Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
Tác động của Luật IUU đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT IUU 3
I. KHÁI NIỆM VỀ LUẬT IUU 3
II. VAI TRÒ CỦA LUẬT IUU 4
III. MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN CẦN LƯU Ý CỦA LUẬT IUU 4
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT IUU ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 16
I. TỔNG QUAN NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM KHI THỰC THI LUẬT IUU 16
1. Thuận lợi 16
2. Khó khăn 16
3. Công tác chuẩn bị và thực hiện từ phía Việt Nam 18
4. Công tác chuẩn bị từ phía Châu Âu (EU) 18
II. KHÁI QUÁT TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT IUU TỚI KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 19
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐƯA THỦY SẢN VIỆT NAM VƯỢT QUA RÀO CẢN IUU ĐỂ XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU 24
I. CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 24
1. Những quan điểm và định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 24
2. Mục tiêu phát triển xuất khẩu thủy sản 26
II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG EU TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 26
1. Về phía nhà nước 26
2. Về phía doanh nghiệp 28
3. Về phía ngư dân 31
4. Về phía các tổ chức cộng đồng 31
KẾT LUẬN 32
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi trong việc nuôi trồng và chế biến thủy sản với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn lợi thủy, hải sản giàu có và phong phú trong khu vực và trên thế giới với tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, đứng thứ 4 về sản lượng sản xuất và qui mô xuất khẩu thủy sản (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng, trung bình 18%/ năm giai đoạn 1998-2008. Ngành thủy sản đang dần từng bước khẳng định mình và trở thành mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước cung ứng thủy sản lớn cho thế giới.
Tính đến nay thì sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia trên thế giới và được nhiều quốc gia ưa chuộng. Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường EU được coi là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam với thị phần chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (so với Mỹ 16% và Nhật Bản 19% ). Mặc dù gặp khủng hoảng song châu Âu vẫn là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam. Năm 2009, giá trị xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang EU đạt 1,1 tỉ USD (đứng thứ 2 sau giày da về khối lượng xuất khẩu). Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, khối EU có 4 quốc gia đó là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia.
Nhưng kể từ 1/1/2010 Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi Hội đồng Liên minh châu Âu EC ban hành Luật IUU về vấn đề kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thủy sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đó chính là một trong số những biện pháp mà EU đề xuất để bảo vệ quyền lợi của các nước thuộc liên minh. IUU được đưa ra có lẽ vừa là một thách thức đồng thời cũng là một cơ hội cho chúng ta khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Đây sẽ là một thời cơ tốt để giúp chúng ta nâng cao sức cạnh tranh, chuyên nghiệp hoá trong quy trình đánh bắt và chế biến thủy sản. Nhận thức được tầm quan trọng đó em đã lựa chọn đề tài “Tác động của Luật IUU đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU” để viết Đề án môn học Kinh tế thương mại. Nội dung của đề án được kết cấu làm 3 chương:
Chương I: Khái quát về Luật IUU
Chương II: Tác động của Luật IUU đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU
Chương III: Một số giải pháp nhằm đưa thủy sản Việt Nam vượt qua rào cản IUU để xuất khẩu vào thị trường EU
Trong quá trình nghiên cứu và viết Đề án em đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của Ths.Nguyễn Thanh Phong. Em xin chân thành Thank Ths. Nguyễn Thanh Phong đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành bài Đề án này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng với thời gian và trình độ có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo cũng như sự góp ý của các bạn sinh viên để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ LUẬT IUU
I. KHÁI NIỆM VỀ LUẬT IUU
IUU (illegal, unreported and unregulated fishing): là luật chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của Hội đồng châu Âu (EC), áp dụng từ ngày 1-1-2010. Theo đó, các lô hàng thủy sản khi XK vào thị trường EU phải có giấy chứng nhận thể hiện thông tin về tính hợp pháp của sản phẩm. Các thông tin bao gồm thông tin về tàu khai thác, tên chủ tàu, phương tiện đánh bắt, vùng biển khai thác, loại sản phẩm và trọng lượng, giấy báo chuyển hàng trên biển...
Quy định này đã được Uỷ ban châu Âu về nghề cá chấp thuận và đưa ra thảo luận vào tháng 4/2005 tại Rome (Italia) nhằm mục đích quản lý chặt chẽ đội tàu khai thác biển của các nước vì hiện nay, việc khai thác quá mức với các phương tiện mang tính hủy diệt đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy, hải sản; bảo vệ đàn cá lớn, cá di cư từ biển này sang biển khác (như cá ngừ đại dương, cá kiếm...). Ngoài ra, còn nhằm bảo vệ môi trường biển vì nhiều ngư dân khai thác thường dùng chất độc hoá học, làm ảnh hưởng đến môi trường.
Đồng thời theo quy định, mỗi lô hàng thuỷ sản xuất khẩu sang EU nhất thiết phải có Bản cam kết của nhà máy chế biến về nguồn gốc sản phẩm, hay Giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp tổng sản lượng thủy sản đánh bắt được chế biến thành sản phẩm trong một lô hàng xuất khẩu), hay bản sao giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp một phần sản lượng đánh bắt được chế biến thành sản phẩm xuất khẩu).
IUU cũng nêu rõ, EU cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy, hải sản có nguồn gốc khai thác đánh bắt bất hợp pháp. Trường hợp nước xuất khẩu nhập nguyên liệu chế biến từ nước khác chỉ được chấp nhận khi có bản cam kết của nhà máy chế biến kèm theo giấy chứng nhận khai thác theo quy định và phải được chứng thực độ chính xác của thông tin bởi các cơ quan có thẩm quyền của nước khai thác.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, có ít nhất 12 thông tin cần khai báo trong Giấy chứng nhận khai thác (tên tàu, tên chủ tàu, số đăng ký của tàu, giấy phép khai thác, mô tả hải sản khai thác được…). Bản cam kết của nhà máy chế biến cũng yêu cầu số giấy chứng nhận khai thác, tên tàu khai thác, mô tả hoạt động đánh bắt, khối lượng khai thác, chế biến, tên, địa chỉ nhà máy chế biến, DN xuất khẩu, mã số xuất khẩu, ngày cấp chứng thực vệ sinh...Các giấy tờ này phải được cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu xét duyệt trước khi hàng về đến cửa khẩu của nước đó.
Theo quy định IUU, các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức ít nhất gấp 5 lần giá trị của sản phẩm sai phạm, gấp 8 lần giá trị cho các trường hợp tái phạm trong thời gian 5 năm. Ngoài ra, luật cũng đưa ra các biện pháp xử phạt khác kèm theo như tịch thu tạm thời tàu đánh bắt cá vi phạm...
II. VAI TRÒ CỦA LUẬT IUU
Cơ hội để chuyên nghiệp hóa nghề cá: Thị trường EU hiện nay là thị trường nhập khẩu lớn nhất của thuỷ sản Việt Nam, chiếm gần 1/3 tỷ trọng xuất khẩu. Việc áp dụng Luật IUU bước đầu sẽ là khó khăn cho Việt Nam nhưng về lâu dài sẽ mở ra cơ hội để chúng ta rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại nghề cá một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững hơn.
Điều kiện để ngành thủy sản nhìn lại mình: phải chấn chỉnh lại từng khâu từ khai thác đến chế biến, xuất khẩu.
KẾT LUẬN
Nước ta là một nước có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, một nền kinh tế mới nổi trong khối các nước đang phát triển, một tiềm lực kinh tế lớn mạnh trong tương lai. Chúng ta có rất nhiều điều kiện để phát triển nền kinh tế, đặc biệt khi là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO chúng ta có cơ hội để phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu với rất nhiều ưu đãi về thuế quan. Có thể nói trong giai đoạn này chúng ta đang có một bước tạo đà để nâng nền kinh tế lên một tầm cao mới, sẽ có rất nhiều việc chúng ta cần làm để khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Và một trong những việc quan trọng đó là tạo dựng một nền kinh tế ổn định và bền vững theo những quy chuẩn chung của thế giới. Cụ thể là: Tăng trưởng nhanh nhưng phải gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng thương hiệu uy tín trên trường quốc tế. Để làm được điều này chúng ta đang từng bước hoàn thiện các thể chế chính sách, các văn bản pháp lý, các thông tư hướng dẫn thi hành, các quy trình làm việc…Và có thể nói những gì chúng ta đang làm để thực hiện Luật IUU là những minh chứng rõ nhất cho những điều kể trên – Tăng cường khai thác, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản trên cơ sở phải gắn liền với bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ người dân. Những gì chúng ta đã làm được trong 6 tháng đầu năm 2010 mới chỉ là cơ sở cho quá trình phát triển lâu dài của ngành thuỷ sản nước ta. Chúng ta cần chuyên nghiệp hơn nữa nghề cá góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu để tiến tới đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển trong năm 2020.
Với khá nhiều những quy định ngặt cùng kiệt trong Luật IUU đã làm nước ta có những giảm sút đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU 3 tháng đầu năm 2010, nhưng 3 tháng tiếp theo mọi thứ đã trở nên khả quan hơn và chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự phát triển của ngành thuỷ sản trong tương lai.
Trên đây là một số tìm tòi của em trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bài Viết còn nhiều thiếu sót mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía bạn đọc. Và một lần nữa em xin gửi lời Thank tới Ths. Nguyễn Thanh Phong đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành bài viết này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Tác động của Luật IUU đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT IUU 3
I. KHÁI NIỆM VỀ LUẬT IUU 3
II. VAI TRÒ CỦA LUẬT IUU 4
III. MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN CẦN LƯU Ý CỦA LUẬT IUU 4
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT IUU ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 16
I. TỔNG QUAN NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM KHI THỰC THI LUẬT IUU 16
1. Thuận lợi 16
2. Khó khăn 16
3. Công tác chuẩn bị và thực hiện từ phía Việt Nam 18
4. Công tác chuẩn bị từ phía Châu Âu (EU) 18
II. KHÁI QUÁT TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT IUU TỚI KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 19
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐƯA THỦY SẢN VIỆT NAM VƯỢT QUA RÀO CẢN IUU ĐỂ XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU 24
I. CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 24
1. Những quan điểm và định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 24
2. Mục tiêu phát triển xuất khẩu thủy sản 26
II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG EU TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 26
1. Về phía nhà nước 26
2. Về phía doanh nghiệp 28
3. Về phía ngư dân 31
4. Về phía các tổ chức cộng đồng 31
KẾT LUẬN 32
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi trong việc nuôi trồng và chế biến thủy sản với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn lợi thủy, hải sản giàu có và phong phú trong khu vực và trên thế giới với tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, đứng thứ 4 về sản lượng sản xuất và qui mô xuất khẩu thủy sản (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng, trung bình 18%/ năm giai đoạn 1998-2008. Ngành thủy sản đang dần từng bước khẳng định mình và trở thành mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước cung ứng thủy sản lớn cho thế giới.
Tính đến nay thì sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia trên thế giới và được nhiều quốc gia ưa chuộng. Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường EU được coi là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam với thị phần chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (so với Mỹ 16% và Nhật Bản 19% ). Mặc dù gặp khủng hoảng song châu Âu vẫn là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam. Năm 2009, giá trị xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang EU đạt 1,1 tỉ USD (đứng thứ 2 sau giày da về khối lượng xuất khẩu). Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, khối EU có 4 quốc gia đó là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia.
Nhưng kể từ 1/1/2010 Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi Hội đồng Liên minh châu Âu EC ban hành Luật IUU về vấn đề kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thủy sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đó chính là một trong số những biện pháp mà EU đề xuất để bảo vệ quyền lợi của các nước thuộc liên minh. IUU được đưa ra có lẽ vừa là một thách thức đồng thời cũng là một cơ hội cho chúng ta khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Đây sẽ là một thời cơ tốt để giúp chúng ta nâng cao sức cạnh tranh, chuyên nghiệp hoá trong quy trình đánh bắt và chế biến thủy sản. Nhận thức được tầm quan trọng đó em đã lựa chọn đề tài “Tác động của Luật IUU đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU” để viết Đề án môn học Kinh tế thương mại. Nội dung của đề án được kết cấu làm 3 chương:
Chương I: Khái quát về Luật IUU
Chương II: Tác động của Luật IUU đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU
Chương III: Một số giải pháp nhằm đưa thủy sản Việt Nam vượt qua rào cản IUU để xuất khẩu vào thị trường EU
Trong quá trình nghiên cứu và viết Đề án em đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của Ths.Nguyễn Thanh Phong. Em xin chân thành Thank Ths. Nguyễn Thanh Phong đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành bài Đề án này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng với thời gian và trình độ có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo cũng như sự góp ý của các bạn sinh viên để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ LUẬT IUU
I. KHÁI NIỆM VỀ LUẬT IUU
IUU (illegal, unreported and unregulated fishing): là luật chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của Hội đồng châu Âu (EC), áp dụng từ ngày 1-1-2010. Theo đó, các lô hàng thủy sản khi XK vào thị trường EU phải có giấy chứng nhận thể hiện thông tin về tính hợp pháp của sản phẩm. Các thông tin bao gồm thông tin về tàu khai thác, tên chủ tàu, phương tiện đánh bắt, vùng biển khai thác, loại sản phẩm và trọng lượng, giấy báo chuyển hàng trên biển...
Quy định này đã được Uỷ ban châu Âu về nghề cá chấp thuận và đưa ra thảo luận vào tháng 4/2005 tại Rome (Italia) nhằm mục đích quản lý chặt chẽ đội tàu khai thác biển của các nước vì hiện nay, việc khai thác quá mức với các phương tiện mang tính hủy diệt đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy, hải sản; bảo vệ đàn cá lớn, cá di cư từ biển này sang biển khác (như cá ngừ đại dương, cá kiếm...). Ngoài ra, còn nhằm bảo vệ môi trường biển vì nhiều ngư dân khai thác thường dùng chất độc hoá học, làm ảnh hưởng đến môi trường.
Đồng thời theo quy định, mỗi lô hàng thuỷ sản xuất khẩu sang EU nhất thiết phải có Bản cam kết của nhà máy chế biến về nguồn gốc sản phẩm, hay Giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp tổng sản lượng thủy sản đánh bắt được chế biến thành sản phẩm trong một lô hàng xuất khẩu), hay bản sao giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp một phần sản lượng đánh bắt được chế biến thành sản phẩm xuất khẩu).
IUU cũng nêu rõ, EU cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy, hải sản có nguồn gốc khai thác đánh bắt bất hợp pháp. Trường hợp nước xuất khẩu nhập nguyên liệu chế biến từ nước khác chỉ được chấp nhận khi có bản cam kết của nhà máy chế biến kèm theo giấy chứng nhận khai thác theo quy định và phải được chứng thực độ chính xác của thông tin bởi các cơ quan có thẩm quyền của nước khai thác.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, có ít nhất 12 thông tin cần khai báo trong Giấy chứng nhận khai thác (tên tàu, tên chủ tàu, số đăng ký của tàu, giấy phép khai thác, mô tả hải sản khai thác được…). Bản cam kết của nhà máy chế biến cũng yêu cầu số giấy chứng nhận khai thác, tên tàu khai thác, mô tả hoạt động đánh bắt, khối lượng khai thác, chế biến, tên, địa chỉ nhà máy chế biến, DN xuất khẩu, mã số xuất khẩu, ngày cấp chứng thực vệ sinh...Các giấy tờ này phải được cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu xét duyệt trước khi hàng về đến cửa khẩu của nước đó.
Theo quy định IUU, các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức ít nhất gấp 5 lần giá trị của sản phẩm sai phạm, gấp 8 lần giá trị cho các trường hợp tái phạm trong thời gian 5 năm. Ngoài ra, luật cũng đưa ra các biện pháp xử phạt khác kèm theo như tịch thu tạm thời tàu đánh bắt cá vi phạm...
II. VAI TRÒ CỦA LUẬT IUU
Cơ hội để chuyên nghiệp hóa nghề cá: Thị trường EU hiện nay là thị trường nhập khẩu lớn nhất của thuỷ sản Việt Nam, chiếm gần 1/3 tỷ trọng xuất khẩu. Việc áp dụng Luật IUU bước đầu sẽ là khó khăn cho Việt Nam nhưng về lâu dài sẽ mở ra cơ hội để chúng ta rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại nghề cá một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững hơn.
Điều kiện để ngành thủy sản nhìn lại mình: phải chấn chỉnh lại từng khâu từ khai thác đến chế biến, xuất khẩu.
KẾT LUẬN
Nước ta là một nước có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, một nền kinh tế mới nổi trong khối các nước đang phát triển, một tiềm lực kinh tế lớn mạnh trong tương lai. Chúng ta có rất nhiều điều kiện để phát triển nền kinh tế, đặc biệt khi là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO chúng ta có cơ hội để phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu với rất nhiều ưu đãi về thuế quan. Có thể nói trong giai đoạn này chúng ta đang có một bước tạo đà để nâng nền kinh tế lên một tầm cao mới, sẽ có rất nhiều việc chúng ta cần làm để khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Và một trong những việc quan trọng đó là tạo dựng một nền kinh tế ổn định và bền vững theo những quy chuẩn chung của thế giới. Cụ thể là: Tăng trưởng nhanh nhưng phải gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng thương hiệu uy tín trên trường quốc tế. Để làm được điều này chúng ta đang từng bước hoàn thiện các thể chế chính sách, các văn bản pháp lý, các thông tư hướng dẫn thi hành, các quy trình làm việc…Và có thể nói những gì chúng ta đang làm để thực hiện Luật IUU là những minh chứng rõ nhất cho những điều kể trên – Tăng cường khai thác, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản trên cơ sở phải gắn liền với bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ người dân. Những gì chúng ta đã làm được trong 6 tháng đầu năm 2010 mới chỉ là cơ sở cho quá trình phát triển lâu dài của ngành thuỷ sản nước ta. Chúng ta cần chuyên nghiệp hơn nữa nghề cá góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu để tiến tới đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển trong năm 2020.
Với khá nhiều những quy định ngặt cùng kiệt trong Luật IUU đã làm nước ta có những giảm sút đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU 3 tháng đầu năm 2010, nhưng 3 tháng tiếp theo mọi thứ đã trở nên khả quan hơn và chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự phát triển của ngành thuỷ sản trong tương lai.
Trên đây là một số tìm tòi của em trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bài Viết còn nhiều thiếu sót mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía bạn đọc. Và một lần nữa em xin gửi lời Thank tới Ths. Nguyễn Thanh Phong đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành bài viết này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: