hoangxuantmt
New Member
Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực hiện
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và cam kết mở cửa thị trường theo tiến trình hội nhập AFTA. Để góp phần tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, yêu cầu minh bạch và công khai báo cáo tài chính để thu hút vốn đầu tư càng đòi hỏi chất lượng cao hơn bao giờ hết. Trong điều kiện đó, hoạt động kiểm toán của nước ta đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu cung cấp những thông tin về tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính. Đặc biệt trong hoạt động của sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường xuyên xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau tức là phát sinh các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị với nhau. Khoản mục phải thu khách hàng là một khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính, nó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán, khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp, nói xa hơn là khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Do đó, việc minh bạch hoá các khoản phải thu này là điều không thể thiếu để góp phần làm tăng tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Do vậy trong các công ty kiểm toán hiện nay, kiểm toán các khoản phải thu đặc biệt là kiểm toán khoản phải thu khách hàng thường được chú trọng thực hiện. Chính vì vậy, Em đã chọn Đề tài: ‘Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực hiện”.
2. Mục đích nghiên cứu
Do tính chất cấp thiết của kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp hiện nay, Chuyên đề này nghiên cứu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được cụ thể hoá trong thực tiễn kiểm toán của PCA. Đồng thời, từ những thực tế đó rút ra những đánh giá kiến nghị về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng nói riêng và kiểm toán báo cáo tài chính nói chung góp phần hoàn thiện chương trình kiểm toán tại Công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở của phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng đồng thời sử dụng các phương pháp khác như toán học, so sánh, logic, phân tích… để có thể nghiên cứu một cách sâu sắc nhất phương pháp kiểm toán khoản phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính.
4. Nội dung của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Chuyên đề của Em gồm ba phần:
Phần I: Những đặc điểm chung của Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA ảnh hưởng tới kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng;
Phần II: Thực trạng kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực hiện;
Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực hiện.
5. Hướng đóng góp của Đề tài
Trong quá trình nghiên cứu Đề tài, Em xin đưa ra một số nhận xét, phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do PCA thực hiện, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán tại PCA nói riêng và các công ty kiểm toán Việt Nam nói chung.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA, được sự giúp đỡ của các anh, chị nhân viên trong Công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của GS.TS.Nguyễn Quang Quynh đã giúp Em có được những hiểu biết về công việc kiểm toán trên thực tế. Chuyên đề này là sự tổng hợp những hiểu biết của Em về đặc điểm lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý cũng như quy trình tổ chức kiểm toán tại PCA. Trong quá trình thực tập, do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên Chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong thầy giúp đỡ để Em có thể hoàn thiện Chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Lan Anh
PHẦN I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA ẢNH HƯỞNG TỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA với kiểm toán khoản phải thu khách hàng
1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty
Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA ICA (viết tắt là PCA) là một công ty có quy mô nhỏ, tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Quản lý (ICA) được thành lập từ ngày 9 tháng 12 năm 2002 theo Giấy phép Đăng ký Kinh doanh Số 010200723 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2003. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Quản lý thành lập với số vốn ban đầu là 625 triệu đồng và được Bộ Tài chính chấp thuận cho phép cung cấp các dịch vụ kiểm toán theo luật định cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Từ năm 2005 ICA đã chính thức được Bộ Tài chính cho phép cung cấp các dịch vụ định giá và tư vấn cho các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo danh sách các công ty được phép cung cấp dịch vụ định giá do Bộ Tài chính công bố hàng năm kèm theo Thông tư 126.
Tháng 8 năm 2007 ICA sáp nhập với Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (thành lập theo Giấy phép Kinh doanh Số 0102027947 ngày 29 tháng 8 năm 2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp) hình thành nên Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA ICA theo Giấy phép Kinh doanh số 0102007233 điều chỉnh ngày 28 tháng 8 năm 2008. Công ty có tên giao dịch tiếng anh là Phuong Dong ICA Audit company Limited (viết tắt là PCA), Trụ sở chính của Công ty tại Số 45 Lô 6 Đường Trung Yên 14, Khu Đô thị mới Trung Yên, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Cùng với xu hướng hội nhập và phát triển, để phát triển thương hiệu PCA một cách rộng khắp cùng với các dịch vụ chất lượng cao, tháng 5 năm 2008 PCA chính thức trở thành thay mặt duy nhất của Tập đoàn Kiểm toán PKF quốc tế (một trong mười hãng kiểm toán lớn nhất trên thế giới).
