Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phần mở đầu:
Nhập môn kinh tế chính trị
Chương 1:
Đối tượng, phương pháp, chức năng
của kinh tế chính trị Mác - Lênin

I. Lược sử hình thành và phát triển môn kinh tế chính trị
Với tư cách là môn khoa học độc lập, kinh tế chính trị ra đời vào thời kỳ hình thành cách sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Thuật ngữ KTCT lần đầu tiên được nhà kinh tế người Pháp Môngcơrêchiên sử dụng để đặt tên cho môn khoa học này trong tác phẩm "Chuyên luận về kinh tế chính trị " xuất bản năm 1615 tại pháp
Lịch sử hình thành và phát triển của KTCT cho thấy những nhận thức khác
nhau về đối tượng về KTCT.
1. Chủ nghĩa trọng thương
Là hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng tư sản trong lĩnh vực KTCT xuất hiện từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII.
Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vữc lưu thông; lấy tiền là nội dung căn bản của của cải, là tài sản thật sự của một quốc gia. Chủ nghĩa trọng thương coi trọng chủ yếu là thương nghiệp vì vậy họ chưa đi sâu nghiên những lĩnh vực khác, vì vậy khi sự phát triển cao hơn của chủ nghĩa tư bản đã dần dần làm cho luận điểm của chủ nghĩa trọng thương trở lên lỗi thời nhường cho học thuyết kinh tế mới.
2. Chủ nghĩa trọng nông.
Do những hạn chế của tư tưởng trọng thương vào giữa thế kỷ XVIII một trường phái tư tưởng mới xuất hiện (chủ yếu ở Pháp) đó là chủ nghĩa trọng nông
Chủ nghĩa trọng nông đã chuyển đổi đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất tìm nguồn gốc của của cải và giàu có của xã hội từ lĩnh vực sản xuất (lĩnh vực sản xuất nông nghiệp). Coi sản phẩm thặng dư là phần chênh lệch giữa tổng sản phẩm và chi phí sản xuất, còn lưu thông và trao đổi không tạo ra giá trị.
Tuy nhiên, chủ nghĩa trọng nông còn nhiều hạn chế, chỉ coi nông nghiệp là ngành sản xuất duy nhất, chưa thấy được vai trò quan trọng của công nghiệp, chưa thấy được mối quan hệ thống nhất giữa sản xuất và lưu thông.


3. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển
- KTCT cổ điển ở Anh mà đại biểu là: Uyliam Pétti, Ađam Xmít, Đavít Ricácđô.
Các nhà KTCT tư sản cổ điển đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, (nhưng khác với tư tưởng trọng nông chủ yếu nghiên cứu ở lĩnh vực nông nghiệp). Họ cho rằng: "lao động làm thuê của những người cùng kiệt là nguồn gốc làm giàu vô tận cho những người giàu". Đặc biệt Ricácđô đã nhận rõ: Lợi nhuận bắt nguồn từ lao động không được trả công.
Đây là lần đầu tiên các nhà KTCT tư sản cổ điển đã áp dụng phương pháp trứu tượng hóa khoa học để nghiên cứu KTCT
Tuy nhiên họ có những hạn chế nhất định coi quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản là quy luật tự nhiên tuyệt đối vĩnh viễn
KT học hiện đại ở các nước tư bản: lại tách chính trị khỏi kinh tế, biến KT học chính trị thành kinh tế học đơn thuần, che đậy quan hệ sản xuất và muân thuẫn giai cấp.
4. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: (xem ở mục 2 phần II)
KTCT Mác - Lênin do Mác và Ăghen sáng lập là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng, dựa vào phép biện chứng duy vật và đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế của xã hội tư bản..
II. Đối tượng của kinh tế chính trị Mác - Lênin.
Quan điểm duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin đòi hỏi việc tiếp cận đối tượng của kinh tế chính trị phải đi từ sản xuất của cải vật chất của xã hội.
1. Nền sản xuất xã hội
a. Sản xuất của cải vật chất và vai trò của nó.
Sản xuất của cải vật chất là quá trình tác động giữa con người với tự nhiên nhằm biến đổi vật thể của tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Đây là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, là cơ sở của đời sống xã hội loài người.
Sở dĩ nói như vậy vì:
Đời sống xã hội bao gồm nhiều mặt hoạt động khác nhau như kinh tế chính trị, văn hoá tôn giáo, thể thao, văn học, nghệ thuật.... Các hoạt động này thường xuyên có quan hệ và tác động lẫn nhau. Xã hội càng phát triển thì các hoạt động nói trên càng phong phú và đa dạng và có trình độ cao hơn. Dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì con người cũng cần có thức ăn, quần áo, nhà ở.... để duy trì sự tồn tại của con người và các phương tiện vật chất cho hoạt động của họ.
Muốn có các của cải vật chất đó, con người phải không ngừng sản xuất ra chúng. Qúa trình sản xuất của cải vật chất cũng là quá trình làm cho kinh nghiệm và kiến thức của con người được tích luỹ và mở rộng các phương tiện sản xuất được cải tiến, các lĩnh vực khoa học, công nghệ ra đời và phát triển và giúp con người khai thác cải biến các vật thể tự nhiên ngày càng có hiệu quả hơn.
- Thực trạng các hoạt động sản xuất của cải vật chất, quy mô, trình độ và tính hiệu quả của nó quy định và tác động đến đời sống xã hội. Chính vì vậy C. Mác và ăngghen đã chỉ ra rằng: sản xuất của cải vật chất là cơ sở, là điều kiện tiên quyết, tất yếu và vĩnh viễn của sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.
- Đây là nguyên lý có ý nghĩa quan trọng trong khoa học xã hội:
+ Giúp ta hiểu được nguyên nhân cơ bản trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại qua các giai đoạn lịch sử khác nhau đều bắt nguồn từ sự thay đổi của các PTSX của cải vật chất.
+ Đồng thời để hiểu được nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng trong thời sống xã hội ta phải xuất phát từ lĩnh vực sản xuất của cải vật chất, từ các nguyên nhân kinh tế.
- Ngày nay dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, cơ cấu kinh tế có sự biến đổi, lĩnh vực sản xuất phi vật thể( dịch vụ) phát triển mạnh mẽ và ở một số quốc gia nó đã và sẽ đóng góp một tỷ trọng lớn trong thu nhập quốc dân. Nhưng nguyên lý trên vẫn còn nguyên ý nghĩa và giá trị của nó.
b. Các yếu tố cơ bản của quả trình sản xuất.
Bất kỳ một nền sản xuất, quá trình sản xuất nào kể cả sản xuất hiện đại đều có một đặc trưng chung đó là: Sự tác động của con người vào tự nhiên nhằm khai thác hay cải biến các vật thể của tự nhiên nhằm khai thác hay cải biến các vật thể tự nhiên để tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người.
Vì vậy, quá trình sản xuất luôn có sự tác động qua lại của ba yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
+ Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong qúa trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
+ Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội. Đây là hoạt động đặc trưng nhất, hoạt động sáng tạo của con người, nó khác với hoạt động bản năng của động vật.
Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì vai trò nhân tố con người ngỳa càng tăng lên, đặc biệt khi loài người bước vào nền kinh tế tri thức
- Đối tượng lao động: là bộ phận của giói tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đó là yếu tố vật chất của sản phẩm tương lai. Đối tượng lao động gồm có hai loại:
+ Loại có sãn trong tự nhiên: là đối tượng của ngành công nghiệp khai thác.
+ Loại qua chế biến: nghĩa là đã có sự tác động của lao động trước đó gọi là nguyên liệu. Đây là đối tượng của công nghệ chế biến.
- Tư liệu lao động: là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người.
Tư liệu lao động gồm có:
+ Công cụ lao động là bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người
Bộ phận phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho qúa trình sản xuất như nhà xưởng, kho, băng chuyền, thông tin liên lạc, phương tiện giao thông vận tải....trong đó hệ thống đường sá bến cảng các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc được gọi là kết cấu hạ tầng sản xuất. Kết cấu hạ tầng có vai trò rất quan trọng trong nền sản xuất hiện đại, nó có tác động đến toàn bộ nền kinh tế, trình độ tiên tiến hay lạc hậu của kết cấu hạ tầng hay cản trở sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia.
Ngày nay, khi đánh giá trình độ phát triển của mỗi nước thì trình độ phát triển của của kết cấu hạ tầng là một chỉ tiêu không thể bỏ qua. Vì vậy, đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất là một hướng được ưu tiên và đi trước so với đầu tư trực tiếp.
Kết luận:
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của ba yếu tố sản xuất cơ bản nói trên theo công nghệ nhất định. Trong đó sức lao động là yếu tố chủ thể còn đối tượng lao động và tư liệu lao động là yếu tố khách thể của sản xuất. Sự kết hợp của giữa tư liêu lao động với đối tượng lao động gọi là tư liệu sản xuất.(TLSX). Như vậy, quá trình lao động sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động + TLSX để tạo ra của cải vật chất sản phẩm của xã hội.
c. Sản phẩm xã hội.
- Sản phẩm xã hội là kết quả của sản xuất, là sự tổng hợp các thuộc tính về cơ học, lý học, hoá học và các thuộc tính có ích khác làm cho sản phẩm có công dụng nhất định và có thể thoả mãn những nhu cầu của con người.
+ Sản phẩm của từng đơn vị sản xuất được tạo ra trong những điều kiện cụ thể nhất định gọi là sản phẩm cá biệt.
+ Tổng thể của các sản phẩm cá biệt được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, thường tính một năm, gọi là sản phẩm xã hội(SPXH).
Như vậy mọi sản phẩm cụ thể là một sản phẩm cá biệt đồng thời là một bộ phận của sản phẩm xã hội.
+ Trong nền kinh tế hàng hoá, sản phẩm xã hội được tính qua các khái niệm tổng sản phẩm xã hội, tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội.
* Tổng sản phẩm xã hội bao gồm toàn bộ chi phí tư liệu sản xuất hao phí trong năm và sản phẩm mới.
Sản phẩm mới gồm có sản phẩm cần thiết và sản phẩm thạng dư.

hành và buộc xã hội công nhận. Tiền giấy không có giá trị thực.
- Thực hiện chức năng này, tiền làm cho quá trình mua bán diễn ra được thuận lợi, những đồng thời nó cũng làm cho việc mua bán tách rời nhau cả về không gian và thời gian, do đó nó đã bao hàm khả năng khủng hỏang.
c. Phương tiện cất trữ
- Tiền được rút khỏi lưu thông và đem ra mua bán. ...
- Tiền làm phương tiện cất trữ còn có tác dụng đặc biệt là dự trữ tiền cho lưu thông.
d. Phương tiện thanh toán
- Kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu và do đó, tiền có chức năng là phương tiện thanh toán. Thực hiện chức năng này tiền được dùng để trả sau kgi công việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành...
- Tiền làm phương tiện thanh toán được đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất hay tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền hay chưa có đủ tiền.
- Khi thực hiện chức năng này rộng rãi thì khả năng khủng hoảng sẽ tăng lên...
- Trong quá trình thực hiện chức năng này xuất hiện một loại tiền mới - tiền tín dụng dưới các hình thức như: giấy bạc ngân hàng, tiền ghi sổ, tài khoản...
e. Tiền tệ thế giới
- Chức năng này chỉ xuất hiện khi trảo đổi hàng hóa mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia, và hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước. Thực hiện chức năng này tiền làm nhiệm vụ: thước đo giá trị, phương tiện lươ thông, ...
- Làm được chức năng này phải là tiền vàng hay tiền tín dụng mới được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.
Như vậy tiền có 5 chức năng, và có mối quan hệ mật thiết với nhau và thông thường tiền làm nhiều chức năngcùng một lúc.
IV. các Quy luật của sản xuất hàng hoá
1. Quy luật giá trị:
a. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị.
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hoá, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hoá
- Nội dung của quy luật giá trị:
Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
- Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí sức lao động cá biệt của mình phải phù hợp với mức hao phí sức lao động xã hội cần thiết, có như vậy họ mới có thể tồn tại được.
- Trong trao đổi, hay lưu thông phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hoá trao đổi được với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hay trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
- Cơ chế tác động của quy luật giá trị được thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị.
b. Tác động của quy luật giá trị.
Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác động sau:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá được thể hiện trong hai trường hợp sau:
+ Thứ nhất: Nếu như một mặt hàng nào đó có giả cả cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hoá khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hay chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi ở ngành khác lại có thể tăng lên.
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ưng nhu cầu của xã hội.
Tác động điều tiết lưu thông hàng hoá của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, và do đó, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm:
+ Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hoá đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy người sản xuất hàng hoá nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hoá cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
- Phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành giàu, nghèo:
+ Những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.
+ Ngược lại, những người sản xuất hàng hoá nào đó có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hoá sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, cùng kiệt đi thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
2 .Quy luật cạnh tranh
- Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
- Cạnh tranh có thể diễn ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng , hay giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng; giữa người sản xuất với người sản xuất..
Nội dung của quy luật:
Trong nền sản xuất hàng hoá, sự cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa người sản xuất và người tiêu dùng là một tất yếu khách quan, là yêu cầu thường xuyên đối với những người sản xuất hàng hoá
- Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải thừơng xuyên năng động, nhạy bén, cải tiến kỹ thuật. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế. Đó là cạnh tranh lành mạnh.
xuất cơ bản của đất nước, yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế… Vì vậy phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam. Chính vì vậy, quan điểm của Đảng ta đã thể hiện rõ: coi phát triển giáo dục và đào tao, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH- HĐH, là "quốc sách hàng đầu" trong chiến lược phát triển đất nước.
b. Xây dựng từng bước quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN
- Xây dựng quan sản xuất mới XHCN là một việc làm lâu dài, thận trọng không thể nôn nóng, vội vàng, duy ý chí được. Vì vậy xây dựng quan hệ snả xuất mới đinh hướng XHCN ở nước ta phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Một là: Quan hệ sản xuất mới được xây dựng phải dựa trên kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất. "Bất kỳ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới".
+ Hai là: Quan hệ sản xuất biểu hiện trên ba mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm, do đó quan hệ sản xuất mới phải được xây dựng một cách đồng bộ trên cả ba mặt đó.
+ Ba là: Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắn của quan hệ sản xuất mới theo đinh hướng XHCN là ở hiệu quả của nó: thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.
Đồng thời trong thời kỳ quá độ nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Do đó, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN đồng thời phải tôn trọng và sử dụng lâu dài và hợp lý cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
c. Mở rộng và nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế.
- Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu đối với các quốc gia. Nền kinh tế nước ta không thể khép kín mà tích cực mở rộng và ngày càng nâng cao hiệu qủa quan hệ kinh tế quốc tế.
+ Toàn cầu hóa kinh tế và cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tạo ra những thách thức và nguy cơ cần đề phòng khắc phục; mặt khác, tạo ra cho nước ta những cơ hội thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước theo con đường "rút ngắn". Đó là thu hút được các nguồn vốn từ bên ngoài, tiếp thu được những công nghệ hiện đại, kinh nghiệp quản lý tiên tiến...


Câu 2: Trình bày quan niệm của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Phân tích tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
- Quan niệm của Đảng ta: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao.
b. Tính tất yếu của công nghiệp hóa- hiện đại hóa:
- Mỗi cách sản xuất xã hội chỉ có thể được xác lập một cách vững chắc trên một cơ sở vật chất kỹ thuật thích ứng.
+ Đặc trưng của cơ sở vật chất kỹ thuật của các cách sản xuất trước CNTB là công cụ thủ công nhỏ bé, lạc hậu.
+ Đặc trưng của cơ sở vật chất kỹ thuật của Chủ nghĩa tư bản là nền đại công nghiệp cơ khí hóa.
Vậy CNXH cũng phải có một nền kinh tế phát triển cao hơn dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Nhưng phải cao hơn CNTB về hai phương diện: trình độ kỹ thuật và cơ cấu sản xuất, gắn với thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.
Hay có thể hiểu: cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH là nền đại công nghiệp hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học - công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Vì vậy, từ CNTB hay từ những cách sản xuất trước tư bản quá độ lên CNXH thì việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH là một tất yếu khách quan - một quy luật kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiện thông qua công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Do đó: đối với các nước quá độ từ CNTB lên CNXH dù đã có công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng đó chỉ là tiền đề vật chất chứ chưa phải là cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH. Mà muốn có cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH các nước này phải:
+ Tiến hành cách mạng XHCN về quan hệ sản xuất
+ Tiếp thu, vận dụng phát triển cao hơn những thành tựu khoa học- công nghệ vào sản xuất
+ Hình thành cơ cấu kinh tế mới XHCN có trình độ cao và có tổ chức( có kế hoạch, tổ chức sắp xếp lại nền đại công nghiệp tư bản một cách hợp lý có hiệu quả)
Chính vì lẽ đó: đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên CNXH như nước ta thì việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH phải thực hiện từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến ngọn, thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho nên CNH- HĐH là tất yếu khách quan, là một việc làm đương nhiên đối với nước ta. Vì cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện trọng yếu nhất, quyết định nhất có liên quan tới sự phát triển về chất đối với lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội…..


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
a. Sự hỡnh thành tư bản
- Khỏi niệm: Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà người chủ của nú cho nhà tư bản khỏc sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đú, gọi là lợi tức
- Đặc điểm: Tư bản cho vay cú đặc điểm
+ Quyền sở hữu tỏch rời quyền sử dụng tư bản (Tư bản đi vay là tư bản sử dụng; Tư bản cho vay là tư bản sở hữu)
+ Tư bản cho vay là một hàng húa đặc biệt: vỡ khi cho vay người cho vay khụng mất quyền sở hữu cũn người đi vay chỉ được mua quyền sử dụng trong một thời gian nhất định
+ Tư bản cho vay là tư bản được sựng bỏi nhất, do vận động theo cụng
thức: T - T' nờn nú gõy cảm giỏc tiền cú thể đẻ ra tiền
- Tỏc dụng: Tư bản cho vay ra đời, gúp phần vào việc tớch tụ, tập trung tư bản, mở rộng sản xuất... đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản gúp phần tăng thờm tổng giỏ trị thặng dư cho xó hội.
3. Cụng ty cổ phần, tư bản giả và thị trường chững khoỏn (tự học tr148)
a. Cụng ty cổ phần:
- Cụng ty cổ phần là loại xớ nghiệp lớn mà vốn của nú hỡnh thành từ việc liờn kết nhiều tư bản cỏ biệt và cỏc nguồn tiết kiệm cỏ nhõn, thụng qua việc phỏt hành cổ phiếu
- Cổ phiếu là loại chứng khoỏn cú giỏ, bảo đảm cho người sở hữu nú được quyền nhận một phần thu nhập của cụng ty dưới hỡnh thức lợi tức cổ phiếu(cổ tức).
+ Cổ phiếu được mua bỏn trờn thị trường theo giỏ cả gọi là thị giỏ cổ phiếu. Thị giỏ này phụ thuộc vào lợi tức cổ phiếu và tỷ suất lợi tức tiền giử ngõn hàng.
+ Người mua cổ phiếu gọi là cổ đụng.
b. Tư bản giả:
- Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hỡnh thức chứng khoỏn cú giỏ, nú mang lại thu nhậpcho người sử hữu chứng khoỏn đú.
c. Thị trường chứng khoỏn:
- Thị trường chứng khoỏn là thị trường mua bỏn cỏc loại chứng khoỏn cú giỏ.
4. Tư bản kinh doanh nụng nghiệp và địa tụ tư bản chủ nghĩa.
a. Tư bản kinh doanh nụng nghiệp:
- Trong nụng nhiệp, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hỡnh thành chủ yếu theo hai con đường:
+ Thụng qua cải cỏch, dần dần chuyển kinh tế địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo cách tư bản chủ nghĩa.
+ Thụng qua cỏch mạng dõn chủ tư sản, xúa bỏ kinh tế địa chủ phong kiến, phỏt triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
b. Bản chất của địa tụ tư bản chủ nghĩa
Địa tụ tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siờu ngạch ngoài lợi nhuận bỡnh quõn của tư bản đầu tư trong nụng nghiệp do cụng nhõn nụng nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nụng nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cỏch là kẻ sở hữu ruộng đất.
c. Cỏc hỡnh thức địa tụ tư bản chủ nghĩa:
- Địa tụ chờnh lệch:
+ Là phần lợi nhuận siờu ngạch ngoài lợi nhuận bỡnh quõn thu được trờn ruộng đất cú điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nú là số chờnh lệch giữa giỏ cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trờn ruộng đất xấu nhất và giỏ cả sản xuất cỏ biệt trờn ruộng đất tốt và trung bỡnh.
+ Địa tụ chờnh lệch cú hai loại:
Địa tụ chờnh lệch I: là loại địa tụ thu được trờn những ruộng đất cú điều kiện tự nhiờn thuận lợi
Địa tụ chờnh lệch II: là địa tụ thu được gắn liền với thõm canh tăng năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thờm trờn cựng một đơn vị diện tớch
- Địa tụ tuyệt đối: Là số lợi nhuận siờu ngạch dụi ra ngoài lợi nhuận bỡnh quõn, hỡnh thành nờn bởi chờnh lệch giữa giỏ trị nụng sản với giỏ cả sản xuất chung nụng phẩm.
- Địa tụ độc quyền: Là hỡnh thức đặc biệt của địa tụ tư bản chủ nghĩa.
Địa tụ độc quyền cú thể tồn tại trong nụng nghiệp, cụng nghiệp khai thỏc và ở cỏc khu đất trong thành thị.
d. Giỏ cả ruộng đất:
Ruộng đất trong xó hội tư bản khụng chỉ cho thuờ mà cũn được bỏn. giỏ cả ruộng đất là phạm trự kinh tế bất hợp lý, nhưng nú ẩn dấu một quan hệ kinh tế hiện thực.
Giỏ cả ruộng đất là hỡnh thức địa tụ tư bản húa.
Nú chớnh là giỏ mua địa tụ do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành. Nú tỷ lệ thuận với địa tụ và tỉ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức tư bản gửi vào ngõn hàng
Chương VI:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền
và chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn là: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh ( CNTB- TDCT) và chủ nghĩa tư bản độc quyền ( CNTB- ĐQ). Giai đoạn độc quyền là sự kế tục trực tiếp giai đoạn tự do cạnh tranh trong cùng một cách sản xuất TBCN.
Phát triển học thuyết kinh tế của CMác, LêNin đã trình bày một cách có hệ thống, sâu sắc lý luận về chủ nghĩa CNTB- ĐQ và CNTB- ĐQ Nhà nước.
I. Chủ nghĩa tư bản độc quyền:
1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của CNTB- ĐQ:
a. Nguyên nhân: ( 4 nguyên nhân)
- Một là: Sự phát triển của lục lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ KHKT, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới. Ngay từ đầu nó đã là những ngành có trình độ tích tụ cao, đó là những xí nghiệp lớn đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới.
- Hai là: Cạnh tranh tự do. Một mặt buộc các nhà TB phải cải tiến kỹ thuật, tăng qui mô tích lũy. Mặt khác, đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém, hay bị các đối thủ mạnh thôn tính, hay phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành công nghiệp.
- Ba là: Khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phả sản. Một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất. Tín dụng TBCN mở rộng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất.
- Bốn là: Những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ lại tiếp tục cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.
b. Bản chất của CNTB -ĐQ:
Xét về bản chất CNTB độc quyền là một nấc thang phát triển mới của CNTB.
CNTB độc quyền là CNTB trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Sự ra đời của CNTB độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của CNTB. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư.
2. Đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB- ĐQ: ( 5 đặc điểm)
a. Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:
- Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc trưng kinh tế cơ bản của CN đế quốc:
+ Khi bắt đầu chuyển sang CNTB- ĐQ thì hình thức thống trị là công ty cổ phần. Những liên minh độc quyền này đầu tiên hình thành theo sự liên kết ngang ( cùng ngành) dưới hình thức: Cácten, Xanhđica, Trớt.
+ Sau đó là sự liên kết dọc. Sự liên kết này không chỉ các xí nghiệp lớn mà cả các Xanhđica, Trớt thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên qua...
 
Top