chip_xinh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời nói đầu

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội, quan hệ giữa con người với con người trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình cũng bị tác động mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Toà án các cấp, trong cả nước hàng năm số lượng các vụ án kiện về hôn nhân và gia đình mà Toà án phải thụ lý giải quyết khoảng trên 50.000 vụ việc, chủ yếu là ly hôn và tranh chấp tài sản.
Về mặt xã hội, ly hôn là hiện tượng bất bình thường. Nếu kết hôn là mặt phải của xã hội thì ly hôn là mặt trái của xã hội, là cái chết của một tổ ấm gia đình. Hậu quả của việc ly hôn là làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng xấu đến con cái. Ly hôn là một biện pháp chấm dứt tình trạng mâu thuẫn gay gắt giữa vợ và chồng, vợ chồng chia tay bằng một phán quyết của Toà án, và nó không chỉ gây hậu quả đối với các thành viên trong gia đình mà còn gây ra nhiều hậu quả khác cho xã hội. Do vậy, ly hôn không chỉ là vấn đề riêng của mỗi gia đình mà là vấn đề của cả xã hội quan tâm.
Ngày nay ly hôn đã được nhìn nhận đúng với bản chất tích cực và tiến bộ của nó. Dưới góc độ pháp lý, ly hôn được ghi nhận là một chế định độc lập của Luật Hôn nhân và gia đình, nó là cơ sở cho Toà án và các bên đương sự giải quyết vấn đề ly hôn một cách thấu tình đạt lý, góp phần giải quyết con người ra khỏi sự ràng buộc không cần thiết khi tình cảm vợ chồng không còn. Ta thấy rằng, một gia đình tốt thì xã hội mới tốt và ngược lại, xã hội tốt là điều kiện thúc đẩy gia đình tiến bộ. Mặc dù vậy, khi gia đình lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể tồn tại một cách ổn định, hạnh phúc, quan hệ hôn nhân trên thực tế đã tan vỡ, sự ly hôn là cần thiết. Nhà nước đặt ra chế độ hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, bền vững ngay cả khi gia đình đó tan vỡ thì sự bình đẳng về quyền và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo. Đó là sự tiến bộ thể hiện quyền tự do ly hôn của hai vợ chồng.
Từ khi luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời, nhà nước đã tuyên truyền và phổ biến rộng rãi để mọi người dân hiểu biết trong việc bảo vệ quyền lợi của mọi thành viên và xây dựng hạnh phúc gia đình XHCN. Các cấp, các ngành mà đặc biệt là ngành Toà án đã góp phần không nhỏ vào việc tổ chức và hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử các vụ án ly hôn cho thấy, còn tồn tại một số vướng mắc như vấn đề xác định căn cứ ly hôn, hậu quả pháp lý của ly hôn. Nhiều vụ đã phải qua nhiều cấp xét xử do có sự kháng cáo của đương sự và kháng nghị của người có thẩm quyền. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trình độ, năng lực của một số cán bộ xét xử chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công việc. Bên cạnh đó, cần nói tới sự chưa hoàn thiện của pháp luật đã dẫn đến tình trạng các nhà áp dụng pháp luật có cách hiểu không thống nhất nên đã vận dụng pháp luật một cách tuỳ tiện.
2. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Trong Khóa luận này em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000”. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là dựa trên cơ sở các quy định của luật thực định để giải quyết việc ly hôn của vợ chồng cho hợp lý, chính xác, đảm bảo quyền, lợi ích của các bên. Trên cơ sở đó, tìm hiểu những quy định còn bất cập, chưa cụ thể, để từ đó có những nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Với mục đích trên, Khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về ly hôn. Với nhiệm vụ này, em sẽ trình bày khái niệm ly hôn, tìm hiểu một cách có hệ thống và đầy đủ về chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về ly hôn. Với nội dung này, Khóa luận đi sâu phân tích nội dung những quy định về ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới để thấy rõ những điểm thành công và hạn chế của pháp luật Việt nam trong vấn đề ly hôn.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về ly hôn thông qua hoạt động xét xử của Toà án. Qua đó, đánh giá về những thành công và hạn chế của việc áp dụng pháp luật về ly hôn để từ đó sẽ nêu lên một số những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ly hôn.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận sẽ sử dụng những phương pháp sau đây: Phương pháp luận; phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh,….
4. Cơ cấu của Khóa luận
Về bố cục của Khoá luận, ngoài phần Mục lục, Lời nói đầu và Danh mục tài liệu tham khảo thì Khóa luận này được chia làm 3 Chương:
Chương 1: Khái quát chung về ly hôn
Chương 2: Ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Chương 3: Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về ly hôn và một số kiến nghị hoàn thiện chế định về ly hôn

















Chương 1
Khái quát chung về ly hôn

1. Khái niệm về ly hôn
Quan hệ hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa với đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộc đời con người vì nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa vợ chồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng, vì những lý do nào đó dẫn tới giữa vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa, vấn đề ly hôn được đặt ra để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đình. Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ.
Vấn đề ly hôn được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia là khác nhau. Một số nước cấm vợ chồng ly hôn (theo Đạo thiên chúa), bởi vì theo họ quan hệ vợ chồng bị ràng buộc thiêng liêng theo ý chúa. Một số nước thì hạn chế ly hôn bằng cách đưa ra những điều kiện hết sức nghiêm ngặt. Cấm ly hôn hay hạn chế ly hôn đều trái với quyền tự do dân chủ của cá nhân.
Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không cấm hay đặt ra những những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình. Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam, nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân đã không thể đạt được. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình.1 Theo Lê-nin “ thực ra tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm “ tan rã ” những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh ”2. Nhưng bên cạnh đó, ly hôn cũng có mặt hạn chế đó là sự ly tán gia đình, vợ chồng, con cái. Vì vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và bản chất của quan hệ vợ chồng và thực trạng hôn nhân với nhiều yếu tố khác để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, lợi ích của nhà nước và của xã hội.
Như vậy, ly hôn là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hay quyết định theo yêu cầu của vợ hay chồng hay cả hai vợ chồng. (Điều 8, khoản 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).
2. Sơ lược lịch sử chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển

Từ những nhận định trên, em xin được đưa ra một số các kiến nghị sau :
Thứ nhất, vấn đề ly hôn là một vấn đề bức xúc của xã hội, số các vụ ly hôn chiếm một tỉ lệ rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, Toà án cần điều tra đầy đủ, làm rõ nguyên nhân mâu thuẫn vợ chồng, đánh giá đúng mức tình trạng hôn nhân. Toà án chỉ giải quyết cho vợ chồng ly hôn khi xét thấy thực sự quan hệ quan hệ hôn nhân đã đến mức “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Để có đủ căn cứ chứng minh được “ tình trạng trầm trọng ” của hôn nhân đòi hỏi sự thận trọng, trách nhiệm, trình độ của người thẩm phán. Muốn vậy thì cần nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các thẩm phán.
Thứ hai, cần tăng cường công tác hoà giải tại cơ sở, việc hoà giải thành cho các cặp vợ chồng từ khâu này sẽ giảm bớt số vụ việc ly hôn phải đưa ra Toà xét xử, đỡ tốn công sức, thời gian của cơ quan nhà nước và tiền bạc của người dân. Bên cạnh đó, việc hoà giải thành sẽ giúp hạnh phúc gia đình của cặp vợ chồng đó không bị tan vỡ, không làm ảnh hưởng tới các thành viên khác trong gia đình mà trực tiếp là con cái của họ. Các cán bộ hoà giải địa phương phải nắm được nguyên nhân, mức độ mâu thuẫn giữa vợ và chồng, điều kiện công tác, hoàn cảnh cụ thể của gia đình để giải thích, khuyên nhủ, động viên giáo dục, giúp đỡ đương sự hàn gắn những rạn nứt, mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Muốn vậy, phải nâng cao trình độ hiểu biết trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trang bị kiến thức pháp lý, tập huấn kĩ năng hoà giải cho cán bộ hoà giải ở địa phương.
Thứ ba, Nhà làm luật cần có quy định hiệu quả mang tính chất chế tài nào đó đối với người có lỗi trong sự đổ vỡ của hôn nhân. Quy định này hoàn toàn mang tính chất hướng dẫn xử sự và có ý nghĩa giáo dục ý thức trách nhiệm về mặt pháp luật trong giai đoạn hiện nay.
Chế định ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình trong lịch sử và Pháp luật về hôn nhân và gia đình ở các nước khác trên thế giới. Đây chính là sự thể hiện trình độ khoa học pháp lý trong việc xây dựng và áp dụng chế định ly hôn nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các thành viên trong gia đình và lợi ích chung của toàn xã hội, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Việc thực hiện chế định ly hôn có ý nghĩa quan trọng trên phương diện khoa học pháp lý và thực tiễn xã hội sâu sắc, hoàn thiện và thực hiện đúng các quy định về ly hôn tạo ra một trật tự xã hội và môi trường pháp lý trong quan hệ hôn nhân và gia đình, tạo tiền đề cho quá trình vận động, phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, từ bỏ những quan niệm lạc hậu của chế độ phong kiến, tiến lên xã hội công bằng, dân chủ, văn minh cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
















Danh mục tài liệu tham khảo

1. Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
2. Bộ luật dân sự nước Cộng hoà Pháp năm 1998, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
3. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, Tr.239
4. Luật ly hôn của Canada năm 1985
5. Luật Hôn nhân và gia đình Singapore
6. Luật dân sự Nhật Bản
7. Bộ luật dân sự Sài Gòn năm 1972
8. Bộ luật dân sự Trung Kì năm 1936
9. Bộ dân luật Bắc Kì năm 1883
10. Bộ luật giản yếu Nam Kì năm 1883
11. Bộ luật Hồng Đức năm 1483
12. Bộ luật Gia Long năm 1815
13. Bộ luật gia đình của chế độ Sài Gòn cũ năm 1959
14. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946
15 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1959
16 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980
17 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
18 Ly hôn- Một sự biếm hoạ của Chủ nghĩa Mác và Chủ nghĩa kinh tế đế quốc, Toàn tập, Tập 30, Nxb Maxcơva năm 1981, Tr 163
19 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo, tập I, Gia đình, Sài Gòn, 1962, tr 561
20 Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 8 ( 208 )
21 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959
22 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986
23 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
24 C.Mác và Ph. Ănggheh : Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, T1,Tr. 234 - 235
25 V.I.Lênin -Toàn tập, Tập 25, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1980, Tr 335.
26 Luật sư - Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ - Thạc Sĩ Ngô Thị Hường : Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, Tr. 160 – 162
27 Tổ chức Toà chuyên trách về hôn nhân và gia đình trong hệ thống Toà án nhân dân ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Số đăng ký : 2001 - 38 - 042, mã số đề tài : cấp cơ sở, Hà nội, 2002
28 Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày 03/10/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
29 Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
30 Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989
32 Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật
33 Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà quy định về vấn đề ly hôn
34 Tạp chí Toà án nhân dân số 5/2003
35 Tạp chí Toà án nhân dân số 9/2002
36 Tạp chí Toà án nhân dân số 1/2001
37 Tạp chí dân chủ và pháp luật tháng 7/2002
38 TANDTC ( 1999 ), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 1999
39 TANDTC ( 2000 ), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2000
40 TANDTC ( 2001 ), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2001
41 TANDTC ( 2002 ), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2002
42 TANDTC ( 2003 ), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2003
43 TAND huyện Gia Lâm, Bản án sơ thẩm số 02/LHST ngày 14/8/2003
44 TAND huyện Xuân Trường, Bản án sơ thẩm số 02/LHST ngày 14/01/2000
45 Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội, 2004
Mục lục

Lời nói đầu 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu 3
4. Cơ cấu của Khóa luận 3
Chương 1 4
Khái quát chung về ly hôn 4
1. Khái niệm về ly hôn 4
2. Sơ lược lịch sử chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển 5
2.1. Ly hôn trong cổ luật Việt Nam 5
2.2. Thời kỳ Pháp thuộc (đến trước năm 1945) 10
2.3. Giai đoạn từ 1945 đến nay 10
2.3.1. Từ năm 1945 - 1954 11
2.3.2. Từ năm 1955 đến 1975 12
2.3.3. Từ năm 1976 đến nay 15
chương II 18
ly hôn theo Luật 18
hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000 18
1. Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 19
1.1. Khái niệm căn cứ ly hôn 19
1.2. Nội dung căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 20
2. Các trường hợp ly hôn theo luật định 28
2.1. Thuận tình ly hôn 28
2.2. Ly hôn theo yêu cầu của một bên 31
3. Hậu quả pháp lý của ly hôn 33
3.1. Quan hệ nhân thân giữa hai vợ chồng 33
3.2. Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn 35
3.2.1. Đối với tài sản riêng của mỗi bên 35
3.2.2. Đối với tài sản chung của vợ chồng 37
3.3. Giải quyết cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn 40
3.4. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi cha mẹ ly hôn 41
Chương III 46
Thực tiễn áp dụng luật hôn nhân và gia đình năm 2000 46
về ly hôn và một số kiến nghị trong lĩnh vực 46
hoàn thiện chế định về ly hôn 46
1. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về ly hôn 46
2. Một số kiến nghị trong lĩnh vực hoàn thiện chế định về ly hôn 50
Danh mục tài liệu tham khảo 54


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Những điểm mới về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn trong Luật HN - GĐ năm 2000 Luận văn Kinh tế 0
D Quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Văn hóa, Xã hội 0
D Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Luận văn Luật 0
C Pháp luật Việt Nam về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong tương quan so sánh với quốc gia trên thế giới Luận văn Luật 0
R Pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt Nam : Luận văn Luật 0
K Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 Luận văn Luật 0
P Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 Luận văn Luật 0
L Chế định cấp dưỡng trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Luận văn Luật 0
T Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 3
H Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top