1.1.2. Sự phát triển của Công ty
1.1.2.1. Đặc điểm các loại hình dịch vụ mà PCA cung cấp
Cũng như các công ty hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và các dịch vụ tư vấn khác, mục tiêu chung và cao nhất của PCA là trở thành một trong các công ty cung cấp dịch vụ chất lượng cao, chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo với chi phí hợp lý, nhanh chóng đưa thương hiệu PCA trở thành một trong những thương hiệu có tiếng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kiểm toán và các lĩnh vực tư vấn. Hoạt động của PCA hướng đến sự toàn vẹn trong việc cung cấp các thông tin đáng tin cậy và các dịch vụ hỗ trợ khác nhằm giúp khách hàng ra các quyết định quản lý, tài chính và kinh tế một cách có hiệu quả, đồng thời làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư và các bên hữu quan, giúp họ nhận thấy được giá trị đích thực của công ty khách hàng. Với các tiêu chí hoạt động trên thì hiện nay PCA đang ngày càng mở rộng và nâng cao các lĩnh vực hoạt động của mình. Các loại hình dịch vụ hiện nay PCA đang cung cấp cho khách hàng bao gồm:
Thứ nhất: Dịch vụ kiểm toán
Dịch vụ kiểm toán là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hình dịch vụ của Công ty (chiếm 75% trong tổng doanh thu cung cấp dịch vụ). Trong loại hình dịch vụ kiểm toán, PCA cung cấp tương đối đầy đủ các loại hình dịch vụ kiểm toán nhằm thoả mãn được các nhu cầu đa dạng của khách hàng như: Kiểm toán báo cáo tài chính thường niên hay theo các yêu cầu đột xuất của các nhà đầu tư, Ban giám đốc; Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế đáp ứng yêu cầu sáp nhập, thanh lý, giải thể… của các công ty và tổ chức; Kiểm toán đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ đang áp dụng, và đề xuất cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ cho phù hợp và hiệu quả hơn; Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư: Báo cáo quyết toán đầu tư Xây dựng cơ bản, báo cáo đầu tư các dự án của chính phủ, phi chính phủ; Kiểm toán các thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục đã thoả thuận trước và theo yêu cầu của chủ sở hữu bao gồm cả doanh nghiệp và nhà tài trợ dự án.
Thứ hai: Dịch vụ tư vấn kế toán
Tiền thân của PCA là một Công ty tư vấn, chuyên cung cấp các loại hình dịch vụ về tư vấn kế toán. Do đó, đối dịch vụ tư vấn kế toán, PCA có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghệm. PCA cung cấp các dịch vụ kế toán cho khách hàng như: Xây dựng hệ thống kế toán cho mô hình tập đoàn, các tổng công ty, các đơn vị doanh nghiệp thành viên hoạt động phụ thuộc hay độc lập và các công ty con; Cung cấp các dịch vụ kế toán như kế toán trưởng, kế toán viên, kế toán thuế cho các doanh nghiệp; cung cấp các dịch vụ cung cấp kế toán và ghi chép sổ sách như giữ sổ và ghi chép kế toán, chuẩn bị báo cáo tài chính bộ phận, báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất; tổ chức các hoạt động cho bộ phận kế toán bao gồm xác định các vị trí phù hợp với quy mô doanh nghiệp, xây dựng hệ thống chứng từ kế toán và quy trình luân chuyển các chứng từ trong nội bộ…
Thứ ba: Dịch vụ tư vấn tài chính
Với 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, PCA cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính như: Soát xét các báo cáo tài chính theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư trước khi công khai báo cáo tài chính hay phục vụ cho việc lập bản cáo bạch về tài chính của doanh nghiệp; tư vấn tài chính cho doanh nghiệp, ngân sách cho dự án bao gồm xây dựng hệ thống quản lý dòng tiền, xây dựng quy chế quản lý tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho doanh nghiệp…
Thứ tư: Dịch vụ tư vấn thuế
PCA cung cấp các dịch vụ tư vấn thuế như: Trợ giúp, giải đáp các thắc mắc về thuế; cung cấp các dịch vụ kê khai thuế, tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế nhà thầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài; tư vấn các dịch vụ hỏi đáp, giải pháp về thuế của các doanh nghiệp đối với cơ quan thuế…
Thứ năm là dịch vụ ứng dụng công nghệ tin học như tư vấn lựa chọn phần mềm kế toán, quản lý và cài đặt phù hợp với loại hình, đặc điểm, cách hoạt động của các tổ chức kinh doanh, các loại hình công ty khác nhau; cài đặt phần mềm kế toán “STANDARD” có điều chỉnh theo yêu cầu của quản lý doanh nghiệp…
Thứ sáu là dịch vụ tư vấn nguồn nhân lực bao gồm: dịch vụ tuyển chọn cho doanh nghiệp các vị trí trong phòng kế toán; dịch vụ tuyển chọn hay giới thiếu kế toán trưởng; thay doanh nghiệp tuyển chọn hay giới thiệu ứng viên có đủ năng lực vào vị trí kế toán trưởng…
Thứ bảy là dịch vụ đào tạo bao gồm các loại hình như tổ chức các khoá học về nghiệp vụ kế toán chuyên ngành thuộc các loại hình sản xuất kinh doanh tại Việt Nam theo yêu cầu của doanh nghiệp; đào tạo kiểm toán viên nội bộ theo yêu cầu của khách hàng, tổ chức các lớp học về nghiệp vụ nâng cao theo các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế chung được thừa nhận tại Việt Nam…
Thứ tám là dịch vụ tư vấn quản lý như: Xây dựng quy chế hoạt động của hội đồng quản trị bao gồm cơ chế hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên; quy chế hoạt động của ban giám đốc bao gồm các quy chế bổ nhiệm, bãi nhiệm, quy định về thù lao cho Hội đồng quản trị, ban kiểm soát; quy chế hoạt động của ban kiểm soát, cụ thể hoá vai trò của Ban kiểm soát; tư vấn về việc thiết lập quy chế nhân sự như quy chế trả lương, quy chế tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và chấm dứt hợp đồng lao động, quy chế khen thưởng…
Cũng như các doanh nghiệp khác tồn tại và hoạt động kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, PCA cũng phải thực hiện tuân thủ các quy định
Trong phạm vi nghiên cứu, Chuyên đề của Em đã nêu ra được chức năng, vai trò của kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. Trong Báo cáo này, Em đã giải quyết được các vấn đề sau:
Thứ nhất: Có được những sự hiểu biết chung nhất về Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA. Sự ảnh hưởng của việc tổ chức quản lý Công ty tới kiểm toán khoản phải thu khách hàng.
