Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

Chƣơng I - MỞ ĐẦU……………………………………...…………………1

1.1- Đặt vấn đề ……………………………………………………………......1

1.2- Mục đích và Yêu cầu của đề tài ………………………………………….2

1.2.1- Mục đích………………………………………………………………..2

1.2.2 - Yêu cầu………………………………………………………………...2

1.3 - Ý nghĩa của đề tài……………………………………………………......3

Chƣơng II - TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………….……………………….4

2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam……...…...4

2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cắt trên thế giới ………………...….4

2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại Việt Nam ………………………8

2.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây hoa đồng tiền...14

2.2.1. Nguồn gốc, vị trí, phân loại…………………………..……………….14

2.2.2. Đặc tính sinh vật học của cây hoa đồng tiền …………………………15

2.3. Nhân giống hoa đồng tiền……………………………………………….16

2.4. Khái quát về nuôi cấy mô tế bào thực vật ………………………………19

2.4.1. Khái niệm nuôi cấy mô tế bào thực vật……………………………….19

2.4.2. Sơ lược lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật ………………………….20

2.4.3. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật ………22

2.4.4. Điều kiện và môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật .........................25

2.4.5. Các công đoạn của nuôi cây mô tế bào ……………………………….33

2.4.6. Nhân giống vô tính in vitro – ưu nhược điểm của phương pháp……...35

2.5. Ứng dụng nuôi cấy mô trong nhân giống cây hoa………………………37

Chƣơng III-NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………39

3.1. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu……………………………..………..39

3.2. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………..…..40



3.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………..……40

3.4. Xử lý số liệu ……………………………………………………….…...50

Chƣơng IV- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ………………………………51

4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất khử trùng tới tỷ lệ sống của mẫu

cấy ………………………………………………………………………51

4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ .tạo callus từ mẫu cấy…...………………………………………………………..58
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tái sinh chồi hoa đồng tiền từ callus………………………………………………….64
4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến sự nhân nhanh chồi hoa đồng tiền…………………………………………………….77
4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến sự ra rễ của chồi hoa đồng tiền nuôi cấy mô ……………………………………………………………..87
4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng giá thể đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa đồng tiền sau in vitro…………………………………….………….90
Chƣơng V- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ………………………….………..94

5.1.Kết luận ………………………………………………………………….94

5.2. Đề nghị ………………………………………………………………….94

TÀI LIỆU THAM KHẢO………...………………………………………..95


1.1. Đặt vấn đề

Chƣơng I MỞ ĐẦU


Hoa đồng tiền có tên khoa học là Gerbera Jamesonii Bolus (còn gọi là hoa mặt trời hay hoa Phu Lăng), có nguồn gốc từ Nam Phi. Đến nay, hoa đồng tiền được trồng ở nhiều nước trên thế giới điển hình là: Hà Lan, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc....[3]
Hoa đồng tiền rất phong phú đa dạng với nhiều màu sắc khác nhau như: đỏ, cam, vàng, trắng, phấn hồng, tím,... Trên một bông hoa có thể có một màu đơn hay nhiều màu xen kẽ. Hoa đồng tiền có cuống hoa to, là hoa lý tưởng để làm bó hoa, lẵng hoa và cắm nghệ thuật rất được ưa chuộng. Ngoài ra đồng tiền có thể được trồng vào chậu để chơi cả chậu hoa trong suốt một thời gian dài, đặt trong phòng làm việc, phòng khách rất phù hợp.
Trong sản xuất, cây hoa đồng tiền là loài hoa có giá trị kinh tế cao: Hoa đồng tiền có thể trồng một lần và cho thu hoạch quanh năm, mỗi cây cho khoảng từ 50 - 60 bông/năm [3], một ha hoa đồng tiền có thể trồng khoảng
60.000 cây [3]; giá hoa đồng tiền ở Thái nguyên tại ruộng vào ngày thường là

200-300 đồng/bông, vào ngày lễ tết giá từ 500 -1000 đồng/bông (tết 2007). Vì vậy giá trị trên đầu bông hoa đồng tiền không cao như hoa phăng, hoa lily, hoa layơn,… tuy nhiên hiệu quả kinh tế thu được trên một đơn vị diện tích lại khá cao.
Hoa đồng tiền ở nước ta được nhập nội từ những năm 1940 và đến nay đã phát triển ra nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên diện tích trồng hoa đồng tiền trong cả nước còn thấp, chất lượng hoa của một số vùng còn yếu, chủ yếu được trồng ở một số địa phương có điều kiện như: Đà Lạt, Hà Nội, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh.... Nguyên nhân của hạn chế về diện tích và chất lượng hoa đồng tiền là [13]:



+ Thiếu giống tốt và thường xuyên phải nhập nội chủ yếu từ Hà Lan và Trung Quốc với giá thành cao (5.000 đồng/cây con) và không rõ nguồn gốc, thiếu chủ động. Do vậy chi phí sản xuất của người trong hoa bị nâng cao, từ đó giá thành sản xuất cũng lên cao.
+ Hoa đồng tiền thường nhiễm bệnh nhất là nấm phytophthora trong điều kiện trồng trọt ở vùng nhiệt đới nước ta. Với nguồn nước ô nhiễm, vệ sinh đồng ruộng kém, cành hoa bị cắt sát đất dễ mẫn cảm với bệnh nên các giống đồng tiền bị thoái hoá rất nhanh.
Thái Nguyên là một Thành phố phát triển, nhu cầu hoa của người dân khá cao. Tuy nhiên hoa đồng tiền giống và thương phẩm vẫn phải nhập lại từ một số tỉnh lân cận hay Trung Quốc, Hà Lan cho nên giá thành thường cao. Đứng trước yêu cầu của thực tế sản xuất, việc “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuât nhân giống hoa đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tại tỉnh Thái Nguyên” là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ tạo tiền đề cho triển khai sản xuất giống hoa đồng tiền nuôi cây mô tại tỉnh Thái Nguyên.
1.2. Mục đích và Yêu cầu của đề tài

1.2.1. Mục đích

Nghiên cứu thành công kỹ thuật nhân giống thành công hoa đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô. Góp phần phục vụ công tác duy trì và sản xuất giống hoa đồng tiền chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1.2.1. Yêu cầu của đề tài

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất khử trùng tới hiệu quả khử trùng đế hoa đồng tiền non.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng tới khả năng tạo callus từ vật liệu khởi đầu là đế hoa đồng tiền non sạch bệnh.



- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng tới tái sinh chồi hoa đồng tiền từ callus.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh của chồi hoa đồng tiền.
- Xác định ảnh hưởng của NAA tới khả năng ra rễ của chồi hoa đồng tiền.

- Xác định giá thể phù hợp cho sinh trưởng phát triển của hoa đồng tiền nuôi cấy mô trong giai đoạn vườn ươm.

1.3. Ý nghĩa của đề tài

* Ý nghĩa Khoa học:

- Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra được một biện pháp kỹ thuật nhân giống hoa đồng tiền bằng phương pháp in vitro. Đánh giá được tác động của một số chất điều tiết sinh trưởng trong nhân giống hoa đồng tiền.
- Đánh giá được tác động của các giá thể đến sinh trưởng của cây con

trong giai đoạn vườn ươm.

- Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất cây hoa đồng tiền.
* Ý nghĩa thực tiễn sản xuất:

Sản xuất được cây con sinh trưởng phát triển tốt, đồng đều và sạch bệnh với khối lượng lớn, kịp thời phục vụ cho sản xuất. Thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong giai đoạn sản xuất hoa thương phẩm, từ đó kích thích sản xuất hoa phát triển.



Chƣơng II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam

2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cắt trên thế giới

* Tình hình sản xuất hoa cắt và cây cảnh trên thế giới


Đồ thị 2.1. Diện tích trồng hoa, cây cảnh của một số nước trên thế giới (ha) (Nguồn: Jo Wijnands, 2005)
Nhìn vào đồ thị ta thấy: diện tích trồng hoa, cây cảnh tập trung chủ yếu ở các nước châu Âu và châu Á, một phần ở các nước châu Phi.
Trong đó, ngành sản xuất hoa cắt và cây cảnh không ngừng phát triển và mở rộng ở nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Úc, Newzealand, Kenya, Ecuador, Colombia, Israel...



Hiện nay, Trung Quốc là nước có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn nhất thế giới với diện tích là 122.600 ha, nước có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn thứ hai là Ấn Độ : 65.000ha. Mỹ là nước đứng thứ 3, với khoảng 60.000 ha (AIPH, 2004) [16]. Một số nước châu Âu như : Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan, Israel... có nghề trồng hoa phát triển, diện tích trồng hoa của các nước đều ở mức trên 15.000ha. Sản xuất hoa ở các nước châu Âu chiếm khoảng 15% lượng hoa trên thế giới. Ở châu Phi, Kenya là nước trồng nhiều hoa nhất với diện tích 2.180ha. Nam Phi và Zimbabwe có diện tích trồng hoa khoảng 1.100ha.
* Tình hình tiêu thụ hoa trên thế giới
Tình hình tiêu thụ hoa trung bình/người và ước tính giá trị thị trường của một số nước trên thế giới được thể hiện ở đồ thị 2.1.1b như sau:

Theo bảng 4.16 và đồ thị 4.20, 4.21 cho thấy: Các giá thể khác nhau cho cho thấy khả năng sống và sinh trưởng của cây con khác nhau:
Giá thể trấu hun (công thức 2) có khả năng thoát nước tốt, giữ nước kém và có thành phần Kali kiềm tính cao không thích hợp với hoa đồng tiền con, chiều cao và số lá mang giá trị âm, tỷ lệ sống sau 30 ngày đạt thấp nhất (5,56%) trong các giá thể thí nghiệm, ở mức “d” trong so sánh duncan.
Giá thể cát mặc dù trong những ngày đầu tiên cây phát triển tương đối tốt do cát có khả năng thoát nước tốt song cũng giữ nước kém và dễ bị rửa trôi các chất dinh dưỡng nên cây con chết nhiều sau 30 ngày, đồng thời cây mảnh và yếu. Tỷ lệ sống chỉ đạt 28,33% (ở mức “c” trong so sánh duncan), biến động chiều cao và số lá mang giá trị âm (lá bị chết, rụng).
Giá thể 1cát + 1đất cho tỷ lệ sống đạt 32,22%, được xếp vào kênh “c” trong so sánh duncan cùng với giá thể cát. Cây trong 20 ngày đầu sinh trưởng yếu, sau đó thì có hiện tường sinh trưởng trở lại tuy không mạnh. Hiện tượng lá rụng vẫn còn nên biến động số lá mang giá trị âm. Tuy nhiên chiều cao cây đã bắt đầu tăng do sự xuất hiện của lá mới.
Giá thể ở công thức 4 (1Cát+1đất+1trấu hun) và công thức 5 (1Cát +

1đất + 1trấu hun + 1/4vi sinh SG) có tỷ lệ sống cao nhất (công thức 5 là

98.33– mức “a” trong so sánh duncan) và cao thứ 2 (công thức 4 đạt 76,11 – mức “b”trong so sánh duncan). Cây xuất hiện lá mới và tăng trưởng về chiều cao tốt. Trong đó, giá thể thể tốt nhất là giá thể ở công thức 5 (
1Cát+1đất+1trấu hun +1/4vi sinh SG), cho tỷ lệ mẫu sống đạt 98,33% (ở kênh “a” trong so sánh duncan). Giá thể này cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây con, có khả năng giữ và thoát nước tốt vì sau 30 ngày cây trồng trên giá thể này cho cây phát triển khỏe mạnh, cứng cáp, bản lá mở rộng, màu xanh thẫm.



Một điểm đáng lưu ý khi trồng trên giá thể này là phải cho phân vi sinh xuống

phía dưới vì trong giai đoạn đầu cây còn non, nhu cầu dinh dưỡng chưa cao.

Như vậy, giá thể thích hợp nhất cho cây đồng tiền trong giai đoạn vườn ươm là giá thể gồm đất, cát, trấu và phân vi sinh Sông Gianh được trộn theo
tỷ lệ 1:1:1:1/4.

Hình 4.6. Hoa đồng tiền nuôi cấy mô sinh trƣởng trên giá thể trong vƣờn ƣơm

Chƣơng V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận:

Sau khi tiến hành các thí nghiệm đề tài xin đưa ra một số kết luận sau trong nhân giống hoa đồng tiền (giống đại tuyết cam) bằng phương pháp nuôi cấy mô như sau:
1. Kỹ thuật khử trùng đế hoa đồng tiền non tốt nhất là khử trùng bằng

0,1% HgCl2 trong thời gian 10 phút.

2. Bổ sung 1,5 mg/lít 2,4 - D vào môi trường MS + 30 gram saccarose/lít + 6,5 gram agar/lít +, pH = 5,8 là tốt nhất để tạo callus từ đề hoa đồng tiền non.
3. Bổ sung 0,1 mg/l NAA vào môi trường MS + 30 gram saccarose/lít +

6,5 gram agar/lít + 1,0 mg/lít BAP + 0,2 mg/lít Kinetin+ 0,1 mg/lít NAA, pH

= 5,8 là thích hợp nhất cho tái sinh chồi từ callus.

4. Bổ sung 1,5 mg/lít BAP + 15% nước dừa vào môi MS + 30 gram saccarose/lít + 6,5 gram agar/lít +, pH = 5,8 mang lại hiệu quả cao nhất trong nhân nhanh chồi hoa đồng tiền sau tái sinh.
5. Bổ sung 0,15 mg/l NAA vào môi trường MS + 30 gram saccarose/lít

+ 6,5 gram agar/lít + 0,15 mg/lít NAA, pH = 5,8 mang lại hiệu quả ra rễ tốt nhất trong giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh từ chồi hoa đồng tiền.
6. Giá thể ra cây hoa đồng tiền nuôi cây mô tốt nhất đồi với trong giai đoạn vườn ươm là giá thể đất, cát, trấu và phân vi sinh Sông Gianh được trộn theo tỷ lệ 1:1:1:1/4.
5.2. Đề nghị

1. Tiếp tục đưa giống hoa đồng tiền nuôi cấy mô ra ngoài sản xuất đồng ruộng để khảo sát sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng hoa.
2. Khảo sát quy trình trên một số giống hoa đồng tiền khác ngoài sản xuất như: Linh Long, Nhiệt đới Thảo nguyên, Bờ Biển Dương Quang…

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè và biện pháp quản lý bệnh tại tỉnh Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường cho Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Huy Thịnh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại Thái Nguyên Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu biện pháp nâng cao độ ổn định của vitamin b12 trong dung dịch thuốc tiêm chứa 3 vitamin b1, b6 và b12 Y dược 0
D nghiên cứu thị trường khách du lịch châu âu và biện pháp thu hút du lịch thị trường này của việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng của hoa cúc Đài loan tại phường Túc Duyên thành phố Thái Nguyên Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn e. coli trong bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
H Một số biện pháp tạo động lực cho người lao động ở Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top