tranbaochau2004
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU 8
1.1.KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 8
1.1.1.KHÁI NIỆM,BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 8
1.1.1.2. KHÁI NIỆM: 8
1.1.1.2.BẢN CHẤT: 8
1.1.1.3.VAI TRÒ : 9
1.1.2.ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU 9
1.1.3.NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 9
1.1.3.1.GIỚI THIỆU CHUNG: 10
1.1.3.2.CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG 10
1.2.QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 19
1.2.1.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 20
1.2.2.NỘI DUNG CỦA QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU. 20
1.2.2.1.CHUẨN BỊ HÀNG XUẤT KHẨU 20
1.2.2.2.KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG XUẤT KHẨU . 23
1.2.2.3.THUÊ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI 23
1.2.2.4.MUA BẢO HIỂM (NẾU CÓ) 25
1.2.2.5.LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN 26
1.2.2.6.GIAO HÀNG CHO NGƯỜI VẬN TẢI. 27
1.2.2.7.LÀM THỦ TỤC THANH TOÁN. 28
1.2.2.8.KHIẾU NẠI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (NẾU CÓ) 29
1.3.GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 30
1.3.1.KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 30
1.3.2.NHỮNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT,ĐIỀU HÀNH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 32
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 35
2.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX VÀ CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI 35
2.1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: 35
2.1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY: 36
2.1.2.1. CHỨC NĂNG: 36
2.1.2.2. NHIỆM VỤ: 37
2.1.3.TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY VÀ CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI 37
2.1.4. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH: 39
2.1.4.1. THỊ TRƯỜNG: 40
2.1.4.2. KHÁCH HÀNG: 40
2.1.4.3. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH: 41
2.1.4.4. CÁC NHÀ CUNG CẤP: 41
2.2.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 42
2.2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 42
2.2.2.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 48
2.3.QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI. 51
2.3.1 CHUẨN BỊ HÀNG XUẤT KHẨU 51
2.3.2. KIỂM TRA HÀNG XUẤT KHẨU 56
2.3.3.THUÊ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI 58
2.3.4.MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HOÁ 60
2.3.5.LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN 61
2.3.6.GIAO HÀNG 63
2.3.7.LÀM THỦ TỤC THANH TOÁN 65
2.3.8.GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI. 67
2.4.ĐIỀU HÀNH VÀ GIÁM SÁT HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 68
2.5.ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 70
2.5.1.ƯU ĐIỂM 70
2.5.2.NHỮNG TỒN TẠI 71
2.5.3.NGUYÊN NHÂN 72
CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 73
3.1.NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI MHÁNH 73
3.1.1.MỘT SỐ PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG THIẾC TRÊN THẾ GIỚI 73
3.1.2.MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH 78
3.1.3.NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 81
3.1.3.1.CƠ HỘI 81
3.1.3.2.THÁCH THỨC 82
3.2.MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 83
3.2.1.GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU 83
3.2.1.1.GIẢI PHÁM NHẰM ĐẢM BẢO NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU 83
3.2.1.2.GIẢI PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ VẬN CHUYỂN 85
3.2.1.3.GIẢI PHÁP TRONG QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ 86
3.2.1.4.GIẢI PHÁP TRONG QUY TRÌNH GIAO HÀNG 87
3.2.1.5.GIẢI PHÁP TRONG QUY TRÌNH THÔNG QUAN XUẤT KHẨU 88
3.2.1.6.GIẢI PHÁP TRONG QUY TRÌNH THÁNH TOÁN 88
3.2.1.7.GIẢI PHÁP VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 88
3.2.1.8.GIẢI PHÁP VỀ BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỤC 90
3.2.1.9.GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG 90
3.2.1.10.MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC 91
3.2.2.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 93
3.2.2.1.VỀ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ HẢI QUAN 93
3.2.2.2.VỀ TÍNH ỔN ĐỊNH THỐNG NHẤT CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 93
3.2.2.3.VỀ VIỆC TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ THUẬN LỢI HƠN 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay toàn cầu hoá là một xu thế không thể đảo ngược ,Việt Nam cũng đang nằm trong vòng xoáy của nó và không thể đi ngược lại dù vẫn có những lực lượng phản đối vì những mặt trái của nó.Bằng chứng được thể hiện rõ nét là trong những năm qua Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế Thế giới.Do đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trở thành hoạt động kinh tế mang tính chất sống còn cho sự phát triển và hội nhập thành công của đất nước.Chúng ta bắt đầu mở cửa nền kinh tế thực sự mạnh mẽ vào những năm 1990,và có những bước đi đầu tiên nhằm thực hiện quá trình hội nhập khu vực và quốc tế một cách chính thức.
Việt Nam đã là thành viên chính thức của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ;của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) ;của tiến trình hợp tác Á Âu (ASEM) .Và chúng ta đang nỗ lực hết sức để có thể gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong năm nay.
Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp trong nước cũng được khuyến khích , tạo điều kiện hoạt động và phát triển thuận lợi.Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng ngày càng nhiều với đủ các thành phần kinh tế.Và năm 2005 chúng ta đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 32 tỷ USD,đây là một thành tựu lớn của Việt Nam nói chung và của các đơn vị kinh doanh xuất khẩu noi riêng.Và nó cũng góp phần vào mức tăng trưởng GDP 8,4% trong năm 2005 để giúp chúng ta hoàn thành kế hoạch mà Đại Hội IX của Đảng đã đề ra.Với chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu,Nhà Nước đã và luôn có những điều chỉnh đua ra các chính sách theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Tình hình trên đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng mang tới những thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.Vì chúng ta còn nhiều hạn chế về kinhh nghiệm kinh doanh quốc tế,quy mô và tiềm lực tài chính còn hạn chế…Do vậy trong quá trình kinh doanh quốc tế các doanh nghiệp gặp không ít các khó khăn vướng mắc,trong đó có quy tình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
2.Mục đích nghiên cứu
Với mục đích củng cố kiễn thức về chuyên nghành đã được trang bị trong trường Đại học thông qua việc tiếp cận tìm hiểu thực tế tại chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội.Vận dụng tổng hợp các kiến thức chuyên ngành để phân tích và bước đầu xử lý các các vấn đề về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của đơn vị thông qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài :”Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội”.
3.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.Đối tượng này sẽ được nghiên cứu trong phạm vi các hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội.
4.Phương pháp nghiên cứu
Với mục đích tìm hiểu thực tiễn bằng các kiến thức đã học. Ngoài việc xử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.Trong quá trình thực hiện luận văn em đã xử dụng các phương pháp nghiên cứu khác là phương pháp hệ thống hoá,phương pháp thống kê,phương pháp phân tích so sánh…
5.Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:
-Chương 1.Lý luận chung về quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
-Chương 2.Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội
-Chương 3.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty XNK petrolimex tại Hà Nội
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
1.1.KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU:
1.1.1.Khái niệm,bản chất và vai trò của hợp đồng xuất khẩu:
1.1.1.2. Khái niệm:
Hợp đồng: Là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên bình đẳng với nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
Hợp đồng xuất khẩu: Là sự thoả thuận giữa hai đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, bên bán được gọi là bên xuất bên mua gọi là bên nhập một tài sản cố định gọi là hàng hoá. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
Như vậy chủ thể của hợp đồng này là Bên Bán (bên xuất khẩu) và Bên Mua (bên nhập khẩu).Họ có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.Bên Bán giao một giá trị nhất định và ,để đổi lại,Bên Mua phải trả một đối giá tương xứng với giá trị đã được giao.Đối tượng của hợp đồng này là hàng hoá (Goods) hay dịch vụ (Service).
Trong thực tế, không nhất thiết người mua phải trả bằng tiền cho người bán mà có thể trả bằng hàng hoá có giá trị tương đương, mà chỉ lấy tiền làm phương tiện tính toán.
1.1.1.2.Bản chất:
Bản chất của hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận của các bên kí hợp đồng.Điều cơ bản của hợp đồng là phải thể hiện ý chí thực sự thoả thuận không được cưỡng bức,lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được.Hợp đồng xuất khẩu giữ một vai trò quan trọng trong kinh doanh Thương Mại Quốc Tế,nó xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thoả thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó.
1.1.1.3.Vai trò :
Vai trò cơ bản của hợp đồng là làm cơ sỏ để các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình và đồng thời yêu cầu bên đối tác thực hiện các nghĩa vụ của họ.Hợp đồng còn là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên và đồng thời hợp đồng cũng là cơ sỏ ư pháp lý quan trọng để một bên có thể khiếu nại đối tác của mình không thực hiện toàn bộ hay từng phần nghĩa vụ của họ đã thoả thuận trong hợp đồng.Do vậy hợp đồng càng quy định chi tiết rõ ràng,dễ hiểu càng dễ thực hiện và ít xảy ra tranh chấp do tránh tối đa viêc gây hiểu lầm,mỗi bên hiểu theo một cách khác nhau…và khi cần thiết với vai trò là một cơ sở pháp lý quan trọng trong việc khiếu nại đối tác hợp đồng nhất thiết phải rõ ràng ,chi tiết ,dễ hiểu mới đủ mạnh để buộc các đối tác tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của họ như đã thoả thuận.
1.1.2.Đặc điểm của hợp đồng xuất khẩu
Hợp đồng xuất khẩu thường có những đặc điểm sau:
-Hàng hoá-đối tượng của hợp đồng được di chuyển qua biên giới quốc gia.Biên giới này là biên giới Hải Quan chứ không đơn thuần là biên giới địa lí.(Ví dụ,hợp đồng mua bán kí kết giữa một xí nghiệp trong khu chế xuất với một xí nghiệp ngoài khu chế xuất được luật pháp coi là hợp đồng xuất khẩu với xí nghiệp trong khu chế xuất,nhưng hàng hoá thuộc hợp đồng đó không di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia)
-Đồng tiền thanh toán sẽ là ngoại tệ với ít nhất một bên(Cá biệt với các nước đã xử dụng đồng tiền chung Châu Âu – EURO )
-Nó diễn ra giữa các thương nhân có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau.
-Hợp đồng xuất khẩu thường chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau:Luật quốc gia(Luật của quốc gia bên Mua,Luật của quốc gia bên Bán),Luật quốc tế(các hiệp định ,hiệp ước thương mại song phương và đa phương),các phong tục và tập quán buôn bán quốc tế…
1.1.3.Nội dung cơ bản của hợp đồng xuất khẩu:
Một hợp đồng xuất nhập khẩu thông thường và đúng, đầy đủ bao gồm hai phần chủ yếu:
1.1.3.1.Giới thiệu chung:
- Số hợp đồng (contract no...) ghi rõ số hợp đồng mà hai bên đã ký kết.Đây không phải là nội dung pháp lý bắt buộc của hợp đồng.Nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra,giám sát,điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên.
- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng được ghi ở phía trên hay phía dưới góc phải của hợp đồng.Nếu như trong hợp đồng không có thoả thuậnh gì thêm thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày kí kết.
- Tên và địa chỉ của các bên tham gia kí kết hợp đồng:Đây là phần chỉ rõ các chủ thể của hợp đồng,cho nên phải nêu rõ ràng,đầy đủ chính xác :Tên (theo giấy phép thành lập),địa chỉ,người đại diện,chức vụ của các bên tham gia kí kết hợp đồng.
- Những định nghĩa dùng trong hợp đồng, những định nghĩa này có thể dùng rất nhiều giúp cho tránh sai sót và nhầm lẫn trong cách hiểu cuả mỗi bên dẫn đến những tranh chấp hay khiếu kiện hợp đồng xuất khẩu.
- Căn cứ để ký kết hợp đồng, đây có thể là hiệp định song phương đa phương 1 hay 1 số các quốc gia khác.Hay nêu ra sự tự nguyện thực sự của các bên kí kết hợp đồng.
1.1.3.2.Các điều khoản của hợp đồng
Tên hàng: Là điều khoản quan trọng của mọi đơn hỏi hàng, thư chào hàng, hợp đồng hay nghị định thư. Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán trao đổi. Vì vậy người ta luôn tìm cách diễn đạt chính xác tên hàng. Nói chung thường có nhiều cách diễn đạt tên hàng như sau:
- Ghi tên thương mại của hàng hoá nhưng còn ghi kèm theo tên thông thường và tên khoa học của nó.
- Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng đó.
- Ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng đó.
- Ghi tên hàng kèm theo số liệu hạng mục của hàng đó trong danh mục hang hoá thống nhất.
Điều khoản phẩm chất.
Điều khoản phẩm chất là điều khoản nói lên mặt chất lượng của hàng hoá, chất lượng của hàng hoá thể hiện như: Lý tính, hoá tính, chức năng quy cách phẩm chất, kích thước tác dụng, công dụng ... trong thương mại quốc tế người ta hay quy định theo cách tuỳ từng trường hợp vào loại hàng hoá cụ thể, tỷ lệ % thành phần chủ yếu trong hàng hoá, màu sắc, chức năng phải đạt được, chỉ tiêu phải đạt được, chỉ tiêu chất lượng nào (chất lượng quốc tế hay Việt Nam, ngành....)
Trong thương mại quốc tế vì chủng loại hàng hoá giao dịch nhiều, đặc điểm các loại hàng khác nhau. Do đó cách biểu thị chất lượng cũng khác nhau. Để biểu thị chính xác chất lượng hàng hoá người ta thường vận dụng hợp đồng thương mại quốc tế một số phương pháp như dựa vào hàng xem trước, hàng mẫu, phẩm cấp hay tiêu chuẩn chỉ tiêu đại khái quen dùng.
Điều khoản số lượng
Điều khoản số lượng nhằm nói lên mặt lượng của hàng được giao dịch gồm trọng lượng và số lượng. Điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hay trọng lượng) của hàng hoá, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng.
- Đơn vị tính số lượng và trọng lượng thường là hệ đo lường quốc tế mét.
- Quy định số lượng số lượng hàng hoá bằng cách cả hai bên có thể lựa chọn dung sai cho phép hay do người đi thuê tàu lựa chọn dung sai đây là phương pháp quy định phỏng chừng. Ngoài ra số lượng cần quy định rất khoát.
- Phương pháp xác định trọng lượng.
+ Trọng lượng cả bì là trọng lượng hàng hoá bao gồm trọng lượng của hàng cộng với trọng lượng bao bì, bao gói kèm theo.
+ Trọng lượng tịnh là trọng lượng thực tế của hàng hoá có thể tính theo trọng lượng bao bì thực tế, trung bình quen dùng...
+ Trọng lượng thương mại là trọng lượng của hàng hoá có độ ẩm tiêu chuẩn. Trọng lượng thương mại thường được xác định bằng công thức:
100 + WTC
GTM = GTT +
100 + WTT
Trong đó:
CTM : Trọng lượng thương mại,
GTT : Trọng lượng thực tế
WTC : Trọng lượng độ ẩm tiêu chuẩn,
WTT : Độ ẩm thực tế.
Điều khoản bao bì hàng hoá:
Trong thương mại quốc tế hàng hoá phải trải qua quá trình vận chuyển bởi các phương tiện đặc thù chuyên dụng như tàu biển đường sắt, đường bộ đường không. Do đó hàng hoá được đóng gói thích hợp không chỉ tiện cho vận chuyển, bốc dỡ, dịch chuyển lưu giữ ... tránh sai hụt hay biến đổi về chất lượng hay số lượng. Ngoài ra giá cả của hàng hoá cũng bị ảnh hưởng một phần bởi giá cả của bao bì.
- Một số loại bao bì chuyên dùng.
Bao bì vận chuyển: Căn cứ vào hình dáng bao bì như hòm, túi, bao...
3.2.1.10.Một số giải pháp khác
Trong thời gian tới chi nhánh nên đầu tư tìm hiểu nhu cầu của thị trường một cách cụ thể đối với các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của chi nhánh là hạt nhựa và các sản phẩm nhưa.Hiện nay chi nhánh chỉ biết được là sản phẩm này có nhu cầu trong nước rất lớn,điều này là chưa đủ.Chi nhánh phải xác định rõ các công ty ,tổ chức có nhu cầu và liên hệ trức tiếp với họ nhăm bỏ bớt khâu trung gian thiết lập kênh phân phối trực tiếp các sản phẩm này.Để làm việc này sẽ không dễ dàng và làm tăng cao các chi phí quản lý và kinh daonh khác nhưng trong dài hạn chi nhanhsex thu lợi nhuận lớn hơn khi bỏ qua các bước chung gian và thu lợi nhuận từ đây.
Ngoài tìm hiểu nhu cầu của các sản phẩm đang nhập khẩu chi nhánh cũng nên tìm hiêu thông tin về các mặt hàng thủ công mỹ nghệ,vật tư máy móc và hàng tiêu dùng vì đây là thị trường nhiều tiềm năng(và chi nhánh cũng được cấp phép kinh doanh các mặt hàng này).Tuy các thị trường này cạnh tranh rất gay gắt nhưng chi nhánh vẫn có thể tìm ra các khe hở thị trường để có thể xâm nhập.Để làm việc này chi nhánh có thể tìm kiếm thông tin từ Bộ thương mại,Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam hay tự giới thiệu qua mạng Internet,qua các hội chợ triển lãm.
Thực hiện nghiêm túc chính sách giảm chi phí,xử dụng tối đa hiệu quả của các trang thiết bị hiện có để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chi nhánh nên sắp xếp nguồn vốn kinh doanh sao cho hạn chế tối đa nguồn vốn kinh doanh bị chiếm dụng,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thực hiện tốt các nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong các hợp đồng xuất khẩu để tạo uy tín với bạn hàng nhằm nâng cao hình ảnh sản phẩm của chi nhánh đang kinh doanh.
Ngoài các khó khăn tồn tại trên đây khi thực hiện hợp đồng còn có rất nhiều các yếu tố khác tác động.Muốn hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng chi nhánh còn phải quan tâm tới yếu tố con người và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho quá trình tác nghiệp của cán bộ.Không dừng lại ở đó biện pháp tốt nhất có lẽ không chỉ cho việc tổ chức thực hiện hợp đồng mà cho cả các quy trình có liên quan đến các đối tác khác là chi nhánh phải luôn ý thức thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình.Từ đó mới có cơ sỏ buộc đối tác thực hiện nghĩa vụ của họ.Nếu cả hai bên tự nguyện thực hiện đúng các cam kết sẽ tạo sự tin tưởng lẫn nhau.Khi đã tin tưởng nhau hơn mọi vấn đề sẽ được giải quyết trên tinh thần cởi mở và thuận lợi hơn cho cả hai phía.
