daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
khảo sát địa kỹ thuật khu vực đất yếu, lựa chọn chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất & các giải pháp xử lý nền đường đắp trên đất yếu

Trang
A. Phần chung 2
1. Những khái niệm chung về đất yếu 2
2. khảo sát ĐCCT khu vực có đất yếu 2
3. thí nghiệm trong phòng xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất 8
4. lựa chọn chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất dùng trong tính toán 11
B. Một số giải pháp xử lý nền đắp trên đất yếu trong quá trình
xây dựng đ−ờng 17
1. tổng quan về các giải pháp xử lý nền 17
2. Một số giải pháp xử lý nền đất yếu phổ biến ở việt nam 19
C. Công tác Quan trắc và đánh giá độ lún của nền đất sau khi xử
lý 40
D. Kết luận 45
A. Phần chung
1. Những khái niệm chung về đất yếu
1.1. Định nghĩa đất yếu
Là loại đất không có khả năng chịu đ−ợc tải trọng công trình đặt trên nó. Đất yếu
loại sét có độ sệt B > 0.75 (đất có trạng thái dẻo chảy, chảy), hay bùn với độ bền
kháng cắt không thoát n−ớc theo giá trị cắt cánh Su<0.25 KG/cm2, sức kháng xuyên
qu<7 KG/cm2, giá trị xuyên động N<4.
1.2. Phân loại đất yếu:
• Dựa theo nguồn gốc đất yếu đ−ợc chia thành 2 loại:
- Đất có nguồn gốc khoáng vật: đất thành tạo có nguồn gốc sông, biển.
- Đất có nguồn gốc hữu cơ: thành tạo chủ yếu tại các đầm lầy.
• Dựa vào hàm l−ợng hữu cơ: tên đất sẽ có thêm các tên phụ: lẫn hữu cơ (hàm
l−ợng hữu cơ <10%), đất than bùn hoá (hàm l−ợng hữu cơ 10-60%) và than
bùn khi hàm l−ợng hữu cơ > 60%. Thí dụ sét lẫn hữu cơ…
• Dựa vào độ sệt (B) trạng thái của đất đ−ợc phân ra: cứng, nửa cứng, dẻo
cứng, dẻo mềm, dẻo chảy và chảy.
Cần l−u ý: Để gọi trạng thái của đất dính thì giới hạn chảy phải xác định bằng chuỳ
Vaxiliep. Khi xác định giới hạn chảy theo ph−ơng pháp Cassagrande thì không gọi
trạng thái của đất dính nh− trên.
• Bùn là loại đất mà độ ẩm thiên nhiên > độ ẩm ở trạng thái chảy, độ sệt B>1,
hệ số rỗng e>0.9 với cát pha, > .0 với sét pha và >1.50 với sét.
• Cần l−u ý: Bùn vừa là tên vừa là trạng thái của đất. Thí dụ: bùn sét, bùn sét
pha…;không gọi: bùn sét trạng thái chảy…
2. Công tác khảo sát ĐCCT khu vực có đất yếu
Để có đủ tài liệu về địa tầng, tính chất cơ lý của các lớp đất nền phục vụ cho công
tác thiết kế xử lý ng−ời kỹ s− cần khái quát những công tác có liên quan đến
điều tra, thu thập tài liệu, thăm dò địa chất tại hiện tr−ờng. Các loại công tác thăm
dò nh− khoan, xuyên tĩnh (CPT), xuyên tiêu chuẩn (SPT), cắt cánh hiện tr−ờng
(VST…); công tác thí nghiệm trong phòng: số l−ợng, chỉ tiêu thí nghiệm (thí nghiệm
9 chỉ tiêu, thí nghiệm cố kết, thí nghiệm nén 1 trục, thí nghiệm nén 3 trục…).
2.1. Điều tra và thu thập tài liệu ĐCCT
- Điều tra ĐCCT là công tác rất quan trọng của khảo sát ĐCCT. Dựa vào địa hình,
địa mạo (các loại thực vật), vết lộ tự nhiên (ao, hồ, đầm lầy...), nhân tạo (khu lấy đất, ao mới đào, giếng n−ớc...) để sơ bộ xác định phạm vi và độ sâu phân bố của đất
yếu. Thí dụ: khu vực có cây lăn, lác... là khu vực có đất yếu.
- Thu thập tài liệu khảo sát ĐCCT của các công trình trong khu vực đã khảo sát
hay l−u trữ là công việc cần thiết khi tiến hành điều tra ĐCCT.
- Điều tra, thu thập các tài liệu về các sự cố (nếu có) của các công trình có liên quan
đến xử lý nền đất yếu.
- Thu thập các bản đồ địa chất, ĐCCT, ĐCTV khu vực khảo sát.
2.2. Khoan thăm dò và công tác lấy mẫu thí nghiệm
Khoan thăm đò ĐCCT là một trong những công tác quan trọng của khảo sát ĐCCT,
nhằm xác định địa tầng, lấy mẫu đất, đá để thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý và làm các
thí nghiệm trong lỗ khoan (CPT, SPT, VST; nén ngang trong lỗ khoan…).
Khi khảo sát khu vực đất yếu phải dùng loại máy thích hợp. Hiện nay khi khoan vào
tầng đất yếu phải dùng dung dịch sét Bentônite hay ống chống để giữ thành lỗ
khoan.
Loại công tác thăm dò địa chất: nên bố trí xen kẽ giữa khoan lấy mẫu, khoan xác
định địa tầng với các vị trí thí nghiệm CPT, VST…
Khoảng cách các điểm thăm dò tuỳ từng trường hợp vào giai đoạn khảo sát, loại công trình,
tính chất phức tạp của đất nền mà bố trí số l−ợng thăm dò theo h−ớng giai đoạn
DAĐT bố trí các lỗ khoan th−a hơn giai đoạn TKKT; công trình có qui mô lớn bố trí
nhiều hơn công trình qui mô nhỏ (thí dụ nền đ−ờng 6 làn xe sẽ bố trí không những
các công trình thăm dò theo tim mà có một l−ợng đáng kể cho trắc ngang…); đất
yếu có độ sâu lớn, thay đổi đột ngột, xen kẽ nhiều loại đất sẽ bố trí các điểm thăm
dò dầy hơn khu vực có cấu tạo đồng nhất. Có thể tham khảo số l−ợng công trình
thăm dò trong các qui trình 22TCN262-2000, 22TCN263-2000, 22TCN320-04,
22TCN355-06 và các tiêu chuẩn trong n−ớc hay n−ớc ngoài có liên quan.
2.3. Công tác lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu thí nghiệm
2.3.1. Lấy mẫu thí nghiệm
Nhằm xác định chính xác địa tầng và thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phục vụ cho phân
chia các đơn nguyên (lớp) ĐCCT và lựa chọn các chỉ tiêu cho công tác thiết kế.
ống lấy mẫu trong tầng đất yếu là những ống mẫu đặc biệt sao cho khi lấy mẫu ít
ảnh h−ởng nhất đến tính chất nguyên trạng của đất. ống mẫu Piston và ống mẫu
thành mỏng th−ờng đ−ợc sử dụng khi lấy mẫu trong tầng đất yếu. Tuy nhiên hiện tại
ở Việt Nam ống mẫu thành mỏng đ−ợc dùng phổ biến khi lấy mẫu trong tầng đất
yếu (rất ít khi dùng Piston).
Để mẫu không bị mất tính nguyên trạng và đủ để thí nghiệm các chỉ tiêu đặc biệt thì
kích th−ớc ống mẫu thành mỏng nh− sau: Bảng 1
Kích th−ớc của ống mẫu thành mỏng
Đ−ờng kính ngoài Do (mm) 50.80 76.20 127
Bề dầy thành ống mẫu Di (mm) 1.24 1.65 3.05
Chiều dài ống mẫu (cm) 91 91 145
Tỷ lệ diện tích (%) Ar 10.52 9.25 10.35
Tỷ diện tích: Ar= (Do2 –Di2) / (Di2)x100 <10% (1)
Với chiều dầy ống mẫu thành mỏng nh− trên tỷ lệ diện tích của ống loại đ−ờng kính
50.8 và 127mm có tỷ diện tích Ar>10% nh−ng không đáng kể nên mẫu lấy đ−ợc coi
nh− nguyên trạng.
2.3.2. Bảo quản
Sau khi lấy mẫu lên tháo phần mẫu ra, lau sạch, dán kín, dán phiếu mẫu và xếp vào
hộp đựng mẫu, để vào chỗ râm mát.
L−u ý:
- Không đ−ợc đẩy mẫu ra khỏi ống tại hiện tr−ờng vì không đủ điều kiện thiết bị
cũng nh− để tránh làm biến dạng mẫu.
- Không đ−ợc dùng ống khoan hợp kim khoan lấy mẫu và dùng vòi n−ớc có áp
đẩy mẫu sau đó lấy mẫu coi nh− mẫu nguyên trạng.
2.3.3. Vận chuyển
Lót đáy hộp đựng mẫu bằng rơm hay vải vụn, vỏ bào; xếp các mẫu đất vào hộp và
chèn kỹ không cho mẫu xê dịch khi vận chuyển. Để dễ khi vận chuyển và tránh đè
nặng làm mẫu bị biến dạng thì một hộp chỉ nên đựng 6 mẫu và xếp cao nhất là 2
hàng. Dùng xe con, tầu hoả, hay xe ca vận chuyển mẫu (không dùng xe tải).
Tham khảo qui trình 22TCN 259-2000, TCVN 2683-1991.
2.4. Thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT) (theo 20TCN-89 Bộ Xây dựng & 22TCN 320-
04)
2.4.1. Khái niệm
ấn một mũi hình côn vào trong đất để xác định sức kháng của đất với mũi xuyên.
Xuyên tĩnh gồm các loại xuyên cơ học và xuyên điện (có hay không đo áp lực n−ớc
lỗ rỗng).
2.4.2. Kết quả xuyên tĩnh
Với nền đất yếu thì sức kháng xuyên là chỉ tiêu quan trọng khi tính toán sức kháng
cắt không thoát n−ớc của nền đất. D. kết luận
1. Muốn có giải pháp xử lý nền đất yếu kinh tế kĩ thuật thì nhất thiết phải coi trọng
công tác khảo sát thu thập các số liệu về đất nền, các loại công tác khảo sát nh−
(khoan lấy mẫu, CPT, SPT, VST…), đặc biệt là công tác lấy mẫu, bảo quản mẫu
và sơ đồ thí nghiệm mẫu để có đ−ợc số liệu đầu vào tin cậy nhất.
2. Lựa chọn các chỉ tiêu cơ lý dùng trong tính toán là rất quan trọng và có tính quyết
định đến kết quả tính toán. Có rất nhiều ph−ơng pháp tính toán khác nhau và độ
tin cậy của chúng cũng khác nhau. Để có đ−ợc ph−ơng án thích hợp nhất đòi hỏi
những ng−ời làm công tác thiết kế xử lý nền đất yếu phải có kinh nghiệm.
3. Các sự cố sụt tr−ợt trình bầy ở trên cho thấy rằng phần lớn nguyên nhân là do
phía thiết kế hay là ch−a có đủ kinh nghiệm, hay là ch−a đ−a ra đ−ợc hết các
khả năng có thể phát sinh trong quá trình thi công, không có (hay quan trắc lấy
lệ) quan trắc lún và chuyển vị ngang của nền đắp trong quá trình thi công.
4. Các giải pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm hay giếng cát kết hợp với gia tải
và khống chế tiến trình đắp với chiều cao đắt < 4.0m (cá biệt <5.0m), chiều sâu
PVD <15.0m đã giải quyết đ−ợc bài toán về độ cố kết, độ lún d−, đảm bảo tiến
độ thi công (phổ biến < 12 tháng), cũng nh− giá thành của công trình.
5. Giải pháp gia tải kết hợp với khống chế tiến trình đắp thích hợp trong tr−ờng hợp
bề dầy lớp đất yếu mỏng (th−ờng <5.0m), lớp vỏ cứng phía trên mỏng (th−ờng từ
1.0-1.50m) và chiều cao gia tải phù hợp và thời gian gia tải đủ dài (từ 1 đến 2
năm).
6. Quan trắc lún, chuyển vị, đo áp lực n−ớc lỗ rỗng trong qúa trình thi công là công
việc bắt buộc để đ−a ra các quyết định kịp thời tránh rủi ro và xác định chính xác
thời điểm cho phép chuyển giai đoạn thi công.
7. Cần nghiên cứu đầy đủ về việc cắm bấc thấm quá sâu >20m (đặc biệt từ > 25m)
khi bề dầy lớp đất yếu lớn (27m nh− cầu Đồng Niên, Phú L−ơng, 30m nh− một
số đoạn QL1A đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ) trong tr−ờng hợp nền đắp cao (He
>5.0m) bởi vì tổng lún lớn và lún kéo dài đã ảnh h−ởng khả năng thoát n−ớc của
bấc thấm? Thực tế các đoạn đắp cao tại cầu Đồng Niên, Phú L−ơng, và tại đoạn
Pháp Vân - cầu Giẽ với tầng đất yếu dầy gần 30m, bấc thấm cắm ch−a hết tầng
đất yếu, nền đắp cao từ 5-10m, sau khi đ−a công trình vào khai thác các đoạn
này vẫn bị lún (đoạn đầu cầu Đồng Niên lún thêm >1.0m sau khi thi công mặt
đ−ờng).
8. Cần mạnh dạn và nhanh chóng áp dụng giải pháp thi công xử lý nền đ−ờng đắp
trên đất yếu bằng cọc đất xi măng, cọc cát đầm chặt và các giải pháp khác nh−
(cọc đá). Cũng cần nghiên cứu thiết kế đồng bộ các đoạn chuyển tiếp từ mố cầu 1.2. Dự báo lún d− căn cứ vào kết quả quan trắc lún hiện tr−ờng, ph−ơng pháp
Hyperbolic.
1.2.1.ý nghĩa ph−ơng pháp
Đất yếu là sản phẩm của các quá trình tự nhiên, có nhiều yếu tố ảnh h−ởng và cũng
không đồng nhất cả theo bề rộng và chiều sâu. Đây chính là nguyên nhân cơ bản
làm cho sai khác giữa thực tế và thiết kế. Do vậy chỉ có các số liệu quan trắc mới
cho biết đ−ợc khá chính xác điều kiện làm việc thực tế của đ−ờng thấm, khả năng
thoát n−ớc của đệm cát, khả năng thấm cố kết của đất nền, khối l−ợng bù lún cho
nhà thầu, các trạng thái nguy hiểm của nền đ−ờng. Quan trắc còn giúp chủ động
thay đổi các sơ đồ đắp đã đ−ợc thiết kế cho phù hợp hơn.
Qua thực tế áp dụng ở một số dự án, ph−ơng pháp Hyperbolic tiện lợi và đem lại kết
quả hợp lý trong việc xử lý số liệu quan trắc lún đối với công trình đắp đất với thời
gian ngắn (th−ờng < 2-3 năm). Kết quả quan trắc sau khi thi công xong tại công
trình cho kết quả phù hợp với dự báo đ−a ra, tiết kiệm thời gian thi công, đáp ứng kịp
thời chính xác tiêu chuẩn lún đặt ra.
1.2.2. Nội dung ph−ơng pháp
- Ph−ơng pháp Hyperbolic giả thiết rằng, đối với một tải trọng không đổi, tốc độ lún
giảm dần theo một đ−ờng cong Hyperbolic với ph−ơng trình nh− sau:
ST’=So+T’/(α+β.T’) và Sf’=So+T’/(β.T’) (58)
trong đó:
T’ : là thời gian đ−ợc tính bắt đầu từ thời gian chờ, sau khi đắp xong (ngày);
So : là độ lún quan trắc đ−ợc tại thời điểm T’=0 (cm);
ST’ : là độ lún tại thời điểm T’ (cm);
Sf : là độ lún cuối cùng (cm);
α, β : là các hệ số đ−ợc xác định từ các giá trị quan trắc.
- Xác định ph−ơng trình đ−ờng cong Hyperbolic qua số liệu quan trắc thực tế.
• Xác định ngày bắt đầu của thời gian chờ và đặt nó là thời điểm T’= 0,
t−ơng ứng với nó xác định So.
• Với mỗi giá trị lún quan trắc đ−ợc sau thời điểm đó, thuộc thời gian
nghỉ, tính các giá trị t−ơng ứng T’/(ST'’-So).
• Vẽ đ−ờng thẳng quan hệ T’ và T’/(ST’-So).
• Từ đ−ờng thẳng này xác định các hệ số α và β. (α là tung độ giao
điểm của đ−ờng thẳng cắt trục tung, β là hệ số góc của đ−ờng thẳng).
• Từ ph−ơng trình thu đ−ợc, dễ dàng xác định đ−ợc các thông số:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát nhu cầu của khách du lịch nội địa về loại hình du lịch bụi tại tỉnh Thừa Thiên Huế Khoa học Tự nhiên 0
U Khảo sát chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn quận bình tân, đề xuất biện pháp xử lý Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát thực trạng hoạt động bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn gpp trên địa bàn Hà nội năm 2016 Y dược 0
D Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Kinh Môn- Hải Dương và đề xuất biện pháp giảm thiểu Nông Lâm Thủy sản 0
T Khảo sát vi sinh vật tại vùng bị ảnh hưởng dioxin và đánh giá tiềm năng tiêu độc của vi sinh vật bản địa Luận văn Sư phạm 0
V Khảo sát, đánh giá đặc điểm địa hóa môi trường nước dưới đất khu vực nam - đông nam Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
V Hội nhập việc làm, nghề nghiệp của thanh niên - khảo sát trên địa bàn Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình (Giai đoạn 2005 - 2011) Văn hóa, Xã hội 3
T vấn đề về đời sống của nữ thanh niên xung phong chống Mỹ (Qua nghiên cứu khảo sát tại địa bàn quận Đống Đa và huyện Từ Liêm - hà Nội) Văn hóa, Xã hội 0
V Nhận thức, thái độ, hành vi về tình dục an toàn của công nhân ngoại tỉnh trên địa bàn Hà Nội (Qua khảo sát tại Công ty CP may Đông Mỹ) Văn hóa, Xã hội 0
C Vài nét về đời sống người phụ nữ già cô đơn ở nông thôn, nhìn từ góc độ xã hội (Qua khảo sát ở địa bàn thuộc tỉnh Hà Tây) Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top