chi phí không Kế toán & Kiểm toán 10
P Tiền thưởng tết trung thu có là chi phí hợp lý ? Pháp luật 9
D Giải pháp hạn chế rủi ro trong việc luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Tác động về mặt hiệu ứng thông tin của thanh khoản cổ phiếu đối với quyết định chi trả cổ tức bằng tiền Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam Chi nhánh khu vực Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
N Tăng cường huy động tiền gửi tại Chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Công trình: Trụ sở giao dịch - Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Khu vực Đông Bắc Bộ Kiến trúc, xây dựng 0
K Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, giải pháp nhằm tiếc kiệm chi phí tiền lương hạ giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng H.A.T Luận văn Kinh tế 0
I Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ Luận văn Kinh tế 2
T Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương KVII - HBT - Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top