titi_kute

New Member
Download miễn phí Đồ án Công nghệ và dây chuyền sản xuất thuốc viên
Phần I
Công nghệ & dây chuyền sản xuất
thuốc viên
Chương I
Công nghệ sản xuất thuốc viên nén
I.1. Thuốc viên (viên nén)
I.1.1. Khái niệm
Thuốc viên nén là dạng thuốc ở thể rắn có hình dạng kích thước khác nhau nhưng thông thường là hình trụ dẹt, hình bầu dục, hình thoi, hình khối dẹt… Có hàm lượng xác định, được điều chế bằng cách nén 1 hay nhiều dược chất với tá dược dưới dạng hạt nhỏ thành viên.
Đối với viên chứa thuốc độc, hay viên dùng ngoài thì nhuộm màu hay dùng hình dáng khác nhau để phân biệt. Đối với viên có mùi khó uống hay khó bảo quản thì có thể bao áo bên ngoài.
I.1.2. Ưu, nhược điểm của thuốc viên
a. ưu điểm
Liều lượng tương đối chính xác, sử dụng thuận tiện và đơn giản.
Có thể in chữ, khắc rãnh, in hàm lượng thuốc lên trên mắt viên làm giảm sự nhầm lẫn khi dùng thuốc.
Thể tích gọn nên vận chuyển dễ dàng.
Bảo quản được lâu vì ít chịu tác động của ngoại cảnh.
Có thể bao ngoài 1 lớp vỏ để bảo vệ và che dấu mùi khó chịu của dược chất.
Có thể cơ khí hoá và tự động hoá quá trình sản xuất.
Năng xuất cao giá thành hạ.
b. Nhược điểm
Khó uống đối với trẻ em và người bệnh bị hôn mê.
Tác dụng chậm.
Trường hợp sử dụng tá dược không đúng có thể làm ảnh hưởng tới độ rã của viên, hay quá trình bảo quản một số viên trở nên khó rã làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
I.1.3. Phân loại thuốc viên nén
Có nhiều cách phân loại
a. Dựa vào phương pháp sản xuất
Viên dập thẳng không xát hạt.
Viên dập qua xát hạt khô, xát hạt ẩm.
b. Dựa theo hình thức bên ngoài
Viên nén trần
Viên nén bao.
c. Dựa theo phương pháp sử dụng phân ra viên nén dùng trong hay viên nén dùng ngoài.
I.1.4. Thành phần thuốc viên nén
Thành phần thuốc viên nén gồm dược chất và tá dược.
I.1.4.1. Dược chất
Dược chất là các chất có tác dụng chữa bệnh. Các chất này có nguồn gốc khác nhau, có thể chất và tính chất khác nhau.
Tính chất lí hoá của dược chất rất quan trọng, nó quyết định đến phương pháp sản xuất, số lượng và chất lượng tá dược dùng.
Một số dược chất có cấu tạo tinh thể, kích thước đều nhau, có thể dập thẳng thành viên.
Ví dụ như: acid boric, natri hydrocacbonat, kali permanganat, natri clorid, kali clorid, camphor bromid, cafein citrat, kẽm sulfat…
Đa số dược chất muốn dập được thành viên phải trộn với 1 hay nhiều chất phụ, sau đó phải qua giai đoạn tạo hạt mới dập được thành viên.


I.1.4.2. Tá dược
Tá dược là các chất phụ được thêm vào dược chất để có thể sản xuất, bảo quản và sử dụng theo yêu cầu chất lượng của viên.
Yêu cầu chung của tá dược viên nén là: đảm bảo độ bền cơ học của viên, độ ổn định hoá học của dược chất, giải phóng tối đa dược chất vùng hấp thu, không có tác dụng dược lí riêng, không độc, dễ dập viên và giá cả hợp lí.
a. Tá dược độn
Tá dược độn dùng trong trường hợp lượng dược chất trong viên quá nhỏ không đủ khối lượng để dập thành viên. Thường dùng các loại sau:
Các loại tá dược tan được
Lactose là bột kết tinh trắng, không mùi, vị ngọt, rất tan trong nước.
Sacarose dễ hút ẩm hơn lactose và có độ dính lớn hơn nên thường phối hợp với các loại tá dược khác.
Matinol,sorbitol: thường ít dùng mà chỉ thay thế cho lactose trong trường hợp dược chất tương kị với lactose.
Natri clorid: dùng trong trường hợp viên nén cần hoà tan thành dung dịch trong suốt hay dùng làm tá dược độn cho viên cấy dưới da.
Natri benzoat.
Các loại tá dược không tan
Tinh bột như tinh bột ngô, khoai, sắn, hoành tinh.
Các bột thảo mộc như bột cam thảo, bố chính sâm.
Các bột vô cơ: calci carbonat, magnesi carbonat, magnesi oxyd,kaolin, bentonit…Các chất vô cơ vừa tá dược độn vừa là tá dược hút có tác dụng làm cho viên rắn chắc. Thường dùng cho các viên có thành phần cao dược liệu.



b. Tá dược dính
Tá dược dính giúp cho các tiểu phân chất rắn liên kết với nhau thành hạt và các hạt liên kết với nhau thành viên khi dập ở áp lực không lớn lắm và tạo cho viên có độ cứng thích hợp,
Các loại tá dược dính thường dùng
Các loại chất lỏng: nước cất, cồn, aceton bản thân không có tính dính, nhưng khi cho vào các cao khô, các dược liệu có chất keo hay dược liệu có nhiều tinh bột sẽ trở nên dính.
Các loại đường: Sacarose, lactose, glucose có thể dùng chúng dưới dạng bột khô hay pha thành dung dịch. Các chất đường giúp cho quá trình liên kết của hạt trong viên tốt nhưng dùng quá liều sẽ gây dính chày cối.
Hồ tinh bột: thường dùng nồng độ tinh bột khác nhau từ 5% đến 15%.
c. Tá dược rã
Tá dược rã là chất thúc đẩy nhanh sự tan rã của viên khi vào cơ thể. Các tá dược rã gây tác dụng theo cơ chế vật lí và hoá học.
Tác dụng rã theo cơ chế vật lí: Tá dược này làm thay đổi sự thấm nước, dịch tiêu hoá của viên. Tá dược hoà tan hay trương nở khi gặp chất lỏng làm cho viên dễ rã ra. Các tá dược rã theo cơ chế vật lí thường dùng:
Các tá dược rã tan được: Natri carboxy methyl cellulose, matri alginat, natri clorid, saccirose, glucose…
Các tá dược rã không tan:
Tinh bột: Có thể dùng các loại tinh bột khoai tây, tinh bột mì, tinh bột gạo…để làm tá dược rã,các loại tinh bột khác nhau có thể trương nở ở mức độ khác nhau, thể tích của chúng có thể tăng từ 10% đến 50% so với lúc đầu. NgoàI ra ta còn dùng 1 số dẫn xuất của tinh bột carboxy methylanyl(CMA) dùng làm tá dược trơn, rã, dính.
Amilopectin: là loại bột trắng tan trong nước lạnh với bất cứ tỉ lệ nào. Dung dịch trong suốt không màu, không mùi, không vị.
Thạch: thường dùng với tỉ lệ 1% đến 2%, cho thạch vào hạt đã sấy khô, không cho thạch vào sát hạt với các thành phần khác trong viên vì như vậy sẽ mất tác dụng rã.
Bao mang mỏng
Các giai đoạn và thiết bị như bao đường, thay vì cho đường người ta cho dung dịch cao phân tử để bao.
ở mỗi giai đoạn thuốc đều được lấy với 1 số lượng vùa đủ đem đi kiểm tra chất lượng mới được tiếp tục chuyển qua các giai đoạn kế tiếp.
II.5. Công đoạn đóng gói và bảo quản
Tuỳ từng loại thuốc mà được đóng gói vào hộp kim loại hay bằng chất dẻo, chai, ống thuỷ tinh hay túi polietilen.
Trước khi đóng gói, đồ đựng phải vô khuẩn. Lượng viên thường đóng là 100 viên, trong 1 đơn vị đóng gói. Khoảng trống trong lọ được đệm bằng bông chống hút nước hay giấy xốp sấy khô.
Viên đóng vào vỉ thiếc
Thiết bị: máy ép vỉ.
Nhựa tấm được ép theo khuôn tao thành vỉ trên bàn xoa.Viên sau khi được sấy khô đựng trong các khay được công nhân xoa vào các vỉ nhựa. Vỉ nhựa được đưa từ từ vào bộ phận ép vỉ và giấy thiếc có in tên thuốc và liều lượng. Vỉ ra khỏi bộ phận ép vỉ được cắt thành nhiều vỉ nhỏ mỗi vỉ 10 viên.
Phần II
tính toán các thiết bị chính
Chương I
Các thông số đặc trưng của Vật liệu sản xuất
thuốc viên
Để tính toán máy và thiết bị trong công nghệ sản xuất thuốc, cũng như đối với các ngành công nghiệp hoá chất khác ta cần có một số các thông số đặc trưng của nguyên liệu. Đối với ngành công nghiệp sản xuất thuốc có 1 sự khác biệt đó là sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau để sản xuất ra nhiều loại thuốc khác nhau. Vì vậy, để tính toán và thiết kế máy và thiết bị có thể sử dụng để sản xuất nhiều các loại thuốc theo yêu cầu, ta có thể sử dụng những thông số của một loại nguyên liệu đặc trưng và chấp nhận một sự chính xác tương đối của các thông số này.
B1 là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi và các nhà máy sản xuất thuốc sản xuất với một khối lượng lớn, vì vậy có thể khảo sát các đặc trưng của bột thuốc B1, sử dụng các thông số để tính toán và thiết kế có hiệu quả.
I.1.Khối lượng riêng
Khối lượng riêng của thuốc là một thông số rất quan trọng để tính toán và thiết kế. Do không tài liệu cụ thể để xác định nên ta tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng riêng thực của thuốc B1 bằng picnomet từ công thức xác định khối lượng riêng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top