Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Chương i
Tổng quan về Hiệu qủa sản xuất kinh doanh
I. Khái niệm, bản chất, phân loại hiệu qủa sản xuất kinh doanh
1. Khái niệm về hiệu qủa sản xuất kinh doanh
Đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động khác nhau. Ngay cả trong mỗi giai đoạn phát triển của mình, doanh nghiệp cũng có các mục tiêu khác nhau. Trong cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển thích ứng với các biến động của thị trường, phải xây dựng các kế hoạch và phương án kinh doanh, phải kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời phải tổ chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả.
Trong qúa trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động kể trên, các doanh nghiệp phải luôn kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của chúng. Muốn kiểm tra đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể không thực hiện việc tính toán hiệu quả kinh tế của nó. Vậy thì hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh) là gì? Để hiểu được phạm trù này, trước tiên chúng ta tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế nói chung là gì. Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:
- Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì: "hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó"((1) P. Samueleson và W. Nordhaus: Giáo trình kinh tế học, trích từ bản dịch Tiếng Việt (1991)1).
Đây là quan điểm phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh ở tầm vĩ mô, nó đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói, mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra về mặt lý thuyết là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa.
- Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần tham gia vào qúa trình kinh tế.
- Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông: "Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh" ((2) (2)(3) (4) (5) Trích dẫn theo giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp trang 407, 4082). Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các qúa trình kinh tế.
- Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị.
Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau: "Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg...) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu...) được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật"(3), còn "Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị"(
Nội dung của phương pháp này là đưa các phương án về cùng một mặt bằng giá trị sử dụng và có tính đến nhân tố thời gian xây dựng để xem xét lựa chọn phương án dựa trên chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị giá trị sử dụng tổng hợp bé nhất.
Như vậy, muốn nâng cao nhất lượng công trình xây dựng, Công ty phải xem xét mối quan hệ Chi phí - Chất lượng - Thời gian để đưa ra phương án thích hợp nhất với từng tình huống cụ thể mà Công ty có thể áp dụng.


III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước
Hiện nay, các doanh nghiệp đang hoạt động trong cơ chế thị trường, dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Quản lý vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, để thực hiện tốt những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Xây dưng số 8 nói riêng thì Nhà nước cần có các chủ trương chính sách sau:
+ Nhà nước cần hỗ trợ can thiệp để Công ty thu hồi nhanh các khoản thu quá hạn vì thực tế các khoản thu quá hạn của Công ty là 11.650 triệu đồng, đây là con số lớn gây nên tình trạng ứ đọng vốn, chi phí vốn của Công ty cao ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng gây thất thu cho Nhà nước.
+ Nhà nước nên có một hệ thống văn bản dưới luật đầy đủ, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong công tác đầu thầu cũng như trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần tăng cường quản lý chặt chẽ đối với lĩnh vực xây dựng, tránh những hiện tượng tiêu cực lợi dụng kẽ hở luật pháp để làm ăn phi pháp ảnh hưởng đến hiệu qủa của ngành xây dựng cũng như môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Xây dựng.
+ Nhà nước cần có các chính sách và biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước để các doanh nghiệp này thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân:
* Nhà nước nên có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp trong nước, khuyến khích sản xuất để có thể cạnh tranh được với hàng nhập ngoại, tránh tình trạng như những năm qua các doanh nghiệp nước ta thường nhập về những loại máy móc cũ kỹ, lạc hậu, không giúp được nhiều cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài.
* Thực hiện các dịch vụ thanh toán nợ của các doanh nghiệp.
* Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích khả năng tự chủ, năng động của các doanh nghiệp trong công tác huy động và sử dụng vốn.




Kết luận
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế rất phức tạp, do đó còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về phạm trù này vì điều kiện lịch sử và góc độ nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi doanh nghiệp thì có thể khẳng định rằng: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để từ đó nâng cao sức cạnh tranh, tăng lợi nhuận là mục tiêu theo đuổi tối cao của các doanh nghiệp, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long, tui thấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty khá được chú trọng, song vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn trong thực tế. Do vậy, trong thời gian tới, Công ty cần tiến hành thực hiện một số biện pháp cần thiết nhằm phát huy lợi thế và hạn chế khó khăn để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Tuy còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, song một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long được đưa ra trong bài viết này theo tui là phù hợp với khả năng
4) và "Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền" (5).
Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí.
- Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý và sử dụng phổ biến đó là: hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hay một qúa trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung trong đó hàm chứa cả hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế đã nêu trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh) của các doanh nghiệp như sau: hiệu qủa sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
2. Bản chất của hiệu qủa sản xuất kinh doanh
Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đã nghiên cứu ở trên cho thấy bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp (với chi phí thấp nhất và doanh thu (kết quả đạt được có thể tính bằng tiền) cao nhất có thể). Do vậy, để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (tầm vi mô) vào việc thành lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần:
Thứ nhất, cần phân biệt rõ các phạm trù sau:
- Phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại vận tải Thuý Anh Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và vận tải hưng phát Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV Luận văn Sư phạm 0
R nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 0
R Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy toán cho học sinh lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
R Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Hồng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top