k00lb0y76320

New Member
Luận văn tiếng Anh: Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự : Luận văn ThS. Luật dân sự : 60 38 30
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2012
Chủ đề: Luật dân sự
Tố tụng dân sự
Xét xử
Pháp luật Việt Nam
Miêu tả: 97 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hai cấp xét xử của Tòa án trong TTDS. Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS. Khảo sát thực tiễn thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS tại các Tòa án. Phát hiện những vướng mắc, bất cập của các quy định về nguyên tắc và và tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử
1.Tính cấp thiết của đề tài
Xét xử vụ án dân sự là hoạt động nhà n-ớc đặc biệt và chuyên biệt của
Tòa án nhân dân để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của xã hội, tổ chức
và cá nhân. Do vậy, yêu cầu xét xử vụ án dân sự (VADS) phải bảo đảm tính
đúng đắn, chính xác, đúng pháp luật và đúng bản chất của vụ việc đ-ợc giải
quyết. Song trong thực tế, xét xử VADS không phải bao giờ cũng đúng đắn
đem lại sự công bằng, bảo vệ đ-ợc các quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (hay còn gọi là nguyên
tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử) là một trong những nguyên tắc cơ bản của
pháp luật trong tố tụng dân sự (TTDS), tố tụng hình sự và hành chính. Nhằm
đạt tới mục đích cao nhất là giải quyết đúng đắn các vụ án, bảo vệ đ-ợc các
quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và pháp luật đ-ợc thi hành. Việc quy
định hai cấp xét xử trong VADS là cơ chế bảo vệ quyền con ng-ời trong
TTDS. Cái quyền đó có đ-ợc bảo vệ hay không, phản ánh bản chất của Nhà
n-ớc, bản chất của pháp luật và con ng-ời trong xã hội đó. Việc xét xử một
VADS theo hai cấp: Xét xử lần đầu ở cấp sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất) và
đ-ợc tiếp tục đ-ợc xét xử ở cấp phúc thẩm (cấp thứ hai) nếu có kháng cáo,
kháng nghị, còn nếu không, bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật và đ-ợc thi
hành sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Việc xét xử là hoạt động đặc thù của Tòa án, qua xét xử pháp luật
đ-ợc bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức đ-ợc đảm bảo.
Tuy nhiên, trong bối cảnh n-ớc ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu,
bao cấp sang cơ chế kinh tế thị tr-ờng bên cạnh những tác động tích cực của
việc đem lại về sự tăng tr-ởng, phát triển v-ợt bực về kinh tế thì những tác
động tiêu cực, những mặt trái của xã hội cũng nảy sinh, những loại tội phạm,
tệ nạn xã hội gia tăng, những mâu thuẫn tranh chấp phát sinh trong xã hội
ngày càng nhiều và các vụ án dân sự Tòa án giải quyết cũng trở nên phức tạp.
Đánh giá đ-ợc vấn đề đó trong tình hình xã hội mới, Nghị quyết 08/NQ-TƯ
ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã đề ra yêu cầu:
Nâng cao chất l-ợng xét xử của Tòa án, của Viện Kiểm sát
tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng dân chủ với luật s-, ng-ời bào
chữa và ng-ời tham gia tố tụng khác... Khi xét xử Tòa án phải đảm
bảo cho mọi công dân đều bình đẳng tr-ớc pháp luật, thật sự dân
chủ, khách quan, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật; việc xét xử của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào
kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn
diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của ng-ời bào chữa,
các đ-ơng sự... [11].
Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, việc xét xử VADS đ-ợc tiến
hành qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm, bên cạnh đó còn có thủ tục đặc biệt là
giám đốc thẩm và tái thẩm. Nh- vậy, theo nguyên tắc, một vụ án nếu phải xét
lại theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm thì nhiều nhất cũng chỉ cần đến ba
phiên tòa. "Nh-ng thực tế, có những vụ án phải xét xử tới 9 -10 phiên tòa, cá
biệt có vụ án phải xét xử tới 13 phiên tòa" [21]. Thực tế cho thấy, việc thực
hiện nguyên tắc hai cấp xét xử tại Tòa án có nhiều nguyên nhân đã khiến vụ
án phải kéo dài và phải xét xử nhiều lần, không những tốn công của của Nhà
n-ớc, thiệt hại tới quyền lợi công dân và làm xói mòn lòng tin của nhân dân
vào pháp luật và cơ quan xét xử. Từ những lý do trên cho thấy, nghiên cứu
nguyên tắc thực hiện hai cấp xét xử của Tòa án trong TTDS là vấn đề cần
thiết. Do vậy, tui chọn đề tài: "Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân
sự" làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS là một vấn đề khoa học và thực
tiễn, nó phản ánh bản chất của pháp luật cũng nh- tính nhân văn trong cơ chế
Thứ hai, nếu VADS chỉ qua một cấp xét xử đã đảm bảo quyền lợi của
đ-ơng sự, thì không cần đến hai cấp xét xử. Nh-ng mong muốn một cấp
xét xử là bởi ý chí của các chủ thể trong vụ án, chứ không phải là sự áp đặt
của những ng-ời tiến hành tố tụng. Bản thân ng-ời tiến hành tố tụng và tham
gia tố tụng cũng đều mong rằng, vụ án chỉ phải bị xét xử một lần. Nh-ng khi
không thỏa mãn đ-ợc các yêu cầu của đ-ơng sự, thì dù có muốn hay không,
khi có kháng cáo, kháng nghị vụ án vẫn phải đ-ợc đ-a ra xét xử lại. Đây là
quyền của đ-ơng sự, Viện kiểm sát đã đ-ợc quy định trong pháp luật, Tòa án
không đ-ợc chối bỏ, khi không có căn cứ bác bỏ yêu cầu đó.
Đảm bảo quyền kháng cáo của đ-ơng sự yêu cầu đ-ợc xét xử lại vụ án
dân sự là những cơ chế dân chủ trong pháp luật. Không phải ai mỗi khi có
tranh chấp, phải ra Tòa đều hiểu quyền và nghĩa vụ của họ, vì vậy, Tòa án phải
có trách nhiệm h-ớng dẫn và giúp đ-ơng sự thực hiện một cách tốt nhất
quyền, nghĩa vụ của họ. Càng hiểu rõ những quy định của pháp luật, thì các
đ-ơng sự càng có điều kiện thuận lợi trong việc bảo vệ quyền lợi của mình
tr-ớc Tòa án. Mặt khác, Tòa án chỉ xét xử vụ án trong phạm vi đơn kháng cáo
và những nội dung khác liên quan đến kháng cáo. Tức là chỉ đ-ợc xét xử trong
phạm vi yêu cầu của đ-ơng sự mà không đ-ợc xét xử lại tới những nội dung
khác mà không có yêu cầu. Đây cũng là điểm thể hiện việc bảo đảm thực hiện
quyền dân sự của đ-ơng sự cũng nh- chức năng công bộc của Tòa án.
Thứ ba, việc xét xử của cấp sơ thẩm có thể sai lầm là không thể bảo vệ
đ-ợc đúng đắn quyền lợi của chủ thể đ-ợc pháp luật bảo vệ. hay dù có đúng
đắn, nh-ng bằng chủ quan của mình, đ-ơng sự đánh giá là sai và kháng cáo, thì vụ
án phải xét xử lại. Hoạt động xét xử lại vụ án mà bản án sơ thẩm ch-a có hiệu
lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị ở Tòa án cấp
cao hơn, bằng Hội đồng xét xử chuyên môn sẽ bảo đảm việc giải quyết vụ án
dân sự đúng đắn, tạo niềm tin cho đ-ơng sự về công lý. Mặt khác, đây cũng là
việc để Tòa án cấp trên kiểm tra, giám đốc hoạt động xét xử của Tòa án cấp
d-ới. Thông qua việc xét xử một vụ án cụ thể Tòa án cấp trên thấy đ-ợc sai
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển bền vững tại Tây Nguyên :Luận văn ThS. K Kinh tế quốc tế 0
T Đặc điểm khoáng vật - ngọc học và nguồn gốc của Peridot vùng Tây Nguyên Luận văn ThS. Địa chất Khoa học Tự nhiên 0
T Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
T Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07 Luận văn Luật 0
P Những nguyên tắc của trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Luận văn Luật 0
B Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07 Luận văn Luật 0
A Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07 Luận văn Luật 0
L Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40 Luận văn Luật 0
Q Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40 Luận văn Luật 0
A Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top