betruclam2008
New Member
Download Đề tài Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của đề tài 5
6. Cấu trúc bài báo cáo khoa học 5
NỘI DUNG 7
PHẦN 1: NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI, NGHỆ THUẬT. 8
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. 7
1.2 Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật. 9
PHẦN 2: KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 12
2.1 Cô đơn của người nghệ sĩ trên hành trình đi tìm cái đẹp 14
2.2 Cô đơn của con người giữa “biển người mênh mông” 19
PHẦN3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT. 27
3.1 Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật 27
3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu 34
3.3. Miêu tả nhân vật gắn với các biểu tượng 38
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO 42
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học hiện đại Việt Nam trong vòng một thập niên trở lại đây đã chứng kiến một bước tiến mới trong thể loại truyện ngắn, một loạt những cây bút trẻ nổi lên trên văn đàn với những tác phẩm xuất sắc mà đặc biệt là có sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ. Cùng với Y Ban, Võ Thị Hảo, Đỗ Bích Thúy, Thùy Linh… Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam một luồng gió mới. Ở cô người đọc thấy được một phong cách đậm chất Nam Bộ thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh và đặc biệt là thông qua hệ thống các nhân vật trong các sáng tác của mình.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không ai trong mỗi chúng ta khi gấp cuốn sách lại mà không thở dài một tiếng, không thốt lên một câu xót xa “ Sao mà lại buồn đến thế!”. Phải rồi, trong con người mỗi chúng ta luôn luôn tồn tại một tiềm thức về cái gọi là : “Ở hiền gặp lành”, đọc một câu chuyện thì thường thích một cái kết có hậu, cuộc đời nhân vật sẽ sang một trang mới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn…Thế nhưng…chúng ta lại quên đi mất một điều, rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn; có những con người “ Ở hiền mà chẳng gặp lành”, có những số phận không phải sống trong một cái kết may mắn, hạnh phúc mà là một cái kết trong những bi kịch. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư để lại dư vị sâu đậm trong lòng người đọc cũng vì đã thể hiện được điều đó. Đọc các tác phẩm của cô, người đọc nặng trĩu một nỗi buồn, tất cả các nhân vật dường như sống trong những nỗi buồn, những nỗi cô đơn, những bi kịch của cuộc đời để rồi kết thúc câu chuyện vẫn là cái buồn, vẫn là cái cô đơn, cái bi kịch ấy. Nó làm day dứt lòng bạn đọc, nó bắt bạn đọc phải thoát ra khỏi cái tiềm thức vẫn tồn tại bấy lâu, nó bắt đọc giả phải suy nghĩ, phải trăn trở về số phận của nhân vật để từ đó thừa nhận một điều rằng: cuộc sống vẫn còn có rất nhiều những bi kịch như thế về con người, thay vì chúng ta sống mãi trong những cái kết thúc có hậu đôi khi là sự sắp đặt thì chúng ta hãy sống với sự thật này, hãy dũng cảm để đối mặt với nó. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ám ảnh bạn đọc chính là ở điều này. Hình ảnh những con người cô đơn có lẽ là hình ảnh để lại cho độc giả những nỗi niềm day dứt và trăn trở nhất. Nhân vật của cô xuất hiện trong sự cô đơn và kết thúc vẫn ở trong nỗi cô đơn ấy. Tìm hiểu về kiểu nhân vật này trong các sáng tác của cô cũng chính là đi khám phá thế giới tâm hồn của Nguyễn Ngọc Tư, một tâm hồn trong trẻo nhưng nặng trĩu nỗi niềm của một người phụ nữ luôn nhìn mọi người trong sự cô đơn đồng thời cũng thấy được những quy luật của cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là cây bút nữ trẻ được biết đến nhiều trong thời gian khoảng một thập niên trở lại đây, với những truyện ngắn đầu tiên được đăng trên tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau, sau đó là một loạt những giải thưởng cao mà cô nhận được. Cho đến nay, cô đã có nhiều truyện ngắn và tập truyện ngắn được xuất bản như : Ngọn đèn không tắt (2000), Nước chảy mây trôi (2005), Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ (2008)… và gần đây nhất là tập Khói trời lỗng lẫy mới được ra mắt bạn đọc vào tháng 11/2010 vừa rồi cùng với sự kiện chuyển thể thành công bộ phim Cánh đồng bất tận từ tác phẩm cùng tên của mình. Có thể nói ngay từ khi ra mắt bạn đọc những tác phẩm đầu tay của mình, “ những đứa con đẻ” của cô đã nhận được rất nhiều sự đánh giá, phê bình của độc giả. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được nghiên cứu và phê bình, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau. Có nhà nghiên cứu gọi cô là “ Đặc sản miền Nam” sau khi đã đi tìm hiểu về giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh trong các tác phẩm của cô ( Trần Hữu Dũng- Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam- Diễn đàn viet-studies.info, 2/2004.). Không gian trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng là đối tượng cho nhiều nhà nghiên cứu hướng đến. Có thể kể đến các bài nghiên cứu được đăng tải trên website : w.w.w.viet-studies.info như Nguyên Ngọc với: Không gian…của Nguyễn Ngọc Tư, Đoàn Nhã Văn với bài : Nắng, gió, vịt và đàn bà giữa những cánh đồng bất tận, Thụy Khuê với bài Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư…Từ đó có những nghiên cứu, đánh giá về phong cách truyện ngắn của cô.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính chuyên sâu về Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn của cô, hầu hết đó là các bài nghiên cứu, bình luận trên các website hay các bài nghiên cứu khoa học hay niên luận, khóa luận của sinh viên, một vài luận văn thạc sĩ. Hi vọng rằng trong một ngày không xa những người hâm mộ truyện ngắn của cô sẽ có những chuyên luận sâu hơn để tìm hiểu về Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn của nhà văn nữ đầy bản lĩnh này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Trong bài báo cáo này chúng tui đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu một kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Có thể nói qua các tác phẩm của cô người đọc thấy xuất hiện một số kiểu nhân vật nổi bật như kiểu nhân vật bi kịch, nhân vật sám hối, nhân vật trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc… ở trong bài viết này chúng tui xin được nói về kiểu nhân vật cô đơn - một kiểu nhân vật để lại khá nhiều ấn tượng sâu sắc cho độc giả.
Phạm vi nghiên cứu
Chúng tui sẽ đi tìm hiểu và nghiên cứu kiểu nhân vật cô đơn qua các tập truyện ngắn đã được xuất bản của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, cụ thể ở đây là ba tập truyện ngắn: Cánh đồng bất tận ( xuất bản năm 2005), Gió lẻ ( xuất bản năm 2008) và tập truyện gần đây nhất là Khói trời lộng lẫy (xuất bản tháng 11 năm 2010). Và trọng tâm chủ yếu là tập truyện thành công nhất của cô, hiện đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên : Cánh đồng bất tận.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này chúng tui sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp phân tích tác phẩm.
Phương pháp khảo sát, thống kê.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp tổng phân hợp.
5. Đóng góp của đề tài
Hiện nay những nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên các phương diện nội dung, nghệ thuật ngày càng được mở rộng, thông qua bài viết này, ngoài mục đích hiểu rõ thêm về Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn của cô chúng tui còn hi vọng có thể đóng góp một phần nào nghiên cứu của mình vào việc nghiên cứu chung về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên khía cạnh về nhân vật. Hi vọng bài viết nhỏ bé này sẽ được dùng như một tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên yêu thích tác giả Nguyễn Ngọc Tư và mong muốn tìm hiểu về cô và các truyện ngắn của mình.
6. Cấu trúc bài báo cáo khoa học
Ngoài phần mở đầu gồm 5 mục trên trong bài báo cáo này chúng tui đi làm rõ những nội dung sau:
NỘI DUNG
Phần I .Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
1.2 Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật.
Phần II Nhân vật cô đơn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
2.1 Cô đơn của người nghệ sĩ trên con đường kiếm tìm hạnh phúc.
2.2 Cô đơn của con người giữa biển người mênh mông.
Phần III Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
3.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
3.2 Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật
3.3 Xây dựng nhân vật gắn với các biểu tượng
KẾT LUẬN
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO.
Trước hết, ám ảnh bạn đọc là biểu tượng của những cánh đồng bất tận. Những cánh đồng mà chị em Nương đã đi qua, những cánh đồng không tên nhưng được hai chị em gọi tên bằng những kỉ niệm có ở những nơi đó. Đó là không gian chứa những miền ký ức của hai đứa trẻ từ khi mẹ chúng đi theo người đàn ông khác, cuộc sống gắn với đàn vịt và những cánh đồng. Cô đơn và buồn tẻ vì phải sống xa cách với mọi người…Đó cũng là những cánh đồng mà ông già trong Cái nhìn khắc khoải ngày ngày vẫn thong dong cùng với con Cộc và đàn vịt, cuộc sống cứ thế trôi đi trong cô đơn và buồn bã…
Gắn liền với biểu tượng cánh đồng là biểu tượng của dòng sông và những chiếc ghe. Dòng sông vừa là dòng nhớ, là dòng nhớ về những miền ký ức đã trôi qua, là những kỷ niệm của mối tình xưa cũ ( Dòng nhớ, Mối tình năm cũ…), dòng sông cũng lại vừa là không gian cho những chiếc ghe trôi nổi…nơi cư trú của những người du mục…
Cùng với biểu tượng cánh đồng, dòng sông và những chiếc ghe là biểu tượng gió. Gió trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là một biểu tượng mang nhiều ý nghĩa. Có khi đó là những ngọn gió “ chướng trở ngọn, trên những cánh đồng ủ ê tin buồn” ( Cánh đồng bất tận), hay là những cơn gió “ xào xạc” trên đỉnh núi mờ sương như để tiễn biệt một người khỏi thế gian ( Sầu trên đỉnh Puvan). Cũng có khi gió mang biểu tượng cho những sự thắc mắc, nghi ngờ “ Những ngày sau cơn bão, tui thường một mình ra Đầm Sầu, tui tự hỏi cơn gió nào đã hắt mẹ tui khỏi xuồng, và nơi nào mẹ ngã xuống, nơi nào mẹ bị bão lấp vùi?” (Một chuyện hẹn hò). Gió còn là biểu tượng cho sự lãnh lẽo, cô độc của những con người trong mùa gió lẻ…
Như vậy với sự xây dựng lên các biểu tượng về không gian Nguyễn Ngọc Tư một lần nữa làm nổi bật lên tâm trạng cô đơn của nhân vật giữa vùng không gian rộng lớn. Trong cái mênh mông của đất trời, cái bất tận của những cánh đồng, cái lạnh lẽo của gió, của dòng sông, cái tù túng của những chiếc ghe…tất cả càng làm cho nỗi cô đơn của con người trở nên sâu sắc và đậm đặc hơn.
KẾT LUẬN
“ Mai sau thế sự có đổi thay tui vẫn viết về mình, về quê mình đã sinh ra, nơi ấy tui mới sống với khát vọng cháy bỏng về con tim mình.” (Nguyễn Ngọc Tư). Có thể nói với một trái tim tinh tế, nhạy bén của một người phụ nữ cùng với tài năng của một người nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Tư đã đem đến cho người đọc những cách nhìn mới mẻ về con người, về cuộc đời và về xã hội. Đọc các truyện ngắn của cô, từ những tác phẩm đầu tiên cho đến những tác phẩm được viết gần đây nhất, người đọc vẫn luôn thấy một tâm trạng buồn, cô đơn vây quanh, ám ảnh lấy nhân vật từ đó ám ảnh đến bạn đọc. Văn chương của cô không mạnh mẽ, gay gắt mà nhẹ nhàng giản dị nhưng lại thấm thía và sâu sắc vô cùng. Ngòi bút của cô len lỏi vào từng khía cạnh cảm xúc của nhân vật khi buồn, khi vui, lúc hi vọng mong chờ, lúc thì hụt hẫng, thất vọng…Không nói ra một cách trực tiếp, không thể hiện một cách cầu kì hoa mĩ những nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư được bộc lộ mình một cách khéo léo, đơn giản. Trong hơi thở của những chất liệu của quê hương Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một không khí gần gũi, thân quen về một miền sông nước với những cánh đồng, những dòng sông và những chiếc ghe lênh đênh trên mặt nước…Chính sự khoáng đạt của không gian trong truyện, sự sâu sắc và tinh tế trong tính cách nhân vật đã gây sức hút lớn cho các nhà làm phim. Phải chăng vì thế mà Cánh đồng bất tận đã thu hút hàng trăm khán giả bởi những cảnh quay phim độc đáo…Khói trời lộng lẫy vừa mới công bố tháng 11 vừa qua đã nhận ngày hợp đồng ký kết của các nhà làm phim… Điều đó cho chúng ta nhận thấy một điều nữa ở Nguyễn Ngọc Tư, văn chương của cô không chỉ mang một nội dung sâu sắc, thể hiện một ngòi bút tinh tế nhạy bén…mà còn là những trang văn đậm chất điện ảnh.
Với một tấm lòng chân thành, yêu quê hương của một người con Nam Bộ, bằng một trái tim nhạy cảm, tinh tế và một tài năng sáng tạo còn nhiều tiềm tàng, hi vọng trong thời gian sắp tới Nguyễn Ngọc Tư sẽ mang đến cho người đọc những tác phẩm hay nhất, mang lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng nhất cũng giống như những gì Cánh đồng bất tận đã tạo ra trong hơn 4 năm vừa qua. Chúng tui tin vào điều đó và mong chờ những thành công hơn nữa của cô trong một ngày không xa…
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của đề tài 5
6. Cấu trúc bài báo cáo khoa học 5
NỘI DUNG 7
PHẦN 1: NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI, NGHỆ THUẬT. 8
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. 7
1.2 Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật. 9
PHẦN 2: KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 12
2.1 Cô đơn của người nghệ sĩ trên hành trình đi tìm cái đẹp 14
2.2 Cô đơn của con người giữa “biển người mênh mông” 19
PHẦN3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT. 27
3.1 Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật 27
3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu 34
3.3. Miêu tả nhân vật gắn với các biểu tượng 38
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO 42
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học hiện đại Việt Nam trong vòng một thập niên trở lại đây đã chứng kiến một bước tiến mới trong thể loại truyện ngắn, một loạt những cây bút trẻ nổi lên trên văn đàn với những tác phẩm xuất sắc mà đặc biệt là có sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ. Cùng với Y Ban, Võ Thị Hảo, Đỗ Bích Thúy, Thùy Linh… Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam một luồng gió mới. Ở cô người đọc thấy được một phong cách đậm chất Nam Bộ thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh và đặc biệt là thông qua hệ thống các nhân vật trong các sáng tác của mình.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không ai trong mỗi chúng ta khi gấp cuốn sách lại mà không thở dài một tiếng, không thốt lên một câu xót xa “ Sao mà lại buồn đến thế!”. Phải rồi, trong con người mỗi chúng ta luôn luôn tồn tại một tiềm thức về cái gọi là : “Ở hiền gặp lành”, đọc một câu chuyện thì thường thích một cái kết có hậu, cuộc đời nhân vật sẽ sang một trang mới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn…Thế nhưng…chúng ta lại quên đi mất một điều, rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn; có những con người “ Ở hiền mà chẳng gặp lành”, có những số phận không phải sống trong một cái kết may mắn, hạnh phúc mà là một cái kết trong những bi kịch. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư để lại dư vị sâu đậm trong lòng người đọc cũng vì đã thể hiện được điều đó. Đọc các tác phẩm của cô, người đọc nặng trĩu một nỗi buồn, tất cả các nhân vật dường như sống trong những nỗi buồn, những nỗi cô đơn, những bi kịch của cuộc đời để rồi kết thúc câu chuyện vẫn là cái buồn, vẫn là cái cô đơn, cái bi kịch ấy. Nó làm day dứt lòng bạn đọc, nó bắt bạn đọc phải thoát ra khỏi cái tiềm thức vẫn tồn tại bấy lâu, nó bắt đọc giả phải suy nghĩ, phải trăn trở về số phận của nhân vật để từ đó thừa nhận một điều rằng: cuộc sống vẫn còn có rất nhiều những bi kịch như thế về con người, thay vì chúng ta sống mãi trong những cái kết thúc có hậu đôi khi là sự sắp đặt thì chúng ta hãy sống với sự thật này, hãy dũng cảm để đối mặt với nó. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ám ảnh bạn đọc chính là ở điều này. Hình ảnh những con người cô đơn có lẽ là hình ảnh để lại cho độc giả những nỗi niềm day dứt và trăn trở nhất. Nhân vật của cô xuất hiện trong sự cô đơn và kết thúc vẫn ở trong nỗi cô đơn ấy. Tìm hiểu về kiểu nhân vật này trong các sáng tác của cô cũng chính là đi khám phá thế giới tâm hồn của Nguyễn Ngọc Tư, một tâm hồn trong trẻo nhưng nặng trĩu nỗi niềm của một người phụ nữ luôn nhìn mọi người trong sự cô đơn đồng thời cũng thấy được những quy luật của cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là cây bút nữ trẻ được biết đến nhiều trong thời gian khoảng một thập niên trở lại đây, với những truyện ngắn đầu tiên được đăng trên tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau, sau đó là một loạt những giải thưởng cao mà cô nhận được. Cho đến nay, cô đã có nhiều truyện ngắn và tập truyện ngắn được xuất bản như : Ngọn đèn không tắt (2000), Nước chảy mây trôi (2005), Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ (2008)… và gần đây nhất là tập Khói trời lỗng lẫy mới được ra mắt bạn đọc vào tháng 11/2010 vừa rồi cùng với sự kiện chuyển thể thành công bộ phim Cánh đồng bất tận từ tác phẩm cùng tên của mình. Có thể nói ngay từ khi ra mắt bạn đọc những tác phẩm đầu tay của mình, “ những đứa con đẻ” của cô đã nhận được rất nhiều sự đánh giá, phê bình của độc giả. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được nghiên cứu và phê bình, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau. Có nhà nghiên cứu gọi cô là “ Đặc sản miền Nam” sau khi đã đi tìm hiểu về giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh trong các tác phẩm của cô ( Trần Hữu Dũng- Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam- Diễn đàn viet-studies.info, 2/2004.). Không gian trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng là đối tượng cho nhiều nhà nghiên cứu hướng đến. Có thể kể đến các bài nghiên cứu được đăng tải trên website : w.w.w.viet-studies.info như Nguyên Ngọc với: Không gian…của Nguyễn Ngọc Tư, Đoàn Nhã Văn với bài : Nắng, gió, vịt và đàn bà giữa những cánh đồng bất tận, Thụy Khuê với bài Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư…Từ đó có những nghiên cứu, đánh giá về phong cách truyện ngắn của cô.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính chuyên sâu về Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn của cô, hầu hết đó là các bài nghiên cứu, bình luận trên các website hay các bài nghiên cứu khoa học hay niên luận, khóa luận của sinh viên, một vài luận văn thạc sĩ. Hi vọng rằng trong một ngày không xa những người hâm mộ truyện ngắn của cô sẽ có những chuyên luận sâu hơn để tìm hiểu về Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn của nhà văn nữ đầy bản lĩnh này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Trong bài báo cáo này chúng tui đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu một kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Có thể nói qua các tác phẩm của cô người đọc thấy xuất hiện một số kiểu nhân vật nổi bật như kiểu nhân vật bi kịch, nhân vật sám hối, nhân vật trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc… ở trong bài viết này chúng tui xin được nói về kiểu nhân vật cô đơn - một kiểu nhân vật để lại khá nhiều ấn tượng sâu sắc cho độc giả.
Phạm vi nghiên cứu
Chúng tui sẽ đi tìm hiểu và nghiên cứu kiểu nhân vật cô đơn qua các tập truyện ngắn đã được xuất bản của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, cụ thể ở đây là ba tập truyện ngắn: Cánh đồng bất tận ( xuất bản năm 2005), Gió lẻ ( xuất bản năm 2008) và tập truyện gần đây nhất là Khói trời lộng lẫy (xuất bản tháng 11 năm 2010). Và trọng tâm chủ yếu là tập truyện thành công nhất của cô, hiện đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên : Cánh đồng bất tận.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này chúng tui sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp phân tích tác phẩm.
Phương pháp khảo sát, thống kê.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp tổng phân hợp.
5. Đóng góp của đề tài
Hiện nay những nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên các phương diện nội dung, nghệ thuật ngày càng được mở rộng, thông qua bài viết này, ngoài mục đích hiểu rõ thêm về Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn của cô chúng tui còn hi vọng có thể đóng góp một phần nào nghiên cứu của mình vào việc nghiên cứu chung về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên khía cạnh về nhân vật. Hi vọng bài viết nhỏ bé này sẽ được dùng như một tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên yêu thích tác giả Nguyễn Ngọc Tư và mong muốn tìm hiểu về cô và các truyện ngắn của mình.
6. Cấu trúc bài báo cáo khoa học
Ngoài phần mở đầu gồm 5 mục trên trong bài báo cáo này chúng tui đi làm rõ những nội dung sau:
NỘI DUNG
Phần I .Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
1.2 Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật.
Phần II Nhân vật cô đơn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
2.1 Cô đơn của người nghệ sĩ trên con đường kiếm tìm hạnh phúc.
2.2 Cô đơn của con người giữa biển người mênh mông.
Phần III Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
3.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
3.2 Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật
3.3 Xây dựng nhân vật gắn với các biểu tượng
KẾT LUẬN
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO.
Trước hết, ám ảnh bạn đọc là biểu tượng của những cánh đồng bất tận. Những cánh đồng mà chị em Nương đã đi qua, những cánh đồng không tên nhưng được hai chị em gọi tên bằng những kỉ niệm có ở những nơi đó. Đó là không gian chứa những miền ký ức của hai đứa trẻ từ khi mẹ chúng đi theo người đàn ông khác, cuộc sống gắn với đàn vịt và những cánh đồng. Cô đơn và buồn tẻ vì phải sống xa cách với mọi người…Đó cũng là những cánh đồng mà ông già trong Cái nhìn khắc khoải ngày ngày vẫn thong dong cùng với con Cộc và đàn vịt, cuộc sống cứ thế trôi đi trong cô đơn và buồn bã…
Gắn liền với biểu tượng cánh đồng là biểu tượng của dòng sông và những chiếc ghe. Dòng sông vừa là dòng nhớ, là dòng nhớ về những miền ký ức đã trôi qua, là những kỷ niệm của mối tình xưa cũ ( Dòng nhớ, Mối tình năm cũ…), dòng sông cũng lại vừa là không gian cho những chiếc ghe trôi nổi…nơi cư trú của những người du mục…
Cùng với biểu tượng cánh đồng, dòng sông và những chiếc ghe là biểu tượng gió. Gió trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là một biểu tượng mang nhiều ý nghĩa. Có khi đó là những ngọn gió “ chướng trở ngọn, trên những cánh đồng ủ ê tin buồn” ( Cánh đồng bất tận), hay là những cơn gió “ xào xạc” trên đỉnh núi mờ sương như để tiễn biệt một người khỏi thế gian ( Sầu trên đỉnh Puvan). Cũng có khi gió mang biểu tượng cho những sự thắc mắc, nghi ngờ “ Những ngày sau cơn bão, tui thường một mình ra Đầm Sầu, tui tự hỏi cơn gió nào đã hắt mẹ tui khỏi xuồng, và nơi nào mẹ ngã xuống, nơi nào mẹ bị bão lấp vùi?” (Một chuyện hẹn hò). Gió còn là biểu tượng cho sự lãnh lẽo, cô độc của những con người trong mùa gió lẻ…
Như vậy với sự xây dựng lên các biểu tượng về không gian Nguyễn Ngọc Tư một lần nữa làm nổi bật lên tâm trạng cô đơn của nhân vật giữa vùng không gian rộng lớn. Trong cái mênh mông của đất trời, cái bất tận của những cánh đồng, cái lạnh lẽo của gió, của dòng sông, cái tù túng của những chiếc ghe…tất cả càng làm cho nỗi cô đơn của con người trở nên sâu sắc và đậm đặc hơn.
KẾT LUẬN
“ Mai sau thế sự có đổi thay tui vẫn viết về mình, về quê mình đã sinh ra, nơi ấy tui mới sống với khát vọng cháy bỏng về con tim mình.” (Nguyễn Ngọc Tư). Có thể nói với một trái tim tinh tế, nhạy bén của một người phụ nữ cùng với tài năng của một người nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Tư đã đem đến cho người đọc những cách nhìn mới mẻ về con người, về cuộc đời và về xã hội. Đọc các truyện ngắn của cô, từ những tác phẩm đầu tiên cho đến những tác phẩm được viết gần đây nhất, người đọc vẫn luôn thấy một tâm trạng buồn, cô đơn vây quanh, ám ảnh lấy nhân vật từ đó ám ảnh đến bạn đọc. Văn chương của cô không mạnh mẽ, gay gắt mà nhẹ nhàng giản dị nhưng lại thấm thía và sâu sắc vô cùng. Ngòi bút của cô len lỏi vào từng khía cạnh cảm xúc của nhân vật khi buồn, khi vui, lúc hi vọng mong chờ, lúc thì hụt hẫng, thất vọng…Không nói ra một cách trực tiếp, không thể hiện một cách cầu kì hoa mĩ những nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư được bộc lộ mình một cách khéo léo, đơn giản. Trong hơi thở của những chất liệu của quê hương Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một không khí gần gũi, thân quen về một miền sông nước với những cánh đồng, những dòng sông và những chiếc ghe lênh đênh trên mặt nước…Chính sự khoáng đạt của không gian trong truyện, sự sâu sắc và tinh tế trong tính cách nhân vật đã gây sức hút lớn cho các nhà làm phim. Phải chăng vì thế mà Cánh đồng bất tận đã thu hút hàng trăm khán giả bởi những cảnh quay phim độc đáo…Khói trời lộng lẫy vừa mới công bố tháng 11 vừa qua đã nhận ngày hợp đồng ký kết của các nhà làm phim… Điều đó cho chúng ta nhận thấy một điều nữa ở Nguyễn Ngọc Tư, văn chương của cô không chỉ mang một nội dung sâu sắc, thể hiện một ngòi bút tinh tế nhạy bén…mà còn là những trang văn đậm chất điện ảnh.
Với một tấm lòng chân thành, yêu quê hương của một người con Nam Bộ, bằng một trái tim nhạy cảm, tinh tế và một tài năng sáng tạo còn nhiều tiềm tàng, hi vọng trong thời gian sắp tới Nguyễn Ngọc Tư sẽ mang đến cho người đọc những tác phẩm hay nhất, mang lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng nhất cũng giống như những gì Cánh đồng bất tận đã tạo ra trong hơn 4 năm vừa qua. Chúng tui tin vào điều đó và mong chờ những thành công hơn nữa của cô trong một ngày không xa…
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: phân tích cái nhìn khắc khoải, đọc hiểu mộ gió của Nguyễn Ngọc Tư, phân tích tác phẩm cái nhìn khắc khoải của nguyễn ngọc tư, nhân vật trung tâm của tác phẩm mộ gió nguyễn ngọc tư, nghiên cứu về nguyễn ngọc tư tập truyện đảo, tâm trạng của nhân vật trong biển người mênh mông, lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư, tình yêu và tình người trong truyện cưới mùa nhan sắc của nguyễn ngọc tư
Last edited by a moderator: