thanhlam_cat

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Trình bày mô hình tăng trưởng khả năng cho phần mềm-CMM: khái niệm, năm mức tăng trưởng tiến trình phần mềm, cấu trúc bên trong của các mức tăng trưởng, các vùng tiến trình then chốt, đặc điểm chung và các thực hành then chốt. Trình bày tiến trình sử dụng lại được và các mức tăng trưởng của phần mềm trong một tổ chức. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng CMM, RMM vào hoạt động thực tiễn sản xuất phần mềm tại công ty CT-IN. Xây dựng công cụ trợ giúp quản lý hoạt động gia công phần mềm theo chuẩn CMM
Luận văn ThS. Công nghệ thông tin -- Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
Chương 1. Mô hình trưởng thành khả năng cho phần mềm - CMM 7
1.1. Tổ chức phần mềm chưa trưởng thành và trưởng thành…………………………………….. 8
1.2. Các khái niệm cơ bản trên khía cạnh trưởng thành tiến trình………………………………. 9
2. Năm mức trưởng thành tiến trình phần mềm……………………………………………………….. 10
2.1. Đặc tính cư xử của các mức trưởng thành…………………………………………………………. 11
2.2. Năng lực tiến trình và dự báo hiệu năng……………………………………………………………. 15
2.3. Bỏ qua các mức trưởng thành………………………………………………………………………….. 17
3. Định nghĩa theo kiểu hoạt động của mô hình CMM……………………………………………….. 18
3.1. Cấu trúc bên trong của các mức trưởng thành…………………………………………………… 19
3.2. Các mức trưởng thành…………………………………………………………………………………….. 19
3.3. Các vùng tiến trình then chốt…………………………………………………………………………… 20
3.4. Các mục tiêu………………………………………………………………………………………………….. 25
3.5. Các đặc điểm chung………………………………………………………………………………………… 25
3.6. Các thực hành then chốt…………………………………………………………………………………. 26
4. Tương lai của CMM……………………………………………………………………………………………. 27
5. Kết luận……………………………………………………………………………………………………………. 28
Chương 2. Tiến trình sử dụng lại được và các mức tăng trưởng của nó trong
một tổ chức (RMM)
30
1. Tổng quan………………………………………………………………………………………………………… 30
2. Khía cạnh hiện nay: Kỹ nghệ tiến trình………………………………………………………………… 30
3. Mô hình tăng trưởng tái sử dụng (RMM)………………………………………………………………. 32
3.1. Các nhân tố tái sử dụng………………………………………………………………………………….. 33
3.2. Các hoạt động tái sử dụng………………………………………………………………………………. 35
4. Kết luận……………………………………………………………………………………………………………. 46
Chương 3. Áp dụng CMM, RMM vào hoạt động thực tiễn sản xuất phần mềm
tại công ty CT-IN
47
1. Giới thiệu………………………………………………………………………………………………………….. 47
2. Chi tiết các vùng thực hành then chốt…………………………………………………………………. 47
2.1. Quản lý yêu cầu……………………………………………………………………………………………… 48
2.2. Quy trình phát triển kế hoạch dự án phần mềm…………………………………………………. 54
2.3. Quản Lý Cấu Hình…………………………………………………………………………………………… 62
2.4. Quy trình đảm bảo chất lượng phần mềm…………………………………………………………. 69
2.5. Quy trình kiểm tra…………………………………………………………………………………………… 77
Chương 4. Xây dựng công cụ trợ giúp quản lý tiến trình 87
1. Giới thiệu………………………………………………………………………………………………………….. 87
2. Mô tả phần mềm……………………………………………………………………………………………….. 88
3. Nhận xét…………………………………………………………………………………………………………… 97
KẾT LUẬN 98
Tài liệu tham khảo 99
Phụ lục 100
1. actorlist_template.doc 101
2. usecase_template.doc 104
3. feature_list.doc 107
4. risk_list_template.doc 111
5. software_development_plan_template.doc 114
6. qa_plan_template.doc 124
7. test_plan_template.doc 129
8. test_case_template.doc 137 MỞ ĐẦU
Vai trò của tổ chức và quản lý đối với chất lượng phần mềm (bên cạnh yếu
tố công nghệ, nhân lực)
Mô hình CMM/CMMi do Viện Kỹ Thuật SEI (Software Engineering Institute) liên kết
với Đại Học Carnegie Mellon - Hoa Kỳ phát triển. Mô hình CMM trước đây gồm có 5 mức:
khởi đầu, lặp lại được, được định nghĩa, được quản lý và tối ưu. Một điểm đặc biệt là mỗi
doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình CMM ở bất kỳ mức nào mà không cần tuân theo bất
kỳ một qui định nào, không cần đạt mức thấp trước rồi mới có thể đạt mức cao (có thể
đi thẳng lên mức cao, hay cũng có thể tự hạ xuống mức thấp hơn). Về nguyên tắc, SEI
không chính thức đứng ra công nhận CMM mà thông qua các tổ chức tư vấn, các đánh giá
trưởng được SEI ủy quyền và thừa nhận.
Tuy nhiên, từ cuối 2005, SEI không tổ chức huấn luyện SW-CMM và chỉ thừa nhận
các đánh giá theo mô hình CMMi mới từ tháng 12/2005. CMMi được tích hợp từ nhiều mô
hình khác nhau, phù hợp cho cả những doanh nghiệp phần cứng và tích hợp hệ thống, chứ
không chỉ đơn thuần áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất phần mềm như CMM trước đây. Có
4 mô hình áp dụng CMMi là CMMi-SW (dành cho công nghệ phần mềm), CMMi-SE/SW (dành
cho công nghệ hệ thống và phần mềm), CMMi-SE/SW/IPPD (dành cho công nghệ hệ thống
+ công nghệ phần mềm với việc phát triển sản phẩm và quy trình tích hợp), CMMi
SE/SW/IPPD/SS (dành cho công nghệ hệ thống + công nghệ phần mềm với việc phát triển
sản phẩm và quy trình tích hợp có sử dụng thầu phụ). Có 2 cách diễn đạt và sử dụng CMMi:
Staged (phù hợp cho tổ chức có trên 100 người) và Continuos (phù hợp cho tổ chức dưới 40
người). CMMi cũng bao gồm 5 mức như CMM: khởi đầu, lặp lại được, được xác định, được
quản lý và tối ưu hóa.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ mô hình CMM sang CMMi sẽ tùy thuộc vào từng doanh
nghiệp/tổ chức cụ thể. Có thể sẽ phải thay đổi rất nhiều và thực tế là áp dụng mô hình CMMi
đòi hỏi nhiều sự đầu tư về công sức và tài chính hơn. Kinh phí để tiến hành đánh giá theo
mô hình CMM/CMMi có thể lên đến vài chục hay vài trăm ngàn đô-la Mỹ và đây có thể là bài
toán nan giải đối với các doanh nghiệo phần mềm nhỏ. Có thể xem CMM/CMMi là "giấy
thông hành" giúp doanh nghiệp phần mềm tạo lợi thế trong quá trình cạnh tranh giành hợp
đồng từ phía đối tác nước ngoài. Tuy nhiên yếu tố quan trọng bậc nhất vẫn là chất lượng
sản phẩm mà doanh nghiệp thể hiện. Để một doanh nghiệp phần mềm nhỏ có thể đạt được đánh giá và áp dụng thành
công mô hình CMM/CMMi thì trước hết các doanh nghiệp này cần "tự mình lớn lên" và qua
đó họ sẽ có đủ năng lực để áp dụng những mô hình này.
Vấn đề về sử dụng lại phần mềm (software reuse) cũng rất quan trọng trong công
nghệ phần mềm. Khi được nghiên cứu tích hợp trong quá trình phát triển phần mềm, nó sẽ
cung cấp cơ sở cho các cải tiến sâu sắc trong cách phát triển và bảo dưỡng các hệ thống
phần mềm trong chu kỳ vòng đời. Nó có những mục đích như sau:
 Tăng cường năng lực sản xuất
 Cải thiện chất lượng và độ tin cậy của các hệ thống phần mềm.
 Cải thiện được sự tương tác qua lại của các hệ thống
 Xác định và kiểm soát được các rủi ro kỹ thuật
 Rút ngắn thời gian phát triển và bảo dưỡng.
Mô hình tăng trưởng sử dụng lại được RMM (Reuse Maturity Model) đã được đưa ra
nhằm giúp các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả việc tái sử dụng lại phần mềm.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn tại công ty CT-IN, do nhu cầu của công việc
(xuất khẩu phần mềm cho nước ngoài) nên việc áp dụng các mô hình CMM và RMM trở
thành một nhu cầu cấp thiết và hết sức hiệu quả.
* Nội dung của đề tài, các vấn đề giải quyết:
Luận văn sẽ tập trung vào trình bày hai mô hình CMM và RMM, các khài niệm, thuật
ngữ, các vấn đề cần quan tâm đối với hai mô hình này qua đó áp dụng thực tế trong hoạt
động xuất khẩu phần mềm tại công ty CT-IN.
Mô hình tăng trưởng năng lực (CMM) cho phần mềm là một tập các thành phần cơ
bản của một quy trình phần mềm hiệu quả. CMM miêu tả sự cải tiến không ngừng từ một
quá trình sơ khai, chưa được thuần thục đến một quy trình thuần thục và theo quy định rõ
ràng. CMM chứa đựng các kinh nghiệm thực tế từ việc ra kế hoạch, quản lý về mặt kỹ
thuật quá trình phát triển và bảo dưỡng phần mềm. Khi tuân theo các quy định này, nó sẽ
giúp các doanh nghiệp cải thiện được khả năng sản xuất với chi phí tối ưu, đảm bảo chức
năng, kế hoạch và chất lượng sản phẩm.
CMM có 5 mức:
 (1): Khởi tạo
 (2): Lặp lại được
 (3): Xác định
 (4): Quản lý
 (5): Tối ưu
Mô hình tăng trưởng sử dụng lại cũng có 5 mức:
 (1): Khởi tạo (Initial Chaotic)
 (2): Được giám sát (Monitored)
 (3): Được phối hợp (Coordinated)
 (4): Được lên kế hoạch (Planned)
 (5): Sâu sát (Ingrained)
Luận văn sẽ tập trung vào trình bày chi tiết 5 mức của hai mô hình trên qua đó rút ra
các kinh nghiệm thực tế áp dụng tại công ty CT-IN.
Cuối cùng, em xin chân thành Thank sự hướng dẫn tận tình của phó giáo sư, tiến sỹ
Nguyễn Văn Vỵ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội – Trường Đại Học Công Nghệ trong quá trình
thực hiện luận văn.
Em cũng xin Thank các thầy cô trường Đại Học Công Nghệ - Đại Học Quốc Gia Hà
Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Xin Thank sự giúp đỡ của các bạn lớp K10T3 trong quá trình học tập vừa qua. KẾT LUẬN
Mô hình CMM cho phần mềm được đưa ra bởi Viện Kỹ nghệ Phần mềm (Software
Engineering Institute - SEI) của Đại học tổng hợp Carnegie Mellon, đã được hỗ trợ quốc
tế rộng rãi và là một chương trình tài trợ không hoàn lại, công khai cho bất kỳ công ty
nào muốn tiếp nhận nó. Mô hình CMM mô tả các nguyên tắc và các thực tiễn nằm bên
trong tính “thành thục” quá trình phần mềm và chủ ý giúp đỡ các công ty phần mềm
hoàn thiện khả năng thuần thục quá trình sản xuất phần mềm, đi từ tự phát, hỗn độn tới
các quá trình phần mềm thành thục, có kỷ luật.
Bằng việc thực hiện CMM các công ty thu được những lợi ích xác thực, giảm
được rủi ro trong phát triển phần mềm và tăng được tính khả báo - do đó trở thành đối
tác hay một nhà cung ứng hấp dẫn hơn đối với các khách hàng trên toàn thế giới. Tuy
nhiên, CMM không phải không đòi hỏi chi phí. Những nguồn lực đáng kể của công ty
phải được dành cho việc hướng tới các vùng tiến trình then chốt, cần thiết để lên từng
bậc thang của chứng nhận CMM. CMM đưa ra một loạt các mức độ để biểu thị mức độ
thành thục đã đạt được. Mức 1 ứng với mức độ thành thục thấp nhất và mức 5 ứng với
mức độ thành thục cao nhất. Gần đây, SEI đã xúc tiến CMMi, một mô hình kế thừa CMM
và các công ty cũng đang bắt đầu triển khai việc sử dụng mô hình này.
Để có thể thực thi mô hình SW-CMM vào thực tế rộng rãi và hiệu quả, cần thiết
phải phổ biến kiến thức về CMM và xây dựng các công cụ hỗ trợ áp dụng CMM từ mức
thấp đến mức cao.
Các công cụ hỗ trợ phát triển phần mềm trên thế giới có nhiều tuy nhiên phần
lớn chỉ tập trung vào một số mảng trong phát triển phần mềm như quản lý lỗi, quản lý
kế hoạch dự án, quản lý yêu cầu. Mỗi mảng này nếu phân tích chi tiết ra cũng phức tạp.
Vì thế hầu như không có phần mềm nào hỗ trợ nhiều mặt của quá trình phát triển phần
mềm trên các mặt mà SW-CMM yêu cầu. Và càng có ít các phần mềm hỗ trợ phân tích
đánh giá các dữ liệu thực hiện dự án để đảm bảo chất lượng dự án và cải tiến quy trình
của tổ chức.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ebook các mô hình tăng trưởng kinh tế PGS TS Trần Thọ Đạt (chủ biên) Luận văn Kinh tế 0
N Mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod - Domar và Solow Kiến trúc, xây dựng 0
D So sánh Mô hình tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. điểm tương đồng và khác biệt Luận văn Kinh tế 0
F Trường phái cổ điển với các mô hình tăng trưởng của David Ricardo, tân cổ điển (mô hình Cobb – Douglas) Tài liệu chưa phân loại 0
N Cơ sở lý thuyết về các mô hình tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển. Thực trạng con đường phát triển kinh tế của Hàn Quốc Tài liệu chưa phân loại 0
Q Bình luận về tính kế thừa và sự tiến bộ trong quan điểm về vai trò của các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh tế theo các mô hình tăng trưởng đã nghiên cứu Tài liệu chưa phân loại 0
P Xây dựng mô hình lý thuyết để phân tích ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ và các yếu tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế Tài liệu chưa phân loại 0
T THIẾT LẬP, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Luận văn Kinh tế 0
N Trường phái cổ điển với các mô hình tăng trưởng Tài liệu chưa phân loại 2
N Mô hình và cơ chế hoạt động của tổ chức đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top