nguyenthuy_2603

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tư xây dựng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong họat động đầu tư hiện nay. Tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam đây là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Vinaconex được thành lập theo mô hình công ty đa doanh nhưng lĩnh vực đầu tư xây dựng vẫn là lĩnh vực chính và giữ vai trò quan trọng bậc nhất của Tổng công ty. Từ khi hình thành theo Quyết định số 1118 BXD/TCLĐ của Bộ xây dựng Tổng công ty luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng để hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Và thương hiệu Vinaconex ngày càng được xã hội biết đến như một nhà thầu xây dựng lớn và có uy tín . Để đạt được điều này là do Tổng công ty xác định vai trò quan trọng của hoạt động đầu tư trong đó có khâu lập dự án đầu tư.
Là một sinh viên Chuyên nghành Kinh tế đầu tư, em rất vinh dự có cơ hội thực tập tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) Được sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Văn Hùng và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ ban đầu tư Tổng công ty Qua thời gian thực tập em đã tìm hiểu và nắm bắt được tình hình họat động nói chung và thực trạng đầu tư nói riêng của Tổng công ty. Qua đó cũng đã học hỏi được rất nhiều về tác phong làm việc cũng như kinh nghiệm và thực hành công tác lập, thẩm định và quản lý dự án của các cán bộ thực tế. Trong giai đoạn này em cũng đã lựa chọn và viết chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài: “ Công tác lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex): Thực trạng và giải pháp”.
Kết cấu của đề tài là:
Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX).
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ phần xuất khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX).
Em xin gửi lời Thank chân thành và sâu sắc đến thầy giáo TS. Phạm Văn Hùng và các cán bộ trong Ban đầu tư Tổng công ty Vinaconex đã tạo điều kiện để em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔPHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM VINACONEX.

1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX).
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Vinaconex.
Tên đầy đủ :TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM.
Tên tiếng anh :VIETNAM CONTRUCTION AND IMPORT – EXPORT JOINT STOCK CORPORATION
Tên giao dịch :VINACONEX,JSC
Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài, được thành lập ngày 27/09/198 theo quyết định số 1118 BXD/TCLĐ của Bộ xây dựng. Từ một doanh nghiệp họat động chuyên ngành quản lý lao động nước ngoài, VINACONEX đã xác định mục tiêu đa doanh, đa dạng hóa sản phẩm, hoạt động đa lĩnh vực, từng bước xây dựng nòng cốt, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển và không ngừng lớn mạnh. Ngày 10/08/1991 theo quyết định số 432 BXD/TCLĐ của Bộ xây dựng công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xuất nhập khẩ và xuất khẩu lao động. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển trong thời kỳ mới, ngày 20/11/1995 Bộ xây dựng ra quyết định thành lập Tổng công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 90 và được tiếp nhận một số công ty trực thuộc Bộ xây dựng về trực thuộc Tổng công ty.
Được chọn là một trong những Tổng công ty Nhà nước đầu tiên thực hiện thí điểm cổ phần hóa toàn Tổng công ty. Đến ngày 27/11/2006 Đại hội cổ đông thành lập Tổng công ty cổ phần được tiến hành và Vinaconex chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với giấy chứng nhận đang ký kinh doanh lần đầu vào ngày 01/12/2006 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp.
Vào ngày 05/09/2008 Cổ phiếu của Vinaconex chính thức chào sàn tại sàn Hà Nội trước sự chứng kiến đông đảo của UBCKNN, thay mặt các Bộ ngành ở TW, các thành viên của Tổng công ty Vinaconex. Vinaconex sau khi lên sàn đã trở thành một trong những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất Hastc
Mã chứng khoán :VCG
Trụ sở :Tòa nhà VINACONEX, 34 Láng Hạ, Phường Láng Hạ,
Quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại :( 84.4) 224 9292/ (84.4 ) 224 9206
Fax :(84.4) 224 9208
Website :
Email :[email protected]
Vốn điều lệ :2.000.000.000.000 ( Hai nghìn tỷ đồng )
Người thay mặt :Ông Nguyễn Văn Tuân – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty.
Qua chặng đường hơn gần 20 năm phát triển, VINACONEX hiện Vinaconex có 88 đơn vị đầu mối trực thuộc trong đó có 46 đơn vị có vốn góp chi phối (hơn 51%) hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước với đội ngũ trên 42.283 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên trong đó có nhiều người đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm.
Đến nay, VINACONEX đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường, được các khách hàng trong và ngoài nước tôn trọng đánh giá cao, đặt niềm tin để thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm. VINACONEX đã trở thành một tổng công ty đa doanh hàng đầu trong ngành xây dựng của Việt Nam với chức năng chính là Kinh doanh bất động sản , xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ cho ngành xây dựng và ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng…đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng hàng đầu nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phấn đấu trở thành một Tập đoàn kinh tế mạnh của cả nước và trên Thế giới.







