Marco

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 1
1.1. KHÁI NIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI . 4
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HưỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NGẮN,
TRUNG VÀ DÀI HẠN . 4
1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn . 4
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đến tỷ giá trong trung và dài hạn . 6
1.2.2.1 Lạm phát và lãi suất . 6
1.2.2.2 Tác động của xu hướng tài khoản vãng lai: . 7
1.2.2.3 Can thiệp của Ngân hàng Trung Ương: . 9
1.2.2.5 Ảnh hưởng của tỷ giá thị trường tự do: . 10
1.3 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ. 11
1.3.1 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát . 11
1.3.2 Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại . 12
1.4 CÁC LÝ THUYẾT KINH ĐIỂN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI VÀ CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ . 14
1.4.1 Lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity – PPP) . 14
1.4.2 Lý thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity). . 15
1.4.3 Hiệu ứng Fisher quốc tế: . 15
1.4.4 Phương pháp tiền tệ. 16
1.4.4.1 Mô hình Mundell- Flemming: . 16
1.4.4.2 Mô hình giá linh hoạt: . 19
1.4.4.3 Mô hình giá cứng Dornbusch: . 20
1.4.5 Phương pháp cân bằng danh mục(PBM): . 20
KẾT LUẬN CHưƠNG 1 . 21
CHưƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HưỞNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT VÀ
CÁN CÂN THưƠNG MẠI. 23
2.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VĨ MÔ VIỆT NAM 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 23
2.2 KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGẮN HẠN ĐẾN TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI . 26
2.3 KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TRONG TRUNG VÀ DÀI HẠN . 32
2.3.1 Kiểm định tác động của lạm phát, lãi suất, thu nhập đến tỷ giá bằng mô hình VECM . 32
2.3.1.1 Phương pháp: . 32
2.3.1.2 Dữ liệu và mô tả . 33
2.3.1.3 Mô hình kiểm định . 33
2.3.1.4 Kết luận từ mô hình . 35
2.3.2. Kiểm định sự can thiệp của NHNN vào tỷ giá. 35
2.3.2.1 Phương pháp . 36
2.3.2.2 Dữ liệu và mô tả . 37
2.3.2.3 Kết quả ước lượng: . 37
2.3.2.4 Kết luận từ mô hình: . 39
2.3.3 Mối quan hệ tác động giữa tỷ giá thị trường chợ đen và tỷ giá chính thức. . 39
2.3.3.1 Phương pháp . 39
2.3.3.2 Dữ liệu và mô tả . 40
2.3.3.3 Mô hình kiểm định . 40
2.3.3.4 Kết luận từ mô hình: . 42
2.3.4 Kiểm định mối quan hệ tác động của tài khoản vãng lai đến tỷ giá . 43
2.3.4.1 Phương pháp: . 43
2.3.4.2 Dữ liệu và mô tả . 43
2.3.4.3 Kết quả ước lượng mô hình . 43
2.3.4.4 Kết luận từ mô hình: . 44
2.4. ĐO LưỜNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ. . 45
2.4.1 Ý tưởng mô hình. 45
2.4.2 Phương pháp và xử lý số liệu . 45
2.4.3 Kết quả . 47
2.4.3 Kết luận . 48
2.5. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ . 49
2.5.1 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát . 49
2.5.1.1 Phương pháp: . 49
2.5.1.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu: . 50
2.5.1.3 Xác định mối quan hệ trong dài hạn. . 51
2.5.1.4 Mô hình xem xét mối quan hệ tác động của tỷ giá lên lạm phát . 52
2.5.1.5 Kết luận từ mô hình: . 54
2.5.2 Tác động của tỷ giá hối đoái lên xuất nhập khẩu. . 55
2.5.2.1 Phương pháp . 55
2.5.2.2. Dữ liệu và mô tả: . 55
2.5.2.3. Kiểm định. . 56
KẾT LUẬN CHưƠNG 2 . 57
CHưƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
HưỚNG ĐẾN CÁC MỤC TIÊU NGẮN VÀ TRUNG HẠN . 59
3.1 KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ THEO MỤC TIÊU . 59
3.1.1 Mục tiêu ngắn hạn . 59
3.1.2 Mục tiêu trung và dài hạn . 60
3.1.2.1 Lựa chọn chế độ tỷ giá . 60
3.1.2.2 Cơ chế hai tỷ giá . 63
3.2 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VỚI MỤC TIÊU NGẮN HẠN: ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ
VÀ CHỐNG LẠM PHÁT . 63
3.3 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VỚI MỤC TIÊU TRUNG VÀ DÀI HẠN . 70
3.3.1 Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng trung ương . 71
3.3.2 Hiện đại hóa thị trường ngoại hối . 73
3.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ . 76
KẾT LUẬN CHưƠNG 3 . 79
KẾT LUẬN . 80
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các phạm trù kinh
tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu quả trong việc tác động đến quan
hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng thời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với
chính sách tiền tệ quốc gia. Trải qua nhiều thời kì, nhân loại đã và đang cố gắng tiếp
cận vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt này với mong muốn đạt được một nhận thức
đúng đắn về tỉ giá hối đoái, từ đó xác định và áp dụng vào thực tiễn một chính sách
phù hợp, nhằm biến tỷ giá trở thành một công cụ tích cực trong quản lý nền kinh tế ở
mỗi nước.Điều này thôi thúc việc phải có một nghiên cứu cung cấp một cái nhìn toàn
diện về các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái cũng như ảnh hưởng của tỷ giá hối
đoái đến các nhân tố vĩ mô, để tỷ giá hối đoái có thể trở thành một công cụ chính sách
hiệu quả trong điều hành kinh tế.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Hiện nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề tỷ giá hối đoái tại Việt Nam. Tuy
nhiên, các đề tài đó chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó của vấn đề này. Vì vậy, mục
tiêu của bài nghiên cứu này hướng đến là cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về vấn đề
tỷ giá hối đoái tại Việt Nam, bao gồm: những nhân tố thực sự ảnh hưởng đến tỷ giá,
tác động của chúng đến biến vĩ mô và các công cụ có hiệu quả trong việc điều hành tỷ
giá. Bên cạnh đó, trên cơ sở tiếp cận các phương pháp điều hành tỷ giá của các nước
trên thế giới, áp dụng với điều kiện cụ thể tại nước ta, bài nghiên cứu sẽ xây dựng nên
những mục tiêu ngắn và trung hạn cho việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái tại
Việt Nam.
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, định lượng, thống kê, so
sánh, phân tích và tổng hợp nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
Để tiến hành phân tích định lượng các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái và ảnh
hưởng của tỷ giá lên các biến của nền kinh tế như lạm phát, xuất nhập khẩu; các công
cụ điều hành tỷ giá, đề tài sử dụng các số liệu công bố trong khoảng 15 năm qua của
quỹ tiền tệ thế giới (IMF), ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới
(WB), Economic Statistics, Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), Ngân hàng Nhà
nước (SBV)...
Đặc biệt, để xem xét ảnh hưởng của yếu tố tâm lý hành vi trong việc giải thích sự biến
động của tỷ giá hối đoái tại Việt Nam, chúng tui tiến hành một cuộc khảo sát hướng
đến những nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối. Kết quả khảo sát được thống kê và sử
dụng cho những phân tích của chúng tôi.
Trên cơ sở tổng hợp các kết quả kiểm định được, kết hợp so sánh với nghiên cứu
phương pháp điều hành tỷ giá ở các nước có mối quan hệ tương đối tương đồng với
Việt Nam; chúng tui tiến hành xây dựng nên các mục tiêu ngắn và trung hạn cho việc
điều hành chính sách tỷ giá và những gợi ý để đạt được mục tiêu đó.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
Chương 2: Khảo sát và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt
Nam, ảnh hưởng tỷ giá hối đoái đến lạm phát và cán cân thương mại.
Chương 3: Khuyến nghị về việc điều hành chính sách tỷ giá hướng đến mục tiêu ngắn
và trung hạn.
5. Ý NGHĨA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống các công trình nghiên cứu và các lý thuyết kinh điển
về vấn đề các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong ngắn, trung và dài hạn và mối
liên hệ của tỷ giá hối đoái đến các nhân tố vĩ mô.
Về mặt thực tiễn, đề tài đã cho thấy tác động của các nhân tố đến tỷ giá hối đoái trong
ngắn, trung, dài hạn và làm rõ mối liên hệ của tỷ giá hối đoái đến các nhân tố vĩ mô,
qua đó góp phần làm rõ các học thuyết kinh tế về những vấn đề trên. Đề tài cũng
thành công trong việc kiểm định hiệu quả của các công cụ tiền tệ lên điều hành tỷ giá
hối đoái. Cuối cùng đề tài cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp các nhà làm
chính sách có biện pháp điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt và hướng đến những
mục tiêu ngắn, và trung hạn.
6. HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã cố gắng hệ thống một cách khá đầy đủ và toàn diện các nhân tố xác định tỷ
giá hối đoái. Dù rằng trong quá trình tìm hiểu chúng tui nhận thấy vẫn còn một nhân
tố ảnh hưởng khá lớn đến tỷ giá hối đoái trong trung và dài hạn, đó là chính sách kiểm
soát vốn của chính phủ. Nhưng những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn dữ liệu đã
hạn chế chúng tui thực hiện các kiểm định về ảnh hưởng của nhân tố này đến tỷ giá
hối đoái. Đồng thời, để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố lên tỷ giá hối đoái trong
ngắn hạn vẫn cần thực hiện một cuộc khảo sát chuyên sâu hơn, với mẫu lớn hơn.
Chúng tui hi vọng những thiếu sót này sẽ được các đề tài nghiên cứu về sau hoàn thiện
hơn.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. KHÁI NIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI1
Việc trao đổi mua bán không chỉ giới hạn trong phạm vi một nước mà có sự tham gia
của nhiều quốc gia khác nhau. Khi đó, các quan hệ thanh toán, tín dụng trong giao
dịch ngoại thương giữa các bên đòi hỏi phải sử dụng đơn vị tiền tệ của một trong hai
nước nhưng cũng có thể là đồng tiền của nước thứ ba. Vì vậy vấn đề chuyển đổi đồng
tiền nước này sang nước khác để xác định giá trị giao dịch, thanh toán có ý nghĩa rất
quan trọng. Để thực hiện việc chuyển đổi đó phải dựa vào một mức quy đổi xác định.
Điều này đã nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế. Về hình thức, tỷ giá
hối đoái là giá đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng đồng tiền nước
khác, là hệ số quy đổi của một đồng tiền này sang đồng tiền khác. Về nội dung, tỷ
giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch
vụ, phát sinh trực tiếp từ tiền tệ và quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia. Như vậy, tỷ
giá hối đoái chính là sự so sánh tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau.
Có hai phương pháp yết giá tỷ giá.
- Giá một đơn vị ngoại tệ được biểu hiện bằng một số lượng đơn vị nội tệ.
- Giá trị một số đơn vị ngoại tệ được biểu hện bằng một đơn vị nội tệ.
Về cơ bản, phương pháp thứ hai chỉ đơn thuần là nghịch đảo của phương pháp thứ
nhất. Việc sử dụng phương pháp biểu hiện nào thật ra không quan trọng, nhưng chúng
ta cần chú ý đến phương pháp biểu hiện khi đề cập đến vấn đề sự gia tăng hay sụt
giảm tỷ giá.
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NGẮN,
TRUNG VÀ DÀI HẠN
1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn2
Các nhân tố ngắn hạn được đề cập đến bao gồm: hành vi bầy đàn, tâm lý nhà đầu tư,
khối lượng đặt lệnh, sự phản ứng với tin tức và những biến động của giá vàng trong
ngắn hạn.
- Hành vi bầy đàn (hiệu ứng mua theo – bandwagon effect): Banerjee (1992)
cho rằng hành vi bầy đàn là hành vi mọi người hành động theo những gì mà người
khác đang làm, thậm chí ngay cả khi thông tin riêng của họ cho thấy nên hành động
một cách khác đi.
- Tâm lý, kỳ vọng của nhà đầu tư (Investors Psychology): Theo Rosenberg
(2003), Murphy (2006), tỷ giá có thể chịu ảnh hưởng khi mức độ chấp nhận rủi ro và
kỳ vọng của nhà đầu tư thay đổi. Khi niềm tin vào đồng nội tệ giảm sút, nhà đầu tư
cẩn trọng hơn trong những quyết định đầu tư, họ không sẵn sàng nắm giữ tài sản dưới
dạng đồng bản tệ. Chẳng hạn nếu đồng USD tăng giá, thì nhà đầu tư có khuynh hướng
duy trì danh mục tài sản của mình bằng đồng USD, do vậy trong ngắn hạn sẽ giữ đồng
USD ở mức cao3.
- Khối lượng đặt lệnh (Order flow)4: trên thị trường ngoại hối quốc tế, tồn tại
sự tương quan cùng chiều giữa tỷ giá giao ngay với dòng tiền giao dịch đưa vào thị
trường của các trung tâm giao dịch hối đoái và khối lượng đặt lệnh của nhà đầu tư.
Evans và Lyons (2002) cho thấy thay đổi trong khối lượng đặt lệnh giải thích được 45
– 65% biến động giá hằng ngày trong tỷ giá đồng Mark Đức/Yên Nhật5. Những giải
thích cho ảnh hưởng của khối lượng đặt lệnh xuất phát từ giả định là thông tin trên thị
trường tiền tệ có hai dạng: Dạng công khai và dạng nội bộ (thông tin riêng)6. Khối
lượng đặt lệnh được xem là có mối tương quan với tỷ giá vì chúng đo lường hành vi
của những thành phần tham gia thị trường dựa trên những thông tin nội bộ của họ7.
Hình 1. 1: Sơ đồ ảnh hưởng của thông tin đến khối lượng đặt lệnh và tỷ giá hối đoái.
- Sự phản ứng đối với tin tức công bố (reactions to news): Theo nghiên cứu của
Henriette và Marc (2004) về ảnh hưởng của tin tức đến tỷ giá Euro/USD, tỷ giá hối
đoái trong ngắn hạn chịu tác động rất lớn của thông tin công bố (những công bố của
Ngân Hàng Trung Ương, các chính trị gia). Thông tin ngay khi được công bố sẽ nhanh
chóng tác động đến tỷ giá hối đoái. Chẳng hạn một thông báo khả quan về tình hình
lạm phát của Mỹ sẽ nhanh chóng được thị trường tiếp nhận, trong ngắn hạn các nhà
đầu tư sẽ tiến hành mua vào đồng USD làm tỷ giá USD/EUR tăng lên, lực mua sẽ yếu
dần cho đến khi đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn.
- Biến động giá vàng: Trong lịch sử, vàng đóng một yếu tố quan trọng trong
việc xác định tỷ giá hối đoái. Ngày nay, tuy vàng không còn đóng vai trò chính yếu
trong việc xác định giá trị đồng tiền quốc gia, nhưng một lượng lớn vàng vẫn được các
NHTW và IMF dự trữ. Đối với những quốc gia mà người dân có thói quen duy trì tiết
kiệm bằng vàng thì sự biến động của giá vàng vẫn có ảnh hưởng lớn đến quyết định
đầu tư hay tiết kiệm của người dân. Theo Sjaastad và Scacciavillani (1996), đối với
những quốc gia theo chế độ tỷ giá thả nổi, biến động tỷ giá có mối tương quan chặt
chẽ với biến động giá vàng, nhất là trong ngắn hạn8.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đến tỷ giá trong trung và dài hạn
1.2.2.1 Lạm phát và lãi suất
Ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất đến tỷ giá hối đoái sẽ được làm rõ hơn khi xem
xét cơ chế truyền dẫn của các yếu tố này thông qua các lý thuyết về điều kiện tương
nội bộ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phanthimai

New Member
Re: [Free] Kiểm định các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và cán cân thương mại

TÀI LIỆUMối quan hệ giữa lãi suất và các biến số kinh tế vĩ mô khác
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS TP Nam định Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng – Coninco Luận văn Kinh tế 0
L Khảo sát quy trình và xác định các điểm kiểm soát giới hạn trên dây chuyền sản xuất bánh Pía Khoa học Tự nhiên 2
H Kỹ thuật xác định các ca kiểm thử và dữ liệu kiểm thử nhờ ma trận kiểm thử Công nghệ thông tin 2
D CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty CP Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
Z Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
B Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng Luận văn Kinh tế 0
L Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CP tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng – Coninco Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top