Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục

Lời mở đầu 1
Chương 1 : công tác marketing trong hoạt động
kinh doanh của các NHTM
1.1. Khái quát về NHTM 3
1.1.1. Khái niệm về NHTM 3
1.1.2. Các nghiệp vụ của NHTM 3
1.2. Marketing trong nền kinh tế thị trường. 6
1.2.1. Marketing - sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá 6
1.2.2. Chức năng và vai trò của Marketing 7
1.2.3. Marketing chuyên sâu. 8
1.3. Marketing đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng 8
1.3.1. Khái niệm về marketing Ngân hàng 8
1.3.2. Đặc điểm của marketing Ngân hàng 9
1.3.3. Chức năng của bộ phận Marketing ngân hàng 10
1.3.4. Nội dung hoạt động của Marketing ngân hàng 13
1.3.5. Vai trò của Marketing trong hoạt động ngân hàng. 21

Chương 2 :Thực trạng về hoạt động Marketing
tại chi nhánh Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội
2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP á Châu 23
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội 25
2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh ngân hàng á Châu Hà Nội 26
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội 27
2.2. Thực trạng về hoạt động Marketing tại ACB Hà Nội 28
2.2.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường mà môi trường Marketing 28
2.2.1.1. Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu thị trường và môi trường Marketing tại ACB Hà Nội 28
2.2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu đã áp dụng tại ACB Hà Nội 30
2.2.2. Thực trạng các hoạt động Marketing cụ thể tại ACB Hà Nội 31
2.2.2.1. Thực trạng về hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ tại ACB Hà Nội 31
2.2.2.2. Thực trạng thực hiện chính sách giá cả tại ACB Hà Nội 35
2.2.2.3. Thực trạng phát triển các biện pháp phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ tại ACB Hà Nội 36
2.2.2.4. Thực trạng thực hiện biện pháp khuếch trương giao tiếp tại ACB Hà Nội 38
2.2.2.5. Thực trạng thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tại ACB Hà Nội 41
2.2.2.6. Thực trạng thực hiện biện pháp cải tiến sản phẩm dịch vụ cung ứng tại ACB Hà Nội 42
2.3. Thực trạng hoạt động Marketing tác động đến năng lực cạnh tranh của ACB Hà Nội 44
2.3.1. Tình hình vốn và tài chính 44
2.3.2. Cấu trúc tổ chức của ACB Hà Nội 45
2.3.3. Công nghệ ứng dụng dịch vụ của ACB Hà Nội 45
2.3.4. Chất lượng nhân lực của ACB Hà Nội 45
2.3.5. Hệ thống thông tin của ACB Hà Nội 46
2.3.6. Đánh giá của khách hàng về chất lượng phục vụ và mức độ thoả mãn nhu cầu của ACB Hà Nội 46
2.3.7. Thương hiệu và uy tín của ACB Hà Nội 47
Chương 3 : Giải pháp nhằm nâng cao công tác Marketing tại chi nhánh ngân hàng TMCP á Châu
3.1. Định hướng hoạt động của ACB trong thời gian tới. 49
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao công tác Marketing tại ACB Hà Nội. 50
3.2.1. Hoàn thiện hơn nữa bộ phận chuyên trách về Marketing 50
3.2.2. Hoàn thiện hơn nữa công tác cải tiến sản phẩm dịch vụ ngân hàng 52
3.2.3. Mở rộng mạng lưới cung ứng sản phẩm dịch vụ 54
3.2.4. Xây dựng đội ngũ nhân viên tư vấn bán hàng nhiệt tình năng động tại các phòng giao dịch của ACB Hà Nội. 56
3.2.5. Thực hịên chủ động tìm đến khách hàng 57
3.2.6. Hoàn thiện mối quan hệ nội bộ 58
3.2.7.Đẩy mạnh hoạt động khuếch trương giao tiếp 59
3.2.8. Các biện pháp hỗ trợ khác 63
Kết luận 66
Danh mục tài liệu tham khảo 67






Lời nói đầu

Quá trình chuyển đổi hoạt động từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều thách thức cũng như những cơ hội mới, hàng loạt các vấn đề mới mà nổi bật là không khí cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và phức tạp. Đòi hỏi các NHTM phải có những hoạt động để thích ứng với môi trường kinh doanh mới. Một trong các giải pháp mà các NHTM Việt Nam sử dụng đó là áp dụng marketing.
Lí thuyết kinh doanh hiện đại đã thừa nhận rằng marketing là công cụ thiết yếu đối với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, không thể thiếu được nếu muốn tồn tại và phát triển.
Nhờ ứng dụng marketing trong hoạt động mà các NHTM Việt Nam đã từng bước thích ứng được với thị trường, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và bước đầu gặt hái được những thành công trong kinh doanh.
Thời gian tới Việt Nam sẽ đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. Việt Nam đã và đang hạ thấp hàng rào thuế quan, thiết lập và mở rộng mối quan hệ với nhiều nước… đây là một cơ hội để NHTM Việt Nam mở rộng thị trường, học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, tăng chất lượng đội ngũ khách hàng. Nhưng cũng là một thách thức lớn vì các NHTM Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế trong năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Để giải quyết tốt vấn đề này các NHTM Việt Nam cần thiết phải phát huy hơn nữa hiệu quả của việc áp dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh.
Chi nhánh Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội cũng hoạt động kinh doanh trong bối cảnh chung giống như mọi NHTM Việt Nam khác hiện nay. Công cụ Marketing đã được chi nhánh áp dụng trong hoạt động kinh doanh của mình, tuy vậy hiệu quả vẫn chưa cao và còn rất nhiều hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện.
Với mong muốn ứng dụng thành công marketing nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam nói chung và chi nhánh Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội nói riêng trong điều kiện hiện nay nên em đã chọn đề tài :
“Giải pháp nâng cao chất lượng công tác marketing tại chi nhánh Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội”
Đề tài gồm 3 chương
 Chương I : Công tác Marketing trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
 Chương II : Thực trạng công tác Marketing tại chi nhánh Ngân hàng á Châu Hà Nội
 Chương III : Giải pháp nâng cao chất lượng công tác Marketing tại chi nhánh Ngân hàng á Châu Hà Nội














Chương 1
Tổng quan về marketing trong hoạt động kinh doanh của các NHTM

1.1. Khái quát về NHTM
1.1.1. Khái niệm NHTM
Mỗi nước có một quan niệm khác nhau về NHTM, nhưng tựu chung lại tất cả đều coi NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và cung cấp các dịch vụ có liên quan đến tiền tệ.
ở Việt Nam NHTM được hiểu là “tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
Trên thực tế các NHTM của Việt Nam, đặc biệt là các NHTM quốc doanh đang thực hiện đồng thời các hoạt động của một NHTM và những hoạt động “bảo trợ” có tính chất xã hội của chính phủ như cho vay phát triển doanh nghiệp nhà nước, cho vay ưu đãi đối với một số đối tượng dân cư và thành phần kinh tế. Được coi là ngân hàng thực hiện các dịch vụ tổng hợp về kinh doanh tiền tệ như nhận tiền gửi, cho vay, đầu tư… và thực hiện một số dịch vụ như thanh toán, môi giới, tư vấn…
1.1.2. Các nghiệp vụ của NHTM
1.1.2.1. Nghiệp vụ nợ
Đây là nghiệp vụ quan trọng đối với NHTM, nó chính là cơ sở hình thành nên nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng. Hoạt động này có ý nghĩa đặc biệt vì trên cơ sở nguồn vốn huy động được ngân hàng mới có thể thực hiện được các nghiệp vụ sau này.
Nghiệp vụ này gồm các hoạt động chủ yếu sau :
Huy động vốn
Nguồn vốn huy động của ngân hàng gồm tài khoản tiền gửi giao dịch và tiền gửi tiết kiệm từ các chủ thể trong nền kinh tế.
- Tiền gửi giao dịch : là tài khoản tiền gửi mà chủ tài khoản có thể sử dụng với mục đích thanh toán cho khách hàng của họ thông qua các hình thức thanh toán và họ cũng có thể rút ra vào bất kì lúc nào
- Tiền gửi tiết kiệm : là tài khoản tiền gửi mà chủ tài khoản không sử dụng để thanh toán, họ được hưởng thu nhập thông qua lãi suất. Nguồn vốn này có chi phí cao hơn tiền gửi giao dịch nhưng lại là nguồn vốn ổn định, đảm bảo cho các ngân hàng chủ động trong việc sử dụng vốn.
Hoạt động vay vốn
Các NHTM ngoài việc huy động vốn còn có thể đi vay để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh. Đây là nguồn vốn có chi phí đắt nhất trong các loại nguồn vốn của ngân hàng. Hoạt động này giúp cho ngân hàng đối phó với những khó khăn phát sinh. Ngân hàng thường đi vay từ ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng. Thông thường thì quy mô và mục đích sử dụng đã được xác định trước. Ngoài ra các NHTM còn có thể phát
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top