Hình 1.1. cơ cấu tổ chức Quản lý của Tổng công ty Vinanonex.




1.1.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong tổng công ty Vinaconex.
1.1.2.1. Ban đầu tư.
Ban đầu tư được thành lập theo Quyết định số 0462 QĐ/VC-PTNL ngày 10/06/2008 của Hội đồng Quản trị Tổng công ty.
Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của ban đầu tư.

Chức năng của Ban Đầu Tư:
Tham mưu, giúp việc cho Hội Đồng Quản Trị và Ban Tổng Giám Đốc Công ty tìm kiếm cơ hội đầu tư, xác định mục tiêu đầu tư, tổ chức và tập trung nhân lực hợp lý nhằm đạt được mục tiêu đầu tư các dự án của Tổng Công Ty.
Tham mưu cho HĐQT& Ban TGĐ công ty trong việc hoạch định chiến lược, kế hoạch hàng năm trong công tác Đầu tư nhằm đưa hoạt động đầu tư của Công ty hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên Thế Giới.
Tham gia trong việc định hướng hoạt động đầu tư cho các Công ty con và Công ty thành viên liên kết nếu có.
Các chức năng khác do lãnh đạo Tổng công ty giao.

Nhiệm vụ của Ban đầu tư:
Tổ chức thực hiện thủ tục pháp lý đối với các dự án đầu tư của tổng công ty và công ty con, công ty thành viên liên kết (nếu có) theo đúng quy định hiện hành của pháp luật và Tổng công ty.
Quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành khai thác sử dụng các dự án đầu tư của tổng công ty và các công ty con, công ty thành viên liên kết (nếu có) tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật và của Tổng công ty.
Lập báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư. Báo cáo phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác kể từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư đưa dự án vào vận hành khai thác sử dụng.
Theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình khai thác, sử dụng dự án đầu tư, đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý, vận hành dự án sau đầu tư…
Tìm hiểu thị trường, nghiên cứu các quy định của pháp luật để tìm kiếm cơ hội và xúc tiến đầu tư ra nước ngòai với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
1.1.2.2. Ban Phát Triển Nhân Lực Tổng Công Ty.
Ban phát triển nhân lực được thành lập theo quyết định số 68 QĐ/VC-TCLĐ ngày 19/01/2008 của Hội đồng quản trị Tổng công ty.
Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức của ban phát triển nhân lực:

Chức năng chính của ban quản trị nhân lực là quản lý, điều hành, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty. Về quản lý điều hành, ban phát triển nhân lực điều hành các giao dịch nội bộ trong công tác tổ chức nhân sự, giải quyết tiền lương, thưởng và thực hiện các chế độ chính sách trong tổng công ty, ban còn điều hành về phân chia, bổ sung hợp lý nhân lực trong các công ty phụ thuộc, đồng thời giải quyết ngăn chặn và xử lý các sai phạm xảy ra. Về đào tạo và phát triển, ban phát triển nhân lực thu hút, tuyển dụng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho tổng công ty.
Với những chức năng như vậy, nhiệm vụ của ban phát triển nhân lực được xác định rõ với các nhiệm vụ công tác sau:
- công tác tổ chức: tổ chức bộ máy quản lý một cách khoa học, có hiệu quả. Chủ trì việc xử lý sát nhập, giải thể, chia tách các bộ phận, thay đổi chức năng các bộ phận
- công tác cán bộ: đao tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ. Sắp xếp, bố trí cán nhân sự hợp lý, kiểm tra, nhận xét đánh giá nhân lực trong toàn tổng công ty
- công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực.
- công tác về quản lý tiền lương, thưởng, thực hiện các chế độ chính sách
- thống kê, báo cáo, tổng hợp, lưu trữ và phát hành văn bản
- thanh tra, kiểm tra và đôn đốc công việc
1.1.2.3. Ban Đối Ngoại Pháp Chế Tổng Công Ty.
Ban đối ngoại pháp chế được thành lập trên cơ sở sáp nhập bộ phận đối ngoại và bộ phận pháp chế của Văn phòng Tổng công ty và bộ phận kinh tế đối ngoại của phòng Thị Trường Tổng công ty theo quyết định số 70 QĐ/VC-TCLĐ của HĐQT.
Hình 1.4. Cơ cấu tổ chức của ban Đối ngoại Pháp chế.

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔPHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM VINACONEX. 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX). 2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Vinaconex. 2
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong tổng công ty Vinaconex. 5
1.1.2.1. Ban đầu tư. 5
1.1.2.2. Ban Phát Triển Nhân Lực Tổng Công Ty. 6
1.1.2.3. Ban Đối Ngoại Pháp Chế Tổng Công Ty. 7
1.1.2.4. Ban Tài Chính – Kế Hoạch Tổng Công ty. 8
1.1.2.5. Ban Xây Dựng Tổng Công Ty. 9
1.1.2.6. Ban Giám Sát Kinh Tế - Tài Chính Tổng Công Ty 10
1.1.2.7. Khối Văn phòng Tổng Công Ty. 11
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam ( Vinaconex ). 12
1.1.3.1. Kinh Doanh Bất Động Sản. 12
1.1.3.2. Lĩnh vực xây lắp. 15
1.1.3.3 Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng. 15
1.1.3.4. Lĩnh vực tư vấn thiết kế. 16
1.1.3.5. Lĩnh vực xuất khẩu lao động và xuất nhập khẩu. 16
1.1.3.6. Ảnh hưởng của các lĩnh vực hoạt động tới công tác lập dự án đầu tư. 17
1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX). 17
1.2.1. Quy trình lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex. 17
1.2.2. Công tác tổ chức lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex. 22
1.2.3. Phương pháp lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex. 23
1.2.4. Nội Dung lập dự án đầu tư của Tổng công ty cổ phần Vinaconex. 26
1.2.4.1. Khái quát tình hình kinh tế tổng quan, sự cần thiết và mục tiêu đầu tư: 26
1.2.5.2. Nghiên cứu mặt kỹ thuật của dự án. 29
1.2.5.3. Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án đầu tư. 30
1.2.5.4. Phân thích tài chính 30
1.2.5.5. Phân tích kinh tế xã hội của dự án. 36
1.3. VÍ DỤ MINH HỌA VỀ MỘT DỰ ÁN CỤ THỂ: “DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CHỢ MƠ” 37
1.3.1. Giới thiệu chung về dự án xây dựng đầu tư xây dựng công trình trung tâm thương mại Chợ Mơ. 37
1.3.2. Quy trình lập dự án đầu tư xây dựng công trình trung tâm thương mại Chợ Mơ. 39
1.3.3. Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình trung tâm thương mại Chợ Mơ. 40
1.3.3. Phương pháp lập dự án đầu tư xây dựng công trình trung tâm thương mại Chợ Mơ. 41
1.3.4. Nội dung lập dự án đầu tư xây dựng công trình trung tâm thương mại Chợ Mơ. 44
1.3.4.1. Sự cần thiết phải đầu tư. 44
1.3.4.2. Mục Tiêu và Quy mô xây dựng của dự án. 45
1.3.4.3. Hình thức đầu tư và tổ chức thực hiện dự án. 46
1.3.4.4. Địa điểm xây dựng và hiện trạng. 48
1.3.5. Phương án giải phóng mặt bằng, bố trí tái kinh doanh. 50
1.3.6. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch tổng mặt bằng. 52
1.3.7. Phương án xây dựng tòa nhà trung tâm: 53
1.3.8. Phân tích tài chính dự án đầu tư xây dựng TTTM Chợ Mơ. 54
1.3.8.1. Tính Tổng mức đầu tư của dự án. 54
1.3.8.2. Nhu cầu vốn của dự án TTTM Chợ Mơ. 57
1.3.8.4. Nguồn vốn 59
1.3.8.5. Lập các báo cáo tài chính, xác định dòng tiền, tính các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. 61
1.3.8.6. Độ nhạy của dự án: 63
1.3.9. Hiệu quả về mặt xã hội của dự án. 65
1.3.10. Quản lý tổ chức thực hiện dự án. 65
1.3.11. Đánh giá tác động môi trường: 66
1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX) 67
1.4.1. Những kết quả đạt được. 67
1.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân trong công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex. 70
1.4.2.1. Những hạn chế trong công tác lập dự án. 70
1.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên. 72
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX). 75
2.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2015. 75
2.1.1. Định hướng trong phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư cảu Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX). 75
2.1.2. Định hướng và sự cần thiết của công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex). 77
2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX). 77
2.2.1. Đối với công tác tổ chức lập dự án. 78
2.2.2. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên lập dự án. 78
2.2.3. Hoàn thiện được quy trình lập dự án hợp lý. 79
2.2.4. Hoàn thiện nội dung lập dự án đầu tư. 80
2.2.4.1. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án. 81
2.2.4.2. Phân tích thị trường. 81
2.2.4.3. Phân tích kỹ thuật. 82
2.2.4.4. Phân tích nhân sự của dự án. 83
2.2.4.5. Phân tích khía cạnh tài chính của dự án. 84
2.2.4.6. Phân tích khía cạnh kinh tế xã - hội của dự án. 84
2.2.5. Hoàn thiện các phương pháp trong quá trình lập dự án. 85
2.2.6. Tăng cường áp dụng khoa học – công nghệ trong quá trình lập dự án 86
2.2.7. Đầu tư vào hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập dự án. 87
2.2.8. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý. 87
2.2.8. Nâng cao nhận thức trong công tác lập dự án đầu tư. 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tính khấu hao tài sản dự án 34 Láng Hạ. 25
Bảng 1.2. Khảo sát NPV khi doanh thu và VĐT thay đổi. 25
Bảng 1.3. Khái toán kinh phí xây dựng công trình. 31
Bảng 1.4. Dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở tổng công ty cổ phần Vianconex tại 34 Láng Hạ 32
Bảng 1.5. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu dự án Thảo điền. 33
Bảng: 1.6. Tổng mức đầu tư xây dựng Cụm I ( 2 khối 30 tầng, 1 khối 12 tầng ) 34
Bảng 1.7. Nhu cầu vốn vay trong thời gian xây dựng. 35
Bảng 1.8. Cân đối khả năng huy động vốn trong thời gian xây dựng cụm I. 36
Bảng 1.9. Tổng chi phí đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho 1.192 hộ, 7 doanh nghiệp và chi phí xây dựng chợ tạm. 51
Bảng 1.10. KHÁI TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 55
Bảng 1.11. NHU CẦU VỐN THEO TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ 58
Bảng 1.12. NGUỒN VỐN 60
Bảng 1.14. Khảo sát IRR khi doanh thu và VĐT thay đổi. 64
Bảng 1.15. Khảo sát NPV khi doanh thu và VĐT thay đổi. 64


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng Văn hóa, Xã hội 0
D Công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc Khoa học Tự nhiên 0
T Nâng cao hiệu quả công tác lập và quản lý dự án đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị xây dựng tại Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng GTCC Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
G Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích BCTC tại công ty vận tải thủy I Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện công tác lập dự án tại Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
S nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư tại trung tâm tư vấn đầu tư và xây dựng Luận văn Kinh tế 0
B giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH thương mại Quang Việt Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện công tác lập hồ sơ mời thầu tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Dịch vụ thương mại Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top