love_is_blue64
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Nước tưới và đất của nhiều vùng ngoại ô Hà Nội bị ô nhiễm là nguyên nhân kéo theo gây ra sự tích đọng kim loại nặng trong rau. Điều này có thể nhận thấy, trong một số nghiên cứu đã phát hiện thấy trong nước tưới và đất trồng cây ở vùng ngoại ô Hà Nội có hàm lượng kim loại nặng cao hơn tiêu chuẩn cho phép.Việc nghiên cứu hàm lượng kim loại nặng trong đất, nước, rau ở hai vùng trồng rau trọng điểm của Hà Nội là Vân Nội – Đông Anh và Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì đã khẳng định thêm hiện trạng môi trường các vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội thông báo về sự tích lũy kim loại nặng trong rau. Tuy nhiên, mức độ tích lũy kim loại nặng trong rau rất khác nhau phụ thuộc vào các loại đất canh tác, các nguồn nước tưới và các loại rau khác nhau.
Từ khóa: Đất, kim loại nặng, nước thải, nước tưới, rau, tích lũy, tiêu chuẩn cho phép.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo kết quả của các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy trong nước ngầm, nước mặt và đất trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bị ô nhiễm kim loại nặng (As, Cd…). Tình trạng ô nhiễm này đã trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng rau xanh cung cấp cho thành phố. Rau xanh trồng ở ngoại ô thành phố Hà Nội không những bị ảnh hưởng do phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật mà còn bị ảnh hưởng do nước tưới và đất trồng đã bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp [1,2,3,4].
Việc phân tích và đánh giá mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng của các kim loại nặng tới sức khoẻ con người đang gặp không ít khó khăn do nhiều yếu tố khác nhau trong đó có yếu tố kỹ thuật phân tích và phương pháp đánh giá. Ở nước ta hiện nay, việc phân tích As và một số kim loại nặng khác thường chỉ dừng lại ở mức xác định nồng độ tổng số bằng phương pháp AAS. Kỹ thuật đo ICP-MS là một phương pháp phân tích hiện đại được sử dụng phổ biến trong đánh giá môi trường ở các nước phát triển do khả năng cho phép xác định toàn diện đồng thời nhiều kim loại. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ICP-MS để xác định các dạng tổng số và hòa tan của kim loại nặng trong đất trồng rau và cây rau nhằm đánh giá chính xác hơn mức độ ô nhiễm môi trường đất, nước tưới và cây rau trong khu vực ngoại thành Hà Nội cũ.
2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu:
+ Kim loại nặng (19 nguyên tố, trong đó chú trọng đến 6 nguyên tố As, Hg, Pb, Cd, Zn, và Cu). Trong khuôn khổ bài báo này chỉ đưa ra kết quả của 9 nguyên tố.
+ Đất trồng rau và bùn trong ruộng rau nước tại khu vực nghiên cứu.
+ Nước tưới (có ảnh hưởng của nước thải đô thị và công nghiệp).
+ Rau trồng được tưới từ các nguồn nước trên.
1.2. Địa điểm nghiên cứu:
1) Xã Vân Nội, huyện Đông Anh. Đây là khu vực đất phù sa sông Hồng gần như chưa bị tác động của các nguồn gây ô nhiễm, đặc biệt là các nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng. Hàm lượng các nguyên tố độc hại đối với cây trồng chủ yếu do tác động của nguồn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra đây còn là khu vực chuyên canh rau, chịu áp lực thâm canh rất cao.
2) Xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì. Xã Vĩnh Quỳnh là khu vực sử dụng nguồn nước cuối nguồn sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu là các con sông chứa toàn bộ chất thải của các khu công nghiệp và nước thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội.
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra và đánh giá nhanh nông thôn
Thu thập mẫu ngoài thực địa:
Mẫu nước: 4 mẫu ở Vân Nội, Đông Anh và 3 mẫu ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì. Có 6 chỉ tiêu được đo nhanh, các chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng được sử dụng phương pháp ICP-MS trong phòng thí nghiệm Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
Mẫu đất và trầm tích: 7 mẫu ở Vân Nội, Đông Anh và 5 mẫu ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì. Mẫu lấy ở tầng mặt 0-20cm, phân tích 2 dạng tổng số và hòa tan.
Mẫu rau: 4 mẫu ở Vân Nội, Đông Anh và 4 mẫu ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì. Trong mỗi mẫu lại chia ra các phần thân, lá (phần ăn được) và phần gốc rễ của cây rau.
Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:
Các loại mẫu sau khi lấy về phòng thí nghiệm được xử lý thô rồi vô cơ hóa và xác định hàm lượng các kim loại trên máy đo ICP-MS ELAN 9000 – Perkin Elmer (Mỹ).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hàm lượng kim loại nặng trong nước.
3.1.1. Tại xã Vân Nội – Đông Anh
Với sản lượng rau đạt 45.604 tấn, địa phương có sản lượng rau cao nhất (chiếm 30,8% lượng rau của Hà Nội), nhu cầu về nước tưới của huyện Đông Anh là rất lớn. Tại Vân Nội, một số khu vực đặc biệt là các khu trồng rau an toàn, người dân đã đầu tư khai thác nước giếng khoan làm nước tưới. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều nơi vẫn sử dụng nước trong các mương nước dọc các ruộng rau. Trong đó có một số mương tiếp nhận trực tiếp nước thải sinh hoạt của khu dân cư lân cận.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nước tưới và đất của nhiều vùng ngoại ô Hà Nội bị ô nhiễm là nguyên nhân kéo theo gây ra sự tích đọng kim loại nặng trong rau. Điều này có thể nhận thấy, trong một số nghiên cứu đã phát hiện thấy trong nước tưới và đất trồng cây ở vùng ngoại ô Hà Nội có hàm lượng kim loại nặng cao hơn tiêu chuẩn cho phép.Việc nghiên cứu hàm lượng kim loại nặng trong đất, nước, rau ở hai vùng trồng rau trọng điểm của Hà Nội là Vân Nội – Đông Anh và Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì đã khẳng định thêm hiện trạng môi trường các vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội thông báo về sự tích lũy kim loại nặng trong rau. Tuy nhiên, mức độ tích lũy kim loại nặng trong rau rất khác nhau phụ thuộc vào các loại đất canh tác, các nguồn nước tưới và các loại rau khác nhau.
Từ khóa: Đất, kim loại nặng, nước thải, nước tưới, rau, tích lũy, tiêu chuẩn cho phép.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo kết quả của các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy trong nước ngầm, nước mặt và đất trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bị ô nhiễm kim loại nặng (As, Cd…). Tình trạng ô nhiễm này đã trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng rau xanh cung cấp cho thành phố. Rau xanh trồng ở ngoại ô thành phố Hà Nội không những bị ảnh hưởng do phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật mà còn bị ảnh hưởng do nước tưới và đất trồng đã bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp [1,2,3,4].
Việc phân tích và đánh giá mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng của các kim loại nặng tới sức khoẻ con người đang gặp không ít khó khăn do nhiều yếu tố khác nhau trong đó có yếu tố kỹ thuật phân tích và phương pháp đánh giá. Ở nước ta hiện nay, việc phân tích As và một số kim loại nặng khác thường chỉ dừng lại ở mức xác định nồng độ tổng số bằng phương pháp AAS. Kỹ thuật đo ICP-MS là một phương pháp phân tích hiện đại được sử dụng phổ biến trong đánh giá môi trường ở các nước phát triển do khả năng cho phép xác định toàn diện đồng thời nhiều kim loại. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ICP-MS để xác định các dạng tổng số và hòa tan của kim loại nặng trong đất trồng rau và cây rau nhằm đánh giá chính xác hơn mức độ ô nhiễm môi trường đất, nước tưới và cây rau trong khu vực ngoại thành Hà Nội cũ.
2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu:
+ Kim loại nặng (19 nguyên tố, trong đó chú trọng đến 6 nguyên tố As, Hg, Pb, Cd, Zn, và Cu). Trong khuôn khổ bài báo này chỉ đưa ra kết quả của 9 nguyên tố.
+ Đất trồng rau và bùn trong ruộng rau nước tại khu vực nghiên cứu.
+ Nước tưới (có ảnh hưởng của nước thải đô thị và công nghiệp).
+ Rau trồng được tưới từ các nguồn nước trên.
1.2. Địa điểm nghiên cứu:
1) Xã Vân Nội, huyện Đông Anh. Đây là khu vực đất phù sa sông Hồng gần như chưa bị tác động của các nguồn gây ô nhiễm, đặc biệt là các nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng. Hàm lượng các nguyên tố độc hại đối với cây trồng chủ yếu do tác động của nguồn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra đây còn là khu vực chuyên canh rau, chịu áp lực thâm canh rất cao.
2) Xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì. Xã Vĩnh Quỳnh là khu vực sử dụng nguồn nước cuối nguồn sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu là các con sông chứa toàn bộ chất thải của các khu công nghiệp và nước thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội.
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra và đánh giá nhanh nông thôn
Thu thập mẫu ngoài thực địa:
Mẫu nước: 4 mẫu ở Vân Nội, Đông Anh và 3 mẫu ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì. Có 6 chỉ tiêu được đo nhanh, các chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng được sử dụng phương pháp ICP-MS trong phòng thí nghiệm Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
Mẫu đất và trầm tích: 7 mẫu ở Vân Nội, Đông Anh và 5 mẫu ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì. Mẫu lấy ở tầng mặt 0-20cm, phân tích 2 dạng tổng số và hòa tan.
Mẫu rau: 4 mẫu ở Vân Nội, Đông Anh và 4 mẫu ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì. Trong mỗi mẫu lại chia ra các phần thân, lá (phần ăn được) và phần gốc rễ của cây rau.
Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:
Các loại mẫu sau khi lấy về phòng thí nghiệm được xử lý thô rồi vô cơ hóa và xác định hàm lượng các kim loại trên máy đo ICP-MS ELAN 9000 – Perkin Elmer (Mỹ).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hàm lượng kim loại nặng trong nước.
3.1.1. Tại xã Vân Nội – Đông Anh
Với sản lượng rau đạt 45.604 tấn, địa phương có sản lượng rau cao nhất (chiếm 30,8% lượng rau của Hà Nội), nhu cầu về nước tưới của huyện Đông Anh là rất lớn. Tại Vân Nội, một số khu vực đặc biệt là các khu trồng rau an toàn, người dân đã đầu tư khai thác nước giếng khoan làm nước tưới. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều nơi vẫn sử dụng nước trong các mương nước dọc các ruộng rau. Trong đó có một số mương tiếp nhận trực tiếp nước thải sinh hoạt của khu dân cư lân cận.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links