rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Ngân hàng Đông Dương trong quá trình thực dân hóa của Pháp ở Việt Nam (1875-1954)
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI....................................................................................7 1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận án...................................................................7 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................................16
1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận chung về ngân hàng...............................16
1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu tình hình kinh tế-tài chính-tiền tệ ở
Việt Nam từ năm 1862 đến năm 1954 .............................................................19
1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về Ngân hàng Đông Dương trong quá
trình thực dân hóa của Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1875 đến 1954.................21
1.2.4. Nhóm công trình nghiên cứu về tác động của tình hình đến hoạt
động của Ngân hàng Đông Dương trong thời kỳ thực dân hóa ....................... 26
1.3. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ...........................................................................29
1.3.1. Nhóm công trình nghiên cứu về kinh tế-tài chính-tiền tệ và ngân
hàng trong thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam......................................................29
1.3.2. Nhóm công trình nghiên cứu về Ngân hàng Đông Dương từ năm
1875 đến năm 1954 .......................................................................................... 33 1.4. Những vấn đề đặt ra và kế thừa cho luận án ........................................................... 37 1.4.1. Những kết quả nghiên cứu đi trước và kế thừa.................................................37 1.4.2. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu trong luận án .................................... 39 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................. 42
Chương 2. NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG RA ĐỜI TRONG CÔNG
CUỘC XÂM LƯỢC VÀ BÌNH ĐỊNH CỦA THỰC DÂN
PHÁP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1875 - 1896.....................................43
2.1. Thực dân pháp xâm lược việt nam và sự ra đời của Ngân hàng Đông
Dương ............................................................................................................................. 43 2.1.1. Thực dân Pháp gây chiến tranh xâm lược Việt Nam........................................43

2.1.2. Sự ra đời Ngân hàng Đông Dương ................................................................... 50 2.2. Ngân hàng Đông Dương tài trợ về tài chính cho thực dân pháp mở rộng
chiến tranh xâm lược giai đoạn 1875 đến 1896 ............................................................. 73
2.2.1. Ngân hàng Đông Dương và chi nhánh tại Sài Gòn trong chiến tranh
xâm lược của thực dân Pháp giai đoạn 1875 đến 1896....................................73
2.2.2. Ngân hành Đông Dương tài trợ tài chính cho thực dân Pháp mở
rộng chiến tranh giai đoạn 1875 đến 1896 ....................................................... 78
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................. 85
Chương 3. NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG THÚC ĐẨY CUỘC KHAI
THÁC THUỘC ĐỊA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1897-1945 .............. 87
3.1. Quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam giai đoạn
1897 đến 1945 ................................................................................................................ 87 3.1.1. Giai đoạn từ năm 1897 đến năm 1914 .............................................................. 88 3.1.2. Giai đoạn từ năm 1914 đến năm 1918 .............................................................. 89 3.1.3. Giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1929 .............................................................. 90 3.1.4. Giai đoạn từ năm 1929 đến năm 1939 .............................................................. 93 3.1.5. Giai đoạn từ năm 1940 đến năm 1945 .............................................................. 94
3.2. Ngân hàng Đông Dương mở rộng hoạt động và vai trò tư bản tài chính
trong công cuộc khai thác thuộc địa giai đoạn 1897-1945............................................. 97
3.2.1. Sự phát triển hệ thống Ngân hàng Đông Dương trong quá trình khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp ..................................................................... 97
3.2.2. Những hoạt động chính yếu của Ngân hàng Đông Dương trong quá
trình thực dân Pháp khai thác thuộc địa ở Việt Nam ..................................... 117
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................ 171
Chương 4. NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG TRONG THỜI KỲ THỰC
DÂN PHÁP TÁI XÂM LƯỢC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1954 .................................................................................................. 173
4.1. Thực dân Pháp tham vọng tái lập chế độ thuộc địa sau chiến tranh thế
giới thứ hai ................................................................................................................... 173
4.1.1. Hoàn cảnh và điều kiện mới của quá trình tái lập thuộc địa sau chiến
tranh thế giới II...............................................................................................173

4.1.2. Quá trình chiến tranh tái lập chế độ thuộc địa giai đoạn 1945-1950..............174 4.1.3. Thực dân Pháp lệ thuộc vào Mỹ trong âm mưu kéo dài chiến tranh
giai đoạn 1950-1954.......................................................................................177 4.2. Vai trò Ngân hàng Đông Dương trong hoàn cảnh mới sau chiến tranh
thế giới thứ 2.................................................................................................................180
4.2.1. Những thay đổi của hệ thống Ngân hàng Đông Dương sau chiến
tranh thế giới 2................................................................................................180
4.2.2. Duy trì các chi nhánh Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam.........................182
4.2.3. Sự cấu kết của giới tư bản tài chính trong Ngân hàng Đông Dương
và giới hiếu chiến trong chiến tranh xâm lược Việt Nam .............................. 184
4.3. Hoạt động của Ngân hàng đông Dương trong chiến tranh của thực dân
Pháp ở việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954 ..................................................................186
4.3.1. Tiếp tục phát hành giấy bạc Đông Dương .....................................................186
4.3.2. Các hoạt động chèn ép Ngân khố Liên bang Đông Dương, buôn lậu
vàng, chiết khấu gian lận và đầu cơ tỷ giá hối đoái của Ngân hàng
Đông Dương...................................................................................................189
4.3.3. Hỗ trợ cho quân đội Pháp trong chiến tranh tái xâm lược Việt Nam.............193
4.3.4. Chuyển ngân các nguồn vốn của Pháp ra khỏi Việt Nam..............................194
4.3.5. Trợ giúp cho Viện Phát hành tiền tệ của các Quốc gia Liên kết Việt
Nam - Lào - Campuchia.................................................................................196
4.3.6. Các chi nhánh Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam kết thúc vai trò
lịch sử .............................................................................................................197
Tiểu kết chương 4 ............................................................................................................ 201 KẾT LUẬN ....................................................................................................................203 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN .............................................................................................................. 214 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................216 PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Đông Dương lúc sơ khởi năm 1875 .................. 69 Bảng 3.1. Tiền lãi và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Dương
trong vùng đất thuộc Pháp ở hải ngoại và ở nước ngoài ...........................108 Bảng 3.2. Thời gian điều chỉnh vốn điều lệ của Ngân hàng Đông Dương
Bảng 3.3.
Bảng 3.4. Bảng 3.5.
Bảng 3.6. Bảng 3.7.
Bảng 3.8. Bảng 3.9.
(1931-1946)................................................................................................. 109 Số lượng tiền tệ phát hành và tồn quỹ kim khí đảm bảo trong lưu
thông tiền tệ tại Đông Dương từ năm (1913-1920), đồng bạc
Đông Dương: ký hiệu “P”...........................................................................124 Tỷ giá hối đối của đồng bạc Đông Dương so với các ngoại tệ khác
tại Sài Gòn (1939-1953), đồng bạc Đông Dương: ký hiệu “P” .................. 124 Số tiền lãi Ngân hàng Đông Dương thu được trong hai năm tài
khóa (1928-1929)........................................................................................141 Kết quả thu hồi vốn, lãi của hệ thống các CPA từ (1931-1944).................141 Sự tiến triển của tiền lãi ròng do một số công ty vô danh công bố
và thực hiện.................................................................................................144 Các dịch vụ tài chính của Ngân hàng Đông Dương từ 1919-1922.............148 Các loại công thải và công trái phát hành tại Đông Dương
từ (1896-1939) ............................................................................................ 156
Bảng 3.10. Sự chuyển biến sức mua theo thời giá của tiền lương theo giá cả
sinh hoạt ở Đông Dương trong giai đoạn 1926-1933 (theo chỉ số
100 của năm 1925)......................................................................................158
Bảng 3.11. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Đông Dương (1929-1938): ............... 163 Bảng 3.12. Số lượng tiền giấy lưu thông tại Việt Nam từ năm (1939-1945).................169 Bảng 4.1. Số lượng tiền giấy lưu hành trên lãnh thổ Đông Dương từ (1946-
1953) ........................................................................................................... 188

1. Lý do chọn đề tài
1
MỞ ĐẦU
Trong quá trình xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã gặp rất nhiều khó khăn túng thiếu, đặc biệt là về mặt tài chính. Đúng lúc đó, ngày 21/01/1875, Ngân hàng Đông Dương chính thức ra đời và đi vào hoạt động tại thủ đô Paris của nước Pháp do một nhóm trùm tài phiệt của những Ngân hàng lớn đã sáng lập ra. Khi mới thành lập, Ngân hàng Đông Dương đã được Chính phủ Pháp ưu ái cho dành cho nhiều đặc quyền mà không một tổ chức Ngân hàng thuộc địa nào tại Pháp có thể so sánh kịp. Những đặc quyền đó bao gồm: phát hành giấy bạc, kinh doanh thương mại và đầu tư tài chính tại thuộc địa Đông Dương. Với đặc quyền phát hành giấy bạc, Ngân hàng Đông Dương có thể kiểm soát được lượng cung ứng giấy bạc đang lưu thông trên thị trường để từ đó thao túng hoàn toàn nền kinh tế ở Việt Nam. Còn đặc quyền kinh doanh thương mại thì cho phép Ngân hàng được quyền cho các tổ chức, cá nhân đang làm ăn sinh sống tại Việt Nam vay tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh và qua đó gián tiếp khống chế các công ty, xí nghiệp này. Riêng về đặc quyền đầu tư tài chính thì Ngân hàng Đông Dương được quyền tham gia sáng lập các công ty trong và ngoài nước, mua bán trái phiếu của chính phủ các nước,... nhằm mục đích mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nước Pháp ra bên ngoài. Với những đặc quyền trên, Ngân hàng Đông Dương đã nhanh chóng kinh doanh phát đạt và thu về những khoản lợi nhuận lớn, làm giàu cho nhóm trùm tài phiệt đã sáng lập ra Ngân hàng và cho chính quốc Pháp.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ năm 1875 cho đến 1883, Ngân hàng Đông Dương chỉ giới hạn phạm vi hoạt động ở hai thuộc địa chính là Sài Gòn và Podichéry (Ấn Độ thuộc Pháp). Do đó, Ngân hàng không thể phát huy được hết các ưu quyền mà Chính phủ Pháp đã dành cho Ngân hàng khi Ngân hàng mới được thành lập. Đúng vào thời điểm này, thực dân Pháp lại có dã tâm đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 nhưng đang gặp khó khăn thiếu thốn về mặt “tài chính”. Nắm lấy cơ hội này, Ngân hàng Đông Dương đã ngay lập tức tài trợ tài chính cho thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ trong khoảng thời gian từ năm 1883 đến năm 1884, đồng thời, còn theo gót chân đoàn quân viễn chinh Pháp đánh chiếm cả Trung Kỳ và bình định

2
các cuộc khởi nghĩa của quân, dân Việt Nam chống sự xâm lược của thực dân Pháp ở khắp các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Kết quả là thực dân Pháp hoàn thành mục tiêu xâm chiếm được toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Đáp lại sự tài trợ lớn lao này, Chính phủ Pháp cho phép Ngân hàng Đông Dương được quyền mở rộng phạm vi hoạt động ở những nơi nào mà nước Pháp có quyền lợi. Vì vậy, mà Ngân hàng đã ngay lập tức cho khánh thành thêm 2 chi nhánh mới ở Bắc Kỳ (chi nhánh Hải Phòng và chi nhánh Hà Nội) và một ở Trung Kỳ (chi nhánh Đà Nẵng). Từ sự kiện trên, có thể thấy Ngân hàng Đông Dương có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Nếu không có sự tài trợ tài chính của Ngân hàng Đông Dương thì mục tiêu đánh chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ của thực dân Pháp sẽ phải tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Thế nhưng việc nghiên cứu về sự tài trợ tài chính của Ngân hàng Đông Dương cho thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ cho đến nay vẫn còn bỏ ngõ, ít được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu tới.
Sau khi đã hoàn thành mục tiêu đánh chiếm được nước Việt Nam, thực dân Pháp đã ngay lập tức, vươn vòi bạch tuộc của mình ra, để khai thác bóc lột thuộc địa Đông Dương nhằm làm giàu cho tư bản chính quốc Pháp. Nhiều khoảng vốn lớn được huy động tại chính quốc Pháp để đầu tư cho các công trình giao thông công chính ở Việt Nam. Do đó, đã thu hút được số lượng lớn các công ty, xí nghiệp Pháp đầu tư vào Việt Nam. Số giấy phép thăm dò, khai thác mỏ, đặc biệt là mỏ than ở các tỉnh miền Bắc được cấp phép ngày càng nhiều. Cùng với đó, là hoạt động bao chiếm ruộng đất để thành lập các đồn điền trồng cây cao su, cà phê, chè,... trên khắp cả nước. Hoạt động đầu tư của khu vực công lẫn khu vực tư; các hoạt động hỗ tài tài chính cho các công ty, xí nghiệp Pháp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933,... Tất cả những hoạt động khai thác thuộc địa này của thực dân Pháp ở Việt Nam đều có dính dáng tới Ngân hàng Đông Dương. Thế nhưng việc nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương trong thời kỳ khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam vẫn chưa được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu kỷ lưỡng, chi tiết.

3
Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ sau chiến tranh thế giới thứ II (1945) đến năm 1954, phần lớn các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đều rất ít bận tâm, tìm hiểu đến hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp tái xâm lược cả nước. Sự thật cho thấy, trong khoảng thời gian này, Ngân hàng Đông Dương đã tích cực hỗ trợ cho thực dân Pháp quay lại xâm lược nước Việt Nam. Ngân hàng còn chủ động từ bỏ đặc quyền phát hành giấy bạc để góp phần giúp cho Chính phủ Pháp nhanh chóng thành lập ra Viện Phát hành các quốc gia liên kết Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm có đủ nguồn cung tài chính, tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh phi nghĩa trên bán đảo Đông Dương. Song song đó, Ngân hàng còn có vai trò trong nhiều hoạt động khác như: trung chuyển các nguồn tiền “được xem” là tiết kiệm của đội ngũ công chức, viên chức người Pháp tại Đông Dương về chính quốc Pháp một cách an toàn; giúp đỡ cho các công ty, xí nghiệp Pháp tại Việt Nam tiếp tục thoái vốn về nước; tham gia nhiều phi vụ bất hợp pháp để tìm kiếm siêu lợi nhuận,... Tất cả những vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Kể từ sau thất bại của thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954 và thực dân Pháp rút hết mọi dính líu trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, tuy quá khứ đã lùi vào dĩ vãng, nhưng những hình ảnh của Ngân hàng Đông Dương và toàn bộ hoạt động của tổ chức này, cũng như: các văn bản, giấy tờ, hồ sơ, sổ sách,... của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam vẫn còn lưu giữ rất nhiều tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia trên khắp cả nước. Đó là nguồn tài liệu rất cần được tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề có liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam, hoạt động đầu tư khai thác thuộc địa của Pháp trên lãnh thổ Việt Nam, cũng như, quá trình tái xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ hai. Kết quả nghiên cứu ấy có thể giúp ích rất nhiều cho việc xây dựng hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam ngày nay.
Chính vì các lý do trên tác giả đã chọn đề tài “Ngân hàng Đông Dương trong quá trình thực dân hóa của Pháp ở Việt Nam (1875-1954)” để làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ Sử học.

4
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài “Ngân hàng Đông Dương trong quá trình thực dân hóa của Pháp ở Việt Nam (1875-1954)” là:
- Khôi phục lại bức tranh về hoạt động của Ngân hàng Đông Dương trong quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, nhất là đánh chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ từ năm 1883 đến 1884 và bình định các cuộc khởi nghĩa của quân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1885 cho đến năm 1896.
- Phục dựng lại lịch sử hoạt động của Ngân hàng Đông Dương trong quá trình thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Nam từ 1897 cho đến năm 1945 và những hoạt động của Ngân hàng Đông Dương trên lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp tái xâm lược Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II cho đến năm 1954.
- Thông qua nghiên cứu này, tác giả hy vọng sẽ cung cấp thêm tài liệu và luận điểm khoa học về hoạt động Ngân hàng Đông Dương, nhất là các vấn đề về: tài chính, tín dụng, tiền tệ, thuế khóa, ngân hàng,... trong thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam. Song song đó, tái hiện lại những vấn đề có ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn, cũng như những kinh nghiệm của Ngân hàng Đông Dương trong khoảng 80 năm hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
+ Quá trình Ngân hàng Đông Dương ra đời trong công cuộc xâm lược và bình định thực dân của Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1875-1896; thúc đẩy công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1897-1945 và quá trình thực dân Pháp tái xâm lược Việt Nam giai đoạn 1945-1954.
+ Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương trong phát huy vai trò và ảnh hưởng của tiền tệ, tài chính, tín dụng trong quá trình 80 năm (1875-1954) của thực dân Pháp xâm lược và cai trị khai thác bóc lột Việt Nam.

5
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
+ Không gian nghiên cứu: nước Việt Nam thời Pháp thuộc, bao gồm: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1875 đánh dấu bằng sự kiện Ngân hàng Đông Dương mở chi nhánh đầu tiên tại Sài Gòn cho đến năm 1954 kết thúc bằng sự kiện thực dân Pháp rút hết mọi dính líu đến chiến tranh xâm lược Việt Nam và Ngân hàng Đông Dương cũng rút khỏi lãnh thổ Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của chúng tui dựa trên cơ sở hệ thống các phương pháp luận sử học mác-xít, sử dụng chủ yếu 2 phương pháp nghiên cứu chính, đó là:
- Phương pháp lịch sử: là phương pháp tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và không gian như nó đã từng diễn ra (quá trình ra đời, phát triển, tiêu vong).
- Phương pháp lôgic: là phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tượng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và phát triển khách quan của sự kiện, hiện tượng lịch sử đang “ẩn mình” trong các yếu tố tất nhiên lẫn ngẫu nhiên phức tạp ấy.
Ngoài hai phương pháp nghiên cứu chính trên, chúng tui còn kết hợp một số phương pháp khác như: phương pháp so sánh, đối chiếu, sưu tầm, thống kê, phân tích các số liệu, tài liệu,... nhằm giúp cho đề tài mang tính khách quan và thể hiện được chiều sâu của công trình nghiên cứu.
5. Nguồn tài liệu nghiên cứu
Đề tài “Ngân hàng Đông Dương trong quá trình thực dân hóa của Pháp ở Việt Nam (1875-1954)”, sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Tài liệu lưu trữ, bao gồm:
+ Tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II: Phông Thống đốc Nam Kỳ; Phông Phủ Thủ tướng Quốc gia Việt Nam; Phông địa phương; một số công báo,...
+ Tài liệu tại Thư viên Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (chủ yếu của Phòng Hạn chế đọc).
+ Tài liệu tạp chí, báo chí.

6
- Tài liệu sách báo: bao gồm các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, các học giả trong và ngoài nước đã được xuất bản.
- Tài liệu tiểu sử, hồi ký, phỏng vấn của các cá nhân đã được công bố.
- Tài liệu tiếng nước ngoài bao gồm các bài viết, sách, báo, tạp chí của các nhà nghiên cứu nước ngoài.
- Tài liệu trên các website.
6. Đóng góp khoa học của Luận án
+ Làm rõ bản chất của quá trình thực dân hóa thực chất là xâm chiếm thuộc địa, khai thác thuộc địa và tái chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đế quốc mà Việt Nam là một trường hợp điển hình. Quá trình ấy không thể thiếu vai trò của tư bản tài chính nói chung, Ngân hàng Đông Dương nói riêng.
+ Tái hiện lại bức tranh và dáng của Ngân hàng Đông Dương trong 80 năm của quá trình thực dân Pháp chiến tranh xâm lược và khai thác thuộc địa Việt Nam (1875-1954).
7. Bố cục của Luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận án còn được chia làm 4 chương với những nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Chương 2: Ngân hàng Đông Dương ra đời trong công cuộc xâm lược và bình định thực dân của Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1875-1896.
Chương 3: Ngân hàng Đông Dương thúc đẩy công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam giai đoạn 1897-1945.
Chương 4: Ngân hàng Đông Dương trong thời kỳ thực dân Pháp tái xâm lược Việt Nam giai đoạn 1945-1954.

7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận án
- “Thực dân hóa”. Thực dân hóa thực chất là một quá trình mà các nước thực dân phương Tây tiến hành xâm lược các nước nhỏ, yếu để biến các nước này thành thuộc địa hay phụ thuộc vào chính quốc. Sau quá trình xâm lược đó, các nước thực dân phương Tây sẽ tiến hành khai thác các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và con người tại các nước thuộc địa để làm giàu cho quốc gia mình. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945), nhiều nước thuộc địa hay nước phụ thuộc vào chính quốc đã giành được độc lập từ tay chủ nghĩa phát xít. Do đó, các nước thực dân phương Tây đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại đối với các nước thuộc địa. Vì vậy, có thể khẳng định khái niệm “thực dân hóa” thực chất là quá trình xâm lược thuộc địa, khái thác các nguồn lợi tại thuộc địa và tái chiếm các thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây đối với các nước nhỏ yếu.
- Ngân hàng Đông Dương: là một tổ chức đặc quyền của tư bản Pháp với 3 chức năng chủ yếu: phát hành giấy bạc (tiền giấy), kinh doanh thương mại và đầu tư tài chính. Ngân hàng Đông Dương do một nhóm các nhà tài phiệt Pháp sáng lập ra vào ngày 21/01/1875 tại Thủ đô Paris của nước Pháp. Ngân hàng Đông Dương được Chính phủ Pháp ban cho đặc quyền phát hành giấy bạc trong thời hạn 20 năm và được Chính phủ Pháp tái gia hạn cho đặc quyền phát hành giấy bạc trong nhiều lần. Sau những lần tái gia hạn cho đặc quyền phát hành giấy bạc đó, Ngân hàng Đông Dương đã không ngừng kinh doanh phát đạt. Số hoa lợi thu được ngày càng nhiều. Nhờ vậy, Ngân hàng Đông Dương đã trở thành chỗ dựa tài chính cho quá trình thực dân Pháp tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và khai thác các nguồn lợi tại Việt Nam mang về làm giàu cho chính quốc. Song song đó, Ngân hàng Đông Dương còn là nơi hậu thuẫn tài chính một cách đắc lực để thực dân Pháp quay lại tái xâm lược Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Điều 60, 61. Nhân danh Hội đồng Quản trị, những giám đốc này được phép khởi kiện hay truy tố trước pháp luật song tuyệt đối không được hành nghề kinh doanh.
Điều 62. Khi nhậm chức, các giám đốc phải chứng minh họ nắm giữ 40 cổ phần. Những cổ phần này không được chuyển nhượng trong thời gian họ đương chức và được gửi vào quỹ của ngân hàng.
Điều 63. Quyết định thành lập tại mỗi chi nhánh một hội đồng chiết
khấu, theo đó, thành phần, quyền hạn và lương bổng của hội đồng này sẽ do Hội đồng Quản trị quy định.
Đoạn III – Uỷ viên Chính phủ và giám thị hành chính
Điều 64. Quyết định lập chức ủy viên Chính phủ tại Ngân hàng Đông Dương, vị trí này do Bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa bổ nhiệm.
Điều 65. Ủy viên Chính phủ được mời tham gia mọi phiên họp của Hội đồng Quản trị; giám sát việc thực thi điều lệ, quy định của Ngân hàng; giám sát toàn bộ các bộ phận của Ngân hàng; xem xét thực trạng ngân quỹ, sổ sách, tổng lượng kỳ phiếu...; đề xuất các biện pháp và trực tiếp cho ý kiến lên tập lưu nghị quyết của Hội đồng Quản trị.
Điều 66. Hàng tháng, ủy viên Chính Phủ trình báo cáo về hoạt động của Ngân hàng lên Bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa dựa trên bản sao chứng thực các biên bản họp của Hội đồng Quản trị và bảng kê hàng tháng của Ngân hàng và của mỗi chi nhánh.
Trường hợp ủy viên vắng mặt, Bộ trưởng sẽ chỉ định một ủy viên dự khuyết.
Điều 67. Tại mỗi chi nhánh của Ngân hàng sẽ có một giám thị hành chính do Bộ trưởng bổ nhiệm.
Điều 68. Giám thị hành chính đảm nhiệm chức trách theo quy định tại điều 66 giống như ủy viên Chính phủ. Họ được phép liên hệ với Thống đốc và Bộ trưởng và trình báo cáo hàng háng về công việc giám sát của họ.
Trường hợp giám thị hành chính từ trần hay từ chức, Thống đốc sẽ chỉ định người tạm quyền.
8
- Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam: là tập hợp các chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương đã khai trương và đi vào hoạt động kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, Hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Dương ở Paris (Pháp) đã xây dựng được một hệ thống các chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương trên khắp lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc vô Nam. Bao gồm: chi nhánh Sài Gòn (1875); chi nhánh Hải Phòng (1885); chi nhánh
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Phương Đông Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
A thu hút khách hàng đối với hoạt động cho vay tại ngân hàng Phương Đông Bến Thành Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Quận 11 Luận văn Kinh tế 0
F Nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Bến Thành Luận văn Kinh tế 0
L Một số biện pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á Luận văn Kinh tế 0
P phát triển tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng ĐT&PT Đông Anh Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại CP Bưu Điện Liên Việt – Đông Đô Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại CP việt nam thịnh vượng đông đô Luận văn Kinh tế 0
M Phát triển hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á Luận văn Kinh tế 2
I hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đông Á Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top