phattai83838383

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

Mở đầu
Hiện nay, sự phát triển của hệ thống tài chính đóng vai trò như một yếu tố đầu vào đối với sự tăng trưởng kinh tế. Một hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả sẽ thực hiện chức năng kinh tế nòng cốt trong việc dẫn vốn từ những người có tiết kiệm tới những người có nhu cầu về vốn.
Trong hệ thống tài chính, các ngân hàng thương mại là mạch máu quan trọng. Không thể nói đến một nền kinh tế mạnh với một hệ thống ngân hàng yếu kém và ngược lại. Trong những thập kỷ qua, nhiều nước công nghiệp, chuyển đổi và đang phát triển đã từng gặp phải những vấn đề của hệ thống ngân hàng. Các vấn đề này thường gắn liền với những cuộc khủng hoảng kinh tế vĩ mô. Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ trong khu vực mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do hệ thống ngân hàng yếu kém và mắc nhiều sai lầm. Việt Nam tuy không bị khủng hoảng nhưng cũng bị ảnh hưởng mạnh, qua đó hệ thống ngân hàng đã bộc lộ những nhược điểm vốn có.
Cải cách ngân hàng, do đó, đóng một vai trò lớn trong cải cách hệ thống tài chính nói riêng cũng như phục hồi nền kinh tế nói chung. Các chính phủ, trong đó có chính phủ Việt Nam đã nhận thấy điều này và đang tập trung tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng. Bài thảo luận này gồm 3 phần: đó là những vấn đề cơ bản về cải cách ngân hàng, những cải cách Việt Nam đã thực hiện được, và kinh nghiệm cải cách hệ thống ngân hàng của các nước gần gũi với Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam.
Em xin chân thành Thank sự nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo của thầy giáo đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Em cũng xin chân thành Thank thư viện nhà trường đã cung cấp tư liệu cho bài viết.



Chương I: Những vấn đề cơ bản về cải cách
hệ thống ngân hàng

1. Vai trò của hệ thống ngân hàng
Trong hệ thống tài chính, ngân hàng đóng vai trò quan trọng. Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cho vay tiền. Thuật ngữ các ngân hàng (banks) bao gồm những hãng như các ngân hàng thương mại, các công ty tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm tương trợ và các liên hiệp tín dụng. Các ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu tiền tệ vì:
-Ngân hàng là một cầu nối giữa những người muốn tiết kiệm và những người muốn đầu tư.
-Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định số lượng tiền trong nền kinh tế.
-Ngân hàng đã là một nguồn tạo ra đổi mới tài chính nhanh chóng thường xuyên mở rộng các cách cho chúng ta có thể đầu tư tiền tiết kiệm của mình.
Trung gian tài chính
Nếu bạn muốn cho một công ty vay tiền, bạn sẽ không đến gặp thẳng các chủ tịch công ty đó để cho họ vay. Hầu hết chúng ta cho những công ty như vậy vay tiền qua những người đững giữa, được gọi là các trung gian tài chính: các tổ chức như ngân hàng thương mại, công ty tiết kiệm và cho vay, ngân hàng tiết kiệm tương trợ, liên hiệp tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ tương trợ, quỹ trợ cấp và những công ty tài chính, những trung gian này vay vốn của những người đã tiết kiệm được tiền, rồi ngược lại, cho những người khác vay.
Ngân hàng là trung gian tài chính mà một người bình thường thường xuyên giao dịch nhât. Khi một người cần vay một món tiền để mua nhà hay xe hơi, hay phát triển sản xuất hộ gia đình, người này thường vay từ một ngân hàng địa phương, đặc biệt là ngân hàng phát triển.
Trung gian tài chính là một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế vì rằng nó khơi nguồn vốn từ những người có thể vì lý do gì đó không dùng nó một cách sinh lợi sang những người có ý muốn dùng nó để sinh lợi. Theo cách này, những trung gian tài chính có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn. Lý do là ở chỗ: có những chi phí thông tin và chi phí giao dịch lớn trong nền kinh tế. Khi có các trung gian tài chính tham gia vào nền kinh tế, những chi phí này giảm xuống đáng kể.
Tiết kiệm do quy mô: một giải pháp cho vấn đề chi phí giao dịch cao là góp những vốn muốn cho vay của nhiều nhà đầu tư với nhau, do vậy, họ có thể thu được lợi ích nhờ phương pháp tiết kiệm do quy mô. Nhờ gộp các vốn của những nhà đầu tư lại với nhau, chi phí giao dịch cho mỗi cá nhân nhà đầu tư nhỏ hơn nhiều, tổng chi phí của việc thực hiện một giao dịch trong thị trường tài chính tăng lên chỉ một chút ít khi quy mô giao dịch tăng.
Mở rộng hiểu biết để giảm các phí giao dịch: Những trung gian tài chính cũng xuất hiện bởi vị họ có khả năng tốt hơn để mở rộng hiều biết nhằm hạ thấp chi phí giao dịch. Các ngân hàng trở thành những chuyên gia lành nghề vì tiếp thu được những kiến thức pháp lý thích hợp, do đó họ có thể không tốn kém gì mà vẫn viết được hợp đồng vay chặt chẽ.
Hoạt động ngân hàng và lượng tiền cung ứng
Các ngân hàng đóng một vai trò đáng kể trong việc tạo ra tiền, không phải vì việc in những tờ tín phiếu, mà do việc cho vay: những khoản tiền cho vay của ngân hàng tạo ra những khoản tiền gửi ở dạng tài khoản séc, một thành phần của tiền tệ. Bằng hoạt động của mình, ngân hàng tạo ra số nhân tiền và qua đó làm thay đổi lượng tiền cung ứng.
Đổi mới về tài chính
Với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, ngày nay những khoản tiền nhỏ cũng có đem gửi tiết kiệm với một lãi suất cao hơn trước. Các tổ chức tài chính liên tục sáng tạo ra các cách đưa được lợi nhuận lên cao... Những thay đổi nhanh chóng đó trong hệ thống ngân hàng làm cho những điều lệ áp dụng do chính phủ đưa ra trở thành lỗi thời, tác hại đến sự lành mạnh của hệ thống tài chính. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ cũng tiềm ẩn trong lòng các ngân hàng nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng.

2. Hệ thống ngân hàng bị trục trặc như thế nào
Quá trình phát triển kinh tế trong những thập niên gần đây của các quốc gia trên thế giới cho thấy rằng việc phát triển kinh tế nhanh hay chậm, thậm chí bị suy thoái nền kinh tế đều phụ thuộc rất nhiều vào chính sách cũng như cơ cấu hệ thống tài chính ở mỗi nước. Bài học thực tiễn từ cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Mỹ Latinh năm 1994 và ở Đông Nam á mới đây, là hồi chuông thông báo rằng hệ thống tài chính và chính sách tài chính ở các nước này hoạt động thiếu hiệu quả và kém linh hoạt trước những biến động của thị trường. Xem xét nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng, có thể thấy hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn do những nguyên nhân sau:
a) Sự bất cập trong chính sách quản lý vĩ mô của chính phủ.
Các chính phủ thường đưa ra một chính sách tỷ giá được điều hành một cách chậm trễ và cứng nhắc. Các Ngân hàng Trung ương giữ đồng nội tệ của mình ổn định theo ngoại tệ mạnh của nhóm G7, đặc biệt Thái Lan đã neo giá đồng bạt hàng chục năm theo USD. Do đó nguồn vốn nước ngoài đổ xô vào qua tất cả các kênh. Bên cạnh đó, chính sách lãi suất được duy trì cao tạo ra chênh lệch lãi suất nội tệ với USD làm những người đi vay tăng cường vay nóng USD (với lãi suất thấp) và chuyển sang nội tệ (với lãi suất cao) để hưởng lợi. Do đó, giá trị tài sản và cổ phiếu tăng lên, tạo ra một nền “kinh tế ảo”. Khi xảy ra một sự biến đổi về giá trị đồng USD dù nhỏ cũng có thể gây hỗn loạn cho đồng nội tệ do sự cứng nhắc này. Sức cạnh tranh hàng xuất khẩu giảm, tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, giá trị tài sản thế chấp hạ xuống. Các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn. Nền kinh tế bị đẩy đến sự hoảng loạn.
Sự can thiệp sâu vào nền kinh tế của chính phủ thông qua các chính sách có định hướng và bảo hộ kéo dài khiến thị trường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cứng nhắc và bị bóp méo, làm giảm hiệu quả chung. Các ngân hàng thường được chỉ đạo phải cung cấp tín dụng trợ cấp cho những khu vực hay lĩnh vực được ưu đãi. Những công ty ở lĩnh vực ưu tiên lại thường không có khả năng sinh lời, thường chiếm một tỷ lệ lớn vốn khê đọng. Thủ tục luật pháp không đủ gây áp lực để buộc con nợ phải thanh toán số nợ của mình. Chính phủ lại dành quá ít sự quan tâm đến sự tập trung rủi ro, chất lượng của các luồng thông tin, sự đầy đủ của hệ thống luật pháp và bản chất của môi trường pháp lý.
b) Sai lầm của các nhà đầu tư trong nước.

Nhà tài trợ và khoản tài trợ
Mục đích (cơ quan thực hiện)
Hiện trạng
Quỹ ASEM 1 Europe (WB quản lý)
US$ 991 250
Hỗ trợ cải thiện luồng thông tin về sự minh bạch và tài chính bằng việc giúp đỡ Ban Tái cơ cấu ngân hàng thông qua việc hỗ trợ cho các đội xử lý nợ, kiểm toán một số NHCP và tăng cường giám sát qua một cố vấn thường trực, qua đào tạo và qua các cuộc hội thảo (NHNN).
Báo cáo cuối cùng đang được công ty tư vấn soạn thảo (Arthur Andersen). Báo cáo cuối cùng đang được công ty tư vấn soạn thảo (Gide Loyette Nouel).
Quỹ ASEM 4 châu Âu (WB quản lý)
US$ 1 518 125
Hỗ trợ kiểm toán phân tích, kiểm chứng việc đóng cửa, xây dựng khung kiểm soát, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoạt động của 4 NHTMQD (NHNN).
Mời thầu 10 ngân hàng cổ phần ở thành phố đã qua xét duyệt. Đợi kết quả.
ADB
US$ 900 000
Tăng cường điều hành quản trị tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sắp hoàn thành
AUSAID
US$ 340 000
Kiểm toán Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đã hoàn thành
Quỹ PHRD của Nhật (WB quản lý)
US$ 1 282 400
Hỗ trợ thiết kế và xây dựng cơ chế xử lý tài sản đối với các ngân hàng cơ cấu lại (NHNN).
Báo cáo nội dung kế hoạch tái cơ cấu lại 4 NHTMQD đã được Vinstar Limited hoàn thành.
Quỹ PHRD của Nhật (WB quản lý)
US$ 300 000
Hỗ trợ, đánh giá các thủ tục giám sát ngân hàng hiện tại và đề xuất các sửa đổi để nâng cao hiệu quả giám sát.
Đã hoàn thành
Chính phủ Đức
(GTZ quản lý)
DM 11 000 000
Hỗ trợ cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam (NHNNVN)
Dự án đang được thực hiện
Hà Lan
-Hỗ trợ kiểm toán độc lập 1 NHTMQD và các chuyến đi tham quan học tập về kiểm toán và cơ cấu luật pháp ở các nước khác (NHNN)
-Tài trợ cho việc hợp tác quản lý cho 1 NHTMQD và các hỗ trợ khác để tái cơ cấu.
Đã hoàn thành


Đang thảo luận
Chính phủ Thụy Sĩ
US$ 250 000
Hỗ trợ đào tạo, hội thảo trên toàn quốc cho các Ngân hàng Trung ương về thu đổi ngoại tệ, phân tích tiền tệ, nghiệp vụ ngân hàng...
Đang triển khai
Chính phủ Pháp
Khung tín dụng
(Đợi chi tiết)
Chính phủ Canada
Hỗ trợ nâng cao năng lực của Quỹ tín dụng Nhân dân
(Đợi chi tiết)
Liên minh châu Âu
Cung cấp khung tín dụng
(Đợi chi tiết)














tài liệu tham khảo

-Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính (Frederic S. Mishkin)
-Báo cáo chính sách tài chính Việt Nam 1995 (Bộ Tài chính)
-Báo cáo phát triển Việt Nam 2001: Quan hệ hợp tác cho sự phát triển (Ngân hàng thế giới)
-Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ số 1+2/98, 11/98, 3/99, 6/99, 10/99, 6/2000.
-Tạp chí Ngân hàng số 8/98, 19/98, 3+4/99, 14/99, 17/99, 18/99, 7/2000.
-Tạp chí Thông tin Tài chính số 13/98, 19/98, 10/99, 11/99, 14/99, 17/99.
-Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số 4/2000, 5/2000.


Mục lục

Mở đầu 1
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cải cách ngân hàng 2
1. Vai trò của hệ thống ngân hàng 2
2. Hệ thống ngân hàng bị trục trặc như thế nào 4
3. Những vấn đề cơ bản về cải cách hệ thống ngân hàng 7
Chương 2: Hệ thống ngân hàng Việt Nam, hiện trạng và
những cải cách đã thực hiện. 9
1. Thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam 9
2. Cải cách ngân hàng ở Việt Nam- sự giúp đỡ của các
nhà tài trợ 11
Chương 3: Kinh nghiệm cải cách ngân hàng ở một số
nước. Bài học cho Việt Nam. 16
1. Kinh nghiệm các nước trong khu vực 16
2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 20
Kết luận 23
Phụ lục 24
Tài liệu tham khảo 26

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top