Gaetan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên thành phố Hà Nội
Mục lục
---
Lời nói đầu
Chương I: Cơ sở lý luận của công tác giáo dục
lý tưởng cách mạng trong thanh niên
I. Một số khái niệm cơ bản
1) Lý tưởng
2)Lý tưởng cách mạng
II. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
và của Đảng cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng trong thanh niên
1) Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
2) Tư tưởng Hồ Chí Minh
3) Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
III. Lý tưởng cách mạng trong thời kỳ CNH - HĐH
Chương II: Thực trạng công tác giáo dục
lý tưởng cách mạng cho thanh niên
ở thành phố Hà Nội.
I. Thực trạng tình hình thanh niên Việt Nam
trong những năm đổi mới
II. Đặc điểm, tình hình thành phố Hà Nội và thanh niên
thành phố Hà Nội
1) Tình hình,đặc điểm thành phố Hà Nội
2) Tình hình, đặc điểm thanh niên thành phố Hà Nội
III. Thực trạng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng
cho thanh niên thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
1) Cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương với công tác
giáo dục truyền thống và lý tưởng cách mạng cho thanh niên
2) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng cho
thanh niên thành phố Hà Nội
I. Một số giải pháp
II. Kiến nghị
1) Về chủ trương chính sách của Thành phố
2) Đối với các tổ chức Đảng
3) Đối với tổ chức chính quyền các cấp
4) Đối với Đoàn thanh niên
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo chính
phụ lục
Lời nói đầu

Một nguồn lực mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt quan tâm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là lực lượng thanh niên. Một trong những vấn đề quan trọng của công tác thanh niên là giáo dục, truyền thụ lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Đây là nội dung cực kỳ quan trọng trong lãnh đạo cách mạng của Đảng.
Lý tưởng cách mạng thực chất là lý tưởng Xã hội chủ nghĩa, là lý tưởng của Đảng ta, của Bác Hồ, của giai cấp công nhân Việt Nam đồng thời cũng là lý tưởng của nhân dân ta, của dân tộc ta. Ngay từ khi ra đời đến nay, lý tưởng của Đảng ta là nhất quán:”Xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh, thực hiện thành công Chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là Chủ nghĩa cộng sản”. Có thể nói, tuỳ từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn cách mạng, nội dung cụ thể có thể khác nhau nhưng độc lập dân tộc gắn với Chủ nghĩa xã hội luôn là mục tiêu phấn đấu, là lý tưởng cao cả của Đảng và dân tộc ta. Hơn 70 năm chiến đấu và trưởng thành, trải qua bao khó khăn, gian khổ, hy sinh, Đảng ta luôn kiên trì phấn đấu cho lý tưởng cao đẹp đó. Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay có may mắn được thừa hưởng một gia tài lớn - đó là lý tưởng cách mạng, truyền thống, kinh nghiệm đấu tranh của Đảng, của các lớp cha ông để lại. Đây là một lợi thế to lớn cho công tác thanh niên hiện nay.Song lý tưởng cách mạng không tự nhiên đến với lớp trẻ. Việc thanh niên tiếp thu, lĩnh hội được lý tưởng cách mạng là một quá trình tự giác, dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, hoạt động thực tiễn phong phú, những tấm gương phấn đấu, hy sinh của các nhà cách mạng tiền bối, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và biết bao cán bộ đảng viên trung kiên của Đảng.
Trong sự nghiệp đổi mới ngày nay, Đảng ta luôn luôn xác định Thanh niên là lực lượng trụ cột. Bàn về động lực của sự nghiệp CNH-HĐH, Hội nghị lần thứ 4 BCH TW khoá VII đã khẳng định: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tuỳ từng trường hợp vào lực lượng thanh niên”. Là lớp người sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh, được sống trong những điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ hơn, tuy rất nhạy cảm vói cái mới, được đào tạo bài bản, nhưng vốn sống và sự từng trải chưa nhiều, trước những tiêu cực và cám dỗ của nền kinh tế thị trường, trước những biến động về chính trị quốc tế, đặc biệt do ảnh hưởng tiêu cực của sự thái hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, một số thanh niên có sự dao động, khủng hoảng niềm tin, lý tưởng cách mạng. Thực trạng đó đòi hỏi càng phải đề cao công tác giáo dục đạo đức và lý tưởng cách mạng trong thanh thiếu niên.


Chương I : Cơ sở lý luận của công tác giáo dục lý
Cách mạng trong thanh niên

I. Một số khái niệm cơ bản

1) Lý tưởng

Lý tưởng là cái mà vì nó mà người ta sống và dưới ánh sáng của nó ta thấy được hết ý nghĩa của cuộc đời. Nhà tâm lý học XôViết I-Va-Nốp đã có một định nghĩa như vậy về lý tưởng. ở một con người bình thường ai cũng có lý tưởng. Nếu không có lý tưởng sự sống tồn tại ở con người chỉ là vô nghĩa. Lý tưởng là một phạm trù phổ biến.
Lý tưởng, theo Từ điển tiếng Việt, là “Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu đạt tới”
Lý tưởng là mục tiêu hướng tới của con người, là động lực thúc đẩy con người vươn tới.
Lý tưởng của con người sẽ làm cho họ có thái độ tích cực trong nhận thức, nồng nhiệt trong tình cảm, mãnh liệt trong ý chí, quyết tâm trong hành động.
Do đó, lý tưởng là điều rất quan trọng của mỗi người.
Trong thực tiễn, đã là người ai cũng cần có lý tưởng để phấn đấu
Khi bước vào tuổi trưởng thành, ai cũng có một sự lựa chọn quan trọng là lựa chọn lý tưởng, hướng tới mục đích cao nhất và đẹp nhất của đời mình. đó là yêu cầu tất yếu, tự thân.
Đảng có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn thanh niên chọn lựa đúng lý tưởng, trong đó quan trọng nhất là lý tưởng cách mạng vì tiền đồ của cách mạng XHCN, tương lai của dân tộc.
Cuộc phấn đấu để đạt tới lý tưởng bao giờ cũng là cuộc phấn đấu lâu dài, đầy gian nan. Thanh niên cần có ý chí cao và Đảng cần có trách nhiệm cao trong việc giúp đỡ thanh niên thực hiện lý tưởng đúng đắn của mình.

2) Lý tưởng cách mạng

Lý tưởng cách mạng là một nội dung cụ thể của lý tưởng nói chung. Nó có đặc điểm là chỉ có ở những nhân cách đã và đang trưởng thành, có vai trò chi phối mạnh mẽ các nội dung lý tưởng khác. Nó là cơ sở động lực của hoài bão lớn trong thanh niên. Tuy nhiên lý tưởng cách mạng không tự nhiên hình thành mà là kết quả của một quá trình giáo dục có tính định hướng cao, thông qua những môi trường cụ thể. Lý tưởng cách mạng mang tính tự giác, thể hiện rõ nét vai trò quá trình tự giáo dục của mỗi cá nhân. Lý tưởng của Thanh niên Việt Nam không thể tách rời lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Mục tiêu lý tưởng của chúng ta giai đoạn hiện nay là”Dân giàu- nước mạnh, xã hội công bằng văn minh theo định huớng Xã hội chủ nghĩa”. Vì lý tưởng độc lập tự do cho Tổ quốc, hàng triệu Thanh niên Việt Nam đã không sờn lòng, không tiếc xương máu góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá quê hương, đất nước, lý tưởng cách mạng của Thanh niên Việt Nam là chiến thắng đói cùng kiệt lạc hậu, vươn lên ngang tầm thời đại vì sự phồn vinh của đất nước, những công bằng hạnh phúc cho nhân dân và vì chính tương lai tươi sáng của Tuổi trẻ. Đó chính là sự cụ thể hoá mục tiêu lý tưởng của Đảng, của dân tộc trong lực lượng tiên phong : Thanh niên Việt Nam.

II. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng trong Thanh niên.

1) Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin

Theo Mác, giai cấp vô sản chỉ được hình thành với tư cách là một giai cấp khi ý thức được địa vị và tương lai của mình. Những công nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ rằng, tương lai của giai cấp công nhân và do đó tương lai của nhân loại, hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên. Cuối thế kỷ XIX, trong bối cảnh của xã hội tư bản, Mác cho rằng, cần giải thoát cho thanh niên khỏi sự tác động có tính chất phá hoại của hệ thống hiện đại. Chính Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn của sự sống của dân tộc và giai cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc. Khi nói về vai trò giáo dục thanh niên, Mác đã nhấn mạnh:”Công tác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng nắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn”. Tư tưởng của Mác là phải tổ chức giáo dục các tầng lớp thanh niên để họ nắm vững kỹ năng, kỹ xảo, quy trình quản lý sản xuất, sẽ hỗ trợ cho việc phát triển toàn diện những năng lực của tất cả thành viên của xã hội được xây dựng trên nguyên lý cộng sản chủ nghĩa. Việc giáo dục đó phải làm thường xuyên, liên tục, giáo dục ở trường, lớp và giáo dục trong thực tế lao động. Ănggen đã nêu rõ rằng: Thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thực cuộc sống đã, đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị. Ngay khi 19-20 tuổi, trong các thư gửi cho bạn bè, Ănggen đã chế nhạo cái nguyện vọng của những chàng trai, cô gái muốn sống bình lặng, muốn “giam mình trong vương quốc của điền viên” với thái độ “mũ ni che tai” bàng quan trước thời cuộc. Với lòng hứng khởi, với niềm tin vô hạn vào tiềm năng của thế hệ trẻ ở Đức, ông nhấn mạnh rằng, thanh niên không bao giờ thoả mãn với lý tưởng trước đây, họ muốn được tự do hơn trong hành động, họ khao khát lập chiến công và vì sự đổi mới, họ sẵn sàng hiến dâng cả cuộc đời mình. Thanh niên sẽ có đủ sức lực và tài năng để giải quyết những mâu thuẫn đang nảy sinh trong đời sống đất nước. Điều đáng lưu ý là niềm tin ấy đã được nhen lên trong tâm trí của Ănggen trong điều kiện của chế độ quân chủ chuyên chế. Vào năm 1845, Ănggen đã viết rằng, chính thanh niên Đức đòi hỏi phải thực hiện cuộc cách mạng trong tương lai ở nước này. Nguyên tắc của giáo dục thế hệ trẻ là gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp học và hành. Việc hình thành thế giới quan khoa học cho thanh niên thông qua sự tham gia của họ vào cuộc đấu tranh xã hội, vào lao động sản xuất, vào những công việc thực tế cụ thể hàng ngày. Chính Ănggen là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ”giáo dục thực tiễn”. Ông cho rằng, đây là cơ sở quan trọng của giáo dục khoa học-là công cụ phát triển nhất để cải tạo xã hội và Ănggen dự báo rằng “một xã hội tổ chức theo nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa sẽ làm cho những thành viên trong xã hội đó có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển của mình” Ănggen là người đầu tiên đưa ra quan niệm như:”đội quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế”, “đội hậu bị của Đảng” để gắn với thanh niên. Vào năm 1853, khi “Đảng của Mác” đã khẳng định vị trí của mình trên vũ đài lịch sử, trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại những đạo luật đặc biệt của Bítmác, Ănggen đã viết:”chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn bổ sung dồi dào nhất cho Đảng”. Luận thuyết của Mác-Ănggen cũng khẳng định rằng lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo cần được tập hợp, tổ chức và giáo dục, sao cho những biến đổi tư tưởng của họ bắt kịp với thời đại, đi đúng quỹ đạo của dòng thác lịch sử đang cuộn chảy.
Phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác và Ănggen trong điều kiện lịch sử mới, Lênin coi thanh niên là”nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng”. ông đã luận giải những nguyên nhân làm xuất hiện phong trào thanh niên, phát hiện ra những đặc điểm của nó và xác định mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa tổ chức thanh niên với Đảng cộng sản. Lênin cũng sớm nhìn thấy vai trò cách mạng to lớn không chỉ đối với thanh niên công nhân, mà còn cả đối với thanh niên học sinh, sinh viên. Người thường xuyên nhắc nhở những người bạn chiến đấu của mình rằng phải kiên trì đấu tranh để họp nhất phong trào học sinh, sinh viên thành một trào lưu chung theo tinh thần của chủ nghĩa Mác cách mạng. Lênin cho rằng, thành công của phong trào thanh niên chính là ở chỗ biết gắn liền nhận thức lý luận của chủ nghiã Mác, tri thức khoa học với sự tham gia trực tiếp của họ vào cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản. Đồng thời Người cũng đã phê phán gay gắt những đảng viên bảo thủ, không đánh giá đúng vai trò của lực lượng trẻ trong cách mạng, coi thường thanh niên và chế diễu sự ngây thơ, thiếu kinh nghiệm của họ. Lênin nhấn mạnh, cần có thái độ khoan dung, độ lượng với lớp trẻ và cần thiết phải phòng ngừa khuynh hướng “dè dặt” của các cán bộ đảng viên cho rằng, lớp trẻ tuy đầy nhiệt tình và sáng kiến, nhưng lại chưa qua trường học cuộc đấu tranh giai cấp. Người cho rằng đó chỉ là cái cớ để khước từ việc sử dụng thanh niên. Lênin luôn nhắc nhở những người cộng sản: cần đòi hỏi ở thanh niên nhiều hơn nữa, cần phê phán một cách có nguyên tắc những khuyết đIểm của họ, cần giáo dục cho tinh thần trách nhiệm cao và nghĩa vụ của họ đối với cách mạng, ngay từ thuở thiếu thời. Cuộc đấu tranh để giành giật thanh niên không chỉ diễn ra giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, giữa các Đảng cộng sản và các thế lực phản động, mà còn diễn ra giữa những người cộng sản chân chính và bọn cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân.
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội đã diễn ra xung quanhvấn đề thanh niên trên hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau: giáo dục ai và giáo dục như thế nào? Những phần tử cơ hội quy nhiệm vụ trên vào việc đào tạo những người có văn hoá, song đứng ngoài chính trị vì thế theo họ không nên thu hút”quá sớm” thanh niên voà hoạt động chính trị. Lênin đã vạch trần lập trường cải lương đó của bọn cơ hội và cho rằng, đó chỉ là thói đạo đức giả và chính sách ngu dân không hơn, không kém. Người khẳng định rõ lập trường của những người cộng sản chân chính là cần giáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ và kết hợp việc giáo dục ấy với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Chính vì thế, trong bài diễn văn tại ĐH III của Đoàn thanh niên cộng sản Nga. Lênin đã chỉ rõ: Thanh niên phải học chủ nghĩa cộng sản trong một trường học riêng của mình, trong một tổ chức độc lập- đó là Đoàn thanh niên cộng sản. Lênin viết : “ Chỉ khi nào Đoàn thanh niên cộng sản gắn liền từng bước học tập, huấn luyện và giáo dục của mình với cuộc đấu tranh chung của tất cả những ngưòi lao động chống lại bóc lột, thì lúc đó mới xứng đáng với danh hiệu là đoàn thể của thế hệ trẻ cộng sản chủ nghĩa”. Nói chuyện với Đoàn thanh niên cộng sản, Lênin yêu cầu, cần giáo dục thanh niên thông qua thực tế trong hoạt động sản xuất, trong học tập, công tác, chiến đấu và trong cuộc sống sinh động của quần chúng.
Những tư tưởng của Mác, Ănggen, Lênin về thanh niên và công tác vận động thanh niên nêu trên có thể khái quát lại thành 5 nội dung cơ bản sau:
Một là, khẳng định rõ vị trí, vai trò to lớn của tầng lớp thanh niên trong xã hội mới và chỉ ra những nhược điểm của thanh niên, cũng như những vấn đề cơ hội chủ nghĩa trong phong trào thanh niên cần được quan tâm chú ý.
Hai là, đặt ra cho Đảng cộng sản cần quan tâm, chăm sóc, giáo dục, đào tạo thanh niên thông qua sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, thông qua lao động sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu và trong đời sống hiện thực của quần chúng nhân dân.
Ba là, Đoàn thanh niên cộng sản phải là trường học Cộng sản chủ nghĩa trong quá trình giáo dục, đoàn kết tập hợp thanh niên, thực hiện lý tưởng cách mạng của Đảng cộng sản.
Bốn là, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, sự nghiệp của thanh niên.
Năm là, những luận thuyết của Mác, Ănggen, Lênin đã chỉ ra những điều kiện và khả năng tập hợp rộng rãi quần chúng thanh niên vào đội hình lớn của Chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

2) Tư tưởng Hồ Chí Minh

Kế thừa những di sản tư tưởng quý báu của Mác, Ănggen và Lênin, Hồ Chí Minh đã phát triển một cách sáng tạo những luận điểm Mácxít về vị trí, vai trò của thanh niên trong xã hội, về nhiệm vụ giáo dục thanh niên, về Đoàn thanh niên cộng sản trong công tác thanh niên của Đảng với những điều kiện lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam:
Một là, Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vai trò, khả năng, động lực cách mạng to lớn của thanh niên đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới.
Gắn thanh niên với vận mệnh của dân tộc, Người đã luận giải một cách giản dị, thuyết phục rằng:”Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”.
Hồ Chí Minh nhận rõ vai trò quyết định của thanh niên trong tiến trình lịch sử, nhận rõ khả năng cách mạng của thanh niên, hết lòng tin yêu thanh niên. Người luôn đặt thanh niên trong tư cách là một chủ thể đang phát triển, đang được tiếp tục hoàn thiện. Điều đó có nghĩa rằng, thanh niên nói chung và trong mỗi cá thể nói riêng đều có cả mặt mạnh và mặt yếu, đều đang tiềm ẩn những khả năng to lớn cũng như những mặt hạn chế. Thí dụ, mặt mạnh của thanh niên là:” Hăng hái, xung phong”, mặt yếu là”Hay chuộng hình thức, ít xem xét kết quả” hay ”đầu voi đuôi chuột”. Hơn thế, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên phảI”chăm lo dìu dắt thanh niên vì thanh niên chưa từng trải và thiếu kinh nghiệm”.
là thanh niên Thủ đô-nơI du nhập nhanh nhất những thành quả kinh tế xét cả từ mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực-khá nặng nề. Tình trạng lầm lẫn giữa cáI mới theo đúng ý nghĩa khoa học của nó với cái lạ mắt, lạ tai, cáI cũ đã lỗi thời được tái tạo dưới hình thức mới đã xuất hiện ở không ít thanh niên Thủ đô. “Yêu hiện đạI”, “Sống hiện đại”, sống theo phong cách của xã hội tiêu thụ...đang gặm nhấm dần phẩm chất của một bộ phận thanh niên, gây ra nhiều hậu quả tiêu cực trong cuộc sống đô thị. Sự tìm tòi khoa học đôI khi là cáI vỏ che đậy sự mê tín dị đoan trong một bộ phận trí thức trẻ của Thủ đô.
Nhân tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thủ đô văn hiến, khơi dậy truyền thống học hỏi, cầu tiến bộ; phát huy vị trí trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của Thủ đô để góp phần nâng cao phẩm chất và năng lực của tầng lớp trẻ trên địa bàn này, khiến họ phải thật day dứt khi phong trào Thủ đô chưa ngang tầm với vị trí của nó là một động lực kích thích thanh niên Thủ đô vươn lên.
Liên quan đến vấn đề thứ tư, chúng ta lưu ý rằng, không ít lần các thế lực đế quốc công khai tuyên bố trọng tâm của chiến lược diễn biến hoà bình của chúng là chĩa vào tầng lớp thanh niên-thế hệ có thể “thay đổi căn bản đường lối do những người đã từng vào sinh ra tử xác lập nên”
Trong thanh niên, thanh niên Thủ đô lạI là nơi có đIều kiện để chúng tác động nhanh nhất bao gồm cả thông tin, văn hoá phẩm, lối sống...nhằm thay đổi suy nghĩ và tiến tới thay đổi hành động của thanh niên.
Việc đảm bảo thông tin có định hướng dưới sự lãnh đạo của Đảng; làm cho thanh niên Thủ đô có tính độc lập tự chủ cao trong việc đánh giá; tiếp nhận những tác động chính trị, tư tưởng, văn hoá từ bên ngoàI; có đủ năng lực phân định cáI tích cực và cáI tiêu cực trong nội dung của những luồng tư tưởng đó; có khả năng phản ứng đúng đắn, kịp thời trước những tác động từ nhiều kênh khác nhau của các thế lực đen tối trong và ngoàI nước...trơ thành những đòi hỏi cần thiết của công tác giáo dục thanh niên Thủ đô.
Liên quan đến vấn đề thứ năm, một mặt, chúng ta không thể bác bỏ quan niệm rằng : “Lòng nhiệt tình hăng háI hy sinh +sự dốt nát =phá hoạI”, mặt khác cũng không thể không thấy một sự thực là: trí tuệ cao lạI dựa trên một lập trường, quan đIểm sai lầm sẽ mang lạI hậu quả không kém phần nguy hại.
Bởi vậy, để phát huy vai trò xung kích sáng tạo của Thanh niên Thủ đô, phương hướng quan trọng hàng đầu là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác thanh niên, trong công tác giáo dục thanh niên. Bởi vì, chỉ khi đó, công tác giáo dục thanh niên mới được định hướng bởi một quan đIểm chính trị đúng đắn, thanh niên mới có khả năng đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi mưu đồ lợi dụng thanh niên vì những động cơ thiếu trong sáng có hại cho thanh niên và đất nước nói chung...
Để công tác giáo dục thanh niên Thủ đô hoàn thành nhiệm vụ của mình, cần có sự phối hợp rộng rãi của tất cả mọi cấp bộ Đoàn, sự liên kết thành một khối thống nhất của tất cả các binh chủng làm công tác tư tưởng trên địa bàn thành phố và cả nước; trong đó, quy tụ sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng, quy tụ sức mạnh của toàn xã hội - từ gia đình cho đến nhà trường, từ đường phố cho đến cơ quan, từ bên dân sự đến bên quân đội, công an...để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong lĩnh vực công tác này là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Hơn nữa, cũng cần đổi mới công tác giáo dục chính trị-tư tưởng trong thanh niên Thủ đô. Nâng cao tính thiết thực-thực tế trong công tác giáo dục là con đường rất có hiệu quả. Trong vấn đề này, chúng ta không xem nhẹ giáo dục hoài bão, lý tưởng cao đẹp cho thanh niên; mặt khác, như C.Mác đã từng nói: “Lý tưởng mà xa rời lợi ích, lý tưởng sẽ tự bôi nhọ mặt mình”. Cũng theo tinh thần đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhân dân chỉ thấy được giá trị của độc lập, tự do, khi dân được ăn no, mặc đủ. Do vậy, quan tâm thoả mãn những lợi ích chính đáng của thế hệ trẻ Thủ đô cần được xem là một cách không thể thiếu để nâng cao sinh khí của tổ chức thanh niên các cấp.
Bằng việc chú ý đúng mức tới một số vấn đề nêu trên, công tác chính trị-tư tưởng của Đoàn các cấp sẽ góp phần tích cực vào việc hình thành những người thanh niên Thủ đô gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; có đạo đức trong sáng; có ý chí kiên cường tiến quân vào CNH-HĐH Thủ đô; phát huy được truyền thống tốt đẹp của Thủ đô có một ngàn năm lịch sử; có đủ năng lực làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đạI, có tư duy sáng tạo thích ứng với đòi hỏi của quá trình CNH-HĐH Thủ đô...để đưa Thủ đô lên trình độ cao trong sự phát triển của cả nước. Chỉ khi đó, thanh niên Thủ đô mới xứng đáng với lòng mong đợi của toàn Đảng, toàn dân.

II. Một số kiến nghị

1) Về chủ trương chính sách của Thành phố

Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố cần có chủ trương, chương trình giáo dục truyền thống và lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo các cấp, có chủ trương nghiên cứu cách cho các đối tượng, chú trọng là lực lượng thanh niên. Trong đó xác định rõ: chủ đề, nội dung, hình thức, quy mô, mức độ, phạm vi đối tượng và các lực lượng tham gia giáo dục.
Giao cho Mặt trận Tổ quốc hay Hội Liên hiệp Phụ nữ chủ trì nghiên cứu vấn đề giáo dục ở gia đình về truyền thống đạo đức và lý tưởng cách mạng.
Có chính sách đầu tư về tài chính cho các hoạt động giáo dục. Trên cơ sở chương trình giáo dục tổng thể của thành phố các cấp, các ngành đề ra chương trình thực hiện của mình.

2) Đối với các tổ chức Đảng

Cần cụ thể hoá hơn nữa tiêu chuẩn đảng viên, công bố công khai mẫu hình người Đảng viên để đoàn viên thanh niên có tấm gương thực tế noi theo, để phấn đấu và có cơ sở để đóng góp xây dựng Đảng. Đồng thời, cần tiếp tục đổi mới chỉnh đốn Đảng mạnh hơn nữa, kiên quyết thanh lọc những đảng viên tham nhũng, cơ hội, kém năng lực, có lối sống xa đoạ...Tiếp tục đẩy mạnh chương trình phát triển Đảng trong thanh niên.

3) Đối với tổ chức chính quyền các cấp

Cần có sự tổ chức, phân công hợp lý để thể hiện rõ và hiệu quả trách nhiệm của chính quyền các cấp

4) Đối với Đoàn thanh niên

Tiếp tục củng cố và tăng cường bộ máy chuyên trách công tác tư tưởng-văn hoá của các cấp bộ Đoàn (từ Trung ương đến thành phố, đến quận, huyện đến cơ sở).
Cần khẳng định rõ vai trò, vị trí của tổ chức Đoàn trong đIều kiện hiện nay (trường học XHCN, môI trường văn hoá, môI trường thực hành dân chủ, công bằng xã hội, môI trường tự khẳng định, thực hành nhân đạo chân chính...)
Cần tập trung giải quyết vấn đề cán bộ cơ sở (đào tạo, bồi dưỡng và chế độ chính sách) vì chính đó là một khâu quan trọng để sáng tạo ra nội dung, hình thức hoạt động hấp dẫn, sinh động.
Tiếp tục kiện toàn hệ thống báo chí của Đoàn, Hội, Đội, cần nâng tầm của báo Tuổi trẻ Thủ đô xứng với vị trí và tên gọi.
Tiếp tục đổi mới và tìm tòi các cách hoạt động mới, đồng thời phát huy cao độ những cách truyền thống vẫn còn đạt hiệu quả cao.
Trong các chương trình hoạt động của Đoàn thời gian tới đây, cần đẩy mạnh hơn nữa chương trình bồi dưỡng giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng.
Giáo dục bằng tấm gương của đội ngũ cán bộ Đoàn, tập hợp thanh thiếu niên qua các thủ lĩnh nhóm là hình thức giáo dục có hiệu quả.

Kết luận

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác vận động thanh niên và quan tâm, chăm sóc sự nghiệp xây dựng Đoàn Thanh niên cộng sản thành đội tiên phong chiến đấu của thanh niên, đội hậu bị tin cậy của Đảng. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, công tác vận động, giáo dục thanh niên của Đảng không ngừng được quan tâm gắn liền với đổi mới nội dung và cách hoạt động đoàn kết, tập hợp thanh niên, chăm lo cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng to lớn của thanh niên, đưa công tác Đoàn và phong trào thanh niên phát triển, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, văn hoá, xã hội của đất nước.
Để công tác giáo dục thanh niên Thủ đô hoàn thành nhiệm vụ của mình, cần có sự phối hợp rộng rãi của tất cả mọi cấp bộ Đoàn, sự liên kết thành một khối thống nhất của tất cả các binh chủng làm công tác tư tưởng trên địa bàn thành phố và cả nước, trong đó quy tụ sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng, quy tụ sức mạnh của toàn xã hội - từ gia đình cho đến nhà trường, từ đường phố cho đến cơ quan, từ bên dân sự đến bên quân đội, công an... để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong lĩnh vực công tác này là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Bằng việc chú ý đúng mức đến công tác vận động, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên sẽ góp phần tích cực vào việc hình thành những người thanh niên Thủ đô gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; có đạo đức trong sáng; có ý chí kiên cường tiến quân vào CNH - HĐH Thủ đô; phát huy được truyền thống tốt đẹp của Thủ đô có một ngàn năm lịch sử; có đủ năng lực làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo thích ứng với đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô...để đưa Thủ đô lên trình độ cao trong sự phát triển của cả nước. Chỉ khi đó, Thanh niên Thủ đô mới xứng đáng với lòng mong đợi của toàn Đảng, toàn dân.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc Văn hóa, Xã hội 0
R Một số kỹ năng giải bài tập toán chương II - Hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số khó khăn và sai lầm thường gặp của học sinh THPT khi giải các bài toán tổ hợp, xác suất Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top