Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
I/ Đặt vấn đề: 1
1/ Giới thiệu đề tài 1
2/ Phạm vi đề tài: 1
3/ Ý nghĩa của đề tài: 2
II/ Nội dung chính: 2
1/ Các khái niệm: 2
a/ Sản lượng (GDP): 2
b/ Thất nghiệp: 3
c/ Lạm phát: 3
2/ Định luật Okun: 4
a/ Nội dung định luật: 4
b/ Ý nghĩa và ứng dụng của định luật: 6
3/ Đường cong Phillips: 6
a/ Giới thiệu chung về đường cong Phillips: 6
b/ Ứng dụng của đường cong Phillips: 7
c/ Sự dịch chuyển của đường cong Phillips: 8
d/ Nghiên cứu mở rộng.: 9
III/ Kết luận: 11
Danh mục tài liệu tham khảo: 14
Danh sách nhóm và đánh giá: 14
Nhận xét của giáo viên: 15
I/ Đặt vấn đề:
1/ Giới thiệu đề tài:
Nền kinh tế thế giới đã trải qua hàng trăm năm phát triển, cùng với đó, nhân loại cũng đã chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, và dù ở thời đại nào đi nữa thì lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn nổi lên như hai vấn đề tâm điểm của xã hội, làm đau đầu không ít nhà khoa học, nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách và chính phủ. Nhiều mô hình, học thuyết kinh tế đã ra đời gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà kinh tế lỗi lạc nhằm khảo sát mối quan hệ giữa lạm phát với thất nghiệp và giải thích những biến động của chu kỳ kinh tế đồng thời dự báo những tác động đối với kinh tế xã hội mà lạm phát, thất nghiệp gây ra.
Ngày nay, nền kinh tế thế giới đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng, các nền kinh tế khác nhau đều có đường hướng phát triển riêng, tạo nên một bức tranh đa dạng của kinh tế toàn cầu. Mỗi nền kinh tế khác nhau đều phải đối phó với những thách thức khác nhau, trong khi chính phủ Mỹ đang đau đầu với tình hình thất nghiệp tăng cao (trên 9%) thì nền kinh tế Trung Quốc lại phải đối mặt với một nền kinh tế phát triển quá nóng, đẩy lạm phát gia tăng nhanh chóng với tốc độ trên 4% năm. Thất nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân khơi dậy phong trào biểu tình rầm rộ chống chính phủ trên khắp vùng Trung Đông, Châu Âu và trở thành tâm điểm chú ý trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây. Trong khi đó, lạm phát lại là một câu chuyện khác ở đất nước Zimbabwe nhỏ bé, với chi phí sinh hoạt vô cùng đắt đỏ, đẩy người dân vào cảnh khốn cùng. Điều này đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách và chính phủ mỗi nước nhiều nhiệm vụ khó khăn trong công tác điều hành nền kinh tế. Và câu hỏi đặt ra cho mỗi chính phủ là nên giảm thiểu thất nghiệp xuống mức tối ưu là bao nhiêu để không tạo ra áp lực làm lạm phát gia tăng ? Đó cũng là lý do mà nhóm chúng tui quyết định chọn đề tài : Định luật Okun và đường cong Phillips để nghiên cứu.
Định luật Okun ra đời nhằm khảo sát sự biến động của chu kỳ kinh tế, sự giao động của mức sản lượng thực tế quanh sản lượng tiềm năng, và mối quan hệ giữa chúng, trên cơ sở đó, dự báo mức tỷ lệ thất nghiệp kỳ vọng trong sự ràng buộc với hai biến số nêu trên.
Đường cong Phillips khảo sát các kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp trong mối quan hệ với sự dịch chuyển đường tổng cung của toàn nền kinh tế.
2/ Phạm vi đề tài:
Do tính chất của đề tài và yêu cầu của giáo viên bộ môn nên chúng tui sẽ không đi quá sâu vào phân tích những ứng dụng thực tiễn hay nghiên cứu nguồn gốc hình thành của định luật Okun và mô hình đường cong Phillips mà chỉ tập trung vào việc giới thiệu và mô hình hóa một cách khái quát nhất, cô đọng nhất nội dung định luật cũng như mô hình đường cong Phillips đồng thời kết hợp với việc ứng dụng vào tính toán, dự báo tỷ lệ thất nghiệp và khảo sát mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được về GDP, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát qua các năm được lựa chọn trong mô hình. Vì tính chất chưa đầy đủ cũng như thiếu thống nhất giữa các tiêu chí trong việc thu thập dữ liệu thống kê và hạch toán GDP của Việt Nam, nên chúng tui quyết định chọn dữ liệu thống kê GDP của nước Mỹ và Canada để thuận lợi hơn trong việc tính toán và đảm bảo tính chính xác của mô hình, tăng sức thuyết phục trong việc ứng dụng định luật Okun và đường cong Phillips vào khảo sát, tính toán.
3/ Ý nghĩa của đề tài:
Đề tài thành công sẽ cung cấp cho người đọc một cái nhìn rõ nét hơn về mối quan hệ giữa các biến số kinh tế: lạm phát, thất nghiệp trong mối quan hệ với sản lượng thực tế, sản lượng tiềm năng và chu kỳ kinh tế. Trên cơ sở, giúp người đọc hiểu rõ hơn về một trong các công cụ kinh tế mà các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng trong công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách, và dự báo kinh tế, từ đó , tạo nền tảng để người đọc tiến lên những bước cao hơn trong công việc nghiên cứu kinh tế của mình.
II/ Nội dung chính:
1/ Các khái niệm:
a/ Sản lượng (tổng sản phẩm – GDP):
Sản lượng thu nhập là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học vĩ mô nói riêng và trong hạch toán kinh tế nói chung, đây là một trong những biến số cơ bản trong các mô hình khảo sát kinh tế và dự báo, làm nền tảng cho các chính sách điều hành kinh tế của mọi chính phủ trên thế giới.
Trong cuốn sách Kinh tế học vĩ mô của GS N.Greory Mankiw, ông định nghĩa: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kỳ nhất định.
Đây là một đại lượng được ước tính hàng năm dựa trên những chỉ số thống kê về giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ của một nước. Biến số GDP là một biến số lưu lượng, đây là một đặc điểm khác biệt quan trong so với các biến số khác như tổng khoản nợ quốc gia hay tổng dự trữ ngoại hối của chính phủ...
Việc tính toán GDP theo giá hiện hành cho ta một giá trị GDP danh nghĩa, tuy nhiên sự gia tăng tuyệt đối của GDP danh nghĩa chưa thể hiện chính xác sự gia tăng thực hay sụt giảm tổng sản lượng của toàn nền kinh tế, đôi khi phóng đại tổng sản lượng quốc gia vì trong hạch toán GDP danh nghĩa còn bao hàm cả yếu tố lạm phát tức sự biến động giá cả.
Vì thế, ta cần tới một chỉ số GDP khác đó là GDP thực tế. Theo N.G Mankiw: GDP thực tế là GDP sử dụng giá cố định trong năm gốc để đánh giá sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Nói cách khác, GDP thực tế là chỉ số GDP đã được điều chỉnh yếu tố lạm phát trong hạch toán , vì thế GDP thực chỉ phản ánh sự thay đổi của sản lượng hàng hóa và dịch vụ chứ không chịu ảnh hưởng của biến động giá cả. Do đó, GDP thực phản ánh được năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu của người dân.
Trong mô hình khảo sát của định luật Okun, còn một khái niệm khác được nhắc đến là GDP tiềm năng (sản lượng tiềm năng),là mức sản lượng tối ưu mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng hết một cách hợp lý các nguồn lực của nền kinh tế mà không gây áp lực làm lạm phát tăng cao. Tại mức sản lượng tiềm năng vẫn còn thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp đó là thất nghiệp tự nhiên.Sản lượng tiềm năng chỉ đạt được trong dài hạn. Tuy nhiên, đây không phải mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được.
b/ Thất nghiệp:
Thất nghiệp được định nghĩa là: tình trạng mà những người đang trong độ tuổi lao động quy định, có khả năng lao động, đang tìm việc nhưng chưa có việc làm.
Theo định nghĩa trên thì những người ngoài độ tuổi lao động, cho dù đang tìm việc và không có việc làm thì cùng không được xem là thất nghiệp. hay những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, nhưng không hề có hành động đi tìm kiếm việc làm thì cũng không phải là người thất nghiệp. Những thành phần này được xếp ngoài lực lượng lao động và không phải là đối tượng mà ta đang khảo sát.
Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ số giữa số người thất nghiệp chia cho toàn bộ lực lượng lao động. Lực lượng lao động ở đây bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có việc làm và những người thất nghiệp.
Phân loại thất nghiệp theo nguyên nhân gây ra thì thất nghiệp gồm 3 loại:
Thất nghiệp cơ học: là loại hình thất nghiệp do người lao động bỏ việc cũ tìm việc mới, hay là những người lao động mới gia nhập hay tái gia nhập lực lượng lao động, cần có thời gian để tìm việc làm.
Thất nghiệp cơ cấu: là loại hình thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động. Nguyên nhân có thể là do người lao động thiếu kỹ năng hay sự khác biệt về địa điểm cư trú.
Thất nghiệp cơ học và thất nghiệp cơ cấu gộp chung lại là thất nghiệp tự nhiên.
Thất nghiệp chu kỳ: là thất nghiệp do tình trạng suy thoái kinh tế, sản lượng thực tế xuống thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, nền kinh tế trì trệ và gây ra thất nghiệp.(theo lý thuyết Keynes.
Phân loại thất nghiệp theo cung cầu lao động thì thất nghiệp gồm 2 loại: thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện:
Thất nghiệp tự nguyện: là tình trạng thất nghiệp mà người lao động tư chối việc làm vì mức lương thấp và chấp nhận tìm kiếm việc làm khác với mức lương kỳ vọng cao hơn.
Thất nghiệp không tự nguyện: là loại hình thất nghiệp xảy ra khi cung lao động lớn hơn cầu lao động, người lao động không tìm được việc làm vì doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển dụng.
Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những khái niệm quan trọng mà chúng ta sử dụng trong mô hình, cũng vì kẽ đó mà việc hiểu cặn kẽ và phân biệt rõ ràng giữa thất nghiệp thực tế và thất nghiêp tự nhiên là yêu cầu căn bản trước khi tiến hành nghiên cứu nội dung định luật, và mô hình đương cong Phillips.
c/ Lạm phát:
Lạm phát là yếu tố quạn trọng tiếp theo mà chúng ta sẽ gặp lại trong mô hình khảo sát mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp – đường cong Phillips.
Vậy lạm phát là gì? Lạm phát được định nghĩa là hiện tượng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ tăng lên của mức giá tiêu dùng và dịch vụ.Tỷ lệ lạm phát được tính như sau:
Phân loại lạm phát theo khả năng dự đoán: gồm 2 loại:
Lạm phát dự đoán: là lạm phát diễn ra đúng như dự kiến. Lạm phát này không gây ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế vì dân chúng sẽ làm giảm được thiên hại của mình bằng cách hạch toán thêm tỷ lệ lạm phát vào những chỉ tiêu có liên quan và tránh giữ tiền mặt, thay vào đó là đầu tư vào vàng và ngoại tệ. Tuy nhiên, lạm phát đoán cũng gây ra ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế đó là tạo ra chi phí cơ hội của việc giữ tiền, và kích thích gia tăng khối tiền trong nền kinh tế.
Lạm phát ngoài dự đoán: là phần tỷ lệ lạm phát vượt ra ngoài đoán của mọi người.
Khái quát:
Tỷ lệ lạm phát thực = TL lạm phát đoán + TL lạm phát ngoài dự đoán.
Phân loại lạm phát theo tỷ lệ: gồm 3 loại:
Lạm phát vừa phải: (còn gọi là lạm phát một con số) là tỷ lệ lạm phát dưới 10%.
Lạm phát phi mã: (còn gọi là lạm phát hai hay ba con số) là tỷ lệ lạm phát tăng từ 10% đến 1000%.
Siêu lạm phát: là tỷ lệ lạm phát rất lớn, khoảng 1000% trở lên.
Lạm phát tồn tại lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, đồng tiền mất gía, dân chúng có xu hướng không giữ tiền mặt mà chuyển sang tích lũy vàng và ngoại tệ, các hợp đồng được chỉ số hóa theo tỷ lệ lạm phát hay một ngoại tệ mạnh. Thị trường tài chính sẽ mất ổn định, dân chúng và nhà đầu tư ngại bỏ vốn để đầu tư…
Trong lịch sử, nhân loại đã từng chứng kiến một thời kỳ siêu lạm phát ở Đức vào năm 1922-1923, chỉ số giá cả tăng 10,000,000 lần, tình hình kinh tế gần như vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chính phủ, làm đau đầu không ít nhà kinh tế, đẩy người dân Đức vào tình cảnh khốn khó vì chi phí sinh hoạt vô cùng đắt đỏ.
2/ Định luật Okun:
Năm 1960, bằng công trình nghiên cứu thực nghiệm của mình, nhà kinh tế hoc người Mỹ Anthur Okun đã tiến hành khảo sát dựa trên dữ liệu về GDP và tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ thống kê được trong suốt một thời gian dài. Mối quan hệ định lượng giữa thất nghiệp và sản lượng đã được ông tìm ra và phát triển thành định luật nổi tiếng mang tên ông.
a/ Nội dung định luật:
Nội dung ĐL 1: Nếu sản lượng thực tế thất hơn sản lượng tiềm năng 2% thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế sẽ cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (thất nghiệp chuẩn) là 1%.
Gọi:
Yt : Sản lượng thực tế (GDP thực).
Yp : Sản lượng tiềm năng (GDP tiềm năng).
Ut : Tỷ lệ thất nghiệp thực tế.
Un : Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
y: Tỷ lệ gia tăng GDP thực tế.
p: Tỷ lệ gia tăng GDP tiềm năng.
Vào những năm 1974 ,tại Mỹ ,tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã tăng giá dầu lên 4 lần và từ chói bán dầu cho Mỹ, làm cho giá sản xuất trong nước của Mỹ tăng lên, cùng với chi phí vận tải tăng rất cao, làm cho các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất lại. Và khi đó đường tổng cung dịch chuyển qua trái làm cho giá tăng nhưng sản lượng giảm dẫn đến lạm phát và thất nghiệp tăng cao cùng lúc. Khi đó đường phillip dịch chuyển sang phải.
d/ Nghiên cứu mở rộng :
Phân tích chính sách của chính phủ về sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp:
A/Chính sách chính phủ về tác dụng đến tổng cầu AD trong việc điều chỉnh lạm phát và thất nghiệp:
Khi nền kinh tế trong tình trạng có lạm phát cao chính phủ thường sử dụng chính sách tài chính và tiền tệ để kích thích tổng cầu của nền kinh tế. Một vài chính sách tài chính tiền tệ mà chính phủ thường thực hiện như là: kích cầu ,tăng chi tiêu chính phủ ,mở rộng tín dụng ,giảm thuế nhằm để nền kinh tế tiêu dùng nhiều hơn kích thích tổng cung làm cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn giảm tỉ lệ thất nghiệp và hàng hóa tăng cùng với sự tăng của giá, do đó,làm giảm lạm phát.
Ngoài ra để tăng tổng cầu ngân hàng nhà nước còn tăng cung tiền, khi đó lượng cung tiền danh nghĩa tăng lên, lãi suất giảm làm cho các doanh nghiệp có thể vay nhiều tiền với chi phí rẻ hơn để đầu tư. Do đó làm tăng sản lượng ,làm giảm lạm phát và thất nghiệp.
Tuy nhiên, chính sách tác động phía cầu chủ yếu là theo học thuyết của Keynes, chính phủ và ngân hàng trung ương là 2 tác nhân chính tác động và điều tiết thị trường để tổng cầu tăng. Lý thuyết ấy còn bộc lộ những khuyết điểm nếu vấn đề chi tiêu và đầu tư của chính phủ không hiệu quả. Chẳng hạn như, trong nền kinh tế có thất nghiệp và lạm phát cao thì theo như lý thuyết tác động về phía cầu thì chính phủ sẽ khuyến khích tăng tổng cầu như những cách vừa nêu ở trên nhằm làm tăng tổng cung nhưng điều này dễ dẫn đến gia tốc về lạm phát mà không cải thiện được số thất nghiệp ,sự rượt đuổi giữa tăng giá và tăng chi phí cứ kéo dài làm cho lạm phát tăng cực nhanh. Dễ dàng dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Ngoài ra, lý thuyết về kỳ vọng duy lý cho rằng các nhà kinh doanh và người tiêu dùng ,công nhân, hiểu rõ nền kinh tế hoạt động như thế nào và họ luôn bảo bệ quyền lợi của mình nên khi chính phủ tăng chi tiêu thì công nhân biết rằng lạm phát sẽ xảy ra và vì thế họ đòi các doanh nghiệp tăng lương ngay làm cho lợi nhuận tạm thời không còn nữa, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và thất nghiệp lạm phát cứ thế gia tăng nhanh, điều này có nghĩa là lạm phát sẽ đi thẳng lên từ A1 đến A2 trong hình vẽ dưới đây.
*Chú thích:khi nền kinh tế có thất nghiệp là cao thí dụ ở A1, để giảm thất nghiệp chính phủ tăng tổng cầu, chi tiêu tăng dẫn đến giá tăng và thúc đẩy sản xuất làm cho thất nghiệp giảm đường và bây giờ ta đang ở B1. Nhưng tiền lương cũng tăng lên đểbù cho giá tăng để cho tiền lương thực không đổi, đồng thời chi phí cho sản xuất làm cho doanh nghiệp thu hẹp sản xuất do đó bây giờ ta lại ở A2. Vòng lẩn quẩn cứ như vậy rồi B2 đến A3….
B/ Chính sách của chính phủ tác dụng lên tổng cung:
Chính sách tổng cầu thì đòi hỏi có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Do đó chỉ riêng chính sách kích thích tổng cầu không cũng không thể thành công trọn vẹn được. Vì vậy làm cách nào để dịch chuyển đường tổng cung theo hướng mong muốn và có phản ứng từ phía cầu. Một số chính sách sau được đề cập:
(1) Những khích lệ về thuế đối với tiết kiệm, đầu tư,tiêu dùng.
Trong vấn đề sử dụng chính sách thuế tác động phía cung cũng khác so với phía cầu. Trong khi phía cầu cắt giảm thuế nhằm tăng thêm thu nhập khả dụng vào tay công chúng để tăng chi tiêu làm tăng tổng cầu kích thích việc sản xuất doanh nghiệp. Còn phía cung thì cắt giảm thuế nhằm khuyến khích đầu tư và việc làm do đó làm tăng tổng cung. Làm cho sản lượng tăng và giá giảm có thể dịch chuyển đường phillip qua trái, trong thực tế điều này khó xảy ra. Còn vấn đề tăng tiết kiệm khi cắt giảm thuế về phía cung thì đòi hỏi thời gian lâu dàu hơn. Vì cần có thời gian để xây dựng nhà máy cũng như mua thiết bị công nghệ kị thuật hiện đại. Phía trọng cầu thì xem tiết kiệm như là vấn đề rò rỉ. Còn phía trọng cung thì xem tiết kiệm để hỗ trợ cho đầu tư và tăng trưởng.
(2) Đầu tư vào vốn nhân lực.
Tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân để khi nền kinh tế tăng tổng cung thì đòi hỏi nhiều công nhân lành nghề, nhưng nếu số công nhân không đủ thì các doanh nghiệp không thể tăng nhanh năng suất và sản lượng, do đó có thể tạo ra thất nghiệp cơ cấu không mong muốn. Ngoài ra còn phải chi tiêu nhiều cho giáo dục, hạn chế trợ cấp thất nghiệp…
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
I/ Đặt vấn đề: 1
1/ Giới thiệu đề tài 1
2/ Phạm vi đề tài: 1
3/ Ý nghĩa của đề tài: 2
II/ Nội dung chính: 2
1/ Các khái niệm: 2
a/ Sản lượng (GDP): 2
b/ Thất nghiệp: 3
c/ Lạm phát: 3
2/ Định luật Okun: 4
a/ Nội dung định luật: 4
b/ Ý nghĩa và ứng dụng của định luật: 6
3/ Đường cong Phillips: 6
a/ Giới thiệu chung về đường cong Phillips: 6
b/ Ứng dụng của đường cong Phillips: 7
c/ Sự dịch chuyển của đường cong Phillips: 8
d/ Nghiên cứu mở rộng.: 9
III/ Kết luận: 11
Danh mục tài liệu tham khảo: 14
Danh sách nhóm và đánh giá: 14
Nhận xét của giáo viên: 15
I/ Đặt vấn đề:
1/ Giới thiệu đề tài:
Nền kinh tế thế giới đã trải qua hàng trăm năm phát triển, cùng với đó, nhân loại cũng đã chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, và dù ở thời đại nào đi nữa thì lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn nổi lên như hai vấn đề tâm điểm của xã hội, làm đau đầu không ít nhà khoa học, nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách và chính phủ. Nhiều mô hình, học thuyết kinh tế đã ra đời gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà kinh tế lỗi lạc nhằm khảo sát mối quan hệ giữa lạm phát với thất nghiệp và giải thích những biến động của chu kỳ kinh tế đồng thời dự báo những tác động đối với kinh tế xã hội mà lạm phát, thất nghiệp gây ra.
Ngày nay, nền kinh tế thế giới đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng, các nền kinh tế khác nhau đều có đường hướng phát triển riêng, tạo nên một bức tranh đa dạng của kinh tế toàn cầu. Mỗi nền kinh tế khác nhau đều phải đối phó với những thách thức khác nhau, trong khi chính phủ Mỹ đang đau đầu với tình hình thất nghiệp tăng cao (trên 9%) thì nền kinh tế Trung Quốc lại phải đối mặt với một nền kinh tế phát triển quá nóng, đẩy lạm phát gia tăng nhanh chóng với tốc độ trên 4% năm. Thất nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân khơi dậy phong trào biểu tình rầm rộ chống chính phủ trên khắp vùng Trung Đông, Châu Âu và trở thành tâm điểm chú ý trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây. Trong khi đó, lạm phát lại là một câu chuyện khác ở đất nước Zimbabwe nhỏ bé, với chi phí sinh hoạt vô cùng đắt đỏ, đẩy người dân vào cảnh khốn cùng. Điều này đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách và chính phủ mỗi nước nhiều nhiệm vụ khó khăn trong công tác điều hành nền kinh tế. Và câu hỏi đặt ra cho mỗi chính phủ là nên giảm thiểu thất nghiệp xuống mức tối ưu là bao nhiêu để không tạo ra áp lực làm lạm phát gia tăng ? Đó cũng là lý do mà nhóm chúng tui quyết định chọn đề tài : Định luật Okun và đường cong Phillips để nghiên cứu.
Định luật Okun ra đời nhằm khảo sát sự biến động của chu kỳ kinh tế, sự giao động của mức sản lượng thực tế quanh sản lượng tiềm năng, và mối quan hệ giữa chúng, trên cơ sở đó, dự báo mức tỷ lệ thất nghiệp kỳ vọng trong sự ràng buộc với hai biến số nêu trên.
Đường cong Phillips khảo sát các kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp trong mối quan hệ với sự dịch chuyển đường tổng cung của toàn nền kinh tế.
2/ Phạm vi đề tài:
Do tính chất của đề tài và yêu cầu của giáo viên bộ môn nên chúng tui sẽ không đi quá sâu vào phân tích những ứng dụng thực tiễn hay nghiên cứu nguồn gốc hình thành của định luật Okun và mô hình đường cong Phillips mà chỉ tập trung vào việc giới thiệu và mô hình hóa một cách khái quát nhất, cô đọng nhất nội dung định luật cũng như mô hình đường cong Phillips đồng thời kết hợp với việc ứng dụng vào tính toán, dự báo tỷ lệ thất nghiệp và khảo sát mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được về GDP, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát qua các năm được lựa chọn trong mô hình. Vì tính chất chưa đầy đủ cũng như thiếu thống nhất giữa các tiêu chí trong việc thu thập dữ liệu thống kê và hạch toán GDP của Việt Nam, nên chúng tui quyết định chọn dữ liệu thống kê GDP của nước Mỹ và Canada để thuận lợi hơn trong việc tính toán và đảm bảo tính chính xác của mô hình, tăng sức thuyết phục trong việc ứng dụng định luật Okun và đường cong Phillips vào khảo sát, tính toán.
3/ Ý nghĩa của đề tài:
Đề tài thành công sẽ cung cấp cho người đọc một cái nhìn rõ nét hơn về mối quan hệ giữa các biến số kinh tế: lạm phát, thất nghiệp trong mối quan hệ với sản lượng thực tế, sản lượng tiềm năng và chu kỳ kinh tế. Trên cơ sở, giúp người đọc hiểu rõ hơn về một trong các công cụ kinh tế mà các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng trong công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách, và dự báo kinh tế, từ đó , tạo nền tảng để người đọc tiến lên những bước cao hơn trong công việc nghiên cứu kinh tế của mình.
II/ Nội dung chính:
1/ Các khái niệm:
a/ Sản lượng (tổng sản phẩm – GDP):
Sản lượng thu nhập là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học vĩ mô nói riêng và trong hạch toán kinh tế nói chung, đây là một trong những biến số cơ bản trong các mô hình khảo sát kinh tế và dự báo, làm nền tảng cho các chính sách điều hành kinh tế của mọi chính phủ trên thế giới.
Trong cuốn sách Kinh tế học vĩ mô của GS N.Greory Mankiw, ông định nghĩa: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kỳ nhất định.
Đây là một đại lượng được ước tính hàng năm dựa trên những chỉ số thống kê về giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ của một nước. Biến số GDP là một biến số lưu lượng, đây là một đặc điểm khác biệt quan trong so với các biến số khác như tổng khoản nợ quốc gia hay tổng dự trữ ngoại hối của chính phủ...
Việc tính toán GDP theo giá hiện hành cho ta một giá trị GDP danh nghĩa, tuy nhiên sự gia tăng tuyệt đối của GDP danh nghĩa chưa thể hiện chính xác sự gia tăng thực hay sụt giảm tổng sản lượng của toàn nền kinh tế, đôi khi phóng đại tổng sản lượng quốc gia vì trong hạch toán GDP danh nghĩa còn bao hàm cả yếu tố lạm phát tức sự biến động giá cả.
Vì thế, ta cần tới một chỉ số GDP khác đó là GDP thực tế. Theo N.G Mankiw: GDP thực tế là GDP sử dụng giá cố định trong năm gốc để đánh giá sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Nói cách khác, GDP thực tế là chỉ số GDP đã được điều chỉnh yếu tố lạm phát trong hạch toán , vì thế GDP thực chỉ phản ánh sự thay đổi của sản lượng hàng hóa và dịch vụ chứ không chịu ảnh hưởng của biến động giá cả. Do đó, GDP thực phản ánh được năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu của người dân.
Trong mô hình khảo sát của định luật Okun, còn một khái niệm khác được nhắc đến là GDP tiềm năng (sản lượng tiềm năng),là mức sản lượng tối ưu mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng hết một cách hợp lý các nguồn lực của nền kinh tế mà không gây áp lực làm lạm phát tăng cao. Tại mức sản lượng tiềm năng vẫn còn thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp đó là thất nghiệp tự nhiên.Sản lượng tiềm năng chỉ đạt được trong dài hạn. Tuy nhiên, đây không phải mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được.
b/ Thất nghiệp:
Thất nghiệp được định nghĩa là: tình trạng mà những người đang trong độ tuổi lao động quy định, có khả năng lao động, đang tìm việc nhưng chưa có việc làm.
Theo định nghĩa trên thì những người ngoài độ tuổi lao động, cho dù đang tìm việc và không có việc làm thì cùng không được xem là thất nghiệp. hay những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, nhưng không hề có hành động đi tìm kiếm việc làm thì cũng không phải là người thất nghiệp. Những thành phần này được xếp ngoài lực lượng lao động và không phải là đối tượng mà ta đang khảo sát.
Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ số giữa số người thất nghiệp chia cho toàn bộ lực lượng lao động. Lực lượng lao động ở đây bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có việc làm và những người thất nghiệp.
Phân loại thất nghiệp theo nguyên nhân gây ra thì thất nghiệp gồm 3 loại:
Thất nghiệp cơ học: là loại hình thất nghiệp do người lao động bỏ việc cũ tìm việc mới, hay là những người lao động mới gia nhập hay tái gia nhập lực lượng lao động, cần có thời gian để tìm việc làm.
Thất nghiệp cơ cấu: là loại hình thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động. Nguyên nhân có thể là do người lao động thiếu kỹ năng hay sự khác biệt về địa điểm cư trú.
Thất nghiệp cơ học và thất nghiệp cơ cấu gộp chung lại là thất nghiệp tự nhiên.
Thất nghiệp chu kỳ: là thất nghiệp do tình trạng suy thoái kinh tế, sản lượng thực tế xuống thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, nền kinh tế trì trệ và gây ra thất nghiệp.(theo lý thuyết Keynes.
Phân loại thất nghiệp theo cung cầu lao động thì thất nghiệp gồm 2 loại: thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện:
Thất nghiệp tự nguyện: là tình trạng thất nghiệp mà người lao động tư chối việc làm vì mức lương thấp và chấp nhận tìm kiếm việc làm khác với mức lương kỳ vọng cao hơn.
Thất nghiệp không tự nguyện: là loại hình thất nghiệp xảy ra khi cung lao động lớn hơn cầu lao động, người lao động không tìm được việc làm vì doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển dụng.
Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những khái niệm quan trọng mà chúng ta sử dụng trong mô hình, cũng vì kẽ đó mà việc hiểu cặn kẽ và phân biệt rõ ràng giữa thất nghiệp thực tế và thất nghiêp tự nhiên là yêu cầu căn bản trước khi tiến hành nghiên cứu nội dung định luật, và mô hình đương cong Phillips.
c/ Lạm phát:
Lạm phát là yếu tố quạn trọng tiếp theo mà chúng ta sẽ gặp lại trong mô hình khảo sát mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp – đường cong Phillips.
Vậy lạm phát là gì? Lạm phát được định nghĩa là hiện tượng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ tăng lên của mức giá tiêu dùng và dịch vụ.Tỷ lệ lạm phát được tính như sau:
Phân loại lạm phát theo khả năng dự đoán: gồm 2 loại:
Lạm phát dự đoán: là lạm phát diễn ra đúng như dự kiến. Lạm phát này không gây ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế vì dân chúng sẽ làm giảm được thiên hại của mình bằng cách hạch toán thêm tỷ lệ lạm phát vào những chỉ tiêu có liên quan và tránh giữ tiền mặt, thay vào đó là đầu tư vào vàng và ngoại tệ. Tuy nhiên, lạm phát đoán cũng gây ra ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế đó là tạo ra chi phí cơ hội của việc giữ tiền, và kích thích gia tăng khối tiền trong nền kinh tế.
Lạm phát ngoài dự đoán: là phần tỷ lệ lạm phát vượt ra ngoài đoán của mọi người.
Khái quát:
Tỷ lệ lạm phát thực = TL lạm phát đoán + TL lạm phát ngoài dự đoán.
Phân loại lạm phát theo tỷ lệ: gồm 3 loại:
Lạm phát vừa phải: (còn gọi là lạm phát một con số) là tỷ lệ lạm phát dưới 10%.
Lạm phát phi mã: (còn gọi là lạm phát hai hay ba con số) là tỷ lệ lạm phát tăng từ 10% đến 1000%.
Siêu lạm phát: là tỷ lệ lạm phát rất lớn, khoảng 1000% trở lên.
Lạm phát tồn tại lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, đồng tiền mất gía, dân chúng có xu hướng không giữ tiền mặt mà chuyển sang tích lũy vàng và ngoại tệ, các hợp đồng được chỉ số hóa theo tỷ lệ lạm phát hay một ngoại tệ mạnh. Thị trường tài chính sẽ mất ổn định, dân chúng và nhà đầu tư ngại bỏ vốn để đầu tư…
Trong lịch sử, nhân loại đã từng chứng kiến một thời kỳ siêu lạm phát ở Đức vào năm 1922-1923, chỉ số giá cả tăng 10,000,000 lần, tình hình kinh tế gần như vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chính phủ, làm đau đầu không ít nhà kinh tế, đẩy người dân Đức vào tình cảnh khốn khó vì chi phí sinh hoạt vô cùng đắt đỏ.
2/ Định luật Okun:
Năm 1960, bằng công trình nghiên cứu thực nghiệm của mình, nhà kinh tế hoc người Mỹ Anthur Okun đã tiến hành khảo sát dựa trên dữ liệu về GDP và tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ thống kê được trong suốt một thời gian dài. Mối quan hệ định lượng giữa thất nghiệp và sản lượng đã được ông tìm ra và phát triển thành định luật nổi tiếng mang tên ông.
a/ Nội dung định luật:
Nội dung ĐL 1: Nếu sản lượng thực tế thất hơn sản lượng tiềm năng 2% thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế sẽ cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (thất nghiệp chuẩn) là 1%.
Gọi:
Yt : Sản lượng thực tế (GDP thực).
Yp : Sản lượng tiềm năng (GDP tiềm năng).
Ut : Tỷ lệ thất nghiệp thực tế.
Un : Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
y: Tỷ lệ gia tăng GDP thực tế.
p: Tỷ lệ gia tăng GDP tiềm năng.
Vào những năm 1974 ,tại Mỹ ,tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã tăng giá dầu lên 4 lần và từ chói bán dầu cho Mỹ, làm cho giá sản xuất trong nước của Mỹ tăng lên, cùng với chi phí vận tải tăng rất cao, làm cho các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất lại. Và khi đó đường tổng cung dịch chuyển qua trái làm cho giá tăng nhưng sản lượng giảm dẫn đến lạm phát và thất nghiệp tăng cao cùng lúc. Khi đó đường phillip dịch chuyển sang phải.
d/ Nghiên cứu mở rộng :
Phân tích chính sách của chính phủ về sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp:
A/Chính sách chính phủ về tác dụng đến tổng cầu AD trong việc điều chỉnh lạm phát và thất nghiệp:
Khi nền kinh tế trong tình trạng có lạm phát cao chính phủ thường sử dụng chính sách tài chính và tiền tệ để kích thích tổng cầu của nền kinh tế. Một vài chính sách tài chính tiền tệ mà chính phủ thường thực hiện như là: kích cầu ,tăng chi tiêu chính phủ ,mở rộng tín dụng ,giảm thuế nhằm để nền kinh tế tiêu dùng nhiều hơn kích thích tổng cung làm cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn giảm tỉ lệ thất nghiệp và hàng hóa tăng cùng với sự tăng của giá, do đó,làm giảm lạm phát.
Ngoài ra để tăng tổng cầu ngân hàng nhà nước còn tăng cung tiền, khi đó lượng cung tiền danh nghĩa tăng lên, lãi suất giảm làm cho các doanh nghiệp có thể vay nhiều tiền với chi phí rẻ hơn để đầu tư. Do đó làm tăng sản lượng ,làm giảm lạm phát và thất nghiệp.
Tuy nhiên, chính sách tác động phía cầu chủ yếu là theo học thuyết của Keynes, chính phủ và ngân hàng trung ương là 2 tác nhân chính tác động và điều tiết thị trường để tổng cầu tăng. Lý thuyết ấy còn bộc lộ những khuyết điểm nếu vấn đề chi tiêu và đầu tư của chính phủ không hiệu quả. Chẳng hạn như, trong nền kinh tế có thất nghiệp và lạm phát cao thì theo như lý thuyết tác động về phía cầu thì chính phủ sẽ khuyến khích tăng tổng cầu như những cách vừa nêu ở trên nhằm làm tăng tổng cung nhưng điều này dễ dẫn đến gia tốc về lạm phát mà không cải thiện được số thất nghiệp ,sự rượt đuổi giữa tăng giá và tăng chi phí cứ kéo dài làm cho lạm phát tăng cực nhanh. Dễ dàng dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Ngoài ra, lý thuyết về kỳ vọng duy lý cho rằng các nhà kinh doanh và người tiêu dùng ,công nhân, hiểu rõ nền kinh tế hoạt động như thế nào và họ luôn bảo bệ quyền lợi của mình nên khi chính phủ tăng chi tiêu thì công nhân biết rằng lạm phát sẽ xảy ra và vì thế họ đòi các doanh nghiệp tăng lương ngay làm cho lợi nhuận tạm thời không còn nữa, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và thất nghiệp lạm phát cứ thế gia tăng nhanh, điều này có nghĩa là lạm phát sẽ đi thẳng lên từ A1 đến A2 trong hình vẽ dưới đây.
*Chú thích:khi nền kinh tế có thất nghiệp là cao thí dụ ở A1, để giảm thất nghiệp chính phủ tăng tổng cầu, chi tiêu tăng dẫn đến giá tăng và thúc đẩy sản xuất làm cho thất nghiệp giảm đường và bây giờ ta đang ở B1. Nhưng tiền lương cũng tăng lên đểbù cho giá tăng để cho tiền lương thực không đổi, đồng thời chi phí cho sản xuất làm cho doanh nghiệp thu hẹp sản xuất do đó bây giờ ta lại ở A2. Vòng lẩn quẩn cứ như vậy rồi B2 đến A3….
B/ Chính sách của chính phủ tác dụng lên tổng cung:
Chính sách tổng cầu thì đòi hỏi có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Do đó chỉ riêng chính sách kích thích tổng cầu không cũng không thể thành công trọn vẹn được. Vì vậy làm cách nào để dịch chuyển đường tổng cung theo hướng mong muốn và có phản ứng từ phía cầu. Một số chính sách sau được đề cập:
(1) Những khích lệ về thuế đối với tiết kiệm, đầu tư,tiêu dùng.
Trong vấn đề sử dụng chính sách thuế tác động phía cung cũng khác so với phía cầu. Trong khi phía cầu cắt giảm thuế nhằm tăng thêm thu nhập khả dụng vào tay công chúng để tăng chi tiêu làm tăng tổng cầu kích thích việc sản xuất doanh nghiệp. Còn phía cung thì cắt giảm thuế nhằm khuyến khích đầu tư và việc làm do đó làm tăng tổng cung. Làm cho sản lượng tăng và giá giảm có thể dịch chuyển đường phillip qua trái, trong thực tế điều này khó xảy ra. Còn vấn đề tăng tiết kiệm khi cắt giảm thuế về phía cung thì đòi hỏi thời gian lâu dàu hơn. Vì cần có thời gian để xây dựng nhà máy cũng như mua thiết bị công nghệ kị thuật hiện đại. Phía trọng cầu thì xem tiết kiệm như là vấn đề rò rỉ. Còn phía trọng cung thì xem tiết kiệm để hỗ trợ cho đầu tư và tăng trưởng.
(2) Đầu tư vào vốn nhân lực.
Tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân để khi nền kinh tế tăng tổng cung thì đòi hỏi nhiều công nhân lành nghề, nhưng nếu số công nhân không đủ thì các doanh nghiệp không thể tăng nhanh năng suất và sản lượng, do đó có thể tạo ra thất nghiệp cơ cấu không mong muốn. Ngoài ra còn phải chi tiêu nhiều cho giáo dục, hạn chế trợ cấp thất nghiệp…
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: