daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 5
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 5
1.1.1. Khái niệm và vai trò của cạnh tranh 5
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh 6
1.1.3. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh 7
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh 9
1.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH/DOANH NGHIỆP 11
1.2.1. Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của ngành 11
1.2.2. Xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành 13
1.2.3. Lý thuyết về mô hình SWOT 14
1.3. VỊ TRÍ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 16
1.3.1. Vị trí của ngành Thủy sản xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân 16
1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Thủy sản Việt Nam 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 20
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 20
2.1.1. Đánh giá về tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam – thuận lợi và khó khăn 20
2.1.2. Thực trạng ngành thủy sản Việt Nam từ 2001 đến nay 24
2.2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 35
2.2.1. Năng lực sản xuất 35
2.2.2. Thị trường tiêu thụ 41
2.2.3. Môi trường và cơ chế chính sách 45

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM 46
2.3.1. Những thành công đạt được 46
2.3.2. Những vấn đề tồn tại 47
2.3.3. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành Thủy sản Việt Nam dựa theo mô hình SWOT 47
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG & GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 50
3.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 50
3.1.1. Về mặt quan điểm 50
3.1.2. Mục tiêu phát triển 51
3.1.3. Định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam 52
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 55
3.2.1. Giải pháp từ phía nhà nước 55
3.2.2. Giải pháp cho doanh nghiệp/ngành Thủy sản xuất khẩu 58
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 65




DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CHỮ CÁI VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT
NTTS Nuôi trồng thủy sản
KTTS Khai thác thủy sản
CBTS Chế biến thủy sản
XKTS Xuất khẩu thủy sản
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
NLCT Năng lực cạnh tranh
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
KNXK Kim ngạch xuất khẩu


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Hiện trạng GDP thủy sản trong nền kinh tế Quốc dân giai đoạn 2001 – 2011 17
Bảng 2.1. Hiện trạng sản lượng KTTS ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 24
Bảng 2.2. Hiện trạng cơ cấu KTTS theo vùng miền 25
Bảng 2.3. Diện tích nuôi trông thủy sản toàn quốc giai đoạn 2001 – 2011 26
Bảng 2.4. Sản lượng NTTS toàn quốc giai đoạn 2001 – 2011 26
Bảng 2.5. Cơ cấu sản phẩm thủy sản XK Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 28
Bảng 2.6. Kim ngạch XKTS từ 2001 - 2012 30
Bảng 2.7. Cơ cấu sản phẩm thủy sản VN XK sang Mỹ năm 2012 32
Bảng 2.8. Cơ cấu sản phẩm thủy sản VN XK sang EU năm 2012 33
Bảng 2.9. Cơ cấu sản phẩm thủy sản VN XK sang Nhật Bản năm 2012 34
Bảng 2.10. Số lượng doanh nghiệp Thủy sản theo quy mô lao động 35
Bảng 2.11. Cơ cấu lao động theo trình độ lao động 36
Bảng 2.12. So sánh chi phí sản xuất giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2010 38
Bảng 2.13. Năng lực thiết bị công nghệ trong các nhà máy CBTS 40
Bảng 2.14. Ma trận swot đánh giá năng lực cạnh tranh ngành thủy sản việt nam 48

Biểu đồ 2.1. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994 phân theo ngành hoạt động 29
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ so sánh chi phí lao động giữa Việt Nam và một số nước 38


LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu kể từ những năm đầu mở cửa đến nay đã có sự gia tăng đáng kể. Hiện nay thủy sản nằm trong top 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản tăng từ năm 2007 là 3.763.404.000 USD lên 6.092.760.000 USD năm 2012 (xấp xỉ 200%). Liên tục trong suốt nhiều năm, mặt hàng thủy sản luôn nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, Từ đó, có thể thấy, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành thủy sản sẽ góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, ổn định nền kinh tế vĩ mô của nước ta.
Mặt khác hiện nay, nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản cũng như chế biến xuất khẩu hải sản đang tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho rất nhiều lao động cho khu vực ven biển như Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long cũng như công nhân trong các khu chế xuất. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản sẽ góp phần mang lại thêm cơ hội việc làm cho người dân các khu vực trên, cũng như mang lại thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống nhân dân miền duyên hải.
Bên cạnh đó, tình hình thương mại quốc tế có nhiều biến động do khủng hoảng 2008-2009 và chính sách của các nước sau khủng hoảng. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Trong năm 2012 vừa qua, hàng loạt công ty thủy sản thua lỗ, phá sản, vỡ nợ, cụ thể như công ty CP thủy sản Bình An, công ty CP thủy sản Phương Nam,… Trước tình hình đó, đặt ra vấn đề nghiên cứu lại về năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản là hết sức cấp thiết
Tính đến năm 2012, thị trường XKTS của Việt Nam hiện nay đã mở rộng tới 100 nước và vùng lãnh thổ, thâm nhập vào những thị trường lớn như: Mỹ, Nhật, EU,... và cũng đã có những bước tiến khá vững chắc tại các thị trường lớn này. Cụ thể, năm 2012, thủy sản Việt Nam chiếm 7% thị phần về giá trị và 8% về khối lượng nhập khẩu thủy sản của Mỹ, đứng thứ 5 trong số các nước XKTS vào Mỹ. Tuy nhiên, thủy sản Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Mặc dù đang nằm trong top 5 nhà cung cấp thủy sản lớn nhất thế giới, nhưng đến nay Việt Nam còn thiếu chiến lược tiếp thị toàn cầu lâu dài cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm cho cả ngành thủy sản, việc quảng bá thương hiệu chưa tương xứng với sự phát triển của ngành. Không những thế, hơn 70% sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam là chế biến thô, trong đó, đối với cá tra trên 80% là fillet đông lạnh, do đó, sản phẩm của Việt Nam chưa tiếp được phân khúc cao cấp và cho dòng sản phẩm giá trị gia tăng trên thị trường quốc tế. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là yêu cầu bức thiết của ngành thủy sản để phát triển mạnh hơn, mang lại giá trị gia tăng ngày một cao cho đất nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản của Việt Nam hiện nay và những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành.
Để thực hiện mục tiêu này, các nhiệm vụ cần nghiên cứu là:
• Xác định rõ lý thuyết về ngành thủy sản và cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh để làm rõ các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của 1 ngành, từ đó phân tích các yêu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản.
• Xây dựng khung phân tích (hệ thống chỉ tiêu) năng lực cạnh tranh và những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản
• Lựa chọn và nghiên cứu tình hình ngành thủy sản ở một số vùng miền điển hình, từ đó tổng quát lên thực trạng năng lực cạnh tranh ngành thủy sản của Việt Nam hiện nay.
• Xác định quan điểm, phương hướng và kiến nghị các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản giai đoạn đến năm 2020
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thời gian qua, việc nghiên cứu NLCT đã được sự quan tâm của nhiều tổ chức và cá nhân. Có thể đơn cử các công trình tiêu biểu như: Nguyễn Ngọc Bảo (2001), với “Thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2006 và dự báo đến năm 2015”; Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), với “Nâng cao NLCT của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”; Võ Minh Long (2005) với “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing trong xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, giai đoạn 2005 – 2010”… Các công trình đã đánh giá hiện trạng, phân tích chiến lược xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và chỉ ra những hạn chế về chất lượng sản phẩm, công nghệ, thương hiệu… Các công trình nêu trên cũng đã đề ra một số giải pháp nâng cao NLCT cho doanh nghiệp, song chưa có công trình nào tiến hành đo lường các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để xây dựng được hệ thống giải pháp tổng thể nâng cao NLCT cho ngành thủy sản Việt Nam.
Do đó, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam” không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập thông tin thứ cấp trên báo, tạp chí, internet, niên giám thống kê, tổng cục thống kê
- Các báo cáo tổng kết của Bộ Thủy sản, nay là Tổng cục Thủy sản
- Các báo cáo của Hiệp hội chế biến và XKTS Việt Nam VASEP
Phương pháp phân tích
- Phương pháp mô tả
- Phương pháp dự báo kinh tế
5. Phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cúu: năng lực cạnh tranh ngành thủy sản của Việt Nam.
• Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu về ngành thủy sản và các phân ngành cơ bản của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2012. Đây là khoảng thời gian dài, có nhiều biến động lớn trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, đánh giá được năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản trong các điều kiện ảnh hưởng khác nhau. Đề tài cũng đề ra những định hướng và giải pháp cho giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn 2020
- Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập số liệu về ngành thủy sản của Việt Nam, thể hiện cơ cấu sản lượng về đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam.
- Về nội dung: đề tài tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua khung phân tích do tác giả đề xuất dựa trên mô hình kim cương của M.Porter và mô hình SWOT
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, đề tài kết cấu thành 3 chương:
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG & GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM


 Về công nghệ bảo quản sau thu hoạch
Theo VASEP, hiện nay công nghệ bảo quản sau thu hoạch trong CBTS chủ yếu là công nghệ bao gói sản phẩm trong điều kiện thường và bao gói chân không. Nay công nghệ bao gói thay đổi môi trường không khí (MAP-Modified Atmosphere Packaging) bên trong bao gói đang được sử dụng phổ biến trên thế giới để tăng khả năng duy trì chất lượng sản phẩm. Các nghiên cứu về công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch trong thời gian qua đã giải quyết được một phần những yêu cầu cấp thiết của sản xuất, ở mức độ nào đó góp phần giảm thất thoát sau thu hoạch, tạo ra nguồn nguyên liệu có chất lượng và VSATTP tốt hơn cho chế biến xuất khẩu, tạo ra một số sản phẩm có khả năng ứng dụng vào sản xuất... Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo quản và CBTS vẫn còn nhiều hạn chế, số công trình nghiên cứu còn ít, manh mún, tản mạn, chưa gắn kết với doanh nghiệp chế biến, chưa giải quyết được những vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp, nhiều đề tài nghiên cứu xong không được áp dụng vào sản xuất hay nhiều đề tài về công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn chậm hướng dẫn cho ngư dân, nông dân.
2.2.2. Thị trường tiêu thụ
Phân tích thị trường tiêu thụ là một tiêu chí đánh giá tốt về năng lực cạnh tranh. Hiện nay sản phẩm hàng Thủy sản Việt Nam đã thâm nhập nhiều thị trường khác nhau trên khắp thế giới (khoảng 156 quốc gia và vùng lãnh thổ) nhưng khối lượng xuất khẩu lại tập trung vào 3 thị trường Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, đây chưa chắc đã là những dấu hiệu tốt vì sẽ ẩn chứa những rủi ro nếu thị trường này thay đổi chính sách nhập khẩu đột ngột. Do đó tăng cường xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như Nam Phi, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ… lại là chính sách hay vì không những giảm áp lực cạnh tranh lại vừa gia tăng nhanh chóng kim ngạch và tận dụng được ưu đãi của bên nhập khẩu. Dưới đây là những đánh giá về năng lực cạnh tranh trên 3 thị trường lớn:
 Thị trường Mỹ
Về mặt thuận lợi, Theo Phòng thương mại Hoa Kỳ (US Commerce Department), kim ngạch hàng Thủy sản xuất sang Hoa Kỳ tăng mạnh trong năm 2011, tăng 21,81% về giá trị (Trung Quốc tăng trưởng 11,56% năm 2011), đạt 837 triệu USD, đứng vị trí thứ 6 sau Canada, Trung Quốc, Thái Lan, Chile và Indonesia. Tổng giá trị nhập khẩu Thủy sản vào Hoa Kỳ năm 2011 là 13,3 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Canada là 2,2 tỷ USD chiếm 16,5%. Việt Nam năm 2011 có thị phần trong kim ngạch xuất khẩu là 6,3%, cao hơn thị phần năm 2010 đạt 5,8%. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ vẫn tập trung ở 2 mặt hàng chủ yếu là tôm và cá da trơn. Về mặt hàng tôm, tuy vẫn duy trì tăng trưởng về mặt kim ngạch nhưng thị phần và vị trí trên thị trường đã dần mất ưu thế. Từ vị trí thứ 3 năm 2002, Việt Nam đã rớt xuống vị trí thứ 6 năm 2011 với thị phần chỉ còn 7,7%, trong khi đó, Thái Lan vẫn duy trì vị trí số 1 với thị phần 25,5%. Về mặt hàng cá da trơn, Thượng viện Mỹ đã biểu quyết thông qua đề xuất bãi bỏ Chương trình thanh tra cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), được xây dựng từ năm 2008 nhằm mục đích thực sự là cản trở NK vào Mỹ cá tra Việt Nam và cá da trơn Ictalurus – loài duy nhất được Mỹ công nhận trong 400 loài cá da trơn trên thế giới. Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí số một tại thị trường cá da trơn Mỹ với thị phần tuyệt đối, chiếm tới 72,9% về lượng và 83,4% về giá trị nhập khẩu toàn thị trường. Cụ thể, 4 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu cá da trơn Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 25,6 triệu tấn, giá trị đạt 112,6 triệu USD, tăng 19% về lượng và 53,8% về giá so với cùng kỳ.
Về mặt khó khăn, Căn cứ vào đơn kiện của Liên minh Công nghiệp tôm vùng vịnh Mỹ (COGSI) ngày 18/1/2013, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức tuyên bố khởi xướng và tiến hành điều tra về việc chính phủ 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam trợ cấp cho ngành sản xuất tôm nước ấm xuất khẩu vào Mỹ. Bên cạnh đó, ngày 14/3/2013, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét thuế chống bán phá giá lần thứ 8 (POR8) đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam. Ngược với kết quả sơ bộ được công bố lần 7 (POR7) vào tháng 9/2012, trong POR8, Mỹ chọn Indonesia thay Bangladesh làm nước thay thế để căn cứ tính toán mức thuế chống bán phá giá đối với các công ty bị đơn bắt buộc là Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn và Công ty Cổ phần Việt An (Anvifish), cùng các bị đơn tự nguyện khác của Việt Nam. Theo đó, mức thuế trung bình được áp cao nhất dành cho Anviffish lên tới 1,34 USD/kg, công ty Vĩnh Hoàn bị áp mức thuế thấp nhất là 19 cent. Mức thuế còn lại 77 cent cho các doanh nghiệp khác. Trong khi đó, theo POR7, mức thuế trung bình áp dụng cho Anvifish là 2 cent/kg, Vĩnh Hoàn là 0 cent. Các công ty khác là 0 cent. Như vậy, mức thuế bị áp dụng mới tăng cao nhất tới 70 lần so với mức thuế cũ.
Hiện nay có hơn 100 nước xuất khẩu đủ các mặt hàng thuỷ sản vào Mỹ, trong đó có nhiều nước có truyền thống lâu đời trong buôn bán thuỷ sản với Mỹ như Thái Lan(tôm sú đông, đồ hộp thuỷ sản...), Trung Quốc(tôm đông cá rô phi..), Canađa(tôm hùm, cua...), Inđônêsia (cua, cá ngừ, cá rô phi...),… nên sự cạnh trên thị trường sẽ ngày càng quyết liệt đặc biệt đối với một số mặt hàng chủ lực như tôm, cá philê, cá ngừ. Trong hơn 100 mặt hàng thuỷ sản thực phẩm nhập khẩu, Mỹ có nhu cấu cao về các mặt hàng đã qua tinh chế( tôm luộc, tôm bao bột, tôm hùm, cá phi lê, hộp thuỷ sản) trong khi đó hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sơ chế, tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng thấp (chỉ chiếm khoảng 30% giá trị xuât khẩu của Việt Nam). Cụ thể với mặt hàng cá ngừ, hiện nay Việt Nam mới chỉ xuất khẩu phần lớn cá ngừ tươi hay đông vào Mỹ(90% giá trị xuất khẩu cá ngừ) trong khi cá ngừ đóng hộp là mặt hàng được tiêu thụ nhiều ở Mỹ thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam lại không đáng kể( 5%). Vì vậy có thể nói chưa có sự phù hợp cao trong việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam với yêu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ.
 Thị trường EU
Về mặt thuận lợi, EU hiện là một thị trường rộng lớn và đâỳ tiềm năng đối với các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là thị trường chính của thuỷ sản Việt Nam hàng chục năm qua và có nhiều triển vọng cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới. Điều này được minh chứng qua các nhân tố sau:
Thứ nhất, Do sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên ngày càng giảm vì những quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường, nên EU ngày càng phụ thuộc vào thuỷ sản nhập khẩu. Chính vì vậy, thương mại cũng sẽ được ưu tiên trong chinha sách hỗ trợ của EU, giúp các nước phát triển hiểu rõ hơn về WTO, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại hay kiểm dịch động vật. Ngành thuỷ sản Việt Nam có thể được lợi rất lớn do EU ưu tiên hổ trợ trong lĩnh vực kiểm dịch động vật. Ngoài ra EU còn dành quỹ hổ trợ thông qua quỹ tín thác Châu Á, Quỹ đầu tư Châu Á. Việt Nam là một trong 178 nước dược hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập( GSP) với mức thuế thấp hơn 3,5% so với mức thúe thông thường. Được hưởng GSP, thuế xuất khẩu thuỷ sản sang EU không những sẽ giảm, mà việc xem xét mức thuế sẽ được thực hiện sau 3- 5 năm chứ không phải hàng năm như trước đây với số lượng mặt hàng nhiều hơn. Hiện nay, tỷ lệ mặt hàng thuỷ sản được hưởng GSP lên tới 80%. Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU ngày càng tiêu dùng nhiều thuỷ sản hơn, vì họ cho rằng thuỷ sản là loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng. Đây là tín hiệu tốt cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào EU, hằng năm Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn hàng thuỷ sản gồm tôm, cá ngừ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và nhiều mặt hàng cá đông lạnh các loại.
Thứ hai, nếu trước đây rất khó thực thi các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm vì giữa các nước khác nhau có những quy định khác nhau, thì bây giờ EU chỉ có một cơ quan quản lý duy nhất là cục quản lý ATTPEU, một khuôn khổ luật pháp duy nhất và một cơ chế duy nhất là luật chung về thực phẩm để có thể đảm bảo nếu xảy ra rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm thì chỉ trong vòng 1 giờ đã được đệ trình lên cục quản lý an toàn thực phẩm EU. Nếu biện pháp đề xuất được đa số thành viên cục quản lý an toàn thực phẩm EU ủng hộ, thì sản phẩm có mới nguy cơ đó sẽ bị triệu hồi khỏi các kênh phân phối trên thị trường. Với những quy định mới này là hoàn toàn có lợi, thứ nhất nó dễ áp dụng, không phải nghiên cứu quá nhiều văn bản; thứ hai là mọi vấn đề rõ ràng hơn, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được hệ thống hoá và đảm bảo tính logic; thứ ba là không một nước thành viên nào được quyền đặt ra thêm quy định riêng đối với hàng nhập khẩu.
Về mặt khó khăn, năm 2012, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Thủy sản sang EU là -16,7%, hoàn toàn trái ngược so với mức 12,9% của năm 2011 nên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang EU giảm từ 22,2% của năm 2011 xuống 18,6% trong năm 2012. Thị phần xuất khẩu thủy sản vào EU của Việt Nam theo GSP trong 3 năm 2009-2011 chỉ chiếm 9,89%, hầu như không tăng qua nhiều năm.
 Thị trường Nhật Bản
Về mặt thuận lợi, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật Bản, đặc biệt là sản phẩm thủy sản. Theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàng nông - lâm – thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập khẩu. Sản phẩm thủy hải sản chủ yếu xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ.
Về mặt khó khăn, so với các thị trường xuất khẩu thủy sản khác như Indonesia, Malaysia..., thủy sản Việt Nam vẫn yếu thế hơn vì những nước này đã ký hợp tác song phương từ trước với Nhật Bản. Việt Nam ký Hiệp định sau nên lộ trình giảm thuế sẽ bị chậm hơn. Ví dụ, cá đông lạnh xuất khẩu của Malaysia vào Nhật Bản hiện ở mức thuế 0 – 0,6%, trong khi Việt Nam chịu thuế từ 0 - 2,9%. Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản của các nước láng giềng đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi khiến sản phẩm thủy sản của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh hơn. Kể từ tháng 4/2010, xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 3,2% (tiếp đó giảm xuống còn 1,6% kể từ tháng 4/2011; giảm xuống còn 0% từ tháng 4/2012). Mức thuế tương tự được giảm theo lộ trình đối với Philippines là 3,6% giảm xuống còn 2,4% từ tháng 4/2011 ở mức 0% từ tháng 4/2013. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế cao hơn 40% so với các nước này, tương đương 7,2% sang thị trường Nhật Bản.
2.2.3. Môi trường và cơ chế chính sách
Ngành Thủy sản Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển, nên sớm được quan tâm và ưu tiên phát triển. Ngày 11 tháng 1 năm 2006, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo QĐ số 10/2006/QĐ-TTG với nhiều ưu đãi về tín dụng, đầu tư mở rộng quy mô, kích thích xuất khẩu… Không ngoài mong đợi, những năm gần đây, ngành Thủy sản Việt Nam luôn là 1 trong 10 ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước.
Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 16 tháng 9 năm 2010 tại Quyết định 1690/QĐ-TTg. Chiến lược này đã đưa ra mục tiêu cụ thể cho ngành Thủy sản nước ta trong ngắn hạn và dài hạn, đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành 1 trong 5 cường quốc về xuất khẩu Thủy sản.
Có thể nói, môi trường chính sách là cực kỳ quan trọng cho bất cứ sự phát triển của ngành nào. Môi trường chính sách cho ngành Thủy sản Việt Nam hiện nay là điều kiện vô cùng thuận lợi để các doanh nghiệp tận dụng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Cohien

New Member
cho mình xin pass giải nén ạ, pass ket-noi.com mình thấy bị lỗi. mình Thank ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần chăn nuôi CP Nông Lâm Thủy sản 0
R Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi CJVINA AGRI Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ vận chuyển nội địa của Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn VNPT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Giao hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dược hậu giang đến năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top