Download miễn phí Khóa luận Một số kỹ thuật mở đầu bài giảng hiệu quả môn Hoá học ở THPT theo quan điểm sư phạm tương tác
Mặc dù kiến thức khá dài gồm cả lí thuyết và bài tập nhưng bản thân môn học lại có tính logic rất cao. Tính logic trong hoá học được thể hiện trong mối quan hệ giữa cấu tạo, tính chất lí, hoá, ứng dụng và điều chế các chất; trong các mối quan hệ giữa các phần kiến thức của chương trước với chương sau; giữa Hoá học vô cơ với Hoá học hữu cơ; giữa Hoá học với các môn học khác. Chẳng hạn, trong chương trình Vật lí và Hoá học đều đề cập đến kiến thức về hiện tượng vật lí, khái niệm về phân tử, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng, các thuyết về cấu tạo chất trong đó kiến thức về cấu tạo chất được coi là một trong những trục chính của chương trình. Vì vậy cần giúp học sinh nắm được bản chất của vấn đề thông qua việc làm rõ được các mối quan hệ này.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-27-khoa_luan_mot_so_ky_thuat_mo_dau_bai_giang_hieu_qu.LS3CJyhf1g.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-52066/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
học đạt được mục đích mong muốn, vượt qua khó khăn, tự khẳng định và tự đánh giá mình.Cuối cùng, và cũng là giai đoạn kết thúc trong quan điểm sư phạm hứng thú, người học phải có mối quan hệ giữa chính bản thân và đối tượng học đến mức mà khơi dậy ở người học một sự hứng thú thực sự, ở thời kỳ này, người học trở thành bên nhận của đối tượng học: đó là mối liên hệ có ý nghĩa với đối tượng học. Mối quan hệ tương hợp vì vậy đã đạt tới nấc cuốn hút, chuyển đổi thành động cơ hành động. Hứng thú thực sự khởi động sự năng động, thúc đẩy người học muốn thoả mãn nhu cầu học của mình.
Cụ thể hoá vấn đề này đó là: việc kích hoạt nhu cầu thỏa mãn tri thức ở người học, người học sẽ tìm kiếm một mối quan hệ tương hợp giữa người học và đối tượng học. Mối quan hệ này sẽ tạo nên hứng thú ở người học. Để hình thành được mối quan hệ này giữa học sinh và đối tượng học, giáo viên - người dẫn dắt hoạt động dạy phải lựa chọn những “chiến lược” sư phạm thích hợp. Hiển nhiên người dạy sẽ loại bỏ ngay tức khắc bất cứ một phương pháp cưỡng bức nào với bất cứ một biện pháp nào dù chúng là gì. Bên cạnh đó người dạy cũng không thể áp đặt hay dành sự hứng thú bằng các phương tiện xa lạ với đối tượng học như là các phần thưởng, sự trừng phạt hay các công cụ học mới. Trong những trường hợp này, người học có thể dễ dàng chạy trốn, bằng cách hoàn toàn đơn giản là giả vờ hứng thú.
Đối với người dạy - người dẫn dắt hoạt động, vấn đề là sắp xếp một tình huống thực sự có ý nghĩa đối với người học. Khi người học bắt gặp một vấn đề mà không có giải pháp, những khó khăn sẽ nảy sinh. Vì vậy, người dạy phải gắng giúp người học, hoá giải vấn đề, biến những nội dung trừu tượng, khó hiểu thành những điều cụ thể và thực tế.
Tính hiệu quả của chiến lược này, phần lớn dựa trên việc hình thành vấn đề, hay nói cách khác chính là khâu mở đầu bài giảng. Với mục đích gây nên sự tò mò thậm chí ngạc nhiên cho người học, người dạy cố gắng xác định một vấn đề cụ thể chính xác, đi từ thực tế hay gắn với môi trường trước mắt. Vấn đề cũng như giải pháp phải có một mối liên hệ chặt chẽ với đối tượng học. Chẳng hạn như trong vấn đề nghiên cứu động cơ, rất nên gợi lại sự bay của các máy bay phản lực, sự chạy của các ô tô trong các cuộc đua và thậm chí là sự di chuyển riêng của họ để đi đến trường. Và trong tất cả những chuyển động này họ sẽ giải thích như thế nào? Trách nhiệm thuộc về người học là tìm ra giải pháp. Nghệ thuật của người dạy - người dẫn dắt hoạt động là đưa ra được vấn đề thực tế mà những người học muốn tìm ra giải pháp. Đó chính là điểm xuất phát cho bài học, điểm quy chế cho quá trình học và sự hồi quy sau khi đã tìm ra giải pháp.
Tóm lại, việc gây hứng thú ở người học phải được bắt đầu từ phần mở đầu bài giảng và duy trì đến hết tiết học. Người học bắt đầu từ việc hứng thú với nội dung học sẽ tích cực, chủ động tham gia vào bài học và có trách nhiệm với hoạt động học của mình. Phần tiếp theo, tui nghiên cứu lý thuyết chung về mở đầu bài giảng và mối quan hệ giữa mở đầu bài giảng với việc tạo hứng thú học tập cho học sinh.
1.3. Lý thuyết chung về mở đầu bài giảng.
1.3.1. Vị trí và vai trò của mở đầu bài giảng.
Mở đầu bài giảng là công đoạn khởi đầu cho mỗi tiết học thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 5 – 10 phút và phải đảm bảo thực hiện được hai nhiệm vụ:
- Định hướng học tập cho học sinh (nghĩa là bài học này nhằm mục đích gì, để trả lời câu hỏi gì, học sinh thu được gì sau tiết học này, ...)
- Thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học, qua đó quản lý và kiểm soát lớp học thông qua các hình thức triển khai dạy học.
1.3.2. Yêu cầu chung để có mở đầu bài giảng hiệu quả.
Để có một mở đầu bài giảng hiệu quả thì trước hết phải hoàn thành được hai nhiệm vụ của mở đầu bài giảng đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, giáo viên phải lôi cuốn được học sinh vào bài giảng của mình, tạo hứng thú và khiến học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức. Một người giáo viên giỏi là những người tạo ra môi trường lớp học thân thiện với người học sôi động, kích thích khả năng tư duy và tạo ra được những thách thức cho người học. Họ làm được điều đó bởi vì họ khởi đầu với đầy đủ các bước trong quy trình quản lý lớp học. Với phần mở đầu hấp dẫn, hiệu quả thì giáo viên không chỉ định hướng học tập cho học sinh mà còn kích thích tư duy học sinh, hình thành động cơ chủ động tìm tòi và lĩnh hội kiến thức, giáo viên không chỉ thu hút được sự chú ý của học sinh mà còn tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Theo quan điểm sư phạm tương tác, phần mở đầu bài giảng - khoảng thời gian bắt đầu một tiết học, là thời điểm hâm nóng, thời điểm tạo tình huống, thời điểm dạo đầu lôi cuốn việc thu lượm tri thức mới. Giáo viên phải đặc biệt chú ý đến hứng thú của học sinh ngay từ đầu tiết học. Đó chính là khoảng thời gian góp phần quyết định đến sự thành bại của tiết học. Thành công là khi hứng thú học tập được hình thành và duy trì đến hết tiết học, học sinh cảm giác nhu cầu tiếp nhận tri thức của mình được thoả mãn. Thất bại là khi học sinh không biết mình đã thu được kiến thức gì sau giờ học, không biết kiến thức đó để làm gì.Vai trò của giáo viên là mở ra cánh cửa học tập cho học sinh. Trong từng tiết học cụ thể, giáo viên lại tìm cách sao cho cánh cửa được mở ra trong sự mong chờ và đầy hứng thú của học sinh. Vẫn là cánh cửa cũ kĩ, nhưng mỗi ngày chúng ta “sơn” cho nó một màu khác nhau, nó sẽ trở nên mới lạ và hấp dẫn. Công việc “sơn” lại cánh cửa học tập chính là thiết kế phần mở đầu cho mỗi bài giảng.
tuỳ từng trường hợp vào mục tiêu tiết học, nội dung bài học và đối tượng học sinh mà giáo viên có thể xây dựng các hình thức mở đầu bài giảng khác nhau. dưới đây là phân loại một số cách mở đầu bài giảng cơ bản.
1.3.3. Phân loại mở đầu bài giảng
Mở đầu bài giảng chính là khoảng thời gian đầu tiên giáo viên bắt đầu triển khai các phương pháp dạy học, tổ chức lớp học và sắp xếp các hoạt động dạy và học. Trong nội dung này, tìm hiểu một số kỹ thuật mở đầu bài giảng cơ bản trong dạy học phổ thông.
1.3.3.1. Mở đầu bài giảng trực tiếp
Đây là cách mở đầu bài giảng đi thẳng vào vấn đề cần trình bày, gọi nôm na là “đi đường thẳng”. Đây là cách phổ biến nhất với các giáo viên vì nó có ưu điểm là nhanh chóng và trực tiếp truyền tải thông tin đến học sinh mà không tốn nhiều thời gian và công sức. Người dạy không cần đầu tư, nghiên cứu nhiều vẫn có thế giới thiệu ngay bài học và những nội dung chính của tiết học. Cách thức triển khai hình thức này cũng rất đơn giản: giáo viên trực tiếp đi thẳng vào vấn đề cần nói đến, giới thiệu chủ đề chính của bài học, và tiến h