Fitzpatrick

New Member
Download miễn phí Khóa luận Khóa luận Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ logistics hội chợ triển lãm của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tiếp Vận kết nối

LỜI MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài:
Logistics là một lĩnh vực kinh doanh đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế hiện đại. Tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật,… Logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Còn tại các quốc gia đang phát triển, con số này lên tới 25%-30%.
Tuy nhiên ở Việt Nam, Logistics vẫn là một ngành còn khá mới mẻ, các công ty Logistic phần lớn mới chỉ kinh doanh nhỏ lẻ một vài hoạt động trong tổng thể chuỗi Logistics phức tạp.
Trong những năm gần đây, các công ty sản xuất đã chú trọng hơn nhiều đến các vấn đề về chuỗi cung ứng nên ngành Logistic cũng đã được đầu tư và có những bước tiến mạnh mẽ.
Cùng xu hướng mở cửa nền kinh tế, công tác xúc tiến thương mại cũng đã phát triển rất mạnh trong thời gian qua. Đi liền với xu hướng đó là sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng các cuộc triển lãm quốc tế tổ chức ở Việt Nam trong những năm gần đây và dự báo sẽ còn phát triển mạnh mẽ sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2007-2009. Có được điều đó là do Việt Nam liên tiếp nhiều năm liền được đánh giá là điểm nóng đầu tư nước ngoài, là thị trường béo bở với các nhà đầu tư nhạy bén với thời cuộc. Thêm vào đó, hàng hoá tham gia vào các hội chợ, triển lãm có những yêu cầu đặc biệt hơn hàng hoá thông thường như thời hạn triển lãm, thủ tục hành chính phức tạp, những yêu cầu khắt khe trong vận chuyển, lưu kho,…đã làm cho lĩnh vực này gần như trở thành phân khúc cao cấp trong thị trường Logistics, có khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng đòi hỏi trình độ chuyên nghiệp, uy tín của các nhà cung cấp dịch vụ.
Trước tình hình kinh doanh ngày càng cạnh trang khốc liệt và yêu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng đã đòi hỏi các công ty kinh doanh Logistics nói chung và lĩnh vực Logistics hội chợ, triển lãm nói riêng tất yếu cần có những chiến lược phát triển rõ ràng cùng với những giải pháp kịp thời để nâng cao khẳ năng cạnh tranh của mình. Đó chính là sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài mà tác giả thực sự muốn đi sâu nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và dịch vụ Logistics, cùng với những số liệu của công ty, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực Logistics cho hội chợ triển lãm ở Việt Nam hiện nay. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong bối cảnh toàn cầu hóa.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề này là sự phát triển của thị trường Logistics cho hội chợ, triển lãm ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ Logistics hội chợ triển lãm.

4. Kết cấu đề tài:
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ Logistics hội chợ triển lãm của Công Ty TNHH TM & DV Tiếp Vận Kết Nối
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ Logistics hội chợ triển lãm của Công Ty TNHH TM & DV Tiếp Vận Kết Nối

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan về Logistics:
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về Logistics:
1.1.1.1 Khái niệm:
Logistics là một thuật ngữ rất rộng và thực tế đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics và khó có thể khẳng định, định nghĩa nào là đúng nhất. Nhưng đúc rút lại từ những nhận định đó, xin đưa ra một định nghĩa được coi là đầy đủ nhất và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa của hội đồng quản lý Logistics của Hoa Kỳ ( LCM-Council of Logistics Management)
“Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hoá, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm suất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng”.
Tại Việt Nam, theo quy định của luật thương mại, tại mục 4, điều 233 quy định: dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hay các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

1.1.1.2 Đặc điểm:
Logistics là một quá trình: điều đó có nghĩa Logistics không phải là một hoạt động riêng lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, liên quan mật thiết và tác động qua lại mật thiết với nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Do đó Logistics xuyên suốt mọi giai đoạn, từ giai đoạn đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.
Logistics liên quan đến tất cả các nguồn tài nguyên các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Nguồn tài nguyên không chỉ có vật tư, nhân lực mà còn bao gồm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ.
Logistics tồn tại ở cả hai cấp độ: hoạch định và tổ chức. Ở cấp độ thứ nhất, vấn đề đặt ra là phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hay dịch vụ…ở đâu? Vào khi nào? Và vận chuyển chúng đi đâu?. Do vậy tại đây xuất hiện vấn đề vị trí. Cấp độ thứ hai quan tâm tới việc làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên, các yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng. Từ đây nẩy sinh vấn đề vận chuyển và lưu trữ.

1.1.2 Phân loại Logistics:
Logistics được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nếu theo hình thức tổ chức hoạt động thì có các hình thức sau:
• Logistics bên thứ nhất (1PL): chủ sở hữu hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu bản thân.
• Logistics bên thứ hai (2PL): người cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai sẽ cung cấp dịch vụ cho các hoạt động đơn lẻ trong dây chuyền logistics như vận tải, lưu kho bãi, thanh toán, mua bảo hiểm để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng. Trong hình thức này, chưa tích hợp các hoạt động đơn lẻ thành chuỗi cung ứng đồng nhất.
• Logistics bên thứ ba (3PL): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ Logistics cho từng bộ phận. 3PL tích hợp các dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin, trong dây chuyền cung cứng của khách hàng.
• Logistics bên thứ tư (4PL): người cung cấp dịch vụ là người tích hợp (integrator), gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi Logistics. 4PL hướng đến quản lý cả quá trình logistics.
• Logistics bên thứ năm (5PL): được nói tới trong lĩnh vực thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Logistics cung cấp dịch vụ trên cơ sở nền tảng là thương mại điện tử.
Cũng có thể phân loại dịch vụ Logistics theo quá trình:
• Logistics đầu vào (inbound Logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào một cách tối ưu về cả giá trị, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.
• Logistics đầu ra (outbound Logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
• Logistics ngược (reverse Logistics): là các dịch vụ được cung ứng đảm bảo quá trình thu hồi phế phẩm, phế liệu,...các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hay xử lý. Logistics bao gồm bốn dòng chảy chính, dòng chảy hàng hoá, nguyên liệu, dòng chảy thông tin, dòng chảy tài chính, và dòng chảy chứng từ, tài liệu.Logistics hiện nay đã tiến lên một giai đoạn phát triển mới đó là chuỗi cung ứng (supply chain).Tuy nhiên, tại Việt Nam các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở cấp độ 2PL, 3PL tại các doanh nghiệp lớn, và thường làm nhiệm vụ của người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder)

1.1.3. Nội dung của logistics:
Logistics ngày nay được nhắc đến là Logistics hợp nhất (Integrated Logistics) với ý nghĩa là tổng hợp của tất cả những hoạt động Logistics cần thiết để đảm bảo hỗ trợ một cách hiệu quả nhất và kinh tế nhất cho một tổ chức.
Vận tải: Không một công ty nào có thể tự cung cấp tất cả các dịch vụ mà công ty cần. Do đó công ty dù lớn hay nhỏ cũng điều phải dựa vào môi trường bên ngoài để tồn tại, để có nguyên vật liệu cần thiết duy trì hoạt động. Vận tải chính là cách thức chuyên chở những nguyên liệu đó từ nguồn cung cấp tới doanh nghiệp. Thông qua quá trình chuyển đổi trong doanh nghiệp, nguyên vật liệu được chế biến tạo thành sản phẩm cuối cung, và một lần nữa, vận tải đóng vai trò phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng. Do vậy vận tải chính là một yếu tố của Logistics, là mạch máu lưu thông toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Logistics phải phối hợp chặt chẽ với vận tải, dây dựng chiến lược vận tải khoa học, hợp lý. Xác định lộ trình vận tải, chọn hãng vận tải thích hợp, xúc tiến, đôn đốc và kiểm soát hàng hoá trong quá trình vận chuyển, làm hồ sơ khiếu nại khi hàng hoá bị hư hỏng, mất mát.
Lưu kho, dự trữ: quản trị dự trữ, lưu kho cũng là một bộ phận quan trọng trong quản lý Logistics. Ở mỗi giai đoạn của quá trình vận động từ sản xuất đến tiêu dùng luôn cần tích luỹ một lượng nhất định nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Sự tích luỹ đó được gọi là dự trữ, trong quản lý dự trữ cần quan tâm đến mức dự trữ tối ưu, là mức mà có thể tối thiểu hoá chi phí dự trữ nhưng vẫn phục vụ được khách hàng với chất lượng tốt, không những giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hút thêm khách hàng mới.
Bộ phận sửa chữa và dự phòng: sửa chữa và dự phòng bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến sản phẩm để có thể sửa chữa hay thay thế khi có yêu cầu. Quá trình dự trù gồm có: xác định nhu cầu sửa chữa thay thế, xác định các bộ phận sửa chữa thay thế, văn bản hoá những vấn đề xác định trên, tiến hành thực hiện sửa chữa thay thế và bàn giao lại cho khách hàng. Có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình dự trù: khả năng xẩy ra hư hỏng cần sửa chữa, thay thế, và hậu quả của việc hư hỏng đó. Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến dự trù như: mức độ sẵn có của các bộ phận dự trù, môi trường hoạt động sản xuất, chi phí dự trù trong mối tương quan với chi phí sản xuất.
Nhân sự và đào tạo: đào tạo phải được thiết kế phù hợp với sản phẩm cung cấp, phù với tài liệu kỹ thuật được sử dụng, với hướng dẫn bảo dưỡng, với các thiết bị hỗ trợ và kiểm tra. Bên cạnh đó, đào tạo trong Logistics là chương trình mà các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng của mình và nội dung thường liên quan đến các sản phẩm do chính bộ phận này sản xuất ra.
Tài liệu kỹ thuật: tài liệu kỹ thuật tồn tại là để thực hiện chức năng thông tin, tài liệu kỹ thuật do các nhân viên kỹ thuật soạn thảo. Trong Logistics tài liệu kỹ thuật hỗ trợ khách hàng sử dụng đúng chức năng của sản phẩm, nhờ đó thoả mãn nhu cầu của khách hàng, góp phần đạt mục tiêu của Logistics.
Cần phát huy vai trò định hướng và hỗ trợ của Nhà nước để phát triển ngành dịch vụ Logistics. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ: Công thương, Tài chính, Tổng cục Hải Quan, các điạ phương, các doanh nghiệp để triển khai xây dựng và khai thác các tập đoàn Logistics, Trung tâm logistics, tránh bị tụt hậu so với khu vực và thế giới.

3.2.3 Thành lập hiệp hội Logistics Việt Nam:
Cách đây hàng chục năm Singapore đã xây dựng hệ thống cảng biển, công ty vận tải biển, hãng hàng không, công ty Logictics thành một chuỗi dịch vụ thống nhất theo mô hình One-Stop Shop (chỉ dừng chân một lần là có thể mua được tất cả). Nước này cũng đã chuyển đổi Hiệp Hội Giao Nhận thành Hiệp Hội Logistics, điều này thể hiện sự phát triển vượt bậc của ngành Logistics Singapore. Đối với Việt Nam tới nay chúng ta mới chỉ có Hiệp Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam (VIFFAS). Bản thân tên của hiệp hội này cũng đã quá cũ. Để nâng cao nhận thức của các thành viên trong hội, thúc đẩy sự phát triển của ngành Logistics Việt Nam và xây dựng những chiến lược tổng thể và dài hạn thiết nghĩ chúng ta nên thành lập hiệp hội Logistics Việt Nam trên cơ sở kế thừa của những thành tựu đã đạt được, tuy muộn nhưng chúng ta nên học tập theo kinh nghiệm của Singapore. Một hiệp hội hoạt động sẽ tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho các công ty trong ngành phát triển bền vững, loại trừ những tình trạng cạnh tranh tiêu cực, mạnh ai nấy làm như hiện nay.
Do đó, cần tăng cường vai trò của các hiệp hội. Đã đến lúc thành lập hiệp hội Logistics Việt Nam. Trải qua 17 năm phát triển, sứ mạng lịch sử của VIFFAS đã hoàn thành, trước những yêu cầu của thời kỳ mới, cần mạnh dạn cải tổ VIFFAS và đổi tên thành hiệp hội Logistics Việt Nam.
Bằng mọi biện pháp thay đổi tư duy, nhận thức và cách làm của các chủ hàng Việt Nam, giúp các chủ hàng từ bỏ thói quen xuất FOB, nhập CIF là chủ yếu, thay vào đó là nếp nghĩ, cách làm năng động tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, mặt hàng cụ thể, thế và lực của mỗi bên mà linh hoạt lựa chọn điều kiện thương mại thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp đồng thời sử dụng các dịch vụ của các công ty Việt Nam tạo điều kiện cho ngành dịch vụ Logistics Việt Nam phát triển.
















