Nethanel

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCSGD) là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành nhân cách của trẻ , tạo cơ hội cho trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, tinh thần, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội mà trước hết phải là trách nhiệm của gia đình. Bên cạch những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em ở một bộ phận gia đình, do đó việc việc nâng cao trách nhiệm của gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này nhóm chúng em xin“Đánh giá về trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em” từ đó đưa ra những phương hướng hoàn thiện vấn đề này.
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. Những quy định của pháp luật về việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em
Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người”. Trẻ em là những người chưa trưởng thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (BVCSGD) đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời.
Khái niệm trẻ em được quốc tế sử dụng thống nhất và đã được đề cập trong Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ năm 1924, Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1968, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989, Công ước 138 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tuổi tối thiểu làm việc năm 1976. Ở Việt Nam, từ xưa Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ trong đó có những quy định về quyền trẻ em. Tiếp theo phải kể tới Hiến pháp năm 1992, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Bộ luật hình sự năm 1999 và các vấn đề liên quan tới trẻ em, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Bộ luật lao động liên quan tới trẻ em, Nghị định số 71/2011 NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Có thể nói bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em không chỉ là bổn phẩn đạo đức mà còn đựơc nâng lên thành các nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý. Nếu như trách nhiệm này được thực hiện tốt ở các gia đình sẽ giảm bớt những gánh nặng cho xã hội và điều quan trọng nhất sẽ hình thành nhân cách tốt đẹp ở trẻ.
2.. Trách nhiệm của gia đình
Mặc dù là chức năng tự nhiên của gia đình, nhưng Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là trách nhiệm trước tiên của cha mẹ, người giám hộ. Quy định này nhằm đề cao vai trò của cha mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, khắc phục tình trạng coi nhẹ việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hay khắc phục tập quán chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em với tâm lý “có gì, hưởng ấy”, làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Để cha mẹ thực hiện tốt chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thì công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để cung cấp kiến thức, kỹ năng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em và làm thay đổi hành vi của cha mẹ, đặc biệt đối với thanh niên trước khi xây dựng gia đình theo quan niệm "Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em của cha mẹ còn cao hơn quyền sinh ra chúng".
Gia đình là môi trường của sự phát triển và hạnh phúc của trẻ em, cha mẹ, các thành viên trong gia đình là nhân tố quyết định và có trách nhiệm tạo ra môi trường lành mạnh đó. Vì vậy, Khoản 2 Điều 24 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em”.
Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con là bình đẳng giữa cha và mẹ. Song trên thực tế vẫn có tình trạng một số trẻ em chỉ được cha hay mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Vì vậy, Khoản 4 Điều 24 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trong trường hợp ly hôn hay các trường hợp khác, người cha hay người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên phải có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng con đến tuổi thành niên, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con theo quy định của pháp luật”.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1
1. Những quy định của pháp luật về việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em 1
2.. Trách nhiệm của gia đình 2
II. Đánh giá trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em 3
Kết quả đạt được 3
1. Quyền được khai sinh và có quốc tịch 3
2. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng 4
3. Quyền sống chung với cha mẹ 5
4. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự 6
5. Quyền được chăm sóc sức khoẻ 7
6. Quyền được học tập 8
7. Quyền vui chơi, hoạt động văn hoá, thể thao 10
8. Quyền được phát triển năng khiếu 12
9. Quyền có tài sản 14
10. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, hoạt động xã hội 16
NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ 18
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 19
KẾT LUẬN 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH Song Linh Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá về tiềm năng phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Lương Năng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2010 - 2013 Văn hóa, Xã hội 0
P Đánh giá tính hướng về cộng đồng của chương trình đào tạo hệ đại học chính quy tại trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP HCM từ phía sinh viên Luận văn Kinh tế 0
F Đánh giá về Hồ Quý Ly và nêu nguyên nhân thất bại, kết quả, bài học kinh nghiệm của cuộc cải cách Kiến trúc, xây dựng 0
D Đánh giá chi tiết về phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top