vivannguyen26
New Member
Luận văn luật: Kiểm tra và xử lý đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ( Qua thực tiễn trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa ) : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2012
Chủ đề: Luật hành chính
Pháp luật Việt Nam
Quy phạm pháp luật
Hội đồng Nhân dân
Ủy ban nhân dân
Miêu tả: 117 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng hợp những thành tựu lý luận cơ bản về hoạt động ban hành, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Phân tích thực trạng hoạt động ban hành, kiểm tra VBQPPL của chính quyền địa phương qua khảo sát thực tiễn tại tỉnh Thanh Hóa, từ đó rút ra các kết luận đánh giá và kinh nghiệm đúc kết. Xây dựng và kiến giải các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm tra VBQPPL của chính quyền địa phương
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, xây dựng Nhà nước pháp
quyền, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, chủ động hội nhập quốc tế là những quyết
sách quan trọng đã được Đảng ta xác định và khẳng định trong nhiều văn kiện quan trọng
như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW
ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX... Nhằm triển khai thực hiện các
chủ trương này, tại Nghị quyết số 287/2001/NQ-UBTVQH10 ngày 29/01/2001 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội khóa 10 quy định thi hành một số điểm của Nghị quyết về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 đã chuyển giao hoạt động
kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (công tác kiểm sát chung) từ
các cơ quan kiểm sát sang cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), để các cơ quan, đơn vị này
tiếp tục thực hiện.
Thực hiện các quy định của Hiến pháp (sửa đổi), Luật số 02/2002/QH11 ngày 16 tháng
12 năm 2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành VBQPPL (hiện nay là Luật
ban hành VBQPPL năm 2008), Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 về kiểm tra và xử lý
VBQPPL, hiện nay đã được thay thế bởi Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4
năm 2010. Kiểm tra, xử lý VBQPPL là thiết chế mới, có ý nghĩa quan trọng đối với các
cơ quan hành pháp, nhất là trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước bằng pháp luật
theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân.
Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đặt ra
nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, trong đó có nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật
thống nhất, đồng bộ, minh bạch, công khai, dân chủ và là cơ sở bảo đảm cho các cơ quan, tổ
chức, cá nhân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Trong bối cảnh chính quyền Trung ương đang tiến hành những cải cách mạnh mẽ
nhằm phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp, nhằm phát huy quyền
chủ động, sáng tạo của mỗi địa phương trong quản lý nhà nước, các cấp chính quyền địa
phương đang sử dụng pháp luật như một công cụ quan trọng, hiệu quả để quản lý và phát
triển. VBQPPL của chính quyền địa phương ban hành cũng đã và đang phục vụ đắc lực
cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Theo quy định của Luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004, Luật
ban hành VBQPPL năm 2008 thì HĐND và UBND các cấp được ban hành VBQPPL
theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định để thực hiện việc quản lý nhà nước
ở địa phương.
Trong thời kỳ đổi mới chính quyền địa phương đang rất quan tâm tới việc xây dựng
và ban hành VBQPPL theo thẩm quyền, các văn bản này được ban hành chủ yếu để cụ
thể hóa và thực hiện những quy định của các VBQPPL của cơ quan nhà nước ở Trung
ương cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương hay quy định những vấn đề mà
chính quyền địa phương được ủy quyền ban hành. Tuy nhiên, trong quá trình ban hành
VBQPPL, ở một số nơi chính quyền các cấp vẫn còn ban hành văn có nội dung trái pháp
luật, không đúng thẩm quyền, sai về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, trình tự thủ
tục ban hành…
Trong bối cảnh đó, việc tăng cường công tác kiểm tra VBQPPL là trách nhiệm của
các cơ quan hành pháp nhằm hoàn thiện các VBQPPL, trước hết là các VBQPPL do các
bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND và UBND các cấp ban hành, bảo đảm văn bản của các cơ
quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương, tôn trọng thứ bậc hiệu lực của văn
bản pháp luật - một trong những nguyên tắc quan trọng của nhà nước pháp quyền.
Do tính thời sự, cấp bách của vấn đề nên tác giả đã chọn đề tài: "Kiểm tra và xử lý đối
với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và ?y ban nhân dân (qua thực tiễn
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa)" cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta hiện nay, các vấn đề về VBQPPL, văn bản hành chính, quyết định quản lý
nhà nước đã và đang được nhiều nhà khoa học (luật học, hành chính học, ngôn ngữ
học...) quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu, như:
- GS.TS Nguyễn Đăng Dung, GS.TS Hoàng Trọng Phiến, Hướng dẫn soạn thảo văn
bản, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998.
- Nguyễn Chí Dũng, "Những nội dung cần làm khi lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12/2005.
- Phạm Tuấn Khải, "Nhà khoa học với công tác xây dựng pháp luật: vai trò, ý nghĩa
và thực trạng", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14, 6/2006).
- Uông Chu Lưu (Chủ biên), Bình luận Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005.
- Nguyễn Công Long, Hoàn thiện thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính
công, 2005.
- TS. Nguyễn Thế Quyền, "Hiệu lực của văn bản pháp luật những vấn đề lý luận và
thực tiễn", Tạp chí Luật học, số 2/2005.
- PGS.TS. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
- Hà Quang Thanh, Hoàn thiện việc ban hành văn bản quản lý nhà nước của hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước, Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước, 2000.
- TS. Lưu Kiếm Thanh, Hướng dẫn soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước,
Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999.
Ngoài ra, còn có một số bài báo, công trình nghiên cứu khác đăng trên các tạp chí
chuyên ngành: Tạp chí Quản lý nhà nước; Tạp chí Cộng sản; Tạp chí Luật học.
Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến nhiều góc độ của VBQPPL, quyết
định quản lý nhà nước, văn bản hành chính nói chung. Tuy nhiên chưa có nhiều công
trình nghiên cứu một cách riêng lẻ, cụ thể về ban hành văn bản của chính quyền địa
phương và đặc biệt về vấn đề kiểm tra và xử lý VBQPPL của chính quyền địa phương.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích
Xuất phát từ những quan điểm, chủ trương cải cách nền hành chính và kiện toàn bộ
máy nhà nước, trên cơ sở những thành tựu lý luận hành chính- luật học, từ khảo sát thực
tế hoạt động ban hành, kiểm tra VBQPPL của các cấp chính quyền địa phương tại Thanh
Hóa, với mục đích nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL của HĐND và
UBND trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Do đó, nội dung đề tài không chỉ tập trung đánh giá
riêng hoạt động kiểm tra, xử lý VBQPPL, mà còn có cả một số đánh giá liên quan đến
hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL. Trên cơ sở đó rút ra được những ưu điểm,
những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại và quan trọng hơn là đề ra được các giải
pháp về hoàn thiện hoạt động kiểm tra VBQPPL của chính quyền địa phương và đưa hoạt
động kiểm tra, xử lý đối với VBQPPL của HĐND và UBND trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
đi vào nề nếp, đúng pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính khả thi trong thực
tiễn.
* Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, tác giả tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp những thành tựu lý luận cơ bản về hoạt động ban hành, kiểm tra
VBQPPL;
- Phân tích thực trạng hoạt động ban hành, kiểm tra VBQPPL của chính quyền địa
phương qua khảo sát thưc tiễn tại tỉnh Thanh Hóa, từ đó rút ra các kết luận đánh giá và
kinh nghiệm đúc kết;
- Xây dựng và kiến giải các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm tra VBQPPL
của chính quyền địa phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống các VBQPPL do HĐND và UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban
hành; các hoạt động ban hành, kiểm tra VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh Thanh Hóa
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với 27 huyện, thị xã, thành phố
trong tỉnh.
- Phạm vi thời gian: trong 7 năm (từ năm 2004 khi Nghị định 135/2003/NĐ-CP của
Chính phủ về kiểm tra và xử lý VBQPPL được ban hành có hiệu lực cho đến nay)
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm vào Link, đợi vài giây sau đó bấm Get Website để tải:
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2012
Chủ đề: Luật hành chính
Pháp luật Việt Nam
Quy phạm pháp luật
Hội đồng Nhân dân
Ủy ban nhân dân
Miêu tả: 117 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng hợp những thành tựu lý luận cơ bản về hoạt động ban hành, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Phân tích thực trạng hoạt động ban hành, kiểm tra VBQPPL của chính quyền địa phương qua khảo sát thực tiễn tại tỉnh Thanh Hóa, từ đó rút ra các kết luận đánh giá và kinh nghiệm đúc kết. Xây dựng và kiến giải các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm tra VBQPPL của chính quyền địa phương
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, xây dựng Nhà nước pháp
quyền, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, chủ động hội nhập quốc tế là những quyết
sách quan trọng đã được Đảng ta xác định và khẳng định trong nhiều văn kiện quan trọng
như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW
ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX... Nhằm triển khai thực hiện các
chủ trương này, tại Nghị quyết số 287/2001/NQ-UBTVQH10 ngày 29/01/2001 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội khóa 10 quy định thi hành một số điểm của Nghị quyết về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 đã chuyển giao hoạt động
kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (công tác kiểm sát chung) từ
các cơ quan kiểm sát sang cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), để các cơ quan, đơn vị này
tiếp tục thực hiện.
Thực hiện các quy định của Hiến pháp (sửa đổi), Luật số 02/2002/QH11 ngày 16 tháng
12 năm 2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành VBQPPL (hiện nay là Luật
ban hành VBQPPL năm 2008), Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 về kiểm tra và xử lý
VBQPPL, hiện nay đã được thay thế bởi Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4
năm 2010. Kiểm tra, xử lý VBQPPL là thiết chế mới, có ý nghĩa quan trọng đối với các
cơ quan hành pháp, nhất là trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước bằng pháp luật
theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân.
Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đặt ra
nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, trong đó có nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật
thống nhất, đồng bộ, minh bạch, công khai, dân chủ và là cơ sở bảo đảm cho các cơ quan, tổ
chức, cá nhân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Trong bối cảnh chính quyền Trung ương đang tiến hành những cải cách mạnh mẽ
nhằm phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp, nhằm phát huy quyền
chủ động, sáng tạo của mỗi địa phương trong quản lý nhà nước, các cấp chính quyền địa
phương đang sử dụng pháp luật như một công cụ quan trọng, hiệu quả để quản lý và phát
triển. VBQPPL của chính quyền địa phương ban hành cũng đã và đang phục vụ đắc lực
cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Theo quy định của Luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004, Luật
ban hành VBQPPL năm 2008 thì HĐND và UBND các cấp được ban hành VBQPPL
theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định để thực hiện việc quản lý nhà nước
ở địa phương.
Trong thời kỳ đổi mới chính quyền địa phương đang rất quan tâm tới việc xây dựng
và ban hành VBQPPL theo thẩm quyền, các văn bản này được ban hành chủ yếu để cụ
thể hóa và thực hiện những quy định của các VBQPPL của cơ quan nhà nước ở Trung
ương cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương hay quy định những vấn đề mà
chính quyền địa phương được ủy quyền ban hành. Tuy nhiên, trong quá trình ban hành
VBQPPL, ở một số nơi chính quyền các cấp vẫn còn ban hành văn có nội dung trái pháp
luật, không đúng thẩm quyền, sai về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, trình tự thủ
tục ban hành…
Trong bối cảnh đó, việc tăng cường công tác kiểm tra VBQPPL là trách nhiệm của
các cơ quan hành pháp nhằm hoàn thiện các VBQPPL, trước hết là các VBQPPL do các
bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND và UBND các cấp ban hành, bảo đảm văn bản của các cơ
quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương, tôn trọng thứ bậc hiệu lực của văn
bản pháp luật - một trong những nguyên tắc quan trọng của nhà nước pháp quyền.
Do tính thời sự, cấp bách của vấn đề nên tác giả đã chọn đề tài: "Kiểm tra và xử lý đối
với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và ?y ban nhân dân (qua thực tiễn
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa)" cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta hiện nay, các vấn đề về VBQPPL, văn bản hành chính, quyết định quản lý
nhà nước đã và đang được nhiều nhà khoa học (luật học, hành chính học, ngôn ngữ
học...) quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu, như:
- GS.TS Nguyễn Đăng Dung, GS.TS Hoàng Trọng Phiến, Hướng dẫn soạn thảo văn
bản, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998.
- Nguyễn Chí Dũng, "Những nội dung cần làm khi lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12/2005.
- Phạm Tuấn Khải, "Nhà khoa học với công tác xây dựng pháp luật: vai trò, ý nghĩa
và thực trạng", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14, 6/2006).
- Uông Chu Lưu (Chủ biên), Bình luận Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005.
- Nguyễn Công Long, Hoàn thiện thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính
công, 2005.
- TS. Nguyễn Thế Quyền, "Hiệu lực của văn bản pháp luật những vấn đề lý luận và
thực tiễn", Tạp chí Luật học, số 2/2005.
- PGS.TS. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
- Hà Quang Thanh, Hoàn thiện việc ban hành văn bản quản lý nhà nước của hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước, Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước, 2000.
- TS. Lưu Kiếm Thanh, Hướng dẫn soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước,
Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999.
Ngoài ra, còn có một số bài báo, công trình nghiên cứu khác đăng trên các tạp chí
chuyên ngành: Tạp chí Quản lý nhà nước; Tạp chí Cộng sản; Tạp chí Luật học.
Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến nhiều góc độ của VBQPPL, quyết
định quản lý nhà nước, văn bản hành chính nói chung. Tuy nhiên chưa có nhiều công
trình nghiên cứu một cách riêng lẻ, cụ thể về ban hành văn bản của chính quyền địa
phương và đặc biệt về vấn đề kiểm tra và xử lý VBQPPL của chính quyền địa phương.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích
Xuất phát từ những quan điểm, chủ trương cải cách nền hành chính và kiện toàn bộ
máy nhà nước, trên cơ sở những thành tựu lý luận hành chính- luật học, từ khảo sát thực
tế hoạt động ban hành, kiểm tra VBQPPL của các cấp chính quyền địa phương tại Thanh
Hóa, với mục đích nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL của HĐND và
UBND trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Do đó, nội dung đề tài không chỉ tập trung đánh giá
riêng hoạt động kiểm tra, xử lý VBQPPL, mà còn có cả một số đánh giá liên quan đến
hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL. Trên cơ sở đó rút ra được những ưu điểm,
những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại và quan trọng hơn là đề ra được các giải
pháp về hoàn thiện hoạt động kiểm tra VBQPPL của chính quyền địa phương và đưa hoạt
động kiểm tra, xử lý đối với VBQPPL của HĐND và UBND trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
đi vào nề nếp, đúng pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính khả thi trong thực
tiễn.
* Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, tác giả tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp những thành tựu lý luận cơ bản về hoạt động ban hành, kiểm tra
VBQPPL;
- Phân tích thực trạng hoạt động ban hành, kiểm tra VBQPPL của chính quyền địa
phương qua khảo sát thưc tiễn tại tỉnh Thanh Hóa, từ đó rút ra các kết luận đánh giá và
kinh nghiệm đúc kết;
- Xây dựng và kiến giải các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm tra VBQPPL
của chính quyền địa phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống các VBQPPL do HĐND và UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban
hành; các hoạt động ban hành, kiểm tra VBQPPL của HĐND và UBND tỉnh Thanh Hóa
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với 27 huyện, thị xã, thành phố
trong tỉnh.
- Phạm vi thời gian: trong 7 năm (từ năm 2004 khi Nghị định 135/2003/NĐ-CP của
Chính phủ về kiểm tra và xử lý VBQPPL được ban hành có hiệu lực cho đến nay)

Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm vào Link, đợi vài giây sau đó bấm Get Website để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: