Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Alc Alcaloid
Alc – CN Alcaloid chiết từ cao nước Phụ tử
AlcTP Alcaloid toàn phần
CĐ Cao đặc
CN Cao nước
CK Cao khô
Nghiên cứu chế biến, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa (Aconitum carmichaelii Debx. var. carmichaelii)
CT Công thức
DĐTQ Dược điển Trung Quốc
DĐVN Dược điển Việt Nam
Diester alc Diester alcaloid
DL Dược liệu
g/kgTT Liều tính bằng g cho 1 kg thể trọng
gDL/kgTT Liều tính bằng g dược liệu cho 1 kg thể
trọng
HPP Hắc phụ phiến
PP Phương pháp
PT
Phụ tử (附 子): củ con (củ nhánh) của
cây Ô đầu
PTC Phụ tử chế
PTMg Phụ tử chế với dung dịch MgCl
2
PTMgNa Phụ tử chế với dung dịch MgCl
2
và NaCl
PTNa Phụ tử chế với dung dịch NaCl
PTP Phụ tử phiến
PTS Phụ tử sống
1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phụ tử là củ nhánh của một số loài thuộc chi Aconitum L. (chi Ô đầu), là vị
thuốc quý trong y - dược học cổ truyền phương Đông, có tác dụng “hồi dương
cứu nghịch”, nhưng có độc tính rất cao. Trong y dược học cổ truyền, Phụ tử nhất
thiết phải được chế biến nhằm giảm độc tính, phương pháp chế biến khác nhau thì
tác dụng và độc tính khác nhau.
Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70 thế kỷ trước, cây Ô
đầu đã được nhập trồng tại một số vùng núi phía Bắc. Trong chiến tranh biên giới
phía Bắc (1979), cây thuốc này đã bị phá hủy nhiều. Từ năm 1990 trở lại đây, Ô
đầu đã được người dân ở xung quanh thị trấn Sa Pa (Lào Cai) khôi phục và phát
triển trồng trở lại và chế biến Phụ tử để làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian,
không đảm bảo tính an toàn trong sử dụng. Song, phần lớn dược liệu Phụ tử được
sử dụng ở Việt Nam hiện nay vẫn là do nhập khẩu không chính thức từ Trung
Quốc, không có tiêu chuẩn chất lượng nên không đảm bảo an toàn, gây tâm lý lo
ngại cho thầy thuốc và nhân dân. Để có cơ sở khoa học cho việc đưa vị thuốc này
vào sử dụng an toàn, hiệu quả từ nguồn nguyên liệu trong nước, nhằm ứng dụng
rộng rãi trong phòng và chữa bệnh, đề tài: “Nghiên cứu chế biến, thành phần
hoá học và tác dụng sinh học của Phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa
(Aconitum carmichaelii Debx. var. carmichaelii)” được tiến hành nghiên cứu
với 2 mục tiêu sau:
1. Xây dựng phương pháp chế biến Phụ tử và bào chế cao Phụ tử cho sản
phẩm có tác dụng cường tim và độc tính thấp.
2. Xác định một số thành phần hoá học của Phụ tử sống và các sản phẩm
góp phần tiêu chuẩn hoá phương pháp chế biến và bào chế.
2
2. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
Lần đầu tiên, Phụ tử thu từ cây Ô đầu trồng ở Việt Nam được nghiên cứu tiêu
chuẩn hoá phương pháp chế biến, thành phần hoá học và một số tác dụng sinh
học, làm cơ sở cho việc phát triển và sử dụng một vị thuốc quý làm nguyên liệu
sản xuất thuốc ở Việt Nam.
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Thực vật: Đã xác định tên khoa học của cây Ô đầu trồng ở Sa Pa là Aconitum
carmichaelii Debx. var. carmichaelii và mô tả các đặc điểm hình thái thực vật của
cây, các đặc điểm vi học của rễ củ, thân, lá cây Ô đầu, góp phần tiêu chuẩn hoá
dược liệu.
Chế biến Phụ tử chế và bào chế cao Phụ tử:
- Xác định thời điểm thu hoạch Phụ tử ở Sa Pa trong giai đoạn cây ra hoa đến
ra quả (cuối tháng 8 đến cuối tháng 10).
- Đã xây dựng được dự thảo quy trình chế biến Phụ tử chế từ Phụ tử khô theo
phương pháp ngâm với dung dịch muối NaCl. Phụ tử chế có hàm lượng alcaloid
toàn phần là 0,23%, diester alcaloid là 0,036%, aconitin là 0,0012%.
- Đã xây dựng được dự thảo quy trình bào chế cao đặc và cao khô Phụ tử từ
Phụ tử khô bằng phương pháp chiết nóng với nước. Cao đặc có hàm lượng
alcaloid toàn phần là 3,43%, diester alcaloid là 0,323%, không có aconitin. Cao
khô có hàm lượng alcaloid toàn phần là 2,42%, diester alcaloid là 0,198%, không
có aconitin.
Hoá học:
- Các bộ phận của cây đều có alcaloid, acid amin, đường tự do, acid hữu cơ.
Ngoài ra, rễ củ có chất béo, sterol; thân có carotenoid; lá và hoa có carotenoid,
sterol, flavonoid; hạt có chất béo, carotenoid.
- Đã xây dựng được phương pháp định lượng aconitin trong Phụ tử và các sản
phẩm bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao.
3
- Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất: karacolin, benzoylmesaconin, β-
sitosterol glucopyranosid từ Phụ tử sống; neolin và acid benzoic từ cao Phụ tử.
Tác dụng sinh học: Các mẫu chế biến, cao nước từ Phụ tử đã được chứng minh
có độc tính cấp thấp, có tác dụng tăng biên độ co bóp của tim thỏ cô lập, tăng lưu
lượng mạch vành và không gây loạn nhịp tim, giãn mạch tai thỏ cô lập và có tác
dụng giảm đau trên mô hình gây quặn đau bằng acid acetic.
4. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 142 trang với 4 chương, 44 bảng, 41 hình, 186 tài liệu tham
khảo (tiếng Việt: 51, tiếng Anh: 116, tiếng Pháp: 1, tiếng Đức: 1, tiếng Trung
Quốc: 16, tiếng Nhật Bản: 1) và 17 phụ lục. Các phần chính bao gồm: đặt vấn đề
(2 trang), tổng quan (36 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (13 trang),
kết quả nghiên cứu (62 trang), bàn luận (26 trang), kết luận và kiến nghị (3 trang).
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Thực vật học
Chi Ô đầu (Aconitum L.) là một chi cây thuốc nổi tiếng, trên thế giới có
khoảng 400 loài. Ở Việt Nam, cây Ô đầu được ghi nhận bởi 2 tên: A. fortunei
Hemsl. và A. carmichaelii Debx. Đề tài cần xác định tên khoa học chính thức của
cây Ô đầu ở Sa Pa.
1.2. Thành phần hoá học của chi Aconitum L. và một số phương pháp kiểm
định alcaloid của chi này
Thành phần chính trong chi Aconitum L. là alcaloid, flavonoid,
polysaccharid, ngoài ra còn có một số chất thuộc nhóm glycosid, sterol, acid hữu
cơ,… Trong đó, được quan tâm nhiều nhất là các diterpenoid alcaloid, đây là
nhóm chất có hoạt tính mạnh và độc tính cao.
4
Các phương pháp kiểm định alcaloid Aconit gồm: định tính bằng phản ứng
hoá học, sắc ký lớp mỏng, quang phổ tử ngoại và định lượng alcaloid toàn phần,
diester alcaloid, aconitin và các alcaloid khác.
1.3. Tác dụng sinh học và độc tính
Phụ tử sống rất độc nhưng sau khi chế biến thì độc tính giảm và được sử
dụng làm thuốc. Tác dụng cường tim, tăng lưu lượng tuần hoàn, chống loạn nhịp
tim được nhiều nhà khoa học quan tâm. Một số tác dụng khác: chống sốc, chống
hạ thân nhiệt, chống viêm, giảm đau, tăng miễn dịch, chống ung thư, chống động
kinh, hạ đường huyết,…
1.4. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Phụ tử sống chỉ được dùng ngoài. Phụ tử chế được dùng trong, có tác dụng
hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, khứ hàn giảm đau, ấm thận hành thuỷ,
kiện tỳ vị,…
1.5. Một số phương pháp chế biến Phụ tử
Các phương pháp chế biến đều dùng nguyên liệu củ tươi ngay sau khi thu
hoạch như chế Diêm phụ, Hắc phụ phiến, Bạch phụ phiến.
Chưa có nghiên cứu về chế biến Phụ tử và bào chế cao Phụ tử từ Phụ tử khô,
cũng như thành phần hoá học, tác dụng sinh học của Phụ tử chế và cao Phụ tử từ
loài A. carmichaelii Debx. ở Việt Nam.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ tử (củ con) thu từ cây Ô đầu được trồng ổn định ở Sa Pa – Lào Cai, tiêu
bản thực vật được lưu trữ tại một số bảo tàng mẫu ở Hà Nội, các mẫu nghiên cứu
chế biến, bào chế từ Phụ tử.
2.2. Phương pháp (PP) nghiên cứu
- Xác định tên khoa học theo PP so sánh đặc điểm hình thái thực vật, đối
chiếu với khoá phân loại chi Aconitum L. Nghiên cứu đặc điểm vi học: làm tiêu
bản và bột củ, thân, lá cây Ô đầu.
5
- Thu hoạch Phụ tử ở các thời kỳ sinh trưởng của cây, xác định khối lượng và
số lượng củ Phụ tử / gốc và tỷ lệ dược liệu khô / tươi để xác định thời điểm thu
hoạch thích hợp cho năng suất cao.
- Chế biến Hắc phụ phiến theo PP cổ truyền.
- Chế biến PTMg, PTNa, PTMgNa từ Phụ tử khô theo PP ngâm với các dung
dịch muối NaCl và MgCl
2
.
- Bào chế cao đặc và cao khô chiết nước theo PP chiết nước nóng. Bào chế
cao đặc chiết cồn theo PP ngấm kiệt bằng cồn.
- Phân tích sơ bộ các nhóm chất bằng phản ứng hoá học.
- Định tính alcaloid bằng các thuốc thử chung, quang phổ hấp thụ tử ngoại,
sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- Định lượng alcaloid toàn phần: PP acid-baze (DĐTQ).
- Định lượng diester alcaloid: PP đo độ hấp thụ (DĐTQ).
- Định lượng aconitin: PP sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn Phụ tử chế và cao Phụ tử: căn cứ kết quả
nghiên cứu về chế biến và hóa học, tham khảo các tài liệu để đề nghị một số chỉ
tiêu định tính, định lượng.
- Phân lập các hợp chất bằng sắc ký cột và xác định cấu trúc dựa trên các
thông số vật lý và các PP phổ: điểm chảy, phổ khối lượng, phổ hồng ngoại, phổ
cộng hưởng từ hạt nhân proton và carbon.
- Thử độc tính cấp và xác định LD
50
theo PP Litchfield-Wilcoxon.
- Thử tác dụng trên tim thỏ cô lập theo PP Langendorff.
- Thử tác dụng trên cơ trơn mạch tai thỏ cô lập theo PP Kravkov.
- Thử tác dụng trên tim và huyết áp chó.
- Thử tác dụng giảm đau theo PP gây quặn đau bằng acid acetic (PP Koster)
và PP “mâm nóng”.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Alc Alcaloid
Alc – CN Alcaloid chiết từ cao nước Phụ tử
AlcTP Alcaloid toàn phần
CĐ Cao đặc
CN Cao nước
CK Cao khô
Nghiên cứu chế biến, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa (Aconitum carmichaelii Debx. var. carmichaelii)
CT Công thức
DĐTQ Dược điển Trung Quốc
DĐVN Dược điển Việt Nam
Diester alc Diester alcaloid
DL Dược liệu
g/kgTT Liều tính bằng g cho 1 kg thể trọng
gDL/kgTT Liều tính bằng g dược liệu cho 1 kg thể
trọng
HPP Hắc phụ phiến
PP Phương pháp
PT
Phụ tử (附 子): củ con (củ nhánh) của
cây Ô đầu
PTC Phụ tử chế
PTMg Phụ tử chế với dung dịch MgCl
2
PTMgNa Phụ tử chế với dung dịch MgCl
2
và NaCl
PTNa Phụ tử chế với dung dịch NaCl
PTP Phụ tử phiến
PTS Phụ tử sống
1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phụ tử là củ nhánh của một số loài thuộc chi Aconitum L. (chi Ô đầu), là vị
thuốc quý trong y - dược học cổ truyền phương Đông, có tác dụng “hồi dương
cứu nghịch”, nhưng có độc tính rất cao. Trong y dược học cổ truyền, Phụ tử nhất
thiết phải được chế biến nhằm giảm độc tính, phương pháp chế biến khác nhau thì
tác dụng và độc tính khác nhau.
Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70 thế kỷ trước, cây Ô
đầu đã được nhập trồng tại một số vùng núi phía Bắc. Trong chiến tranh biên giới
phía Bắc (1979), cây thuốc này đã bị phá hủy nhiều. Từ năm 1990 trở lại đây, Ô
đầu đã được người dân ở xung quanh thị trấn Sa Pa (Lào Cai) khôi phục và phát
triển trồng trở lại và chế biến Phụ tử để làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian,
không đảm bảo tính an toàn trong sử dụng. Song, phần lớn dược liệu Phụ tử được
sử dụng ở Việt Nam hiện nay vẫn là do nhập khẩu không chính thức từ Trung
Quốc, không có tiêu chuẩn chất lượng nên không đảm bảo an toàn, gây tâm lý lo
ngại cho thầy thuốc và nhân dân. Để có cơ sở khoa học cho việc đưa vị thuốc này
vào sử dụng an toàn, hiệu quả từ nguồn nguyên liệu trong nước, nhằm ứng dụng
rộng rãi trong phòng và chữa bệnh, đề tài: “Nghiên cứu chế biến, thành phần
hoá học và tác dụng sinh học của Phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa
(Aconitum carmichaelii Debx. var. carmichaelii)” được tiến hành nghiên cứu
với 2 mục tiêu sau:
1. Xây dựng phương pháp chế biến Phụ tử và bào chế cao Phụ tử cho sản
phẩm có tác dụng cường tim và độc tính thấp.
2. Xác định một số thành phần hoá học của Phụ tử sống và các sản phẩm
góp phần tiêu chuẩn hoá phương pháp chế biến và bào chế.
2
2. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
Lần đầu tiên, Phụ tử thu từ cây Ô đầu trồng ở Việt Nam được nghiên cứu tiêu
chuẩn hoá phương pháp chế biến, thành phần hoá học và một số tác dụng sinh
học, làm cơ sở cho việc phát triển và sử dụng một vị thuốc quý làm nguyên liệu
sản xuất thuốc ở Việt Nam.
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Thực vật: Đã xác định tên khoa học của cây Ô đầu trồng ở Sa Pa là Aconitum
carmichaelii Debx. var. carmichaelii và mô tả các đặc điểm hình thái thực vật của
cây, các đặc điểm vi học của rễ củ, thân, lá cây Ô đầu, góp phần tiêu chuẩn hoá
dược liệu.
Chế biến Phụ tử chế và bào chế cao Phụ tử:
- Xác định thời điểm thu hoạch Phụ tử ở Sa Pa trong giai đoạn cây ra hoa đến
ra quả (cuối tháng 8 đến cuối tháng 10).
- Đã xây dựng được dự thảo quy trình chế biến Phụ tử chế từ Phụ tử khô theo
phương pháp ngâm với dung dịch muối NaCl. Phụ tử chế có hàm lượng alcaloid
toàn phần là 0,23%, diester alcaloid là 0,036%, aconitin là 0,0012%.
- Đã xây dựng được dự thảo quy trình bào chế cao đặc và cao khô Phụ tử từ
Phụ tử khô bằng phương pháp chiết nóng với nước. Cao đặc có hàm lượng
alcaloid toàn phần là 3,43%, diester alcaloid là 0,323%, không có aconitin. Cao
khô có hàm lượng alcaloid toàn phần là 2,42%, diester alcaloid là 0,198%, không
có aconitin.
Hoá học:
- Các bộ phận của cây đều có alcaloid, acid amin, đường tự do, acid hữu cơ.
Ngoài ra, rễ củ có chất béo, sterol; thân có carotenoid; lá và hoa có carotenoid,
sterol, flavonoid; hạt có chất béo, carotenoid.
- Đã xây dựng được phương pháp định lượng aconitin trong Phụ tử và các sản
phẩm bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao.
3
- Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất: karacolin, benzoylmesaconin, β-
sitosterol glucopyranosid từ Phụ tử sống; neolin và acid benzoic từ cao Phụ tử.
Tác dụng sinh học: Các mẫu chế biến, cao nước từ Phụ tử đã được chứng minh
có độc tính cấp thấp, có tác dụng tăng biên độ co bóp của tim thỏ cô lập, tăng lưu
lượng mạch vành và không gây loạn nhịp tim, giãn mạch tai thỏ cô lập và có tác
dụng giảm đau trên mô hình gây quặn đau bằng acid acetic.
4. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 142 trang với 4 chương, 44 bảng, 41 hình, 186 tài liệu tham
khảo (tiếng Việt: 51, tiếng Anh: 116, tiếng Pháp: 1, tiếng Đức: 1, tiếng Trung
Quốc: 16, tiếng Nhật Bản: 1) và 17 phụ lục. Các phần chính bao gồm: đặt vấn đề
(2 trang), tổng quan (36 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (13 trang),
kết quả nghiên cứu (62 trang), bàn luận (26 trang), kết luận và kiến nghị (3 trang).
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Thực vật học
Chi Ô đầu (Aconitum L.) là một chi cây thuốc nổi tiếng, trên thế giới có
khoảng 400 loài. Ở Việt Nam, cây Ô đầu được ghi nhận bởi 2 tên: A. fortunei
Hemsl. và A. carmichaelii Debx. Đề tài cần xác định tên khoa học chính thức của
cây Ô đầu ở Sa Pa.
1.2. Thành phần hoá học của chi Aconitum L. và một số phương pháp kiểm
định alcaloid của chi này
Thành phần chính trong chi Aconitum L. là alcaloid, flavonoid,
polysaccharid, ngoài ra còn có một số chất thuộc nhóm glycosid, sterol, acid hữu
cơ,… Trong đó, được quan tâm nhiều nhất là các diterpenoid alcaloid, đây là
nhóm chất có hoạt tính mạnh và độc tính cao.
4
Các phương pháp kiểm định alcaloid Aconit gồm: định tính bằng phản ứng
hoá học, sắc ký lớp mỏng, quang phổ tử ngoại và định lượng alcaloid toàn phần,
diester alcaloid, aconitin và các alcaloid khác.
1.3. Tác dụng sinh học và độc tính
Phụ tử sống rất độc nhưng sau khi chế biến thì độc tính giảm và được sử
dụng làm thuốc. Tác dụng cường tim, tăng lưu lượng tuần hoàn, chống loạn nhịp
tim được nhiều nhà khoa học quan tâm. Một số tác dụng khác: chống sốc, chống
hạ thân nhiệt, chống viêm, giảm đau, tăng miễn dịch, chống ung thư, chống động
kinh, hạ đường huyết,…
1.4. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Phụ tử sống chỉ được dùng ngoài. Phụ tử chế được dùng trong, có tác dụng
hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, khứ hàn giảm đau, ấm thận hành thuỷ,
kiện tỳ vị,…
1.5. Một số phương pháp chế biến Phụ tử
Các phương pháp chế biến đều dùng nguyên liệu củ tươi ngay sau khi thu
hoạch như chế Diêm phụ, Hắc phụ phiến, Bạch phụ phiến.
Chưa có nghiên cứu về chế biến Phụ tử và bào chế cao Phụ tử từ Phụ tử khô,
cũng như thành phần hoá học, tác dụng sinh học của Phụ tử chế và cao Phụ tử từ
loài A. carmichaelii Debx. ở Việt Nam.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ tử (củ con) thu từ cây Ô đầu được trồng ổn định ở Sa Pa – Lào Cai, tiêu
bản thực vật được lưu trữ tại một số bảo tàng mẫu ở Hà Nội, các mẫu nghiên cứu
chế biến, bào chế từ Phụ tử.
2.2. Phương pháp (PP) nghiên cứu
- Xác định tên khoa học theo PP so sánh đặc điểm hình thái thực vật, đối
chiếu với khoá phân loại chi Aconitum L. Nghiên cứu đặc điểm vi học: làm tiêu
bản và bột củ, thân, lá cây Ô đầu.
5
- Thu hoạch Phụ tử ở các thời kỳ sinh trưởng của cây, xác định khối lượng và
số lượng củ Phụ tử / gốc và tỷ lệ dược liệu khô / tươi để xác định thời điểm thu
hoạch thích hợp cho năng suất cao.
- Chế biến Hắc phụ phiến theo PP cổ truyền.
- Chế biến PTMg, PTNa, PTMgNa từ Phụ tử khô theo PP ngâm với các dung
dịch muối NaCl và MgCl
2
.
- Bào chế cao đặc và cao khô chiết nước theo PP chiết nước nóng. Bào chế
cao đặc chiết cồn theo PP ngấm kiệt bằng cồn.
- Phân tích sơ bộ các nhóm chất bằng phản ứng hoá học.
- Định tính alcaloid bằng các thuốc thử chung, quang phổ hấp thụ tử ngoại,
sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- Định lượng alcaloid toàn phần: PP acid-baze (DĐTQ).
- Định lượng diester alcaloid: PP đo độ hấp thụ (DĐTQ).
- Định lượng aconitin: PP sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn Phụ tử chế và cao Phụ tử: căn cứ kết quả
nghiên cứu về chế biến và hóa học, tham khảo các tài liệu để đề nghị một số chỉ
tiêu định tính, định lượng.
- Phân lập các hợp chất bằng sắc ký cột và xác định cấu trúc dựa trên các
thông số vật lý và các PP phổ: điểm chảy, phổ khối lượng, phổ hồng ngoại, phổ
cộng hưởng từ hạt nhân proton và carbon.
- Thử độc tính cấp và xác định LD
50
theo PP Litchfield-Wilcoxon.
- Thử tác dụng trên tim thỏ cô lập theo PP Langendorff.
- Thử tác dụng trên cơ trơn mạch tai thỏ cô lập theo PP Kravkov.
- Thử tác dụng trên tim và huyết áp chó.
- Thử tác dụng giảm đau theo PP gây quặn đau bằng acid acetic (PP Koster)
và PP “mâm nóng”.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links