Thứ hai: Nêu được thực trạng tình hình kiểm toán khoản phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA, phản ánh được những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế trong quy trình kiểm toán của Công ty nói chung và kiểm toán khoản phải thu khách hàng của Công ty nói riêng.
Thứ ba: Nêu ra được một số giải pháp và kiến nghị đối với Công ty nhằm hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng tại Công ty.
Tuy nhiên, do còn có nhiều hạn chế về kiến thức cả về lý luận và thực tế nên Chuyên đề của Em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy để Em hoàn thiện Chuyên đề này.
Một lần nữa Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ của GS.TS Nguyễn Quang Quynh, các anh chị trong phòng Doanh nghiệp của Công ty đã giúp Em hoàn thành Chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
ICA Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn quản lý
PCA Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Phương Đông ICA
BCTC Báo cáo tài chính
TK Tài khoản
DĐK Dư đầu kỳ
DCK Dư cuối kỳ
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1-1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty 15
Sơ đồ 1-2: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của PCA 20
Bảng 1-1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PCA qua các năm 11
Bảng 2-1: Đánh giá ban đầu về khoản mục phải thu khách hàng của khách hàng ABC 28
Bảng 2-2: Đánh giá ban đầu về khoản mục phải thu khách hàng của khách hàng XYZ 29
Bảng 2-3: Tổng hợp theo điều tra của kiểm toán viên 30
Bảng 2-4: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát khoản phải thu 31
Bảng 2-5: Xác định mức trọng yếu phân bổ cho 34
Bảng 2-6: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 38
Bảng 2-7: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 38
Bảng 2-8: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 39
Bảng 2-9: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 39
Bảng 2-10: Trích giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên 44
Bảng 2-11: Biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng của Công ty ABC 45
Bảng 2-12: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 46
Bảng 2-13 : Trích giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên 48
Bảng 2-14: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 49
Bảng 2-15: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 51
Bảng 2-16: Phân tích biến động khoản mục phải thu khách hàng của khách hàng ABC giai đoạn kết thúc kiểm toán 54
Bảng 2-17: khoản mục phải thu khách hàng của khách hàng XYZ 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, "Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam", NXB Tài chính Hà Nội, 2006.
2. Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA, "Tài liệu kiểm toán, Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm của Công ty TCA.
3. GS. TS Nguyễn Quang Quynh, "Lý thuyết kiểm toán", NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2006.
4. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, "Kiểm toán Tài chính", NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2006.
5. ThS. Phan Trung Kiên, "Kiểm toán Lý thuyết và thực hành", NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2007.
6. PGS.TS. Nguyễn Văn Công, "Kế toán tài chính", NXB Tài chính Hà Nội, 2005
7. Alvin A.Aren and James K. Loebbecke, "Kiểm toán", NXB Thống kê, 1984.
8. Victor Z.Brink and Herbert Witt, "Kiểm toán nội bộ hiện đại", NXB Tài chính Hà Nội, 2000.
Phụ lục số 01: Chương trình kiểm toán khoản phải thu tại PCA
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
Cơ sở dẫn liệu
Người thực hiện
Test Tham chiếu
Thủ tục tổng hợp, đối chiếu
1
Lập bảng tổng hợp các khoản phải thu (phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác và dự phòng phải thu) theo các nội dung: số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ chi tiết theo đối tượng phải thu)
E R C U V A
2
Thực hiện các thủ tục đối chiếu:
E R C U V A
Đối chiếu số dư đầu kỳ với báo cáo kiểm toán năm trước
Đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ với Báo cáo tài chính, Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản.
Thủ tục phân tích
3
So sánh số dư đầu năm của các khoản phải thu với số dư cuối năm, xác định chênh lệch (tuyệt đối và tương đối) và tìm hiểu nguyên nhân.
4
So sánh tỷ lệ phải thu thương mại/ doanh thu thuần, tính hệ số vòng quay các khoản phải thu (= doanh thu/ trung bình các khoản phải thu), so sánh với kỳ trước, tìm hiểu nguyên nhân sự thay đổi lớn
E R C U V A
5
Thu thập hay lập bảng tổng hợp phân tích tuổi nợ theo từng đối tượng, từ đó xem xét tình hình thu hồi công nợ của năm nay so với năm trước.
E R C U V A
6
Thu thập hay lập bảng tổng hợp các khoản nợ quá hạn và nợ phải thu khó đòi, phân tích tỷ trọng của các khoản nợ quá hạn và nợ phải thu khó đòi trên tổng số nợ phải thu.
E R C U V A
Thủ tục chi tiết
7
Thu thập sổ chi tiết phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ HĐXD, phải thu khác và dự phòng phải thu và:
E R C U V A
a
Tổng hợp đối ứng các tài khoản, xác định các đối ứng bất thường và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế có đối ứng bất thường.
b
Kiểm tra việc tính toán chính xác số học
c
Xem lướt sổ chi tiết để tìm các nghiệp vụ có nội dung kinh tế bất thường hay các nghiệp vụ có số phát sinh lớn. Đối chiếu với hồ sơ, chứng từ liên quan.
d
Kiểm tra 100% các đối tượng dư Có tại ngày cuối năm tài chính
e
Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ cuối kỳ đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ
8
Căn cứ vào bảng phân tích tuổi nợ theo từng đối tượng, thực hiện:
E R C U V A
a
Kiểm tra việc tính toán chính xác số học
c
Chọn mẫu một số đối tượng để kiểm tra chi tiết nhằm đảm bảo tuổi nợ được phản ánh chính xác bằng cách đối chiếu với hợp đồng bán hàng hay hợp đồng cung cấp dịch vụ và chứng từ thanh toán gốc.
9
Căn cứ vào bảng tổng hợp các khoản nợ quá hạn và các khoản phải thu khó đòi, thực hiện:
E R O C V M P
a
Kiểm tra việc tính toán chính xác số học
c
Xem xét việc thu tiền của các khoản công nợ sau ngày kết thúc niên độ với số dư vào ngày kết thúc niên độ
d
Xem xét việc lập dự phòng phải thu khó đòi (kiểm tra tính hợp lý khoản dự phòng phải thu khó đòi do khách hàng đã lập hay kiểm toán viên tự lập một bảng dự phòng phải thu khó đòi).
10
Chọn mẫu một số khách hàng có số dư cuối kỳ lớn hay những khách hàng thường xuyên để kiểm tra sổ chi tiết công nợ của từng khách hàng này phát sinh trong cả năm tài chính, lưu ý đến các nghiệp vụ bất thường.
E R C U V A
11
Thu thập hay kiểm toán viên gửi biên bản đối chiếu công nợ (nếu cần thiết) các khoản phải thu cuối kỳ và:
E R C U V A
a
Đối chiếu với sổ chi tiết, yêu cầu đơn vị giải thích nếu có chênh lệch.
c
Kiểm tra việc thu tiền sau niên độ với các khoản phải thu xác nhận không được trả lời hay nhận được nhưng số liệu chênh lệch
12
Chọn mẫu các khoản phải thu tại thời điểm kết thúc năm và đối chiếu với:
E R C U V A
a
Việc thu tiền sau niên độ và kiểm tra nghiệp vụ tiền đã được ghi chép.
b
Đối với nghiệp vụ chưa thanh toán tiền, đối chiếu với chứng từ gốc để đảm bảo hàng đã được gửi đi hay dịch vụ đã được cung cấp
13
Kiểm tra các khoản thu tiền phát sinh sau ngày kết thúc niên độ có liên quan đến doanh thu bán hàng trước ngày kết thúc niên độ hay không.
E R C U V A
14
Kiểm tra việc trình bày các khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính
E R C U V A
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................III
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.................................................................................IV
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA ẢNH HƯỞNG TỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG 4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA với kiểm toán khoản phải thu khách hàng 4
1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty 4
1.1.2. Sự phát triển của Công ty 5
1.1.2.1. Đặc điểm các loại hình dịch vụ mà PCA cung cấp 5
1.1.2.2. Đặc điểm về khách hàng và thị trường của Công ty 8
1.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 9
1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty 12
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông 13
1.4. Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA 18
1.4.1. Đặc điểm quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty 18
1.4.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán 23
PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA THỰC HIỆN 24
2.1. Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 24
2.2. Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách hàng 37
2.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 37
2.2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích 42
2.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục phải thu khách hàng 43
2.3. Kiểm toán nợ phải thu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 52
PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA THỰC HIỆN 56
3.1 Một số đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty 56
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 61
3.2.1. Về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ công ty khách hàng 61
3.2.2. Vê đánh giá, xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán 65
3.2.3. Về thiết kế chương trình kiểm toán mẫu 65
3.2.4. Về thủ tục kiểm tra chi tiết 66
3.2.5 Về thủ tục gửi thư xác nhận 67
3.3. Một số đề xuất và kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 68
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO V
Phụ lục số 01: Chương trình kiểm toán khoản phải thu tại PCA VI
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và cam kết mở cửa thị trường theo tiến trình hội nhập AFTA. Để góp phần tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, yêu cầu minh bạch và công khai báo cáo tài chính để thu hút vốn đầu tư càng đòi hỏi chất lượng cao hơn bao giờ hết. Trong điều kiện đó, hoạt động kiểm toán của nước ta đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu cung cấp những thông tin về tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính. Đặc biệt trong hoạt động của sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường xuyên xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau tức là phát sinh các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị với nhau. Khoản mục phải thu khách hàng là một khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính, nó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán, khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp, nói xa hơn là khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Do đó, việc minh bạch hoá các khoản phải thu này là điều không thể thiếu để góp phần làm tăng tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Do vậy trong các công ty kiểm toán hiện nay, kiểm toán các khoản phải thu đặc biệt là kiểm toán khoản phải thu khách hàng thường được chú trọng thực hiện. Chính vì vậy, Em đã chọn Đề tài: ‘Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực hiện”.
2. Mục đích nghiên cứu
Do tính chất cấp thiết của kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp hiện nay, Chuyên đề này nghiên cứu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được cụ thể hoá trong thực tiễn kiểm toán của PCA. Đồng thời, từ những thực tế đó rút ra những đánh giá kiến nghị về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng nói riêng và kiểm toán báo cáo tài chính nói chung góp phần hoàn thiện chương trình kiểm toán tại Công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở của phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng đồng thời sử dụng các phương pháp khác như toán học, so sánh, logic, phân tích… để có thể nghiên cứu một cách sâu sắc nhất phương pháp kiểm toán khoản phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính.
4. Nội dung của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Chuyên đề của Em gồm ba phần:
Phần I: Những đặc điểm chung của Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA ảnh hưởng tới kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng;
Phần II: Thực trạng kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực hiện;
Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực hiện.
5. Hướng đóng góp của Đề tài
Trong quá trình nghiên cứu Đề tài, Em xin đưa ra một số nhận xét, phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do PCA thực hiện, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán tại PCA nói riêng và các công ty kiểm toán Việt Nam nói chung.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA, được sự giúp đỡ của các anh, chị nhân viên trong Công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của GS.TS.Nguyễn Quang Quynh đã giúp Em có được những hiểu biết về công việc kiểm toán trên thực tế. Chuyên đề này là sự tổng hợp những hiểu biết của Em về đặc điểm lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý cũng như quy trình tổ chức kiểm toán tại PCA. Trong quá trình thực tập, do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên Chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong thầy giúp đỡ để Em có thể hoàn thiện Chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Lan Anh
PHẦN I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA ẢNH HƯỞNG TỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA với kiểm toán khoản phải thu khách hàng
1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty
Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA ICA (viết tắt là PCA) là một công ty có quy mô nhỏ, tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Quản lý (ICA) được thành lập từ ngày 9 tháng 12 năm 2002 theo Giấy phép Đăng ký Kinh doanh Số 010200723 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2003. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Quản lý thành lập với số vốn ban đầu là 625 triệu đồng và được Bộ Tài chính chấp thuận cho phép cung cấp các dịch vụ kiểm toán theo luật định cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Từ năm 2005 ICA đã chính thức được Bộ Tài chính cho phép cung cấp các dịch vụ định giá và tư vấn cho các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo danh sách các công ty được phép cung cấp dịch vụ định giá do Bộ Tài chính công bố hàng năm kèm theo Thông tư 126.
Tháng 8 năm 2007 ICA sáp nhập với Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (thành lập theo Giấy phép Kinh doanh Số 0102027947 ngày 29 tháng 8 năm 2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp) hình thành nên Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA ICA theo Giấy phép Kinh doanh số 0102007233 điều chỉnh ngày 28 tháng 8 năm 2008. Công ty có tên giao dịch tiếng anh là Phuong Dong ICA Audit company Limited (viết tắt là PCA), Trụ sở chính của Công ty tại Số 45 Lô 6 Đường Trung Yên 14, Khu Đô thị mới Trung Yên, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Cùng với xu hướng hội nhập và phát triển, để phát triển thương hiệu PCA một cách rộng khắp cùng với các dịch vụ chất lượng cao, tháng 5 năm 2008 PCA chính thức trở thành thay mặt duy nhất của Tập đoàn Kiểm toán PKF quốc tế (một trong mười hãng kiểm toán lớn nhất trên thế giới).
1.1.2. Sự phát triển của Công ty
1.1.2.1. Đặc điểm các loại hình dịch vụ mà PCA cung cấp
Cũng như các công ty hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và các dịch vụ tư vấn khác, mục tiêu chung và cao nhất của PCA là trở thành một trong các công ty cung cấp dịch vụ chất lượng cao, chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo với chi phí hợp lý, nhanh chóng đưa thương hiệu PCA trở thành một trong những thương hiệu có tiếng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kiểm toán và các lĩnh vực tư vấn. Hoạt động của PCA hướng đến sự toàn vẹn trong việc cung cấp các thông tin đáng tin cậy và các dịch vụ hỗ trợ khác nhằm giúp khách hàng ra các quyết định quản lý, tài chính và kinh tế một cách có hiệu quả, đồng thời làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư và các bên hữu quan, giúp họ nhận thấy được giá trị đích thực của công ty khách hàng. Với các tiêu chí hoạt động trên thì hiện nay PCA đang ngày càng mở rộng và nâng cao các lĩnh vực hoạt động của mình. Các loại hình dịch vụ hiện nay PCA đang cung cấp cho khách hàng bao gồm:
Thứ nhất: Dịch vụ kiểm toán
Dịch vụ kiểm toán là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hình dịch vụ của Công ty (chiếm 75% trong tổng doanh thu cung cấp dịch vụ). Trong loại hình dịch vụ kiểm toán, PCA cung cấp tương đối đầy đủ các loại hình dịch vụ kiểm toán nhằm thoả mãn được các nhu cầu đa dạng của khách hàng như: Kiểm toán báo cáo tài chính thường niên hay theo các yêu cầu đột xuất của các nhà đầu tư, Ban giám đốc; Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế đáp ứng yêu cầu sáp nhập, thanh lý, giải thể… của các công ty và tổ chức; Kiểm toán đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ đang áp dụng, và đề xuất cải tiến hoạt động kiểm soát nội bộ cho phù hợp và hiệu quả hơn; Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư: Báo cáo quyết toán đầu tư Xây dựng cơ bản, báo cáo đầu tư các dự án của chính phủ, phi chính phủ; Kiểm toán các thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục đã thoả thuận trước và theo yêu cầu của chủ sở hữu bao gồm cả doanh nghiệp và nhà tài trợ dự án.
Thứ hai: Dịch vụ tư vấn kế toán
Tiền thân của PCA là một Công ty tư vấn, chuyên cung cấp các loại hình dịch vụ về tư vấn kế toán. Do đó, đối dịch vụ tư vấn kế toán, PCA có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghệm. PCA cung cấp các dịch vụ kế toán cho khách hàng như: Xây dựng hệ thống kế toán cho mô hình tập đoàn, các tổng công ty, các đơn vị doanh nghiệp thành viên hoạt động phụ thuộc hay độc lập và các công ty con; Cung cấp các dịch vụ kế toán như kế toán trưởng, kế toán viên, kế toán thuế cho các doanh nghiệp; cung cấp các dịch vụ cung cấp kế toán và ghi chép sổ sách như giữ sổ và ghi chép kế toán, chuẩn bị báo cáo tài chính bộ phận, báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất; tổ chức các hoạt động cho bộ phận kế toán bao gồm xác định các vị trí phù hợp với quy mô doanh nghiệp, xây dựng hệ thống chứng từ kế toán và quy trình luân chuyển các chứng từ trong nội bộ…
Thứ ba: Dịch vụ tư vấn tài chính
Với 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, PCA cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính như: Soát xét các báo cáo tài chính theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư trước khi công khai báo cáo tài chính hay phục vụ cho việc lập bản cáo bạch về tài chính của doanh nghiệp; tư vấn tài chính cho doanh nghiệp, ngân sách cho dự án bao gồm xây dựng hệ thống quản lý dòng tiền, xây dựng quy chế quản lý tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho doanh nghiệp…
Thứ tư: Dịch vụ tư vấn thuế
PCA cung cấp các dịch vụ tư vấn thuế như: Trợ giúp, giải đáp các thắc mắc về thuế; cung cấp các dịch vụ kê khai thuế, tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế nhà thầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài; tư vấn các dịch vụ hỏi đáp, giải pháp về thuế của các doanh nghiệp đối với cơ quan thuế…
Thứ năm là dịch vụ ứng dụng công nghệ tin học như tư vấn lựa chọn phần mềm kế toán, quản lý và cài đặt phù hợp với loại hình, đặc điểm, cách hoạt động của các tổ chức kinh doanh, các loại hình công ty khác nhau; cài đặt phần mềm kế toán “STANDARD” có điều chỉnh theo yêu cầu của quản lý doanh nghiệp…
Thứ sáu là dịch vụ tư vấn nguồn nhân lực bao gồm: dịch vụ tuyển chọn cho doanh nghiệp các vị trí trong phòng kế toán; dịch vụ tuyển chọn hay giới thiếu kế toán trưởng; thay doanh nghiệp tuyển chọn hay giới thiệu ứng viên có đủ năng lực vào vị trí kế toán trưởng…
Thứ bảy là dịch vụ đào tạo bao gồm các loại hình như tổ chức các khoá học về nghiệp vụ kế toán chuyên ngành thuộc các loại hình sản xuất kinh doanh tại Việt Nam theo yêu cầu của doanh nghiệp; đào tạo kiểm toán viên nội bộ theo yêu cầu của khách hàng, tổ chức các lớp học về nghiệp vụ nâng cao theo các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế chung được thừa nhận tại Việt Nam…
Thứ tám là dịch vụ tư vấn quản lý như: Xây dựng quy chế hoạt động của hội đồng quản trị bao gồm cơ chế hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên; quy chế hoạt động của ban giám đốc bao gồm các quy chế bổ nhiệm, bãi nhiệm, quy định về thù lao cho Hội đồng quản trị, ban kiểm soát; quy chế hoạt động của ban kiểm soát, cụ thể hoá vai trò của Ban kiểm soát; tư vấn về việc thiết lập quy chế nhân sự như quy chế trả lương, quy chế tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và chấm dứt hợp đồng lao động, quy chế khen thưởng…
Cũng như các doanh nghiệp khác tồn tại và hoạt động kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, PCA cũng phải thực hiện tuân thủ các quy định
Trong phạm vi nghiên cứu, Chuyên đề của Em đã nêu ra được chức năng, vai trò của kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. Trong Báo cáo này, Em đã giải quyết được các vấn đề sau:
Thứ nhất: Có được những sự hiểu biết chung nhất về Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA. Sự ảnh hưởng của việc tổ chức quản lý Công ty tới kiểm toán khoản phải thu khách hàng.
Thứ hai: Nêu được thực trạng tình hình kiểm toán khoản phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA, phản ánh được những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế trong quy trình kiểm toán của Công ty nói chung và kiểm toán khoản phải thu khách hàng của Công ty nói riêng.
Thứ ba: Nêu ra được một số giải pháp và kiến nghị đối với Công ty nhằm hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng tại Công ty.
Tuy nhiên, do còn có nhiều hạn chế về kiến thức cả về lý luận và thực tế nên Chuyên đề của Em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy để Em hoàn thiện Chuyên đề này.
Một lần nữa Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ của GS.TS Nguyễn Quang Quynh, các anh chị trong phòng Doanh nghiệp của Công ty đã giúp Em hoàn thành Chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
ICA Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn quản lý
PCA Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Phương Đông ICA
BCTC Báo cáo tài chính
TK Tài khoản
DĐK Dư đầu kỳ
DCK Dư cuối kỳ
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1-1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty 15
Sơ đồ 1-2: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của PCA 20
Bảng 1-1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PCA qua các năm 11
Bảng 2-1: Đánh giá ban đầu về khoản mục phải thu khách hàng của khách hàng ABC 28
Bảng 2-2: Đánh giá ban đầu về khoản mục phải thu khách hàng của khách hàng XYZ 29
Bảng 2-3: Tổng hợp theo điều tra của kiểm toán viên 30
Bảng 2-4: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát khoản phải thu 31
Bảng 2-5: Xác định mức trọng yếu phân bổ cho 34
Bảng 2-6: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 38
Bảng 2-7: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 38
Bảng 2-8: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 39
Bảng 2-9: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 39
Bảng 2-10: Trích giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên 44
Bảng 2-11: Biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng của Công ty ABC 45
Bảng 2-12: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 46
Bảng 2-13 : Trích giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên 48
Bảng 2-14: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 49
Bảng 2-15: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 51
Bảng 2-16: Phân tích biến động khoản mục phải thu khách hàng của khách hàng ABC giai đoạn kết thúc kiểm toán 54
Bảng 2-17: khoản mục phải thu khách hàng của khách hàng XYZ 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, "Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam", NXB Tài chính Hà Nội, 2006.
2. Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA, "Tài liệu kiểm toán, Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm của Công ty TCA.
3. GS. TS Nguyễn Quang Quynh, "Lý thuyết kiểm toán", NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2006.
4. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, "Kiểm toán Tài chính", NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2006.
5. ThS. Phan Trung Kiên, "Kiểm toán Lý thuyết và thực hành", NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2007.
6. PGS.TS. Nguyễn Văn Công, "Kế toán tài chính", NXB Tài chính Hà Nội, 2005
7. Alvin A.Aren and James K. Loebbecke, "Kiểm toán", NXB Thống kê, 1984.
8. Victor Z.Brink and Herbert Witt, "Kiểm toán nội bộ hiện đại", NXB Tài chính Hà Nội, 2000.
Phụ lục số 01: Chương trình kiểm toán khoản phải thu tại PCA
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
Cơ sở dẫn liệu
Người thực hiện
Test Tham chiếu
Thủ tục tổng hợp, đối chiếu
1
Lập bảng tổng hợp các khoản phải thu (phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác và dự phòng phải thu) theo các nội dung: số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ chi tiết theo đối tượng phải thu)
E R C U V A
2
Thực hiện các thủ tục đối chiếu:
E R C U V A
Đối chiếu số dư đầu kỳ với báo cáo kiểm toán năm trước
Đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ với Báo cáo tài chính, Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản.
Thủ tục phân tích
3
So sánh số dư đầu năm của các khoản phải thu với số dư cuối năm, xác định chênh lệch (tuyệt đối và tương đối) và tìm hiểu nguyên nhân.
4
So sánh tỷ lệ phải thu thương mại/ doanh thu thuần, tính hệ số vòng quay các khoản phải thu (= doanh thu/ trung bình các khoản phải thu), so sánh với kỳ trước, tìm hiểu nguyên nhân sự thay đổi lớn
E R C U V A
5
Thu thập hay lập bảng tổng hợp phân tích tuổi nợ theo từng đối tượng, từ đó xem xét tình hình thu hồi công nợ của năm nay so với năm trước.
E R C U V A
6
Thu thập hay lập bảng tổng hợp các khoản nợ quá hạn và nợ phải thu khó đòi, phân tích tỷ trọng của các khoản nợ quá hạn và nợ phải thu khó đòi trên tổng số nợ phải thu.
E R C U V A
Thủ tục chi tiết
7
Thu thập sổ chi tiết phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ HĐXD, phải thu khác và dự phòng phải thu và:
E R C U V A
a
Tổng hợp đối ứng các tài khoản, xác định các đối ứng bất thường và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế có đối ứng bất thường.
b
Kiểm tra việc tính toán chính xác số học
c
Xem lướt sổ chi tiết để tìm các nghiệp vụ có nội dung kinh tế bất thường hay các nghiệp vụ có số phát sinh lớn. Đối chiếu với hồ sơ, chứng từ liên quan.
d
Kiểm tra 100% các đối tượng dư Có tại ngày cuối năm tài chính
e
Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ cuối kỳ đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ
8
Căn cứ vào bảng phân tích tuổi nợ theo từng đối tượng, thực hiện:
E R C U V A
a
Kiểm tra việc tính toán chính xác số học
c
Chọn mẫu một số đối tượng để kiểm tra chi tiết nhằm đảm bảo tuổi nợ được phản ánh chính xác bằng cách đối chiếu với hợp đồng bán hàng hay hợp đồng cung cấp dịch vụ và chứng từ thanh toán gốc.
9
Căn cứ vào bảng tổng hợp các khoản nợ quá hạn và các khoản phải thu khó đòi, thực hiện:
E R O C V M P
a
Kiểm tra việc tính toán chính xác số học
c
Xem xét việc thu tiền của các khoản công nợ sau ngày kết thúc niên độ với số dư vào ngày kết thúc niên độ
d
Xem xét việc lập dự phòng phải thu khó đòi (kiểm tra tính hợp lý khoản dự phòng phải thu khó đòi do khách hàng đã lập hay kiểm toán viên tự lập một bảng dự phòng phải thu khó đòi).
10
Chọn mẫu một số khách hàng có số dư cuối kỳ lớn hay những khách hàng thường xuyên để kiểm tra sổ chi tiết công nợ của từng khách hàng này phát sinh trong cả năm tài chính, lưu ý đến các nghiệp vụ bất thường.
E R C U V A
11
Thu thập hay kiểm toán viên gửi biên bản đối chiếu công nợ (nếu cần thiết) các khoản phải thu cuối kỳ và:
E R C U V A
a
Đối chiếu với sổ chi tiết, yêu cầu đơn vị giải thích nếu có chênh lệch.
c
Kiểm tra việc thu tiền sau niên độ với các khoản phải thu xác nhận không được trả lời hay nhận được nhưng số liệu chênh lệch
12
Chọn mẫu các khoản phải thu tại thời điểm kết thúc năm và đối chiếu với:
E R C U V A
a
Việc thu tiền sau niên độ và kiểm tra nghiệp vụ tiền đã được ghi chép.
b
Đối với nghiệp vụ chưa thanh toán tiền, đối chiếu với chứng từ gốc để đảm bảo hàng đã được gửi đi hay dịch vụ đã được cung cấp
13
Kiểm tra các khoản thu tiền phát sinh sau ngày kết thúc niên độ có liên quan đến doanh thu bán hàng trước ngày kết thúc niên độ hay không.
E R C U V A
14
Kiểm tra việc trình bày các khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính
E R C U V A
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................III
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.................................................................................IV
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA ẢNH HƯỞNG TỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG 4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA với kiểm toán khoản phải thu khách hàng 4
1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty 4
1.1.2. Sự phát triển của Công ty 5
1.1.2.1. Đặc điểm các loại hình dịch vụ mà PCA cung cấp 5
1.1.2.2. Đặc điểm về khách hàng và thị trường của Công ty 8
1.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 9
1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty 12
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông 13
1.4. Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA 18
1.4.1. Đặc điểm quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty 18
1.4.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán 23
PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA THỰC HIỆN 24
2.1. Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 24
2.2. Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách hàng 37
2.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 37
2.2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích 42
2.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục phải thu khách hàng 43
2.3. Kiểm toán nợ phải thu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 52
PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA THỰC HIỆN 56
3.1 Một số đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty 56
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 61
3.2.1. Về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ công ty khách hàng 61
3.2.2. Vê đánh giá, xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán 65
3.2.3. Về thiết kế chương trình kiểm toán mẫu 65
3.2.4. Về thủ tục kiểm tra chi tiết 66
3.2.5 Về thủ tục gửi thư xác nhận 67
3.3. Một số đề xuất và kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 68
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO V
Phụ lục số 01: Chương trình kiểm toán khoản phải thu tại PCA VI
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: