Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Đề án “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP”
Tên đề án: “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế
toán tại trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp”
Nơi tổ chức thực hiện đề án: Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công
nghiệp.
Hoạt động NCKH tại trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật đã được quan tâm
đến từ lâu và với mục tiêu là: Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu về nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao, kết hợp
thực hiện các nhiệm vụ khoa học với các nhiệm vụ đào tạo; Đưa các thành tựu
khoa học, các tiến bộ kỹ thuật phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển sự
nghiệp giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế, xã hội; Bồi dưỡng và nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, nghiên cứu viên, các cán bộ
hoạt động KH&CN và của sinh viên; Tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp, sản
phẩm mới; góp phần hình thành và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho
giảng viên, người học; nâng cao chất lượng đào tạo; Ứng dụng tri thức, công
nghệ mới và tạo ra cách, giải pháp mới phục vụ phát triển sự nghiệp
giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, tạo cơ
sở thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; Góp phần phát hiện và
bồi dưỡng nhân tài; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước,
đóng góp và phát triển kho tàng tri thức, công nghệ của nhân loại.
Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật đã thực hiện các chính sách trọng dụng,
tôn vinh nhân tài trong hoạt động khoa học và công nghệ, thực hiện cải cách
hành chính, phân công, phân cấp và nâng cao vai trò điều phối của Chính phủ
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về khoa học
và công nghệ.
Mặc dù rất được quan tâm, song, hoạt động NCKH tại trường Đại học
Kinh tế Kỹ thuật chưa diễn ra đồng đều và gần như chỉ tập trung vào một số
ít giảng viên. Trong lĩnh vực kế toán, các nghiên cứu vẫn còn những quan
điểm chưa đúng về NCKH trong lĩnh vực này; các nghiên cứu cần thay đổi
cách thức tổng quan nghiên cứu và thay đổi quan điểm về phương pháp
nghiên cứu, hiện đang có sự nhầm lẫn hay thiếu rõ ràng về cách tiếp
cận trong nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu viên chọn đề tài chỉ là hoàn thiện một
công việc hay phần hành kế toán và chỉ nêu các nhận định chủ quan, thiếu
vắng những dữ liệu, những bằng chứng khoa học làm cơ sở cho việc kết luận.
Kết quả là các nhận định, các đề xuất còn nặng tính chủ quan, cảm tính và
thiếu thuyết phục.
Bởi vậy, những định hướng đề xuất của đề án được đưa ra hy vọng có thể
giúp những người nghiên cứu thuận lợi hơn trong công tác nghiên cứu và có
2
được những sản phẩm NCKH có giá trị.
Trên cơ sở sự quan tâm của Nhà
trường về hoạt động NCKH, đề án sẽ có tính thực thi cao.
Phần 2: Nội dung đề án
2.1 Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa
học trong lĩnh vực kế toán tại trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công
nghiệp
Việt Nam hiện có hơn 300 trường Đại học và Cao đẳng có đào tạo về kế
toán theo các hệ đại học, cao học và nghiên cứu sinh. Trong chương trình đào
tạo của bất kỳ cơ sở nào, bên cạnh việc đào tạo thì nghiên cứu khoa học
(NCKH) đối với sinh viên và giảng viên là thực sự cần thiết và mang tính bắt
buộc. Đối với bậc đại học, việc NCKH của sinh viên giúp họ hiểu rõ hơn về lý
thuyết được truyền đạt, hiểu rõ hơn về quá trình áp dụng lý thuyết kế toán vào
thực tiễn. Đối với học viên cao học, NCKH giúp họ làm chủ được kiến thức kế
toán của mình để giải quyết được những vấn đề thực tiễn gặp phải trong quá
trình công tác. Và đối với các nghiên cứu sinh, NCKH giúp họ ứng dụng lý
thuyết, phương pháp nghiên cứu vào thực tiễn để tìm ra những tri thức mới,
những quy luật đằng sau các hiện tượng kinh tế và quản trị kinh doanh nói
chung và kế toán nói riêng. Đối với giảng viên, việc nghiên cứu khoa học vừa
góp phần phát triển cá nhân, vừa góp phần đưa trường đại học phát triển. Do
vậy, NCKH được xem là nhiệm vụ bắt buộc và là một tiêu chí đánh giá lao động
của giảng viên.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác NCKH, Trường Đại học
Kinh tế Kỹ thật Công nghiệp nói chung hay Khoa Kế toán nói riêng luôn từng
bước nâng cao chất lượng các đề tài khoa học tiệm cận dần đến các đề tài khoa
học được ứng dụng càng nhiều vào thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động
NCKH của Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật nói chung hay của Khoa Kế toán
nói riêng chưa thật sự phát triển mạnh mẽ, chưa diễn ra đồng đều và gần như chỉ
tập trung vào một số ít giảng viên. Với lực lượng giảng viên trẻ rất đông (chiếm
2/3 trong tổng số 87 giảng viên), rất cần có những định hướng rõ ràng cho các
giảng viên trẻ thực hiện công tác NCKH, qua đó nâng cao cả chất lượng và số
lượng các công trình NCKH chung của Khoa cũng như của Trường trong lĩnh
vực kế toán.
2.2. Các nội dung cơ bản của nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán
Để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán, việc
hiểu được những nội dung cơ bản của nghiên cứu nói chung và nghiên cứu
trong kế toán nói riêng là rất quan trọng bởi chúng sẽ là cơ sở cho các cuộc
3
nghiên cứu theo từng chủ đề kế toán riêng. Người nghiên cứu phải suy xét
một cách logic và phản biện nhằm đảm bảo rằng nghiên cứu là có giá trị và có
thể tin cậy.
Nghiên cứu là một quá trình thu thập phân tích và giải thích các thông tin
để trả lời câu hỏi nghiên cứu. Tuy nhiên để đươc xem là một nghiên cứu khoa
học, quy trình phải thỏa mãn những tiêu chuẩn nhất định bao gồm: phải được
kiểm soát tính chặt chẽ, tính hệ thống có căn cứ và có thể kiểm chứng và có
tính thực nghiệm, và có tính phê phán (Kabir Tahir Hamid, 2012). Cụ thể:
(a) Phải được kiểm soát: Trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến một kết quả do vậy các nhà nghiên cứu nên thiết lập nghiên cứu của họ
theo một cách thức có thể giảm thiểu các tác động của các yếu tố. Tuy nhiên
trong các ngành khoa học xã hội việc kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng là
công việc cực kỳ khó khăn vì các nghiên cứu liên quan đến con người.
(b) Tính chặt chẽ: Nghiên cứu phải đảm ảo rằng các thủ tục phù hợp và
hợp lý được thực hiện nghiêm túc để tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
Mức độ chặt chẽ sẽ khác nhau khá rõ giữa các vấn đề kế toán.
(c) Tính hệ thống: Điều này ngụ ý rằng thủ tục áp dụng cho một cuộc
điều tra nên thực hiện theo một trình tự logic nhất định.
(d) Có căn cứ và kiểm chứng: Đặc điểm này ngụ ý rằng bất cứ điều gì
được kết luận trên cơ sở kết quả phân tích phải chính xác và có thể được kiểm
chứng bởi những người nghiên cứu khác nếu áp dụng cùng phương pháp.
(e) Tính thực nghiệm: Điều này có nghĩa rằng bất kỳ kết luận được rút
ra phải dựa trên bằng chứng thu thập thực tế.
(f) Tính phản biện: xem xét kỹ lường các thủ tục và phương pháp đã
được sử dụng vào nghiên cứu.
Bên cạnh những tiêu chuẩn nghiên cứu nêu trên, nhiều học giả nghiên
cứu đã nêu về các nội dung nghiên cứu trong kế toán với sự nhất quán. Ví dụ,
theo Smith M., (2015) các nội dung thuộc nghiên cứu trong kế toán bao
gồm: (1) Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, (2) Tổng quan nghiên cứu, (3) Xây
dựng giả thuyết nghiên cứu, (4) Lựa chọn cơ sở lý luận và mô hình nghiên
cứu, (5) Dữ liệu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu; (6) Phương pháp xử lý dữ
liệu …
2.3. Các tồn tại về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán tại trường
Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
4
Thứ nhất, các đề tài nghiên cứu đang đơn thuần hướng đến hoàn thiện
quy trình/công tác kế toán cho một đối tượng cụ thể nào đó. Hiện có không
nhiều đề tài nghiên cứu kế toán tiếp cận một hướng nghiên cứu thực chứng
hay nghiên cứu hành vi trong kế toán - xu hướng nghiên cứu đang áp dụng
phổ biến hiện nay trên thế giới. Khi tham khảo các bài nghiên cứu về kế toán
của Khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp được đăng
tải trên các Tạp chí trong 5 năm từ 2012 - 2017 tác giả chỉ tìm được khoảng
70 bài viết có liên quan đến lĩnh vực kế toán. Tuy nhiên trong số này chỉ có
khoảng 15 bài viết có đề tài theo hướng mới theo kế toán thực chứng. Số còn
lại là những bài viết xoay quanh các nội dung hoàn thiện hay bàn về chế độ
kế toán tài sản cố định doanh thu chi phí kế toán quản trị trong doanh
nghiệp.
Thứ hai, việc lựa chọn đề tài đang mang nặng tính chủ quan thiếu vắng
tổng quan nghiên cứu cần thiết. Nhiều bài viết mới chỉ liệt kê một vài nghiên
cứu về kế toán (thậm chí là những nghiên cứu không cùng chủ đề hay khác
phạm vi và đối tượng khảo sát) và sau đó kết luận về khoảng trống nghiên cứu
và tính cấp thiết của đề tài.
Thứ ba, một số đề tài đã đề xuất mô hình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu
và đặt ra các giả thuyết nghiên cứu. Về mặt lý thuyết phương pháp nghiên cứu
thì các nội dung này cần được xây dựng từ việc tổng quan nghiên cứu các học
giả đi trước hay từ việc xem xét các cơ sở lý thuyết có liên quan. Nếu một
nghiên cứu viên liệt kê một số giả thuyết nghiên cứu mà không nêu rõ cơ sở
khoa học thì các giả thuyết đề xuất không đảm bảo tính khoa học và do vậy
không cần thiết phải thu thập dữ liệu và không cần thiết kiểm định.
Thứ tư, phương pháp nghiên cứu chưa được hiểu đúng. Nhiều người vẫn
coi “Duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin” là phương pháp nghiên
cứu. Thực chất đây là cơ sở phương pháp luận và khác biệt phương pháp
nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu bao gồm các nội dung liên quan đến
cách tiếp cận, đến dòng lý thuyết, đến mô hình nghiên cứu, đến dữ
liệu, phương pháp thu thập dữ liệu, và xử lý dữ liệu …
Thứ năm, nhiều bài nghiên cứu về kế toán đang có sự nhầm lẫn hoặc
thiếu rõ ràng về cách tiếp cận: định tính hay định lượng. Nhiều người
đang hiểu kế toán là khoa học liên quan tới những đối tượng được lượng hóa
nên cách áp dụng là định lượng. hay nhiều nghiên cứu viên đã cho
rằng nghiên cứu định tính không được áp dụng vào trong kế toán. Thực tế,
những nhận định này là không chính xác.
5
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Đề án “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP”
Tên đề án: “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế
toán tại trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp”
Nơi tổ chức thực hiện đề án: Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công
nghiệp.
Hoạt động NCKH tại trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật đã được quan tâm
đến từ lâu và với mục tiêu là: Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu về nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao, kết hợp
thực hiện các nhiệm vụ khoa học với các nhiệm vụ đào tạo; Đưa các thành tựu
khoa học, các tiến bộ kỹ thuật phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển sự
nghiệp giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế, xã hội; Bồi dưỡng và nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, nghiên cứu viên, các cán bộ
hoạt động KH&CN và của sinh viên; Tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp, sản
phẩm mới; góp phần hình thành và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho
giảng viên, người học; nâng cao chất lượng đào tạo; Ứng dụng tri thức, công
nghệ mới và tạo ra cách, giải pháp mới phục vụ phát triển sự nghiệp
giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, tạo cơ
sở thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; Góp phần phát hiện và
bồi dưỡng nhân tài; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước,
đóng góp và phát triển kho tàng tri thức, công nghệ của nhân loại.
Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật đã thực hiện các chính sách trọng dụng,
tôn vinh nhân tài trong hoạt động khoa học và công nghệ, thực hiện cải cách
hành chính, phân công, phân cấp và nâng cao vai trò điều phối của Chính phủ
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về khoa học
và công nghệ.
Mặc dù rất được quan tâm, song, hoạt động NCKH tại trường Đại học
Kinh tế Kỹ thuật chưa diễn ra đồng đều và gần như chỉ tập trung vào một số
ít giảng viên. Trong lĩnh vực kế toán, các nghiên cứu vẫn còn những quan
điểm chưa đúng về NCKH trong lĩnh vực này; các nghiên cứu cần thay đổi
cách thức tổng quan nghiên cứu và thay đổi quan điểm về phương pháp
nghiên cứu, hiện đang có sự nhầm lẫn hay thiếu rõ ràng về cách tiếp
cận trong nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu viên chọn đề tài chỉ là hoàn thiện một
công việc hay phần hành kế toán và chỉ nêu các nhận định chủ quan, thiếu
vắng những dữ liệu, những bằng chứng khoa học làm cơ sở cho việc kết luận.
Kết quả là các nhận định, các đề xuất còn nặng tính chủ quan, cảm tính và
thiếu thuyết phục.
Bởi vậy, những định hướng đề xuất của đề án được đưa ra hy vọng có thể
giúp những người nghiên cứu thuận lợi hơn trong công tác nghiên cứu và có
2
được những sản phẩm NCKH có giá trị.
Trên cơ sở sự quan tâm của Nhà
trường về hoạt động NCKH, đề án sẽ có tính thực thi cao.
Phần 2: Nội dung đề án
2.1 Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa
học trong lĩnh vực kế toán tại trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công
nghiệp
Việt Nam hiện có hơn 300 trường Đại học và Cao đẳng có đào tạo về kế
toán theo các hệ đại học, cao học và nghiên cứu sinh. Trong chương trình đào
tạo của bất kỳ cơ sở nào, bên cạnh việc đào tạo thì nghiên cứu khoa học
(NCKH) đối với sinh viên và giảng viên là thực sự cần thiết và mang tính bắt
buộc. Đối với bậc đại học, việc NCKH của sinh viên giúp họ hiểu rõ hơn về lý
thuyết được truyền đạt, hiểu rõ hơn về quá trình áp dụng lý thuyết kế toán vào
thực tiễn. Đối với học viên cao học, NCKH giúp họ làm chủ được kiến thức kế
toán của mình để giải quyết được những vấn đề thực tiễn gặp phải trong quá
trình công tác. Và đối với các nghiên cứu sinh, NCKH giúp họ ứng dụng lý
thuyết, phương pháp nghiên cứu vào thực tiễn để tìm ra những tri thức mới,
những quy luật đằng sau các hiện tượng kinh tế và quản trị kinh doanh nói
chung và kế toán nói riêng. Đối với giảng viên, việc nghiên cứu khoa học vừa
góp phần phát triển cá nhân, vừa góp phần đưa trường đại học phát triển. Do
vậy, NCKH được xem là nhiệm vụ bắt buộc và là một tiêu chí đánh giá lao động
của giảng viên.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác NCKH, Trường Đại học
Kinh tế Kỹ thật Công nghiệp nói chung hay Khoa Kế toán nói riêng luôn từng
bước nâng cao chất lượng các đề tài khoa học tiệm cận dần đến các đề tài khoa
học được ứng dụng càng nhiều vào thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động
NCKH của Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật nói chung hay của Khoa Kế toán
nói riêng chưa thật sự phát triển mạnh mẽ, chưa diễn ra đồng đều và gần như chỉ
tập trung vào một số ít giảng viên. Với lực lượng giảng viên trẻ rất đông (chiếm
2/3 trong tổng số 87 giảng viên), rất cần có những định hướng rõ ràng cho các
giảng viên trẻ thực hiện công tác NCKH, qua đó nâng cao cả chất lượng và số
lượng các công trình NCKH chung của Khoa cũng như của Trường trong lĩnh
vực kế toán.
2.2. Các nội dung cơ bản của nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán
Để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán, việc
hiểu được những nội dung cơ bản của nghiên cứu nói chung và nghiên cứu
trong kế toán nói riêng là rất quan trọng bởi chúng sẽ là cơ sở cho các cuộc
3
nghiên cứu theo từng chủ đề kế toán riêng. Người nghiên cứu phải suy xét
một cách logic và phản biện nhằm đảm bảo rằng nghiên cứu là có giá trị và có
thể tin cậy.
Nghiên cứu là một quá trình thu thập phân tích và giải thích các thông tin
để trả lời câu hỏi nghiên cứu. Tuy nhiên để đươc xem là một nghiên cứu khoa
học, quy trình phải thỏa mãn những tiêu chuẩn nhất định bao gồm: phải được
kiểm soát tính chặt chẽ, tính hệ thống có căn cứ và có thể kiểm chứng và có
tính thực nghiệm, và có tính phê phán (Kabir Tahir Hamid, 2012). Cụ thể:
(a) Phải được kiểm soát: Trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến một kết quả do vậy các nhà nghiên cứu nên thiết lập nghiên cứu của họ
theo một cách thức có thể giảm thiểu các tác động của các yếu tố. Tuy nhiên
trong các ngành khoa học xã hội việc kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng là
công việc cực kỳ khó khăn vì các nghiên cứu liên quan đến con người.
(b) Tính chặt chẽ: Nghiên cứu phải đảm ảo rằng các thủ tục phù hợp và
hợp lý được thực hiện nghiêm túc để tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
Mức độ chặt chẽ sẽ khác nhau khá rõ giữa các vấn đề kế toán.
(c) Tính hệ thống: Điều này ngụ ý rằng thủ tục áp dụng cho một cuộc
điều tra nên thực hiện theo một trình tự logic nhất định.
(d) Có căn cứ và kiểm chứng: Đặc điểm này ngụ ý rằng bất cứ điều gì
được kết luận trên cơ sở kết quả phân tích phải chính xác và có thể được kiểm
chứng bởi những người nghiên cứu khác nếu áp dụng cùng phương pháp.
(e) Tính thực nghiệm: Điều này có nghĩa rằng bất kỳ kết luận được rút
ra phải dựa trên bằng chứng thu thập thực tế.
(f) Tính phản biện: xem xét kỹ lường các thủ tục và phương pháp đã
được sử dụng vào nghiên cứu.
Bên cạnh những tiêu chuẩn nghiên cứu nêu trên, nhiều học giả nghiên
cứu đã nêu về các nội dung nghiên cứu trong kế toán với sự nhất quán. Ví dụ,
theo Smith M., (2015) các nội dung thuộc nghiên cứu trong kế toán bao
gồm: (1) Lựa chọn chủ đề nghiên cứu, (2) Tổng quan nghiên cứu, (3) Xây
dựng giả thuyết nghiên cứu, (4) Lựa chọn cơ sở lý luận và mô hình nghiên
cứu, (5) Dữ liệu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu; (6) Phương pháp xử lý dữ
liệu …
2.3. Các tồn tại về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán tại trường
Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
4
Thứ nhất, các đề tài nghiên cứu đang đơn thuần hướng đến hoàn thiện
quy trình/công tác kế toán cho một đối tượng cụ thể nào đó. Hiện có không
nhiều đề tài nghiên cứu kế toán tiếp cận một hướng nghiên cứu thực chứng
hay nghiên cứu hành vi trong kế toán - xu hướng nghiên cứu đang áp dụng
phổ biến hiện nay trên thế giới. Khi tham khảo các bài nghiên cứu về kế toán
của Khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp được đăng
tải trên các Tạp chí trong 5 năm từ 2012 - 2017 tác giả chỉ tìm được khoảng
70 bài viết có liên quan đến lĩnh vực kế toán. Tuy nhiên trong số này chỉ có
khoảng 15 bài viết có đề tài theo hướng mới theo kế toán thực chứng. Số còn
lại là những bài viết xoay quanh các nội dung hoàn thiện hay bàn về chế độ
kế toán tài sản cố định doanh thu chi phí kế toán quản trị trong doanh
nghiệp.
Thứ hai, việc lựa chọn đề tài đang mang nặng tính chủ quan thiếu vắng
tổng quan nghiên cứu cần thiết. Nhiều bài viết mới chỉ liệt kê một vài nghiên
cứu về kế toán (thậm chí là những nghiên cứu không cùng chủ đề hay khác
phạm vi và đối tượng khảo sát) và sau đó kết luận về khoảng trống nghiên cứu
và tính cấp thiết của đề tài.
Thứ ba, một số đề tài đã đề xuất mô hình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu
và đặt ra các giả thuyết nghiên cứu. Về mặt lý thuyết phương pháp nghiên cứu
thì các nội dung này cần được xây dựng từ việc tổng quan nghiên cứu các học
giả đi trước hay từ việc xem xét các cơ sở lý thuyết có liên quan. Nếu một
nghiên cứu viên liệt kê một số giả thuyết nghiên cứu mà không nêu rõ cơ sở
khoa học thì các giả thuyết đề xuất không đảm bảo tính khoa học và do vậy
không cần thiết phải thu thập dữ liệu và không cần thiết kiểm định.
Thứ tư, phương pháp nghiên cứu chưa được hiểu đúng. Nhiều người vẫn
coi “Duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin” là phương pháp nghiên
cứu. Thực chất đây là cơ sở phương pháp luận và khác biệt phương pháp
nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu bao gồm các nội dung liên quan đến
cách tiếp cận, đến dòng lý thuyết, đến mô hình nghiên cứu, đến dữ
liệu, phương pháp thu thập dữ liệu, và xử lý dữ liệu …
Thứ năm, nhiều bài nghiên cứu về kế toán đang có sự nhầm lẫn hoặc
thiếu rõ ràng về cách tiếp cận: định tính hay định lượng. Nhiều người
đang hiểu kế toán là khoa học liên quan tới những đối tượng được lượng hóa
nên cách áp dụng là định lượng. hay nhiều nghiên cứu viên đã cho
rằng nghiên cứu định tính không được áp dụng vào trong kế toán. Thực tế,
những nhận định này là không chính xác.
5
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links