KẾT LUẬN
Những năm qua, nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hóa các hoạt động kinh tế. Từ nền kinh tế dựa trên cơ sở sản xuất hàng loạt, đòi hỏi một lượng hàng lớn đồng nhất sang nền kinh tế mà tính độc đáo và đa dạng của hàng hóa được nhấn mạnh. Hoạt động buôn bán cũng chuyển từ đối cực sang đa cực tức là qua nhiều trung gian lần lượt đóng các vai trò người bán và người mua. Tính chất phong phú và sự vận động phức tạp của hàng hóa đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ đã đặt ra một yêu cầu mới đối với hoạt động vận tải giao nhận. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cho phép sự kết hợp chặt chẽ các quá trình sản xuất, lưu kho, tiêu thụ hàng hóa với hoạt động vận tải giao nhận có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và đồng thời phức tạp hơn. Logistics ra đời bắt đầu từ những nguyên nhân trên.
Logistics không phải là lĩnh vực mới mẻ đối với thế giới nhưng lại là vấn đề mới đối với Việt Nam. Mặc dù về đều kiện khách quan cũng như chủ quan việc phát triển Logistics ở Việt Nam khả năng hết sức thuận lợi, song khả năng ứng dụng và phát triển Logistics có đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và còn cần đến rất nhiều thời gian, công sức, của cải cũng như tâm trí. Về phía nhà nước, không chỉ tạo lập một môi trường pháp lý thuận lợi mà còn phải có sự hỗ trợ về mọi mặt kể cả vốn để hoạt động Logistics có điều kiện phát triển. Mặt khác về phía các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận cũng phải có những nỗ lực trong nhận thức, trong tổ chức triển khai và quản lý để có thể vươn lên đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên lĩnh vực Logistics. Với điều kiện mới, cơ hội và thách thức mới, chắc chắn Logistics sẽ được phát triển trong hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt Nam và tương lai không xa thị trường Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics.
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
Danh mục các từ viết tắt: iv
Danh mục các bảng: v
Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh: vi
LỜI MỞ ĐẦU: 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 3
1.1 Tổng quan về Logistics: 3
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về Logistics: 3
1.1.2 Phân loại Logistics: 4
1.1.3 Nội dung của logistics: 5
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics hội chợ triển lãm: 7
1.2.1 Môi trường vĩ mô: 7
1.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô: 13
1.3 Đánh giá chung: 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TM & DV TIẾP VẬN KẾT NỐI 20
2.1 Tổng quan về công ty: 20
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 20
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 20
2.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty: 22
2.1.4 Bộ máy tổ chức: 22
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh các năm gần đây: 24
2.2 Tổng quan về ngành Logistics cho hội chợ triển lãm: 26
2.2.1 Xu hướng phát triển ngành Logistics hội chợ triển lãm trên thế giới và đặc trưng riêng của ngành Logistics hội chợ triển lãm quốc tế ở Việt Nam: 26
2.2.2 Xu hướng phát triển ngành Logistics hội chợ, triển lãm ở Việt Nam: 31
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH TM & DV Tiếp Vận Kết Nối: 36
2.3.1 Môi trường vĩ mô: 36
2.3.2 Môi trường vi mô: 40
2.4 Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ Logistics hội chợ triển lãm của công ty: 48
2.4.1 Chất lượng 48
2.4.2 Chi phí: 51

2.4.3 Kả năng tài chính của công ty: 52
2.4.4 Nguồn nhân lực: 53
2.4.5 Truyền thông Marketing và thương hiệu: 54
2.5 Nhận xét chung: 55
2.5.1: Ưu điểm: 55
2.5.2 Nhược điểm: 56

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DỊCH VỤ LOGISTICS HỘI CHỢ TRIỂN LÃM CỦA CÔNG TY TNHH TM & DV TIẾP VẬN KẾT NỐI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ: 57
3.1 Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: 57
3.1.1 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về chi phí: 57
3.1.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ: 57
3.1.3 Giải pháp tài chính: 59
3.1.4 Giải pháp nguồn nhân lực: 59
3.15 Hoạt động Marketing: 60
3.2 Những kiến nghị từ phía doanh nghiệp: 61
3.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng Logistics: 61
3.2.2 Vấn đề thủ tục hành chính: 62
3.2.3 Thành lập hiệp hội Logistics Việt Nam: 63
KẾT LUẬN: 65
Tài liệu tham khảo: 66

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

BuiThiHuyen

New Member
Được ví như “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, Logistics có vai trò thiết yếu trong hoạt động kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế. Logistics là ngành dịch vụ tác động tới hầu hết các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân, được ví như “mạch máu” nhằm đảm bảo nền kinh tế được vận hành trơn tru và mượt mà.
 

adminxen

Administrator
Staff member
Được ví như “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, Logistics có vai trò thiết yếu trong hoạt động kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế. Logistics là ngành dịch vụ tác động tới hầu hết các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân, được ví như “mạch máu” nhằm đảm bảo nền kinh tế được vận hành trơn tru và mượt mà.
Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top