3.2.2.Một số kiến nghị
3.2.2.1.Về quy trình nghiệp vụ Hải quan
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể thực hiện nghiệp vụ của mình một cách nhanh chóng hiệu quả,tuy nhiên hệ thống chính sách về xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập.Vì vậy để khuyến khích hơn nữa hoạt động xuất khẩu,đề nghị Chính phủ nên xem xét để dơn giản hoá ,công khai hoá và hiện đại hoá thủ tục Hải quan.Tiếp tục hoàn thiện những biện pháp mới của ngành nhưhân luồng hàng hoá,quy định xác nhận thực xuất,quy chế khai báo một lần,đăng ký tờ khai trên máy tính.Bên cạnh đó cần phân cấp rộng hơn quyền ký tờ khai Hải quan để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.Một vấn đề khác cũng hết sức quan trọng là cần có chính sách khuyến khích,đào tạo thêm về kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên Hải quan để từng bước tối ưu hoá hoạt động Hải quan của Việt Nam.
Hiện nay một bộ phận không nhỏ các cán bộ ở các cơ quan chức năng vẫn còn có những hành đọng gây khó khăn,sách nhiễu đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm nảy sinh tiêu cực trong kiểm tra hàng hoá,thủ tục xuất hàng…vì vậy Nhà nước cần có các biện pháp tích cực hơn nữa để đẩy lùi những tiêu cực này.Đồng thời phải chấn chỉnh các cơ quan quản lý của Chính phủ để hỗ trợ các công ty xuất nhập khẩu cũng là vấn đề hết sức cấp bách,cần thiết phải đặt lên hàng đầu.
3.2.2.2.Về tính ổn định thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật
Một trong các vấn đề gây khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khập khẩu nói riêng hiện nay là việc các quyết định,quy định của các cơ quan chức năng liên quan được ban hành và sửa đổi quá nhiều lại thiếu nhất quán.Vì vậy các ban ngành chức năng nên cân nhắc một cách kĩ lưỡng các chính sách quyết định của mình trước khi ban hành và thực hiện nhằm hạn chế tối đa việc thay đổi hay tạo nhiều kẽ hở không những gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà còn tạo điều kiện cho những kẻ xấu luồn lách lợi dụng…gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia.
3.2.2.3.Về việc tạo lập môi trường kinh doanh quốc tế thuận lợi hơn
Các cơ quan chức năng cũng nên tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi bằng cách tham gia ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm tranh thủ những ưu đãi về thuế,thị trường bằng các nỗ lực ngoại giao,chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp.Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta đang chuẩn bị những bước cuối cùng để có thể chính thức gia nhập WTO trong năm nay thì vấn đề hỗ trợ của Nhà nước với các doanh nghiệp về thông tin và kinh nghiệm hội nhập là hết sức quan trọng.Trung Quốc là một nước vào WTO sớm hơn chúng ta và họ đã có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian nước này chuẩn bị gia nhập WTO và sau khi gia nhập.Quan trọng nhất là nước này đã mở các lớp bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin và các quy định cần thiết để các doanh nghiệp nắm bắt và có thể điều chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp để có thể cạnh tranh và phát triển được.
Ngoài ra để giúp các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường,tìm kiếm thị trường và đối tác mới,thu thập thông tin về tình hình kinh tế, thị trường,sản phẩm một cách nhanh chóng ,kịp thời,chính xác và đồng bộ các cơ quan Nhà nước mà cụ thể là các cơ quan tham tán thương mại,phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cần cố gắng thực hiện hiệu quả hơn nữa các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Ngoài những vấn đề trên Nhà nước cần tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực,tận dụng hết khả năng chất xám của những cá nhân vào mọi lĩnh vực.Cần có chính sach thích hợp đào tạo những tài năng trẻ để giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt để tạo nguồn tri thức trẻ trong tương lai.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế Thế giới,sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và PITCO nói riêng những thời cơ và thách thức mới.Cùng theo đó các doanh nghiệp phải tự nắm bắt cơ hội vượt qua thách thức tự hoàn thiện từng bước hoạt động kinh doanh của mình,trong đó đặc biệt quan trọng là quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng.Qua những thông tin và phân tích đã nêu trên chúng ta hiểu rõ được tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.Thực hiện hợp đồng có ý nghĩa quan trọng với mọi bên tham gia ký kết hợp đồng.Bởi vì khi thực hiện hợp đồng các bên mới hiện thực hoá được các con số và các thoả thuận trong hợp đồng.Quá trình này mới tạo ra hiệu quả kinh doanh thực sự cho các đơn vị kinh doanh.Cũng như hợp đồng là một bản thiết kế và việc thực hiện hợp đồng là việc mà chúng ta xây dựng ngôi nhà trong bản thiết kế đó trên thực tế.
Ý thức được điều này chi nhánh của Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội luôn thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng đã ký kết để từ đó có cơ sở để nhắc nhở các đối tác về nghĩa vụ của họ với chi nhánh.Trong quá trình thực hiện hợp đồng có rất nhiều các yếu tố tác động cả chủ quan và khách quan.Nhưng dù là tác động chủ quan hay khách quan chúng ta cũng phải nhận diện được nó,để từ đó đánh giá tác động của nó tới việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu.Qua đó dù là tác động thuận chiều hay ngược chiều khi chúng ta đã xác định rõ chúng ta luôn có thể chủ động đưa ra các phương án ứng phó để hạn chế tác động “ngược” và tranh thủ tác động “thuận”.
Như vậy nếu các doanh nghiệp cùng phấn đấu và thành công trong mối lần tự hoàn thiện chính mình chúng ta sẽ tự tin và mạnh hơn trong bước đường hội nhập kinh tế Quốc tế.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU 8
1.1.KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 8
1.1.1.KHÁI NIỆM,BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 8
1.1.1.2. KHÁI NIỆM: 8
1.1.1.2.BẢN CHẤT: 8
1.1.1.3.VAI TRÒ : 9
1.1.2.ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU 9
1.1.3.NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 9
1.1.3.1.GIỚI THIỆU CHUNG: 10
1.1.3.2.CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG 10
1.2.QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 19
1.2.1.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 20
1.2.2.NỘI DUNG CỦA QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU. 20
1.2.2.1.CHUẨN BỊ HÀNG XUẤT KHẨU 20
1.2.2.2.KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG XUẤT KHẨU . 23
1.2.2.3.THUÊ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI 23
1.2.2.4.MUA BẢO HIỂM (NẾU CÓ) 25
1.2.2.5.LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN 26
1.2.2.6.GIAO HÀNG CHO NGƯỜI VẬN TẢI. 27
1.2.2.7.LÀM THỦ TỤC THANH TOÁN. 28
1.2.2.8.KHIẾU NẠI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (NẾU CÓ) 29
1.3.GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 30
1.3.1.KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 30
1.3.2.NHỮNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT,ĐIỀU HÀNH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 32
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 35
2.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX VÀ CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI 35
2.1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: 35
2.1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY: 36
2.1.2.1. CHỨC NĂNG: 36
2.1.2.2. NHIỆM VỤ: 37
2.1.3.TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY VÀ CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI 37
2.1.4. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH: 39
2.1.4.1. THỊ TRƯỜNG: 40
2.1.4.2. KHÁCH HÀNG: 40
2.1.4.3. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH: 41
2.1.4.4. CÁC NHÀ CUNG CẤP: 41
2.2.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 42
2.2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 42
2.2.2.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 48
2.3.QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI. 51
2.3.1 CHUẨN BỊ HÀNG XUẤT KHẨU 51
2.3.2. KIỂM TRA HÀNG XUẤT KHẨU 56
2.3.3.THUÊ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI 58
2.3.4.MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HOÁ 60
2.3.5.LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN 61
2.3.6.GIAO HÀNG 63
2.3.7.LÀM THỦ TỤC THANH TOÁN 65
2.3.8.GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI. 67
2.4.ĐIỀU HÀNH VÀ GIÁM SÁT HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 68
2.5.ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 70
2.5.1.ƯU ĐIỂM 70
2.5.2.NHỮNG TỒN TẠI 71
2.5.3.NGUYÊN NHÂN 72
CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 73
3.1.NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI MHÁNH 73
3.1.1.MỘT SỐ PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG THIẾC TRÊN THẾ GIỚI 73
3.1.2.MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH 78
3.1.3.NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 81
3.1.3.1.CƠ HỘI 81
3.1.3.2.THÁCH THỨC 82
3.2.MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 83
3.2.1.GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU 83
3.2.1.1.GIẢI PHÁM NHẰM ĐẢM BẢO NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU 83
3.2.1.2.GIẢI PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ VẬN CHUYỂN 85
3.2.1.3.GIẢI PHÁP TRONG QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ 86
3.2.1.4.GIẢI PHÁP TRONG QUY TRÌNH GIAO HÀNG 87
3.2.1.5.GIẢI PHÁP TRONG QUY TRÌNH THÔNG QUAN XUẤT KHẨU 88
3.2.1.6.GIẢI PHÁP TRONG QUY TRÌNH THÁNH TOÁN 88
3.2.1.7.GIẢI PHÁP VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 88
3.2.1.8.GIẢI PHÁP VỀ BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỤC 90
3.2.1.9.GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG 90
3.2.1.10.MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC 91
3.2.2.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 93
3.2.2.1.VỀ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ HẢI QUAN 93
3.2.2.2.VỀ TÍNH ỔN ĐỊNH THỐNG NHẤT CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 93
3.2.2.3.VỀ VIỆC TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ THUẬN LỢI HƠN 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay toàn cầu hoá là một xu thế không thể đảo ngược ,Việt Nam cũng đang nằm trong vòng xoáy của nó và không thể đi ngược lại dù vẫn có những lực lượng phản đối vì những mặt trái của nó.Bằng chứng được thể hiện rõ nét là trong những năm qua Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế Thế giới.Do đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trở thành hoạt động kinh tế mang tính chất sống còn cho sự phát triển và hội nhập thành công của đất nước.Chúng ta bắt đầu mở cửa nền kinh tế thực sự mạnh mẽ vào những năm 1990,và có những bước đi đầu tiên nhằm thực hiện quá trình hội nhập khu vực và quốc tế một cách chính thức.
Việt Nam đã là thành viên chính thức của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ;của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) ;của tiến trình hợp tác Á Âu (ASEM) .Và chúng ta đang nỗ lực hết sức để có thể gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong năm nay.
Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp trong nước cũng được khuyến khích , tạo điều kiện hoạt động và phát triển thuận lợi.Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng ngày càng nhiều với đủ các thành phần kinh tế.Và năm 2005 chúng ta đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 32 tỷ USD,đây là một thành tựu lớn của Việt Nam nói chung và của các đơn vị kinh doanh xuất khẩu noi riêng.Và nó cũng góp phần vào mức tăng trưởng GDP 8,4% trong năm 2005 để giúp chúng ta hoàn thành kế hoạch mà Đại Hội IX của Đảng đã đề ra.Với chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu,Nhà Nước đã và luôn có những điều chỉnh đua ra các chính sách theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Tình hình trên đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng mang tới những thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.Vì chúng ta còn nhiều hạn chế về kinhh nghiệm kinh doanh quốc tế,quy mô và tiềm lực tài chính còn hạn chế…Do vậy trong quá trình kinh doanh quốc tế các doanh nghiệp gặp không ít các khó khăn vướng mắc,trong đó có quy tình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
2.Mục đích nghiên cứu
Với mục đích củng cố kiễn thức về chuyên nghành đã được trang bị trong trường Đại học thông qua việc tiếp cận tìm hiểu thực tế tại chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội.Vận dụng tổng hợp các kiến thức chuyên ngành để phân tích và bước đầu xử lý các các vấn đề về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của đơn vị thông qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài :”Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội”.
3.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.Đối tượng này sẽ được nghiên cứu trong phạm vi các hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội.
4.Phương pháp nghiên cứu
Với mục đích tìm hiểu thực tiễn bằng các kiến thức đã học. Ngoài việc xử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.Trong quá trình thực hiện luận văn em đã xử dụng các phương pháp nghiên cứu khác là phương pháp hệ thống hoá,phương pháp thống kê,phương pháp phân tích so sánh…
5.Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:
-Chương 1.Lý luận chung về quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
-Chương 2.Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội
-Chương 3.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty XNK petrolimex tại Hà Nội
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
1.1.KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU:
1.1.1.Khái niệm,bản chất và vai trò của hợp đồng xuất khẩu:
1.1.1.2. Khái niệm:
Hợp đồng: Là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên bình đẳng với nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
Hợp đồng xuất khẩu: Là sự thoả thuận giữa hai đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, bên bán được gọi là bên xuất bên mua gọi là bên nhập một tài sản cố định gọi là hàng hoá. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
Như vậy chủ thể của hợp đồng này là Bên Bán (bên xuất khẩu) và Bên Mua (bên nhập khẩu).Họ có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.Bên Bán giao một giá trị nhất định và ,để đổi lại,Bên Mua phải trả một đối giá tương xứng với giá trị đã được giao.Đối tượng của hợp đồng này là hàng hoá (Goods) hay dịch vụ (Service).
Trong thực tế, không nhất thiết người mua phải trả bằng tiền cho người bán mà có thể trả bằng hàng hoá có giá trị tương đương, mà chỉ lấy tiền làm phương tiện tính toán.
1.1.1.2.Bản chất:
Bản chất của hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận của các bên kí hợp đồng.Điều cơ bản của hợp đồng là phải thể hiện ý chí thực sự thoả thuận không được cưỡng bức,lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được.Hợp đồng xuất khẩu giữ một vai trò quan trọng trong kinh doanh Thương Mại Quốc Tế,nó xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thoả thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó.
1.1.1.3.Vai trò :
Vai trò cơ bản của hợp đồng là làm cơ sỏ để các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình và đồng thời yêu cầu bên đối tác thực hiện các nghĩa vụ của họ.Hợp đồng còn là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên và đồng thời hợp đồng cũng là cơ sỏ ư pháp lý quan trọng để một bên có thể khiếu nại đối tác của mình không thực hiện toàn bộ hay từng phần nghĩa vụ của họ đã thoả thuận trong hợp đồng.Do vậy hợp đồng càng quy định chi tiết rõ ràng,dễ hiểu càng dễ thực hiện và ít xảy ra tranh chấp do tránh tối đa viêc gây hiểu lầm,mỗi bên hiểu theo một cách khác nhau…và khi cần thiết với vai trò là một cơ sở pháp lý quan trọng trong việc khiếu nại đối tác hợp đồng nhất thiết phải rõ ràng ,chi tiết ,dễ hiểu mới đủ mạnh để buộc các đối tác tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của họ như đã thoả thuận.
1.1.2.Đặc điểm của hợp đồng xuất khẩu
Hợp đồng xuất khẩu thường có những đặc điểm sau:
-Hàng hoá-đối tượng của hợp đồng được di chuyển qua biên giới quốc gia.Biên giới này là biên giới Hải Quan chứ không đơn thuần là biên giới địa lí.(Ví dụ,hợp đồng mua bán kí kết giữa một xí nghiệp trong khu chế xuất với một xí nghiệp ngoài khu chế xuất được luật pháp coi là hợp đồng xuất khẩu với xí nghiệp trong khu chế xuất,nhưng hàng hoá thuộc hợp đồng đó không di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia)
-Đồng tiền thanh toán sẽ là ngoại tệ với ít nhất một bên(Cá biệt với các nước đã xử dụng đồng tiền chung Châu Âu – EURO )
-Nó diễn ra giữa các thương nhân có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau.
-Hợp đồng xuất khẩu thường chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau:Luật quốc gia(Luật của quốc gia bên Mua,Luật của quốc gia bên Bán),Luật quốc tế(các hiệp định ,hiệp ước thương mại song phương và đa phương),các phong tục và tập quán buôn bán quốc tế…
1.1.3.Nội dung cơ bản của hợp đồng xuất khẩu:
Một hợp đồng xuất nhập khẩu thông thường và đúng, đầy đủ bao gồm hai phần chủ yếu:
1.1.3.1.Giới thiệu chung:
- Số hợp đồng (contract no...) ghi rõ số hợp đồng mà hai bên đã ký kết.Đây không phải là nội dung pháp lý bắt buộc của hợp đồng.Nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra,giám sát,điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên.
- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng được ghi ở phía trên hay phía dưới góc phải của hợp đồng.Nếu như trong hợp đồng không có thoả thuậnh gì thêm thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày kí kết.
- Tên và địa chỉ của các bên tham gia kí kết hợp đồng:Đây là phần chỉ rõ các chủ thể của hợp đồng,cho nên phải nêu rõ ràng,đầy đủ chính xác :Tên (theo giấy phép thành lập),địa chỉ,người đại diện,chức vụ của các bên tham gia kí kết hợp đồng.
- Những định nghĩa dùng trong hợp đồng, những định nghĩa này có thể dùng rất nhiều giúp cho tránh sai sót và nhầm lẫn trong cách hiểu cuả mỗi bên dẫn đến những tranh chấp hay khiếu kiện hợp đồng xuất khẩu.
- Căn cứ để ký kết hợp đồng, đây có thể là hiệp định song phương đa phương 1 hay 1 số các quốc gia khác.Hay nêu ra sự tự nguyện thực sự của các bên kí kết hợp đồng.
1.1.3.2.Các điều khoản của hợp đồng
Tên hàng: Là điều khoản quan trọng của mọi đơn hỏi hàng, thư chào hàng, hợp đồng hay nghị định thư. Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán trao đổi. Vì vậy người ta luôn tìm cách diễn đạt chính xác tên hàng. Nói chung thường có nhiều cách diễn đạt tên hàng như sau:
- Ghi tên thương mại của hàng hoá nhưng còn ghi kèm theo tên thông thường và tên khoa học của nó.
- Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng đó.
- Ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng đó.
- Ghi tên hàng kèm theo số liệu hạng mục của hàng đó trong danh mục hang hoá thống nhất.
Điều khoản phẩm chất.
Điều khoản phẩm chất là điều khoản nói lên mặt chất lượng của hàng hoá, chất lượng của hàng hoá thể hiện như: Lý tính, hoá tính, chức năng quy cách phẩm chất, kích thước tác dụng, công dụng ... trong thương mại quốc tế người ta hay quy định theo cách tuỳ từng trường hợp vào loại hàng hoá cụ thể, tỷ lệ % thành phần chủ yếu trong hàng hoá, màu sắc, chức năng phải đạt được, chỉ tiêu phải đạt được, chỉ tiêu chất lượng nào (chất lượng quốc tế hay Việt Nam, ngành....)
Trong thương mại quốc tế vì chủng loại hàng hoá giao dịch nhiều, đặc điểm các loại hàng khác nhau. Do đó cách biểu thị chất lượng cũng khác nhau. Để biểu thị chính xác chất lượng hàng hoá người ta thường vận dụng hợp đồng thương mại quốc tế một số phương pháp như dựa vào hàng xem trước, hàng mẫu, phẩm cấp hay tiêu chuẩn chỉ tiêu đại khái quen dùng.
Điều khoản số lượng
Điều khoản số lượng nhằm nói lên mặt lượng của hàng được giao dịch gồm trọng lượng và số lượng. Điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hay trọng lượng) của hàng hoá, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng.
- Đơn vị tính số lượng và trọng lượng thường là hệ đo lường quốc tế mét.
- Quy định số lượng số lượng hàng hoá bằng cách cả hai bên có thể lựa chọn dung sai cho phép hay do người đi thuê tàu lựa chọn dung sai đây là phương pháp quy định phỏng chừng. Ngoài ra số lượng cần quy định rất khoát.
- Phương pháp xác định trọng lượng.
+ Trọng lượng cả bì là trọng lượng hàng hoá bao gồm trọng lượng của hàng cộng với trọng lượng bao bì, bao gói kèm theo.
+ Trọng lượng tịnh là trọng lượng thực tế của hàng hoá có thể tính theo trọng lượng bao bì thực tế, trung bình quen dùng...
+ Trọng lượng thương mại là trọng lượng của hàng hoá có độ ẩm tiêu chuẩn. Trọng lượng thương mại thường được xác định bằng công thức:
100 + WTC
GTM = GTT +
100 + WTT
Trong đó:
CTM : Trọng lượng thương mại,
GTT : Trọng lượng thực tế
WTC : Trọng lượng độ ẩm tiêu chuẩn,
WTT : Độ ẩm thực tế.
Điều khoản bao bì hàng hoá:
Trong thương mại quốc tế hàng hoá phải trải qua quá trình vận chuyển bởi các phương tiện đặc thù chuyên dụng như tàu biển đường sắt, đường bộ đường không. Do đó hàng hoá được đóng gói thích hợp không chỉ tiện cho vận chuyển, bốc dỡ, dịch chuyển lưu giữ ... tránh sai hụt hay biến đổi về chất lượng hay số lượng. Ngoài ra giá cả của hàng hoá cũng bị ảnh hưởng một phần bởi giá cả của bao bì.
- Một số loại bao bì chuyên dùng.
Bao bì vận chuyển: Căn cứ vào hình dáng bao bì như hòm, túi, bao...
3.2.1.10.Một số giải pháp khác
Trong thời gian tới chi nhánh nên đầu tư tìm hiểu nhu cầu của thị trường một cách cụ thể đối với các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của chi nhánh là hạt nhựa và các sản phẩm nhưa.Hiện nay chi nhánh chỉ biết được là sản phẩm này có nhu cầu trong nước rất lớn,điều này là chưa đủ.Chi nhánh phải xác định rõ các công ty ,tổ chức có nhu cầu và liên hệ trức tiếp với họ nhăm bỏ bớt khâu trung gian thiết lập kênh phân phối trực tiếp các sản phẩm này.Để làm việc này sẽ không dễ dàng và làm tăng cao các chi phí quản lý và kinh daonh khác nhưng trong dài hạn chi nhanhsex thu lợi nhuận lớn hơn khi bỏ qua các bước chung gian và thu lợi nhuận từ đây.
Ngoài tìm hiểu nhu cầu của các sản phẩm đang nhập khẩu chi nhánh cũng nên tìm hiêu thông tin về các mặt hàng thủ công mỹ nghệ,vật tư máy móc và hàng tiêu dùng vì đây là thị trường nhiều tiềm năng(và chi nhánh cũng được cấp phép kinh doanh các mặt hàng này).Tuy các thị trường này cạnh tranh rất gay gắt nhưng chi nhánh vẫn có thể tìm ra các khe hở thị trường để có thể xâm nhập.Để làm việc này chi nhánh có thể tìm kiếm thông tin từ Bộ thương mại,Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam hay tự giới thiệu qua mạng Internet,qua các hội chợ triển lãm.
Thực hiện nghiêm túc chính sách giảm chi phí,xử dụng tối đa hiệu quả của các trang thiết bị hiện có để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chi nhánh nên sắp xếp nguồn vốn kinh doanh sao cho hạn chế tối đa nguồn vốn kinh doanh bị chiếm dụng,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thực hiện tốt các nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong các hợp đồng xuất khẩu để tạo uy tín với bạn hàng nhằm nâng cao hình ảnh sản phẩm của chi nhánh đang kinh doanh.
Ngoài các khó khăn tồn tại trên đây khi thực hiện hợp đồng còn có rất nhiều các yếu tố khác tác động.Muốn hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng chi nhánh còn phải quan tâm tới yếu tố con người và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho quá trình tác nghiệp của cán bộ.Không dừng lại ở đó biện pháp tốt nhất có lẽ không chỉ cho việc tổ chức thực hiện hợp đồng mà cho cả các quy trình có liên quan đến các đối tác khác là chi nhánh phải luôn ý thức thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình.Từ đó mới có cơ sỏ buộc đối tác thực hiện nghĩa vụ của họ.Nếu cả hai bên tự nguyện thực hiện đúng các cam kết sẽ tạo sự tin tưởng lẫn nhau.Khi đã tin tưởng nhau hơn mọi vấn đề sẽ được giải quyết trên tinh thần cởi mở và thuận lợi hơn cho cả hai phía.
3.2.2.Một số kiến nghị
3.2.2.1.Về quy trình nghiệp vụ Hải quan
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể thực hiện nghiệp vụ của mình một cách nhanh chóng hiệu quả,tuy nhiên hệ thống chính sách về xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập.Vì vậy để khuyến khích hơn nữa hoạt động xuất khẩu,đề nghị Chính phủ nên xem xét để dơn giản hoá ,công khai hoá và hiện đại hoá thủ tục Hải quan.Tiếp tục hoàn thiện những biện pháp mới của ngành nhưhân luồng hàng hoá,quy định xác nhận thực xuất,quy chế khai báo một lần,đăng ký tờ khai trên máy tính.Bên cạnh đó cần phân cấp rộng hơn quyền ký tờ khai Hải quan để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.Một vấn đề khác cũng hết sức quan trọng là cần có chính sách khuyến khích,đào tạo thêm về kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên Hải quan để từng bước tối ưu hoá hoạt động Hải quan của Việt Nam.
Hiện nay một bộ phận không nhỏ các cán bộ ở các cơ quan chức năng vẫn còn có những hành đọng gây khó khăn,sách nhiễu đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm nảy sinh tiêu cực trong kiểm tra hàng hoá,thủ tục xuất hàng…vì vậy Nhà nước cần có các biện pháp tích cực hơn nữa để đẩy lùi những tiêu cực này.Đồng thời phải chấn chỉnh các cơ quan quản lý của Chính phủ để hỗ trợ các công ty xuất nhập khẩu cũng là vấn đề hết sức cấp bách,cần thiết phải đặt lên hàng đầu.
3.2.2.2.Về tính ổn định thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật
Một trong các vấn đề gây khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khập khẩu nói riêng hiện nay là việc các quyết định,quy định của các cơ quan chức năng liên quan được ban hành và sửa đổi quá nhiều lại thiếu nhất quán.Vì vậy các ban ngành chức năng nên cân nhắc một cách kĩ lưỡng các chính sách quyết định của mình trước khi ban hành và thực hiện nhằm hạn chế tối đa việc thay đổi hay tạo nhiều kẽ hở không những gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà còn tạo điều kiện cho những kẻ xấu luồn lách lợi dụng…gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia.
3.2.2.3.Về việc tạo lập môi trường kinh doanh quốc tế thuận lợi hơn
Các cơ quan chức năng cũng nên tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi bằng cách tham gia ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm tranh thủ những ưu đãi về thuế,thị trường bằng các nỗ lực ngoại giao,chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp.Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta đang chuẩn bị những bước cuối cùng để có thể chính thức gia nhập WTO trong năm nay thì vấn đề hỗ trợ của Nhà nước với các doanh nghiệp về thông tin và kinh nghiệm hội nhập là hết sức quan trọng.Trung Quốc là một nước vào WTO sớm hơn chúng ta và họ đã có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian nước này chuẩn bị gia nhập WTO và sau khi gia nhập.Quan trọng nhất là nước này đã mở các lớp bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin và các quy định cần thiết để các doanh nghiệp nắm bắt và có thể điều chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp để có thể cạnh tranh và phát triển được.
Ngoài ra để giúp các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường,tìm kiếm thị trường và đối tác mới,thu thập thông tin về tình hình kinh tế, thị trường,sản phẩm một cách nhanh chóng ,kịp thời,chính xác và đồng bộ các cơ quan Nhà nước mà cụ thể là các cơ quan tham tán thương mại,phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cần cố gắng thực hiện hiệu quả hơn nữa các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Ngoài những vấn đề trên Nhà nước cần tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực,tận dụng hết khả năng chất xám của những cá nhân vào mọi lĩnh vực.Cần có chính sach thích hợp đào tạo những tài năng trẻ để giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt để tạo nguồn tri thức trẻ trong tương lai.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế Thế giới,sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và PITCO nói riêng những thời cơ và thách thức mới.Cùng theo đó các doanh nghiệp phải tự nắm bắt cơ hội vượt qua thách thức tự hoàn thiện từng bước hoạt động kinh doanh của mình,trong đó đặc biệt quan trọng là quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng.Qua những thông tin và phân tích đã nêu trên chúng ta hiểu rõ được tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.Thực hiện hợp đồng có ý nghĩa quan trọng với mọi bên tham gia ký kết hợp đồng.Bởi vì khi thực hiện hợp đồng các bên mới hiện thực hoá được các con số và các thoả thuận trong hợp đồng.Quá trình này mới tạo ra hiệu quả kinh doanh thực sự cho các đơn vị kinh doanh.Cũng như hợp đồng là một bản thiết kế và việc thực hiện hợp đồng là việc mà chúng ta xây dựng ngôi nhà trong bản thiết kế đó trên thực tế.
Ý thức được điều này chi nhánh của Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội luôn thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng đã ký kết để từ đó có cơ sở để nhắc nhở các đối tác về nghĩa vụ của họ với chi nhánh.Trong quá trình thực hiện hợp đồng có rất nhiều các yếu tố tác động cả chủ quan và khách quan.Nhưng dù là tác động chủ quan hay khách quan chúng ta cũng phải nhận diện được nó,để từ đó đánh giá tác động của nó tới việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu.Qua đó dù là tác động thuận chiều hay ngược chiều khi chúng ta đã xác định rõ chúng ta luôn có thể chủ động đưa ra các phương án ứng phó để hạn chế tác động “ngược” và tranh thủ tác động “thuận”.
Như vậy nếu các doanh nghiệp cùng phấn đấu và thành công trong mối lần tự hoàn thiện chính mình chúng ta sẽ tự tin và mạnh hơn trong bước đường hội nhập kinh tế Quốc tế.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: