maiquanthuong2003
New Member
Download Luận văn Nghiên cứu nhân giống các dòng Bạch đàn lai UE35 và UE56 giữa Eucaliptus urophylla và E exsertar bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào miễn phí
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời nói đầu
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình ảnh
Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt
MỞ ĐẦU . 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3
1.1. Khái niệm về nhân giống lai trong lâm nghiệp . 3
1.2. Khái niệm về nuôi cấy mô và nhân giống cây Lâm nghiệp . 3
1.3. Cơ sở khoa học của phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào . 4
1.3.1. Tính toàn năng của tế bào thực vật . 4
1.3.2. Sự phân hoá và phản phân hoá của tế bào. 4
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào . 6
1.4.1. Môi trường nuôi cấy . 6
1.4.2. Các chất điều hoà sinh trưởng. 8
1.4.3. Môi trường vật lý . 10
1.4.4. Vật liệu nuôi cấy . 11
1.4.5. Điều kiện vô trùng . 11
1.4.6. Buồng nuôi cấy . 12
1.5. Các giai đoạn chính trong quá trình nhân giống . 12
1.5.1. Giai đoạn chuẩn bị . 12
1.5.2. Giai đoạn cấy khởi động . 13
1.5.3. Giai đoạn nhân nhanh . 13
1.5.4. Tạo cây hoàn chỉnh (ra rễ) . 14
1.5.5. Đưa cây ra môi trường tự nhiên . 14
1.6. Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla) và Bạch đàn liễu (E. exserta) . 16
1.6.1. Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla). 16
1.6.2. Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta) . 17
1.6.3. Bạch đàn lai . 17
1.6.4. Nhân giống Bạch đàn bằng nuôi cấy mô . 20
1.7. Một số kết quả nổi bật về nuôi cấy mô cây thân gỗ và Bạch đàn . 21
1.7.1. Trên thế giới. 21
1.7.2. Nhân giống cây gỗ bằng phương pháp nuôi cấy mô ở Việt Nam . 25
CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU . 28
2.1. Mục tiêu nghiên cứu . 28
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu . 28
2.2.1. Một số đặc điểm chính của dòng UE35 và dòng UE56 . 28
2.2.2. Cây mẹ lấy vật liệu . 28
2.2.3. Vật liệu nuôi cấy (mẫu cấy) . 29
2.3. Nội dung nghiên cứu . 29
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu . 30
2.4.1. Chọn loại môi trường phù hợp . 31
2.4.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng tái sinh chồi ban đầu. 31
2.4.3. Ảnh hưởng của vitamin B2 đến hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu . 32
2.4.4. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến hệ số nhân chồi (HSNC)
và chất lượng chồi (TLCHH) . 32
2.4.4.1. Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến HSNC và TLCHH . 32
2.4.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ BAP+IAA đến HSNC và TLCHH . 33
2.4.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ BAP + NAA đến HSNC và TLCHH . 34
2.4.4.4. Ảnh hưởng của nồng độ BAP + Kinetin đến HSNC và TLCHH . 34
2.4.4.5. Ảnh hưởng của nồng độ BAP + Kinetin + NAA đến HSNC và TLCHH . 35
2.4.4.6. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến tỷ lệ ra rễ, số rễ trung bình/cây và chiều
dài trung bình của rễ . 35
2.4.4.7. Ảnh hưởng của nồng độ IBA+ ABT1 đến tỷ lệ ra rễ, số rễ trung bình/cây
và chiều dài trung bình của rễ . 36
2.4.4.8. Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện đến tỷ lệ sống và chiều cao cây con
ở vườn ươm . 36
2.4.4.9. Điều kiện thí nghiệm . 37
2.4.5. Bố trí thí nghiệm . 38
2.4.6. Thu thập và xử lý số liệu . 38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 41
3.1. Khử trùng mẫu cấy . 41
3.2. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến khả năng tái sinh chồi ban đầu . 43
3.3. Nghiên cứu loại môi trƣờng thích hợp cho nhân nhanh chồi . 44
3.4. Ảnh hƣởng của việc bổ sung vitamine B2 vào môi trƣờng MS* đến HSNC
và TLCHH . 46
3.5. Ảnh hƣởng của chất điều hoà sinh trƣởng trong môi trƣờng MS* đến
HSNC và TLCHH . 50
3.5.1. Ảnh hưởng của BAP đến HSNC và TLCHH . 50
3.5.2. Ảnh hưởng phối hợp của BAP + IAA đến HSNC và TLCHH . 52
3.5.3. Ảnh hưởng của sự phối hợp nồng độ BAP + NAA trong môi trường MS*
đến HSNC và TLCHH . 55
3.5.4. Ảnh hưởng của sự phối hợp BAP + Kinetin đến HSNC và TLCHH . 58
3.5.5. Ảnh hưởng của sự phối hợp nồng độ BAP + NAA + Kinetin đến HSNC và
TLCHH . 60
3.5.6. Ảnh hưởng của sự phối hợp nồng độ IBA trong môi trường 1/2 MS* tỷ lệ
chồi ra rễ, số rễ trung bình/cây và chiều dài của rễ . 63
3.5.7. Ảnh hưởng của tổ hợp IAA + ABT1 đến tỷ lệ chồi ra rễ, số rễ trung
bình/cây và chiều dài của rễ . 66
3.5.8. Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện đến tỷ lệ sống và chiều cao của cây
con ở vườn ươm. 68
Chƣơng 4: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ . 72
4.1. Kết luận . 72
4.2. Tồn tại . 72
4.3. Kiến nghị . 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 75
Tài liệu tiếng việt . 75
Tài liệu tiếng Anh . 77
Phụ Lục
và Nam Phi đã tạo được các rừng trồng có năng suất 30-50 m3/ha/năm (Stape, da Silva, 2007).
Điều đó cho thấy lai giống, khảo nghiệm giống và nhân giống là những khâu không thể thiếu khi phát triển các giống lai cho Keo lai và Bạch đàn lai. Đây là một hướng đi đang được các nhà lâm nghiệp ở nhiều nước trên thế giới áp dụng có kết quả để tạo ra các giống lai có năng suất cao (Lê Đình Khả, 2008).
Số lượng các loài Bạch đàn đã được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô ngày càng tăng, đến năm 1987 đã có trên 20 loài Bạch đàn khác nhau được nuôi cấy thành công. Các nhà khoa học Ấn Độ thành công trong việc tạo cấy mô từ các cây chội Bạch đàn Eucalyptus camandulensis, E. tereticornis, E. globulus, E. torelliana. Cây mô có nguồn gốc từ cây ưu việt sinh trưởng nhanh gấp 3 lần và đồng đều hơn là cây mọc từ hạt của cùng cây mẹ. Tại Australia, nhân giống nuôi cấy mô đã được áp dụng để nhân nhanh cho các cây được chọn cho tính chịu mặn trong đất và đang được sản xuất với quy mô lớn cho loài E. camandulensis.
Trung Quốc là một nước thành công trong việc tạo cây nuôi cấy mô cho các loài cây thân gỗ. Đến nay đã có hơn 100 loài cây thân gỗ được nuôi cấy như Dương, Bạch đàn, Tếch, Bao đồng (cây Hông). Là một trong những nước ứng dụng sớm và thành công nuôi cấy mô vào trồng rừng trên diện rộng. đến năm 1991 ở vùng Nam Trung Quốc, người ta đã tạo ra trên 1 triệu cây mô của các cây và các dòng lai được chọn lọc. Những cây mô này được dùng như là những cây đầu dòng để tạo cây hom tại các vườn ươm địa phương và dùng thẳng vào trồng rừng (Nguyễn Quang Thạch, 2000).
Hiện nay, nuôi cấy mô tế bào cũng là một biện pháp nhân giống được áp dụng nhiều ở các loài cây lá kim nhằm phục vụ cho các chương trình trồng rừng dòng vô tính. Một số loài Thông đã được nuôi cấy thành công đó là: Pinus nigra, P. caribaea, P. pinaster... Có tới 30 loài trong số loài cây lá kim được nghiên cứu nuôi cấy mô đã đạt được những thành công bước đầu, trong đó phải kể đến các loài Bách tán (Araucaria), Liễu sam (Cryptomeria japonica), Bách xanh (Nguyễn Quang Thạch, 2000)... Trong số 30 loài cây lá kim đã được nuôi cấy mô, có 4 loài được đưa vào sản xuất trên diện rộng đó là Cù tùng (Sequoia sempvirens) ở Pháp, Thông
24
P. radiate ở viện nghiên cứu lâm nghiệp New Dilan; Thông P. taera và Pseudotsuga menziesii ở Mỹ.
Darus H. Ahmas thuộc viện nghiên cứu lâm nghiệp Malaysia đã nuôi cấy mô tế bào cây keo tai tượng (Accasia mangium) bằng môi trường MS có bổ sung 3% Sucrose, 0,6% agar và 0,5 mg/l BAP cho giai đoạn nhân chồi. Những chồi có chiều cao >0,5cm được cấy vào môi trường tạo rễ và chất điều hoà sinh trưởng tốt nhất cho tạo rễ là IBA 1000 pPhần mềm với tỷ lệ ra rễ là 40% (O. L. Gamborg, G. C. Phillips, 1997).
Người ta cũng đã nhân giống thành công Phi lao bằng biện pháp nuôi cây mô và đã trồng so sánh với cây hạt trong nhà kính. Kỹ thuật này đang được áp dụng để tạo cây mô Phi lao sinh trưởng nhanh, kháng bệnh và cố định đạm cao cho trồng rừng (Nguyên Quang Thạch, 2000).
Các biện pháp nuôi cấy mô cũng đã được áp dụng cho cây Tếch (Tectona grandis). Gupta và các cộng sự (1979) đã mô tả sự hình thành cụm chồi từ phần cắt của cây non và từ mầm cây 100 tuổi, từ đó họ có thể tạo được 500 cây nuôi cấy mô từ một chồi ở cây trưởng thành và 3000 cây từ 1 cây non trong một năm. Kaosaard (1990) cho biết Thái Lan cũng phát triển thành công kỹ thuật nuôi cấy mô vào năm 1986 cho cây Tếch và cho phép tạo ra 500.000 chồi từ một chồi trong một năm (Ikemori, Y.K., 1987). Perhutani (Indonesia, 1991) đã thử nghiệm và nuôi cấy mô thành công đối với loài Tếch và một vài cây mô đã được đem trồng thử.
Nhân giống nuôi cấy mô tế bào đối với cây rừng đã thu được những thành công đáng kể, đây là một khâu quan trọng góp phần tăng năng suất rừng trồng trên thế giới trong những năm gần đây. Trong đó phải kể đến công nghệ nhân giống nuôi cấy mô cây Tếch, các dòng Bạch đàn chọn lọc ở Thái Lan, Trung Quốc, các loài Bạch đàn lai ở Brazin, Công Gô, Australia, cây Vân sam (Picea), Thông Radiata (Pinus radiata) ở New Zealand, Thông Caribê (Pinus caribaea) và Thông lai (P. caribaea x P. elliottii) ở Austraylia... (Dr. Phundan sigh, 2001).
W.Nitiwattanachai (Trindate, H. Ferreina, J. G. Pais, M. S. Aloni, R., 1990) đã nuôi cấy thành công cây Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Môi trường nhân
25
nhanh chồi là MS (1962) + 10 μM BAP + 0,5 μM IBA, môi trường sử dụng cho tạo rễ là White (1963) + 2 μM IBA + 1 μM NAA.
Cũng với cây Keo tai tượng, V.J. Hartney và cs thuộc (Division of Forest Research) đã sản xuất cây con thành công bằng nuôi cấy chồi in vitro. Môi trường nuôi cấy được sử dụng là WPhần mềm + 3% Sucrose + 0,8 % agar + 1 μM BAP + 1 μM NAA. Nhiệt độ trong quá trình nuôi cấy duy trì ở 250C (± 40C), giai đoạn khử trùng mẫu để tạo vật liệu ban đầu tác giả đã sử dụng muối hypoclorite 4% và khử trùng trong thời gian 20 phút (sharma, J.K., 1994).
1.7.2. Nhân giống cây gỗ bằng phương pháp nuôi cấy mô ở Việt Nam
Bạch đàn là một trong các loài cây trồng rừng chính của Việt Nam, không chỉ đối với trồng rừng tập trung mà còn cả đối với trồng cây phân tán, trồng cây trong các hộ gia đình.
Cho tới trước những năm 1970 đã có trên 50 loài Bạch đàn được khảo nghiệm ở Việt Nam và từ đó đến nay đã có hàng chục loài được khảo nghiệm trên diện rộng với khá nhiều xuất xứ làm cơ sở cho chọn loài và xuất xứ sinh trưởng nhanh phục vụ trồng rừng đại trà (Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Hoàng Trương, 1993).
Những cơ sở hiện nay đang nhân giống bằng nuôi cấy mô ở quy mô lớn trong lâm nghiệp nước ta là Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc viện khoa học lâm nghiệp, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh Phú Thọ, Công ty giống lâm nghiệp trung ương, trung tâm khoa học sản xuất và ứng dụng Quảng Ninh, xí nghiệp giống Thành Phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Lâm nghiệp... Hiện nay một số tỉnh và địa phương đã thành lập phòng nuôi cấy mô để phục vụ cho công tác giống cây trồng và đã đạt được những thành công bước đầu.
Nuôi cấy mô ở nước ta đã áp dụng rộng rãi trong công tác nhân giống một số giống Bạch đàn nhập nội, các dòng vô tính Bạch đàn lai và keo lai có năng suất cao. Cùng với những kết quả về cải thiện giống Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã nghiên cứu thành công kỹ thuật nuôi cây mô tế bào cho Keo lai, Bạch đàn và một số cây rừng khác (Lê Đình khả và cs, 2003).
26
Ngoài những nghiên cứu nuôi cấy mô Keo lai đã được giới thiệu khi tổng kết đề tài KH03.03 năm 1996 (Lê Đình Khả, 1996) trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tân Và cs (1996), nhóm nghiên cứu nuôi cấy mô (Đoàn Thị Mai, Ngô Thị Minh Duyên, 2000) đã thực hiện một số nghiên cứu bổ sung cho một số dòng Keo lai đã được đánh giá và thu được một số kết quả như sau: khử trùng mẫu vật bằng HgCl2 0,1% với thời gian 2,4,6,8,10,12 phút trong tháng 2, 5, 8, 10 và 12 cho thấy trong 8 - 10 phút cho kết quả tốt. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến khả năng nẩy chồi là BAP (2ppm) và BAP (2ppm) + Kn (0,05 ppm) và môi trường MS là công thức cho mẫu vật đẻ chồi nhiều nhất. Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến khả năng ra rễ của các dòng Keo lai riêng biệt là: IBA (3ppm) cho tỷ lệ ra rễ cao (80-92) đối với BV10, BV29, BV32, BV33. Nồng độ IBA 1pPhần mềm ra rễ tốt cho dòng BV16 (65%), BV5 (50%).
Dương Mộng Hùng (1993) nghiên cứu bằng nuôi cấy mô cho 2 loài Bạch đàn E. camaldulensis và E. urophylla từ cây chội của 2 loài đã tạo được một số cây mô Bạch đàn với hệ số nhân chồi là 1-2 lần.
Đoàn Thị Mai và cs (2000) đã nghiên cứu nuôi cấy mô thành công cho giống Bạch đàn lai U29C3. Kết quả cho thấy thời kỳ mẫu bị nhiễm ít nhất và có tỷ lệ bật chồi cao nhất là từ tháng 5-8. Môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l BAP cho số chồi trung bình trong mỗi cụm cao nhất (16,6 chồi/cụm). Môi trường ra rễ thích hợp là môi trường MS bổ sung 1,0 mg/l IBA cho tỷ lệ ra rễ tới 83,8 % (Đoàn Thị Mai và cs, 2000).
Mai Đình Hồng, 1995 đã đưa ra môi trường nuôi cấy mô cho cây Bạch đàn dòng U6 là: môi trường nhân chồi (MS + 3% đường + 4,5 g/l agar + 0,5 mg/l BAP + 0,25 mg/l NAA), môi trường tạo rễ (1/4 MS + 1,5 % đường + 5g/l agar + 1mg/l IBA).
Đoàn Thị Nga, thuộc viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh - Phú Thọ nghiên cứu nuôi cấy mô cây Bạch đàn dòng PN2. Tác giả cho rằng, môi trường thích hợp nhân nhanh là MS + 0,5mg/l BAP + 0,25 mg/l NAA. Môi trường ra rễ tối ưu là 1/4 MS + 1mg/l IBA.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: