Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ OTC 4
I.Cơ bản về thị trường otc: 4
II. Vai trò và tác động của OTC đối với nền kinh tế 6
1. Những tác động tích cực của OTC 6
2. Những mặt hạn chế của OTC 9
IV. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của OTC 12
1. Nguyên tắc công khai 12
2. Nguyên tắc trung gian 13
3. Nguyên tắc thực hiện công bằng 14
V. CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA OTC 15
1. Hàng hoá cho thị trường 15
2. Các nhà môi giới và các nhà tạo giá 15
3. Người phát hành chứng khoán 19
4. Người quản lý và giám sát thị trường 19
VI. GIAO DỊCH TRÊN OTC 19
CHƯƠNG II 22
THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 22
I. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NÓI CHUNG 22
1. Thực trạng hoạt động tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 22
2. Thực trạng hoạt động tại thị trường tự do 23
II. THỰC TRẠNG OTC Ở VIỆT NAM 26
1. Những kết quả ban đầu 26
2. Những hạn chế và nguyên nhân 27
III. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ OTC TRÊN THẾ GIỚI 30
1. Một số mô hình OTC trên thế giới 30
2. Bài học kinh nghiệm 38
2.1.Về điều kiện cần thiết để xây dựng một OTC 38
2.2. Về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường OTC 40
2.3. Về sự tham gia của hàng hoá CK nước ngoài 41
2.4. Về việc duy trì biên độ giao dịch hợp lý nhằm ổn định thị trường 41
2.5. Về quy định đối với các công ty tham gia niêm yết 42
2.6. Thành lập OTC sau đó mới phát triển lên thành TTCK tập trung (SDGCK) 42
2.7. Về công khai hoá thông tin 43
2.8. Quản lý thị trường OTC 43
CHƯƠNG III 45
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 45
THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM 45
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM 45
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC TRONG THỜI GIAN TỚI 47
1. Những quan điểm chủ đạo trong việc lựa chọn các giải pháp để xây dựng OTC ở Việt Nam. 47
2. Những nguyên tắc chủ đạo trong việc lựa chọn các giải pháp để xây dựng OTC ở Việt Nam. 48
III. LỰA CHỌN MÔ HÌNH OTC Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC 49
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình OTC ở Việt Nam. 49
2. Lựa chọn mô hình OTC ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của một số nước 53
2.1. Chứng khoán được giao dịch trên OTC 54
2.2. Các tổ chức thành viên của OTC 54
2.3. Mô hình hệ thống giao dịch 55
2.4. Tổ chức và quản lý thị trường OTC 57
2.5. Thanh toán các giao dịch trên thị trường OTC 59
2.6. Giám sát thị trường OTC 60
IV. CÁC GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN OTC Ở VIỆT NAM 61
1. Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường OTC 61
2. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ 64
3. Giải pháp nhằm tăng cung, kích cầu chứng khoán cho thị trường 66
3.1. Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước 66
3.2. Đẩy mạnh phát hành các loại trái phiếu 69
4. Giải pháp về nguồn nhân lực 72
5. Các giải pháp hỗ trợ thực hiện 74
5.1. Đẩy mạnh việc hình thành các định chế trung gian của thị trường 74
5.2. Tăng cường năng lực quản lý, giám sát thị trường 75
5.3. Thực hiện chế độ ưu đãi về thuế đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán trên thị trường OTC 76
5.4. Tiếp tục hoàn thiện chế độ báo cáo tài chính, kế toán và kiểm toán 76
KẾT LUẬN 78
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-05-de_tai_mot_so_giai_phap_hinh_thanh_va_phat_trien_thi_truong_0qAVhg29Eb.png /tai-lieu/de-tai-mot-so-giai-phap-hinh-thanh-va-phat-trien-thi-truong-chung-khoan-phi-tap-trung-o-viet-nam-89917/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Ban đầu, điều kiện để các công ty muốn được tham gia niêm yết trên NASDAQ cũng hơi chặt chẽ: Các công ty tham gia niêm yết phải có tài sản ít nhất là 2 triệu USD, ít nhất 100.000 cổ phiếu được bán ra công chúng, ít nhất 300 cổ đông, và một loại cổ phiếu và với một quyền bỏ phiếu. Bản cáo bạch của các doanh nghiệp mới phải được SEC thông qua, và các cổ phiếu sẽ phải được chào bán ra công chúng, mặc dù thông thường chúng được giữ bởi các nhà bảo lãnh phát hành (những người có chiều hướng thành “nhà tạo lập thị trường” đối với loại CK đó).
NASDAQ yêu cầu công khai thông tin về công ty (bao gồm các báo cáo tài chính hàng năm và hàng quý) và các cổ đông của công ty. Các công ty có thể không được niêm yết nếu họ không đáp ứng được các yêu cầu của SEC, tuy nhiên cơ chế niêm yết cũng dần dần được nới lỏng và thông thoáng hơn.
d. Hệ thống yết giá tự động của Hiệp hội các nhà giao dịch chứng khoán quốc gia (NASDAQ).
Hệ thống (NASDAQ) là một hình thức truyền tin điện tử, nó cung cấp mức giá yết cho các CK ở thị trường phi tập trung nhất định. Các công ty thành viên của NASDAQ là những người thuê bao dài hạn với hệ thống này, họ có những đầu dây dẫn (trạm) nhằm đạt được sự chào bán, đặt mua đối với các CK trên thị trường phi tập trung. Có 3 mức độ khác nhau ở hệ thống yết giá tự động của Hiệp hội các nhà giao dịch CK quốc gia.
Mức độ 1: Cung cấp cho các thành viên thuê bao mức giá đặt mua cao nhất và mức giá chào bán thấp nhất đối với một loại CK bên trong thị trường, ở đó có ít nhất hai người tạo thị trường.
Mức độ 2: Cung cấp giá đặt mua, chào bán và phạm vi đặt giá cho tất cả các nhà tạo thị trường, đó là những người tham gia yết giá cho mỗi chứng khoán.
Mức độ 3: Cho phép một nhà tạo thị trường trong hệ thống yết giá tự động của Hiệp hội các nhà giao dịch CK quốc gia niêm yết giá chào mua và chào bán các CK mà các nhà tạo thị trường đó được phép yết giá. Các mức giá này, ngay lập tức, sẽ xuất hiện trên hệ thống báo giá.
Bằng cách này, NASDAQ là nơi tập trung hơn so với thị trường OTC truyền thống, nơi mà các nhà môi giới phải trực tiếp liên hệ với tất cả các nhà tạo lập thị trường. Các nhà tạo lập thị trường vẫn hoạt động trên phạm vi cả nước nhưng họ đều sử dụng một hệ thống máy tính tập trung để xử lý giao dịch.
Cách thức tiến hành một giao dịch CK trên thị trường phi tập trung Mỹ:
- Bước 1: Nhà đầu tư A có nhu cầu mua 100 cổ phiếu của công ty B chưa được niêm yết và gọi điện cho người môi giới C.
- Bước 2: C viết phiếu đặt mua rồi sau đó gửi cho một nhà kinh doanh D.
- Bước 3: D tìm một người môi giới khác muốn bán 100 cổ phiếu của công ty B (đây là người tạo lập thị trường của công ty B). ở đây, người tạo lập thị trường làm nhiệm vụ cung cấp các lệnh mua và lệnh bán với một CK nhất định.
D có thể tìm được một người tạo lập thị trường bằng hai cách:
Thông qua cục định giá quốc gia Mỹ (NQB) hay qua Hệ thống yết giá tự động của Hiệp hội các nhà giao dịch CK quốc gia Mỹ (NASDAQ). Nếu qua NASDAQ thì D phải là một thành viên và cổ phiếu B phải được niêm yết trên hệ thống NASDAQ. Giả sử điều kiện trên thoả mãn thì D có thể lấy được báo giá hiện tại của các hội viên của NASD (Hiệp hội các nhà giao dịch CK quốc gia Mỹ), của người tạo lập thị trường cho cổ phiếu B thông qua các máy tính của NASDAQ hay qua máy báo giá tự động Quotron. D không cần liên hệ trực tiếp với những nhà tạo lập thị trường để lấy thông tin về giá hiện tại vì các bản báo giá của NASDAQ thường xuyên được cập nhật. Cuối cùng, những gì D phải làm là tìm một người tạo lập thị trường có mức giá thấp nhất để tiến hành thương lượng.
Còn nếu thông qua NQB, D sẽ có một danh sách liệt kê khoảng 20.000 cổ phiếu OTC được gọi là tờ báo hồng (Pink sheets). Trên các tờ này, D sẽ tìm ra tên của người tạo lập thị trường đối với các cổ phiếu và bảng giá mua và bán của ngày hôm trước. Có thể có nhiều nhà tạo lập thị trường trên tờ báo hồng nếu cổ phiếu của công ty B là cổ phiếu được ưa chuộng và hay được mua đi bán lại. D sẽ liên hệ với một loạt các nhà tạo lập thị trường cạnh tranh nhau để biết giá cả hiện tại của từng người, qua đó chọn ra mức giá hợp lý.
B. Thị trường chứng khoán phi tập trung Trung Quốc (STAQ-NET)
Công cuộc cải cách xí nghiệp quốc doanh của Trung Quốc được bắt đầu từ tháng 12/1978 bằng việc thí điểm cải cách về khoán sản phẩm đối với một số xí nghiệp quốc doanh do Cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương khi đó là Bí thư thành uỷ Tứ Xuyên thực hiện, sau đó được phổ biến rộng rãi trong toàn quốc. Hai thành phố Thượng Hải và Thâm Quyến được chọn làm thí điểm thực hiện CPH doanh nghiệp đầu tiên. Để tạo ra thị trường thứ cấp cho các doanh nghiệp cổ phần hoá, tại hai thành phố này, chính quyền địa phương đã cho phép một số ngân hàng và quỹ đầu tư thành lập trung tâm giao dịch cổ phiếu, mà thực chất là các quầy giao dịch trao tay.
cách giao dịch tại các quầy này là người mua và người bán trực tiếp gặp nhau, thoả thuận trao đổi CK và thanh toán tiền với nhau, thông qua việc ký hậu vào các tờ CK với sự xác nhận của các quầy giao dịch mà không có bất kỳ một sự tham gia của tổ chức môi giới nào. Thời gian này chưa có một văn bản pháp lý của nhà nước điều tiết hoạt động của thị trường này, ngoài một số quy định của Ban cải cách doanh nghiệp địa phương ban hành.
Cùng với tiến trình đẩy mạnh cổ phần hoá, số lượng cổ phiếu ngày một tăng lên, trong khi đó việc phát hành các trái phiếu chính phủ được thực hiện từ năm 1981 cũng ngày càng được mở rộng đòi hỏi phải có một thị trường có quy mô lớn hơn và điều kiện kỹ thuật tốt hơn cho việc giao dịch các chứng khoán.
Mặt khác hình thức giao dịch trung tâm ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém như tính rủi ro cao, khó quản lý, không bảo vệ được lợi ích của các nhà đầu tư, vấn đề công bố thông tin và kiểm toán yếu kém gây mất lòng tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, hệ thống giao dịch quá đơn giản và thô sơ ngày càng không thể đáp ứng được yêu cầu cho các giao dịch ngày càng tăng cao cả về số lượng cũng như doanh số cùng với xu hướng tự động hoá đang diễn ra trên toàn cầu. Chính vì lẽ đó mà Chính phủ Trung quốc đã quyết định thành lập hai Sở giao dịch Thâm Quyến và Thượng Hải..
Sự hình thành và phát triển của TTCK Trung quốc đi từ tự phát đến phát triển có tổ chức, từ không tập trung đến tập trung, từ không có pháp chế đến có pháp chế. Quá trình phát triển có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: (1981 - 1985): Đây là giai đoạn khởi đầu, giai đoạn mang tính tự phát. Các doanh nghiệp tự động phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn. Lúc này, trong nhận thức của người phát hành cũng như người đầu tư chưa có khái niệm chính xác về chứng khoán, chưa có sự phân biệt rạch ròi v...