Luận văn: Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi Ba Vì và lân cận : Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường: 60 85 15
Nhà xuất bản: ĐHKHTN
Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày: 2012
Chủ đề: Tài nguyên môi trường
Địa mạo thổ nhưỡng
Bảo vệ môi trường
Môi trường đất
Núi Ba Vì
Miêu tả: 127 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Thu thập tài liệu có liên quan đến điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội; các tài liệu có liên quan đến địa mạo – thổ nhưỡng trên thế giới, trong nước và khu vực Núi Ba Vì và lân cận. Tổng quan cơ sở lí luận và xây dựng luận điểm, phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hóa thổ nhưỡng ở địa bàn Núi Ba Vì và lân cận. Phân tích các đặc điểm, phân loại cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng và thể hiện kết quả trên bản đồ địa mạo – thổ nhưỡng khu vực núi Ba Vì tỷ lệ 1:25.000. Đề xuất các giải pháp, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực Núi Ba Vì và lân cận
MỤC LỤC
Các danh mục............................................................................................................
Mục lục .....................................................................................................................
Mở đầu....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA MẠO – THỔ NHƯỠNG..............................5
1.1 Khái quát chung về địa mạo – thổ nhưỡng .....................................................5
1.1.1 Khái niệm chung về địa mạo – thổ nhưỡng: ...........................................5
1.1.2 Mối tương quan giữa địa mạo và thổ nhưỡng ........................................10
1.1.3 Cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng..........................................................15
1.1.4 Một số mô hình hình thành đất..............................................................18
1.1.5 Khái niệm catena (chuỗi đất).................................................................20
1.1.6 Vai trò của đánh giá cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng trong sử dụng hợp
lý tài nguyên đất ............................................................................................28
1.2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa mạo – thổ nhưỡng........................................30
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................30
1.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước..........................................31
1.3 Các hướng tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu........................33
1.3.1 Các hướng tiếp cận................................................................................33
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................35
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT SINH
THỔ NHƯỠNG Ở KHU VỰC NÚI BA VÌ VÀ LÂN CẬN..................................37
2.1 Vai trò của nhóm các nhân tố tự nhiên đối với quá trình hình thành đất .......37
2.1.1 Đặc điểm địa chất..................................................................................37
2.1.2 Địa hình ................................................................................................42
2.1.3 Khí hậu .................................................................................................44
2.1.4 Thủy văn...............................................................................................47
2.1.5 Lớp phủ thực vật...................................................................................47
2.2 Nhân tố con người trong quá trình hình thành đất ........................................49
2.2.1 Các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội ..............................................49
2.2.2 Sự phân bố của mạng lưới quần cư........................................................582.2.3 Hệ thống chính sách phát triển kinh tế và chính sách bảo vệ chống xói
mòn đất..........................................................................................................59
2.2.4 Hiện trạng sử dụng đất và tập quán canh tác của người dân ảnh hưởng tới
sự hình thành và phát triển của đất.................................................................60
2.3 Nhân tố thời gian .........................................................................................63
2.4 Các quá trình hình thành đất ở khu vực chân núi Ba Vì................................63
2.4.1 Quá trình mùn hóa, khoáng hóa.............................................................64
2.4.2 Quá trình feralit hóa ..............................................................................66
2.4.3 Quá trình thoái hóa đất – laterit hóa ......................................................67
2.4.4 Quá trình glây .......................................................................................69
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO – THỔ NHƯỠNG Ở KHU VỰC NÚI .......70
BA VÌ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT ................70
3.1 Đặc điểm địa mạo và các quá trình địa mạo hiện đại ở khu vực núi Ba Vì ...70
3.1.1 Đặc điểm địa mạo .................................................................................70
3.1.2 Các quá trình địa mạo hiện đại ở khu vực núi Ba Vì..............................79
3.2 Đặc điểm địa mạo – thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu...................................80
3.3 Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường khu vực các
xã miền núi huyện Ba Vì ...................................................................................96
3.3.1 Đánh giá xói mòn đất khu vực chân núi Ba Vì trong mối tương quan địa
mạo – thổ nhưỡng..........................................................................................96
3.3.2 Định hướng sử dụng tài nguyên đất và bảo vệ môi trường trên cơ sở phân
tích đặc điểm địa mạo – thổ nhưỡng ............................................................ 103
KẾT LUẬN.........................................................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 125
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giữa con người và tự nhiên có mối quan hệ không thể tách rời, con người tác
động vào thiên nhiên để tạo ra của cải vật chất phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên
không phải sự tác động nào cũng có lợi, đi đôi với việc phát triển kinh tế xã hội là
làm mất cân bằng sinh thái, suy thoái môi trường nếu con người khai thác tài
nguyên không hợp lý. Do đó, trong quá trình phát triển cần thiết phải có những đánh
giá, phân tích cụ thể để có những quy hoạch và biện pháp sử dụng tài nguyên thiên
nhiên hợp lý nhất và bảo vệ môi trường nhằm hướng tới một xã hội phát triển bền
vững. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, việc sử dụng nguồn tài nguyên hữu hạn
vốn có trong tự nhiên một cách hợp lý là vấn đề cấp thiết đối với nhân loại. Một trong
số nguồn tài nguyên giữ vai trò quan trọng đó là hệ thống đất. Đặc biệt trong khai thác
sử dụng lãnh thổ, việc cần thiết phải nghiên cứu sự phát sinh và phát triển của thổ
nhưỡng. Nghĩa là nghiên cứu mối tương quan giữa các nhân tố thành tạo thổ nhưỡng,
trong đó địa hình và các quá trình địa mạo đóng vai trò quan trọng.
Cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng là một hệ thống đất được kết cấu bởi các
hợp phần đất lặp lại theo những trật tự xác định, liên quan với đặc điểm địa hình và
có quan hệ tương quan giữa các hợp phần tạo thành một tổng thể thống nhất. Thổ
nhưỡng và địa hình là hai hợp phần quan trọng của cảnh quan và chúng có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng đến nhau trong sự phân bố vật chất và năng lượng
dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ và sự phân bố các loại đất trên bề mặt Trái đất. Vì vậy
khi sử dụng tài nguyên hay lãnh thổ cần thiết phải nghiên cứu tổng hợp cả hai hợp
phần trên trong mối quan hệ thống nhất với nhau.
Ba Vì là huyện miền núi có sự đa dạng về các cảnh quan địa hình, có sự phân
hóa địa hình từ vùng đồng bằng chuyển tiếp lên địa hình gò đồi và núi thấp, là nơi có
vỏ phong hóa điển hình của lớp vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm. Đây là khu vực có địa hình
phức tạp với các quá trình phá hủy và thành tạo hình thái mạnh mẽ, nơi thì xảy ra quá
trình phá hủy bóc mòn tạo ra các bề mặt san bằng, bị khống chế bởi các quá trình sườn;
nơi là các bề mặt bằng với vỏ phong hóa dày được tạo bởi sự phong hóa đá tại chỗ; nơi
thì xảy ra quá trình nâng lên tạo hình thái. Đi đôi với quá trình tạo hình thái là quá trình2
tạo thổ nhưỡng. Cùng với sự đa dạng của vi địa hình đã góp phần tạo nên sự đa dạng
của thổ nhưỡng. Hiện nay nhiều nơi lớp phủ thổ nhưỡng đang bị thoái hóa, xói mòn,
laterit hóa làm ảnh hưởng tới năng suất sản xuất nông nghiệp. Về mặt kinh tế, huyện
Ba Vì là nơi tập trung các trung tâm công nghiệp, các làng nghề thủ công, có hệ thống
đường quốc lộ 32 chạy qua là huyết mạch giao thông với các tỉnh vùng kinh tế Đông
Bắc... Vì vậy vấn đề sử dụng đất ngày càng được quan tâm không chỉ trong nông
nghiệp mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.
Là nơi sinh sống của các đồng bào người dân tộc thiểu số trong đó chủ yếu là ba
dân tộc Kinh, Mường và Dao, Ba Vì đã góp phần tạo nên nét đặc trưng cho một thủ đô
văn minh, hiện đại đồng thời đậm đà bản sắc dân tộc. Thu nhập của người dân là nhờ
vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ.
Kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn cùng kiệt nàn; phong tục tập quán còn
nặng nề, trình độ dân trí thấp, sự tiếp thu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất
còn nhiều hạn chế. Nông nghiệp, du lịch – dịch vụ vẫn chưa phát triển tương xứng với
tiềm năng sẵn có. Con người khai thác tài nguyên chưa hợp lý dẫn tới sự suy thoái tài
nguyên và môi trường.
Vấn đề đặt ra cho khu vực nghiên cứu là phải tận dụng được các tiềm năng về
tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện thuận lợi về văn hóa xã hội của địa phương để
phát triển kinh tế nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người dân trong khu vực,
nhưng đồng thời phải đảm bảo là bảo vệ được môi trường sống trong sạch cho người
dân. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu địa mạo
thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực
núi Ba Vì và lân cận” để định hướng nghiên cứu trong luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích các nhân tố hình thành đất, đặc điểm địa mạo và các quá trình địa
mạo khu vực Ba Vì và các vùng lân cận.
- Nghiên cứu mối quan hệ địa mạo – thổ nhưỡng, đặc điểm địa mạo – thổ
nhưỡng huyện Ba Vì và các vùng lân cận. Từ đó định hướng sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
Để đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài cần giải quyết
các nhiệm vụ sau:
- Thu thập tài liệu có liên quan đến điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế xã
hội; các tài liệu có liên quan đến địa mạo – thổ nhưỡng trên thế giới, trong nước và
khu vực nghiên cứu.
- Tổng quan cơ sở lí luận và xây dựng luận điểm, phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hóa thổ
nhưỡng ở địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích các đặc điểm, phân loại cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng và thể
hiện kết quả trên bản đồ địa mạo – thổ nhưỡng khu vực núi Ba Vì tỷ lệ 1:25.000.
- Đề xuất các giải pháp, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường đất khu vực nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố hình thành và quá trình phát sinh thổ
nhưỡng, đặc điểm địa mạo và các quá trình địa mạo, đơn vị cảnh quan địa mạo –
thổ nhưỡng khu vực núi Ba Vì và lân cận.
* Phạm vi không gian lãnh thổ: Với mục đích nghiên cứu địa mạo – thổ
nhưỡng để sử dụng hợp lý tài nguyên đất, xây dựng một số mô hình phát triển kinh tế
xã hội, nghiên cứu của đề tài tập trung vào các xã thuộc phạm vi chân núi Ba Vì bao
gồm các xã: Ba Vì, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Ba Trại, Minh Quang, Khánh Thượng và
Yên Bài. Đây là một khu vực chủ yếu là đồi núi, có sự đa dạng của các đơn vị địa
mạo từ đó có sự phân hóa đặc điểm thổ nhưỡng, có nhiều tiềm năng để phát triển
kinh tế về mặt du lịch sinh thái, lâm nghiệp và nông nghiệp bền vững.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đi sâu vào nghiên cứu cụ thể đặc điểm địa mạo – thổ nhưỡng khu vực Ba
Vì và lân cận. Hướng nghiên cứu của luận văn được tiếp cận theo một số quan điểm
sau: Quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnh thổ và quan điểm
lịch sử. Cụ thể sẽ được phân tích trong chương sau.
Một số phương pháp được sử dụng để thực hiện đề tài:4
- Phương pháp thu thập tổng hợp và xử lý thông tin.
- Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra.
- Phương pháp phân tích hệ thống.
- Phương pháp địa lý so sánh.
- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS).
Hình 1: Sơ đồ vị trí nghiên cứu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA MẠO – THỔ NHƯỠNG
1.1 Khái quát chung về địa mạo – thổ nhưỡng
1.1.1 Khái niệm chung về địa mạo – thổ nhưỡng:
Địa mạo là một khoa học nhằm mục đích để nghiên cứu địa hình bề mặt Trái
đất và làm sáng tỏ nguyên nhân thành tạo và biến đổi của chúng.
Phạm vi nghiên cứu của địa mạo học là toàn bộ lớp vỏ địa lý; là bề mặt tiếp
xúc giữa thạch quyển với khí quyển, thủy quyển với sinh quyển; là nơi diễn ra sự
tương tác lẫn nhau giữa các thành phần địa lý tự nhiên, trong đó địa hình là thành
phần chính có tác động chi phối sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần khác
trong các thể tổng hợp tự nhiên. Địa hình là sự phản ánh rất tinh tế của các cấu trúc
bên trong, thông qua địa hình chúng ta thấy được phản ánh một cách đặc biệt rõ
ràng trong sự tiến triển của các quá trình hình thành thổ nhưỡng nghĩa là địa hình có
mối quan hệ mật thiết và tác động tương hỗ với các yếu tố địa lý tự nhiên để phát
triển. Vì vậy những hiểu biết về địa hình sẽ giúp chúng ta giải thích về sự khác nhau
của các quá trình tự nhiên và xu hướng phát triển của chúng trong khu vực.
Dựa vào việc phân tích hình thái, nguồn gốc và lịch sử phát triển của địa hình
trong quá khứ cũng như động lực hiện đại sẽ đưa ra các kết luận về độ ổn định của
nó để có thể lựa chọn vị trí thích hợp các công trình. Địa hình có vai trò quan trọng
trong quá trình hình thành thổ nhưỡng. Vì vậy, nghiên cứu địa hình giúp cho các
nhà thổ nhưỡng có thể phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh và quy luật phân bố
vật chất, năng lượng bức xạ mặt trời để lựa chọn các loại cây trồng thích hợp với
điều kiện sinh thái đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực thực phẩm…
Thổ nhưỡng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vì nó là hợp phần quan
trọng trong nông nghiệp, là nhân tố không thể bỏ qua trong nghiên cứu sử dụng quy
hoạch không gian lãnh thổ. Thổ nhưỡng là lớp vỏ của cảnh quan, còn địa hình là
nền móng của cảnh quan. Giữa địa hình và thổ nhưỡng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau liên quan đến sự tiến hóa của địa mạo ở vị trí mà nó được hình thành. Đất là
kết quả của sự tác động tương hỗ giữa các hợp phần địa chất, địa hình, khí hậu, thủy
văn, sinh vật và cả các hoạt động của con người trong một khoảng thời gian nhất
định. Vì vậy giữa thổ nhưỡng và địa hình có mối quan hệ nguồn gốc, địa hình là6
nhân tố phát sinh thổ nhưỡng, khi nghiên cứu các loại đất không thể tách ra khỏi
việc nghiên cứu địa hình mà chúng nằm trên.
Thông qua việc nghiên cứu thổ nhưỡng dưới góc độ nguồn gốc phát sinh có
ý nghĩa quan trọng đối với quy hoạch không gian lãnh thổ, đặc điểm thổ nhưỡng
phản ánh động lực quá trình địa mạo đang diễn ra. Những lãnh thổ có quá trình tạo
thổ nhưỡng đang bị gián đoạn, đất đang bị thoái hóa, xói mòn trơ sỏi đá, đất kém
phì nhiêu không những không có khả năng tạo ra năng suất cây trồng cao mà còn
phản ánh động lực quá trình địa mạo đang diễn ra mạnh mẽ, hay là quá trình ngoại
sinh xảy ra mạnh, hay là do hoạt động của con người tác động rất lớn đến cảnh
quan. Từ đó có các biện pháp cải tạo sử dụng hợp lý tài nguyên đất, sử dụng hợp lý
không gian lãnh thổ.
Lớp phủ thổ nhưỡng hay lớp đất nằm trên vỏ phong hoá là đối tượng nghiên
cứu của địa lý thổ nhưỡng. Đất được hình thành từ đá bị phong hóa, bị biến đổi theo
thời gian dưới tác động của sinh vật trong điều kiện khí hậu và địa hình khác nhau.
Xuất phát từ quan điểm khoa học của Docusaép coi đất là một vật thể thiên
nhiên độc lập, có lịch sử phát triển riêng, được hình thành do tác động tổng hợp của
các yếu tố hình thành tự nhiên: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Vì
vậy, nghiên cứu thổ nhưỡng được xem xét trên quan điểm tổng hợp toàn diện của
địa lý. Xem xét các mối quan hệ tương tác giữa các hợp phần của tự nhiên để thành
tạo đất.
Địa mạo – thổ nhưỡng là một khái niệm được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Trước tiên, có thể hiểu đất trong mối quan hệ với cảnh quan địa lý, các
hệ sinh thái mà chúng được tạo thành đặc biệt là địa hình có vai trò rất quan trọng
trong sự hình thành đất. Các quá trình địa mạo di chuyển chất khoáng, chất hữu cơ
và hòa tan các ion trong đất. Các quá trình bóc mòn, quá trình sườn, rửa trôi bề mặt,
tích tụ vật liệu… đã tác động lên thành phần vật chất của đất, tích lũy các chất hữu
cơ trong đất.
Địa mạo – thổ nhưỡng là một thuật ngữ chung cho các nghiên cứu mô tả và
giải thích mối quan hệ giữa đất và địa hình. Quá trình địa mạo và quá trình hình
thành đất có sự tương tác với nhau trong cảnh quan, đặc biệt có liên quan đến sự di
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
chuyển của đất và nước. Các quá trình địa mạo, xói mòn và tích tụ đã tạo ra các
dạng địa hình đặc biệt và có ảnh hưởng lớn đến lớp đất trên bề mặt. Từ trước đến
nay, khoa học đất được tiếp cận dưới hai cách thông thường:
+ Thứ nhất là tập trung vào việc nghiên cứu về thành phần vật chất, các trầm
tích quyết định thành phần của đất, liên quan đến sự di chuyển vật liệu từ nơi khác
đến.
+ Cách thứ hai tập trung nhiều hơn vào sự hình thành và phát triển đất tại chỗ
theo các quá trình vật lý và hóa học.
Hiện nay, hướng nghiên cứu địa mạo – thổ nhưỡng là hướng tiếp cận khoa
học đất trên quan điểm nguồn gốc phát sinh, không chỉ nghiên cứu sự lắng đọng của
vật chất mà còn giải thích quá trình phát triển của đất dựa vào các yếu tố thủy văn,
quá trình hóa học và quá trình sinh thái học.
Địa mạo – thổ nhưỡng là một môn khoa học tổng hợp, là một thể tự nhiên
đầy đủ và hoàn chỉnh, là một bộ phận của khoa học địa lý, bao gồm các yếu tố phát
sinh hình thái địa hình, phát sinh hình thái thổ nhưỡng và mối quan hệ của chúng
trong một động lực hình thành và phát triển theo không gian, thời gian ở mức độ ổn
định như nhau, trong mối liên quan nhất định với lớp phủ thực vật, khí hậu, thủy
văn… Địa mạo – thổ nhưỡng có mối quan hệ chặt chẽ với các khoa học khác và
được Ruhe (1975) thể hiện bằng sơ đồ sau:
(nguyên văn tiếng Anh)
Tạm được dịch sang tiếng Việt như sau:8
Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa địa mạo – thổ nhưỡng và các khoa học khác [39]
Địa mạo – thổ nhưỡng được nghiên cứu từ rất lâu, từ những năm 1930 ở Hoa
Kỳ phản ánh tầm quan trọng của sự phát triển giữa địa lý, địa chất và khoa học thổ
nhưỡng trên cơ sở mối quan hệ giữa đất và địa hình (Effland 1992). Birkeland
(1999) đã xác định địa mạo – thổ nhưỡng là một khoa học nghiên cứu đất và sử
dụng chúng trong việc đánh giá sự tiến hóa, tuổi và sự ổn định của địa hình, các quá
trình bề mặt và khí hậu trong quá khứ. Wysocki (2000) định nghĩa rộng hơn, địa
mạo – thổ nhưỡng là khoa học nghiên cứu nguồn gốc, sự phân loại và sự tiến hóa
của đất, cảnh quan và sự lắng đọng trầm tích các bề mặt, các quá trình tạo ra và thay
đổi chúng.
Địa mạo – thổ nhưỡng phản ánh tổng thể các nhân tố hình thành đất. Trên
mỗi đơn vị địa mạo – thổ nhưỡng phản ánh thành phần vật liệu gốc, các dạng địa
hình, các quá trình dòng chảy, chịu tác động bởi thủy văn và được phủ lên lớp thực
vật phù hợp với từng loại đất. Tuy nhiên, các nhân tố này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
bởi các thông số địa hình như hướng sườn, độ cao, độ dốc, độ chia cắt sâu, chia cắt
ngang… Mặc dù phạm vi nghiên cứu khá rộng, địa mạo – thổ nhưỡng có thể nghiên
cứu một trong các lĩnh vực sau:
- Đất là chỉ thị của môi trường/biến đổi khí hậu.
- Đất là chỉ thị của cảnh quan và sự ổn định địa mạo.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
- Nghiên cứu nguồn gốc/sự phát triển của đất (chuỗi đất).
- Mối quan hệ giữa đất – lượng mưa – dòng chảy, đặc biệt là khi chúng liên
quan đến các quá trình sườn.
- Đất là chỉ thị của quá trình thành tạo trầm tích và lắng đọng xảy ra trong
quá khứ và đang diễn ra.
- Đất là chỉ thị của địa tầng Đệ tứ và đá gốc.
Quá trình thành tạo đất và cảnh quan đất chịu ảnh hưởng bởi các quá trình
địa mạo, giữa các quá trình phát sinh hình thái và sự hình thành phẫu diện đất có
mối quan hệ tương quan lẫn nhau. Địa mạo – thổ nhưỡng nghiên cứu về sự tiến hóa
(chiều thời gian) và sự phân bố (chiều không gian) của đất, vật liệu đất và cảnh
quan luôn được hình thành và biến đổi. Trên mỗi đơn vị địa mạo – thổ nhưỡng cho
thấy quá trình lắng đọng trầm tích của một vị trí cụ thể. Sự phát triển của quá trình
lắng đọng trầm tích phản ánh các quá trình thủy văn, quá trình hóa học, các quá
trình sinh thái học ở cả quá khứ và hiện tại của một vị trí nghiên cứu. Qua đó đánh
giá được mối quan hệ nguồn gốc giữa đất và địa hình; kết quả của mối tương quan
giữa chúng là hình thành các cảnh quan.
Những đặc điểm của đất quyết định đến sự bảo tồn của chúng. Địa mạo – thổ
nhưỡng là một công cụ rất quan trọng cho việc tái thiết lại quá khứ. Nguồn gốc của
thổ nhưỡng phụ thuộc vào trạng thái khác nhau của các nhân tố môi trường. Đặc
điểm hóa học, vật lý và sinh học của đất phản ánh duy nhất sự phân tích của các
nhân tố. Do đó, đất trong điều kiện thích hợp có thể giúp chúng ta hiểu về các nhân
tố môi trường đó trong quá khứ và chúng ảnh hưởng như thế nào (Gerrard, 1992;
Birkeland, 1999).
Địa mạo – thổ nhưỡng nghiên cứu quá trình phức tạp trong sự tiến hóa của
cảnh quan và ảnh hưởng đến các quá trình này là sự hình thành đất trên cảnh quan.
Địa mạo – thổ nhưỡng bắt nguồn từ địa mạo (nghiên cứu địa hình và các quá trình
bề mặt) và từ thổ nhưỡng (nghiên cứu đất). Nó nhấn mạnh mối quan hệ giữa hình
thái đất và quá trình hình thành và phát triển cảnh quan. Địa mạo – thổ nhưỡng
nghiên cứu 3 khía cạnh sau:
1. Hiểu biết về địa tầng bề mặt và vật liệu mẹ
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quá trình phát sinh, phát triển của các
hệ thống cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng đã làm sáng tỏ nhiều mối quan hệ giữa
đất và các nhân tố hình thành đất, trong đó đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ giữa địa
hình và sự hình thành đất.
Từ những kết quả phân tích đặc điểm cơ bản của mối quan hệ giữa quá trình
địa mạo và quá trình thành tạo đất ở khu vực chân núi Ba Vì, kết hợp với việc phân
tích các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình phát sinh thổ nhưỡng tác giả đã đánh giá
được mức độ xói mòn, thoái hóa đất ở khu vực chân núi Ba Vì. Quá trình địa mạo
nào chiếm ưu thế sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển đất và mức độ thoái hoá đất
tương ứng. Những lãnh thổ có quá trình tạo thổ nhưỡng đang bị gián đoạn, đất đang
bị thoái hóa, xói mòn trơ sỏi đá, đất kém phì nhiêu không những không có khả năng
tạo ra năng suất cây trồng cao mà còn phản ánh động lực quá trình địa mạo đang
diễn ra mạnh mẽ, hay là quá trình ngoại sinh xảy ra mạnh, hay là do hoạt động
của con người tác động rất lớn đến cảnh quan. Từ đó có các biện pháp cải tạo và sử
dụng hợp lý tài nguyên đất.
Khu vực chân núi Ba Vì được chia ra làm 3 vùng địa mạo với những đặc
trưng khác nhau về hình thái, địa mạo thổ nhưỡng và tài nguyên từ đó có những
định hướng sử dụng tài nguyên một cách hợp lý phù hợp với quy luật của tự nhiên.
Trên cơ sở phân tích bản đồ địa mạo – thổ nhưỡng, khu vực núi Ba Vì và lân
cận được chia thành 3 tiểu vùng cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng và có 28 đơn vị
khác nhau. Sự phân hóa lãnh thổ từ miền núi thấp, đồi gò xuống thung lũng với các
hình thái sử dụng tài nguyên đa dạng: 1. Cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng núi trung
bình và thấp: Mục đích chính là bảo tồn rừng phòng hộ và phát triển các hoạt động
du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa lịch sử; áp dụng các biện pháp
giảm thiểu xói mòn đất và phòng chống trượt lở đất trên các sườn núi; 2. Cảnh quan
địa mạo – thổ nhưỡng đồi và gò thoải: Là nơi thích hợp cho sản xuất lương thực và
tập trung dân cư trong vùng, phát triển các mô hình kinh tế nông lâm kết hợp, bảo
vệ đất chống xói mòn thoái hóa đất; 3. Cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng thung lũng:
Thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà xuất bản: ĐHKHTN
Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày: 2012
Chủ đề: Tài nguyên môi trường
Địa mạo thổ nhưỡng
Bảo vệ môi trường
Môi trường đất
Núi Ba Vì
Miêu tả: 127 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Thu thập tài liệu có liên quan đến điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội; các tài liệu có liên quan đến địa mạo – thổ nhưỡng trên thế giới, trong nước và khu vực Núi Ba Vì và lân cận. Tổng quan cơ sở lí luận và xây dựng luận điểm, phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hóa thổ nhưỡng ở địa bàn Núi Ba Vì và lân cận. Phân tích các đặc điểm, phân loại cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng và thể hiện kết quả trên bản đồ địa mạo – thổ nhưỡng khu vực núi Ba Vì tỷ lệ 1:25.000. Đề xuất các giải pháp, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực Núi Ba Vì và lân cận
MỤC LỤC
Các danh mục............................................................................................................
Mục lục .....................................................................................................................
Mở đầu....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA MẠO – THỔ NHƯỠNG..............................5
1.1 Khái quát chung về địa mạo – thổ nhưỡng .....................................................5
1.1.1 Khái niệm chung về địa mạo – thổ nhưỡng: ...........................................5
1.1.2 Mối tương quan giữa địa mạo và thổ nhưỡng ........................................10
1.1.3 Cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng..........................................................15
1.1.4 Một số mô hình hình thành đất..............................................................18
1.1.5 Khái niệm catena (chuỗi đất).................................................................20
1.1.6 Vai trò của đánh giá cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng trong sử dụng hợp
lý tài nguyên đất ............................................................................................28
1.2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa mạo – thổ nhưỡng........................................30
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................30
1.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước..........................................31
1.3 Các hướng tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu........................33
1.3.1 Các hướng tiếp cận................................................................................33
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................35
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT SINH
THỔ NHƯỠNG Ở KHU VỰC NÚI BA VÌ VÀ LÂN CẬN..................................37
2.1 Vai trò của nhóm các nhân tố tự nhiên đối với quá trình hình thành đất .......37
2.1.1 Đặc điểm địa chất..................................................................................37
2.1.2 Địa hình ................................................................................................42
2.1.3 Khí hậu .................................................................................................44
2.1.4 Thủy văn...............................................................................................47
2.1.5 Lớp phủ thực vật...................................................................................47
2.2 Nhân tố con người trong quá trình hình thành đất ........................................49
2.2.1 Các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội ..............................................49
2.2.2 Sự phân bố của mạng lưới quần cư........................................................582.2.3 Hệ thống chính sách phát triển kinh tế và chính sách bảo vệ chống xói
mòn đất..........................................................................................................59
2.2.4 Hiện trạng sử dụng đất và tập quán canh tác của người dân ảnh hưởng tới
sự hình thành và phát triển của đất.................................................................60
2.3 Nhân tố thời gian .........................................................................................63
2.4 Các quá trình hình thành đất ở khu vực chân núi Ba Vì................................63
2.4.1 Quá trình mùn hóa, khoáng hóa.............................................................64
2.4.2 Quá trình feralit hóa ..............................................................................66
2.4.3 Quá trình thoái hóa đất – laterit hóa ......................................................67
2.4.4 Quá trình glây .......................................................................................69
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO – THỔ NHƯỠNG Ở KHU VỰC NÚI .......70
BA VÌ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT ................70
3.1 Đặc điểm địa mạo và các quá trình địa mạo hiện đại ở khu vực núi Ba Vì ...70
3.1.1 Đặc điểm địa mạo .................................................................................70
3.1.2 Các quá trình địa mạo hiện đại ở khu vực núi Ba Vì..............................79
3.2 Đặc điểm địa mạo – thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu...................................80
3.3 Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường khu vực các
xã miền núi huyện Ba Vì ...................................................................................96
3.3.1 Đánh giá xói mòn đất khu vực chân núi Ba Vì trong mối tương quan địa
mạo – thổ nhưỡng..........................................................................................96
3.3.2 Định hướng sử dụng tài nguyên đất và bảo vệ môi trường trên cơ sở phân
tích đặc điểm địa mạo – thổ nhưỡng ............................................................ 103
KẾT LUẬN.........................................................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 125
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giữa con người và tự nhiên có mối quan hệ không thể tách rời, con người tác
động vào thiên nhiên để tạo ra của cải vật chất phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên
không phải sự tác động nào cũng có lợi, đi đôi với việc phát triển kinh tế xã hội là
làm mất cân bằng sinh thái, suy thoái môi trường nếu con người khai thác tài
nguyên không hợp lý. Do đó, trong quá trình phát triển cần thiết phải có những đánh
giá, phân tích cụ thể để có những quy hoạch và biện pháp sử dụng tài nguyên thiên
nhiên hợp lý nhất và bảo vệ môi trường nhằm hướng tới một xã hội phát triển bền
vững. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, việc sử dụng nguồn tài nguyên hữu hạn
vốn có trong tự nhiên một cách hợp lý là vấn đề cấp thiết đối với nhân loại. Một trong
số nguồn tài nguyên giữ vai trò quan trọng đó là hệ thống đất. Đặc biệt trong khai thác
sử dụng lãnh thổ, việc cần thiết phải nghiên cứu sự phát sinh và phát triển của thổ
nhưỡng. Nghĩa là nghiên cứu mối tương quan giữa các nhân tố thành tạo thổ nhưỡng,
trong đó địa hình và các quá trình địa mạo đóng vai trò quan trọng.
Cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng là một hệ thống đất được kết cấu bởi các
hợp phần đất lặp lại theo những trật tự xác định, liên quan với đặc điểm địa hình và
có quan hệ tương quan giữa các hợp phần tạo thành một tổng thể thống nhất. Thổ
nhưỡng và địa hình là hai hợp phần quan trọng của cảnh quan và chúng có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng đến nhau trong sự phân bố vật chất và năng lượng
dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ và sự phân bố các loại đất trên bề mặt Trái đất. Vì vậy
khi sử dụng tài nguyên hay lãnh thổ cần thiết phải nghiên cứu tổng hợp cả hai hợp
phần trên trong mối quan hệ thống nhất với nhau.
Ba Vì là huyện miền núi có sự đa dạng về các cảnh quan địa hình, có sự phân
hóa địa hình từ vùng đồng bằng chuyển tiếp lên địa hình gò đồi và núi thấp, là nơi có
vỏ phong hóa điển hình của lớp vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm. Đây là khu vực có địa hình
phức tạp với các quá trình phá hủy và thành tạo hình thái mạnh mẽ, nơi thì xảy ra quá
trình phá hủy bóc mòn tạo ra các bề mặt san bằng, bị khống chế bởi các quá trình sườn;
nơi là các bề mặt bằng với vỏ phong hóa dày được tạo bởi sự phong hóa đá tại chỗ; nơi
thì xảy ra quá trình nâng lên tạo hình thái. Đi đôi với quá trình tạo hình thái là quá trình2
tạo thổ nhưỡng. Cùng với sự đa dạng của vi địa hình đã góp phần tạo nên sự đa dạng
của thổ nhưỡng. Hiện nay nhiều nơi lớp phủ thổ nhưỡng đang bị thoái hóa, xói mòn,
laterit hóa làm ảnh hưởng tới năng suất sản xuất nông nghiệp. Về mặt kinh tế, huyện
Ba Vì là nơi tập trung các trung tâm công nghiệp, các làng nghề thủ công, có hệ thống
đường quốc lộ 32 chạy qua là huyết mạch giao thông với các tỉnh vùng kinh tế Đông
Bắc... Vì vậy vấn đề sử dụng đất ngày càng được quan tâm không chỉ trong nông
nghiệp mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.
Là nơi sinh sống của các đồng bào người dân tộc thiểu số trong đó chủ yếu là ba
dân tộc Kinh, Mường và Dao, Ba Vì đã góp phần tạo nên nét đặc trưng cho một thủ đô
văn minh, hiện đại đồng thời đậm đà bản sắc dân tộc. Thu nhập của người dân là nhờ
vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ.
Kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn cùng kiệt nàn; phong tục tập quán còn
nặng nề, trình độ dân trí thấp, sự tiếp thu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất
còn nhiều hạn chế. Nông nghiệp, du lịch – dịch vụ vẫn chưa phát triển tương xứng với
tiềm năng sẵn có. Con người khai thác tài nguyên chưa hợp lý dẫn tới sự suy thoái tài
nguyên và môi trường.
Vấn đề đặt ra cho khu vực nghiên cứu là phải tận dụng được các tiềm năng về
tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện thuận lợi về văn hóa xã hội của địa phương để
phát triển kinh tế nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người dân trong khu vực,
nhưng đồng thời phải đảm bảo là bảo vệ được môi trường sống trong sạch cho người
dân. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu địa mạo
thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực
núi Ba Vì và lân cận” để định hướng nghiên cứu trong luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích các nhân tố hình thành đất, đặc điểm địa mạo và các quá trình địa
mạo khu vực Ba Vì và các vùng lân cận.
- Nghiên cứu mối quan hệ địa mạo – thổ nhưỡng, đặc điểm địa mạo – thổ
nhưỡng huyện Ba Vì và các vùng lân cận. Từ đó định hướng sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
Để đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài cần giải quyết
các nhiệm vụ sau:
- Thu thập tài liệu có liên quan đến điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế xã
hội; các tài liệu có liên quan đến địa mạo – thổ nhưỡng trên thế giới, trong nước và
khu vực nghiên cứu.
- Tổng quan cơ sở lí luận và xây dựng luận điểm, phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hóa thổ
nhưỡng ở địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích các đặc điểm, phân loại cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng và thể
hiện kết quả trên bản đồ địa mạo – thổ nhưỡng khu vực núi Ba Vì tỷ lệ 1:25.000.
- Đề xuất các giải pháp, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường đất khu vực nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố hình thành và quá trình phát sinh thổ
nhưỡng, đặc điểm địa mạo và các quá trình địa mạo, đơn vị cảnh quan địa mạo –
thổ nhưỡng khu vực núi Ba Vì và lân cận.
* Phạm vi không gian lãnh thổ: Với mục đích nghiên cứu địa mạo – thổ
nhưỡng để sử dụng hợp lý tài nguyên đất, xây dựng một số mô hình phát triển kinh tế
xã hội, nghiên cứu của đề tài tập trung vào các xã thuộc phạm vi chân núi Ba Vì bao
gồm các xã: Ba Vì, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Ba Trại, Minh Quang, Khánh Thượng và
Yên Bài. Đây là một khu vực chủ yếu là đồi núi, có sự đa dạng của các đơn vị địa
mạo từ đó có sự phân hóa đặc điểm thổ nhưỡng, có nhiều tiềm năng để phát triển
kinh tế về mặt du lịch sinh thái, lâm nghiệp và nông nghiệp bền vững.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đi sâu vào nghiên cứu cụ thể đặc điểm địa mạo – thổ nhưỡng khu vực Ba
Vì và lân cận. Hướng nghiên cứu của luận văn được tiếp cận theo một số quan điểm
sau: Quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnh thổ và quan điểm
lịch sử. Cụ thể sẽ được phân tích trong chương sau.
Một số phương pháp được sử dụng để thực hiện đề tài:4
- Phương pháp thu thập tổng hợp và xử lý thông tin.
- Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra.
- Phương pháp phân tích hệ thống.
- Phương pháp địa lý so sánh.
- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS).
Hình 1: Sơ đồ vị trí nghiên cứu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA MẠO – THỔ NHƯỠNG
1.1 Khái quát chung về địa mạo – thổ nhưỡng
1.1.1 Khái niệm chung về địa mạo – thổ nhưỡng:
Địa mạo là một khoa học nhằm mục đích để nghiên cứu địa hình bề mặt Trái
đất và làm sáng tỏ nguyên nhân thành tạo và biến đổi của chúng.
Phạm vi nghiên cứu của địa mạo học là toàn bộ lớp vỏ địa lý; là bề mặt tiếp
xúc giữa thạch quyển với khí quyển, thủy quyển với sinh quyển; là nơi diễn ra sự
tương tác lẫn nhau giữa các thành phần địa lý tự nhiên, trong đó địa hình là thành
phần chính có tác động chi phối sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần khác
trong các thể tổng hợp tự nhiên. Địa hình là sự phản ánh rất tinh tế của các cấu trúc
bên trong, thông qua địa hình chúng ta thấy được phản ánh một cách đặc biệt rõ
ràng trong sự tiến triển của các quá trình hình thành thổ nhưỡng nghĩa là địa hình có
mối quan hệ mật thiết và tác động tương hỗ với các yếu tố địa lý tự nhiên để phát
triển. Vì vậy những hiểu biết về địa hình sẽ giúp chúng ta giải thích về sự khác nhau
của các quá trình tự nhiên và xu hướng phát triển của chúng trong khu vực.
Dựa vào việc phân tích hình thái, nguồn gốc và lịch sử phát triển của địa hình
trong quá khứ cũng như động lực hiện đại sẽ đưa ra các kết luận về độ ổn định của
nó để có thể lựa chọn vị trí thích hợp các công trình. Địa hình có vai trò quan trọng
trong quá trình hình thành thổ nhưỡng. Vì vậy, nghiên cứu địa hình giúp cho các
nhà thổ nhưỡng có thể phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh và quy luật phân bố
vật chất, năng lượng bức xạ mặt trời để lựa chọn các loại cây trồng thích hợp với
điều kiện sinh thái đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực thực phẩm…
Thổ nhưỡng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vì nó là hợp phần quan
trọng trong nông nghiệp, là nhân tố không thể bỏ qua trong nghiên cứu sử dụng quy
hoạch không gian lãnh thổ. Thổ nhưỡng là lớp vỏ của cảnh quan, còn địa hình là
nền móng của cảnh quan. Giữa địa hình và thổ nhưỡng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau liên quan đến sự tiến hóa của địa mạo ở vị trí mà nó được hình thành. Đất là
kết quả của sự tác động tương hỗ giữa các hợp phần địa chất, địa hình, khí hậu, thủy
văn, sinh vật và cả các hoạt động của con người trong một khoảng thời gian nhất
định. Vì vậy giữa thổ nhưỡng và địa hình có mối quan hệ nguồn gốc, địa hình là6
nhân tố phát sinh thổ nhưỡng, khi nghiên cứu các loại đất không thể tách ra khỏi
việc nghiên cứu địa hình mà chúng nằm trên.
Thông qua việc nghiên cứu thổ nhưỡng dưới góc độ nguồn gốc phát sinh có
ý nghĩa quan trọng đối với quy hoạch không gian lãnh thổ, đặc điểm thổ nhưỡng
phản ánh động lực quá trình địa mạo đang diễn ra. Những lãnh thổ có quá trình tạo
thổ nhưỡng đang bị gián đoạn, đất đang bị thoái hóa, xói mòn trơ sỏi đá, đất kém
phì nhiêu không những không có khả năng tạo ra năng suất cây trồng cao mà còn
phản ánh động lực quá trình địa mạo đang diễn ra mạnh mẽ, hay là quá trình ngoại
sinh xảy ra mạnh, hay là do hoạt động của con người tác động rất lớn đến cảnh
quan. Từ đó có các biện pháp cải tạo sử dụng hợp lý tài nguyên đất, sử dụng hợp lý
không gian lãnh thổ.
Lớp phủ thổ nhưỡng hay lớp đất nằm trên vỏ phong hoá là đối tượng nghiên
cứu của địa lý thổ nhưỡng. Đất được hình thành từ đá bị phong hóa, bị biến đổi theo
thời gian dưới tác động của sinh vật trong điều kiện khí hậu và địa hình khác nhau.
Xuất phát từ quan điểm khoa học của Docusaép coi đất là một vật thể thiên
nhiên độc lập, có lịch sử phát triển riêng, được hình thành do tác động tổng hợp của
các yếu tố hình thành tự nhiên: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Vì
vậy, nghiên cứu thổ nhưỡng được xem xét trên quan điểm tổng hợp toàn diện của
địa lý. Xem xét các mối quan hệ tương tác giữa các hợp phần của tự nhiên để thành
tạo đất.
Địa mạo – thổ nhưỡng là một khái niệm được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Trước tiên, có thể hiểu đất trong mối quan hệ với cảnh quan địa lý, các
hệ sinh thái mà chúng được tạo thành đặc biệt là địa hình có vai trò rất quan trọng
trong sự hình thành đất. Các quá trình địa mạo di chuyển chất khoáng, chất hữu cơ
và hòa tan các ion trong đất. Các quá trình bóc mòn, quá trình sườn, rửa trôi bề mặt,
tích tụ vật liệu… đã tác động lên thành phần vật chất của đất, tích lũy các chất hữu
cơ trong đất.
Địa mạo – thổ nhưỡng là một thuật ngữ chung cho các nghiên cứu mô tả và
giải thích mối quan hệ giữa đất và địa hình. Quá trình địa mạo và quá trình hình
thành đất có sự tương tác với nhau trong cảnh quan, đặc biệt có liên quan đến sự di
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
chuyển của đất và nước. Các quá trình địa mạo, xói mòn và tích tụ đã tạo ra các
dạng địa hình đặc biệt và có ảnh hưởng lớn đến lớp đất trên bề mặt. Từ trước đến
nay, khoa học đất được tiếp cận dưới hai cách thông thường:
+ Thứ nhất là tập trung vào việc nghiên cứu về thành phần vật chất, các trầm
tích quyết định thành phần của đất, liên quan đến sự di chuyển vật liệu từ nơi khác
đến.
+ Cách thứ hai tập trung nhiều hơn vào sự hình thành và phát triển đất tại chỗ
theo các quá trình vật lý và hóa học.
Hiện nay, hướng nghiên cứu địa mạo – thổ nhưỡng là hướng tiếp cận khoa
học đất trên quan điểm nguồn gốc phát sinh, không chỉ nghiên cứu sự lắng đọng của
vật chất mà còn giải thích quá trình phát triển của đất dựa vào các yếu tố thủy văn,
quá trình hóa học và quá trình sinh thái học.
Địa mạo – thổ nhưỡng là một môn khoa học tổng hợp, là một thể tự nhiên
đầy đủ và hoàn chỉnh, là một bộ phận của khoa học địa lý, bao gồm các yếu tố phát
sinh hình thái địa hình, phát sinh hình thái thổ nhưỡng và mối quan hệ của chúng
trong một động lực hình thành và phát triển theo không gian, thời gian ở mức độ ổn
định như nhau, trong mối liên quan nhất định với lớp phủ thực vật, khí hậu, thủy
văn… Địa mạo – thổ nhưỡng có mối quan hệ chặt chẽ với các khoa học khác và
được Ruhe (1975) thể hiện bằng sơ đồ sau:
(nguyên văn tiếng Anh)
Tạm được dịch sang tiếng Việt như sau:8
Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa địa mạo – thổ nhưỡng và các khoa học khác [39]
Địa mạo – thổ nhưỡng được nghiên cứu từ rất lâu, từ những năm 1930 ở Hoa
Kỳ phản ánh tầm quan trọng của sự phát triển giữa địa lý, địa chất và khoa học thổ
nhưỡng trên cơ sở mối quan hệ giữa đất và địa hình (Effland 1992). Birkeland
(1999) đã xác định địa mạo – thổ nhưỡng là một khoa học nghiên cứu đất và sử
dụng chúng trong việc đánh giá sự tiến hóa, tuổi và sự ổn định của địa hình, các quá
trình bề mặt và khí hậu trong quá khứ. Wysocki (2000) định nghĩa rộng hơn, địa
mạo – thổ nhưỡng là khoa học nghiên cứu nguồn gốc, sự phân loại và sự tiến hóa
của đất, cảnh quan và sự lắng đọng trầm tích các bề mặt, các quá trình tạo ra và thay
đổi chúng.
Địa mạo – thổ nhưỡng phản ánh tổng thể các nhân tố hình thành đất. Trên
mỗi đơn vị địa mạo – thổ nhưỡng phản ánh thành phần vật liệu gốc, các dạng địa
hình, các quá trình dòng chảy, chịu tác động bởi thủy văn và được phủ lên lớp thực
vật phù hợp với từng loại đất. Tuy nhiên, các nhân tố này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
bởi các thông số địa hình như hướng sườn, độ cao, độ dốc, độ chia cắt sâu, chia cắt
ngang… Mặc dù phạm vi nghiên cứu khá rộng, địa mạo – thổ nhưỡng có thể nghiên
cứu một trong các lĩnh vực sau:
- Đất là chỉ thị của môi trường/biến đổi khí hậu.
- Đất là chỉ thị của cảnh quan và sự ổn định địa mạo.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
- Nghiên cứu nguồn gốc/sự phát triển của đất (chuỗi đất).
- Mối quan hệ giữa đất – lượng mưa – dòng chảy, đặc biệt là khi chúng liên
quan đến các quá trình sườn.
- Đất là chỉ thị của quá trình thành tạo trầm tích và lắng đọng xảy ra trong
quá khứ và đang diễn ra.
- Đất là chỉ thị của địa tầng Đệ tứ và đá gốc.
Quá trình thành tạo đất và cảnh quan đất chịu ảnh hưởng bởi các quá trình
địa mạo, giữa các quá trình phát sinh hình thái và sự hình thành phẫu diện đất có
mối quan hệ tương quan lẫn nhau. Địa mạo – thổ nhưỡng nghiên cứu về sự tiến hóa
(chiều thời gian) và sự phân bố (chiều không gian) của đất, vật liệu đất và cảnh
quan luôn được hình thành và biến đổi. Trên mỗi đơn vị địa mạo – thổ nhưỡng cho
thấy quá trình lắng đọng trầm tích của một vị trí cụ thể. Sự phát triển của quá trình
lắng đọng trầm tích phản ánh các quá trình thủy văn, quá trình hóa học, các quá
trình sinh thái học ở cả quá khứ và hiện tại của một vị trí nghiên cứu. Qua đó đánh
giá được mối quan hệ nguồn gốc giữa đất và địa hình; kết quả của mối tương quan
giữa chúng là hình thành các cảnh quan.
Những đặc điểm của đất quyết định đến sự bảo tồn của chúng. Địa mạo – thổ
nhưỡng là một công cụ rất quan trọng cho việc tái thiết lại quá khứ. Nguồn gốc của
thổ nhưỡng phụ thuộc vào trạng thái khác nhau của các nhân tố môi trường. Đặc
điểm hóa học, vật lý và sinh học của đất phản ánh duy nhất sự phân tích của các
nhân tố. Do đó, đất trong điều kiện thích hợp có thể giúp chúng ta hiểu về các nhân
tố môi trường đó trong quá khứ và chúng ảnh hưởng như thế nào (Gerrard, 1992;
Birkeland, 1999).
Địa mạo – thổ nhưỡng nghiên cứu quá trình phức tạp trong sự tiến hóa của
cảnh quan và ảnh hưởng đến các quá trình này là sự hình thành đất trên cảnh quan.
Địa mạo – thổ nhưỡng bắt nguồn từ địa mạo (nghiên cứu địa hình và các quá trình
bề mặt) và từ thổ nhưỡng (nghiên cứu đất). Nó nhấn mạnh mối quan hệ giữa hình
thái đất và quá trình hình thành và phát triển cảnh quan. Địa mạo – thổ nhưỡng
nghiên cứu 3 khía cạnh sau:
1. Hiểu biết về địa tầng bề mặt và vật liệu mẹ
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quá trình phát sinh, phát triển của các
hệ thống cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng đã làm sáng tỏ nhiều mối quan hệ giữa
đất và các nhân tố hình thành đất, trong đó đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ giữa địa
hình và sự hình thành đất.
Từ những kết quả phân tích đặc điểm cơ bản của mối quan hệ giữa quá trình
địa mạo và quá trình thành tạo đất ở khu vực chân núi Ba Vì, kết hợp với việc phân
tích các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình phát sinh thổ nhưỡng tác giả đã đánh giá
được mức độ xói mòn, thoái hóa đất ở khu vực chân núi Ba Vì. Quá trình địa mạo
nào chiếm ưu thế sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển đất và mức độ thoái hoá đất
tương ứng. Những lãnh thổ có quá trình tạo thổ nhưỡng đang bị gián đoạn, đất đang
bị thoái hóa, xói mòn trơ sỏi đá, đất kém phì nhiêu không những không có khả năng
tạo ra năng suất cây trồng cao mà còn phản ánh động lực quá trình địa mạo đang
diễn ra mạnh mẽ, hay là quá trình ngoại sinh xảy ra mạnh, hay là do hoạt động
của con người tác động rất lớn đến cảnh quan. Từ đó có các biện pháp cải tạo và sử
dụng hợp lý tài nguyên đất.
Khu vực chân núi Ba Vì được chia ra làm 3 vùng địa mạo với những đặc
trưng khác nhau về hình thái, địa mạo thổ nhưỡng và tài nguyên từ đó có những
định hướng sử dụng tài nguyên một cách hợp lý phù hợp với quy luật của tự nhiên.
Trên cơ sở phân tích bản đồ địa mạo – thổ nhưỡng, khu vực núi Ba Vì và lân
cận được chia thành 3 tiểu vùng cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng và có 28 đơn vị
khác nhau. Sự phân hóa lãnh thổ từ miền núi thấp, đồi gò xuống thung lũng với các
hình thái sử dụng tài nguyên đa dạng: 1. Cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng núi trung
bình và thấp: Mục đích chính là bảo tồn rừng phòng hộ và phát triển các hoạt động
du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa lịch sử; áp dụng các biện pháp
giảm thiểu xói mòn đất và phòng chống trượt lở đất trên các sườn núi; 2. Cảnh quan
địa mạo – thổ nhưỡng đồi và gò thoải: Là nơi thích hợp cho sản xuất lương thực và
tập trung dân cư trong vùng, phát triển các mô hình kinh tế nông lâm kết hợp, bảo
vệ đất chống xói mòn thoái hóa đất; 3. Cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng thung lũng:
Thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: