damchet

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Mẫu nước thải dệt nhuộm được lấy từ nhà máy đang hoạt động tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân
Đo kiễm tra mẫu nước thải ta được các thông số như sau:
- Độ màu: 2130 Pt.Co
- COD = 1600 mg/l
- Độ pH : 4 – 5
Thực hiện phương pháp hoá lý bằng phương pháp keo tụ với lượng phèn nhôm tối ưu dùng cho 1l nước thải chạy trên mô hình Jartest là 15ml. Từ đó, tiến hành thực hiện phương pháp keo tụ với 24l nước thải dệt nhuộm. Tiếp theo, lấy lượng nước thải đã được keo tụ và để lắng trong 20 phút cho vào mô hình bùn hoạt tính hiếu khí ( bể Aeroten ) với lượng bùn hoạt tính có trong bể là 5l. Sau đó, cung cấp khí cho bể và chạy theo dõi mô hình trong suốt 7 ngày ta kiễm tra thấy kết quả liên tục trong từng ngày và tới ngày thứ 7 hiệu quả khử COD được ổn định tiến hành cho lắng bùn trong 24h lấy mẫu đem phân tích được kết quả cuối cùng của nước thải qua 3 giai đoạn xử lý quan trọng trong xử lý nước thải dệt nhuộm.
Dưới đây là kết quả được tổng hợp:
MỞ ĐẦU 10
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ ẢNH HƯỞNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 12
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM
1.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TỔNG QUÁT CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM
1.2.1 Đặc tính nguyên liệu
1.2.1.1 Nguyên liệu dệt
1.2.1.2 Nguyên liệu nhuộm và in hoa
1.2.2 Quy trình công nghệ tổng quát
1.2.2.1 Nấu tẩy
1.2.2.2 Nấu xút
1.2.2.3 Tẩy trắng
1.2.3 Công nghệ dệt nhuộm
1.2.3.1 Thuốc nhuộm được sử dụng
1.2.3.2 Phạm vi sử dụng thuốc nhuộm
1.2.3.3 Công nghệ in hoa và sau khi in
1.2.3.4 Công nghệ hoàn tất
1.3 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
1.3.1 Bản chất của nước thải dệt nhuộm
1.3.2 Đặc tính của nước thải dệt nhuộm ở TPHCM
1.3.2.1 Ô nhiễm hữu cơ
1.3.2.2 Tính độc
1.3.2.3 Màu nước thải
1.3.3 Các chất độc hai từ nước thải dệt nhuộm
1.3.3.1 Nhóm thứ nhất – Các chất độc hại với vi sinh và cá
1.3.3.2 Nhóm thứ hai – Các chất khó phân giải vi sinh
1.3.4 Nồng độ ô nhiễm nước thải dệt nhuộm của TPHCM
1.4 ẢNH HƯỞNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
1.4.1 Tình hình máy móc thiết bị trong nhà máy dệt nhuộm
1.4.2 Lượng thuốc nhuộm, hóa chất và chất trợ
1.4.3 Khả năng gây ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm
1.5 NHẬN XÉT CHUNG VỂ NGÀNH DỆT NHUỘM

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM 34
2.1 CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
2.1.1 Xử lý sơ bộ
2.1.2 Xử lý hóa lý
2.1.3 Xử lý sinh học
2.1.4 Xử lý bậc ba
2.2 KHÁI QUÁT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM TẠI VIỆT NAM
2.2.1 Điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải
2.2.2 Phương pháp cơ học
2.2.3 Phương pháp hóa lý
2.2.3.1 Phương pháp keo tụ
2.2.3.2 Phương pháp hấp phụ ï
2.2.4 Phương pháp hóa học
2.2.5 Phương pháp sinh học
2.2.6 Xử lý bùn
2.3 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
2.4 MỘT SỐ SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM TẠI VIỆT NAM
2.5 NHẬN XÉT CHUNG

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM 53
3.1 MỤC TIÊU CỦA THỰC NGHIỆM
3.2 MÔ TẢ MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM
3.3 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.4 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆN NHẬN ĐƯỢC

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ – THẢO LUẬN 74
KẾT LUẬN 80
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
Bảng 1.1: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm ở nước
Bảng 1.2: Lưu lượng và tính chất nước thải của các nhà máy dệt nhuộm ở TPHCM
Bảng 2.1: Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại một số nhà máy dệt nhuộm trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
Bảng 3 . 1: Giá trị phèn tối ưu và pH tối ưu
Bảng 3 . 2: Kết quả COD trong tải trọng 2 giờ
Bảng 3 . 3: Kết quả COD theo tải trọng 6 giờ
Bảng 3 . 4: Kết quả COD theo tải trọng 8 giờ
Bảng 3 . 5: Kết quả COD theo tải trọng 12 giờ
Bảng 3 . 6: Kết quả COD theo tải trọng 24 giờ
Bảng 3 . 7: Giá trị khối lượng SS mg/l
Bảng 3 . 8: Hiệu quả lắng của hàm lượng SS
Bảng 4 . 1: Giá trị phèn nhôm tối ưu
Bảng 4 . 2: Giá trị pH tối ưu
Bảng 4 . 3: Giá trị COD và hiệu suất khử COD theo tải trọng 2 giờ
Bảng 4 . 4: Giá trị COD và hiệu suất COD theo tải trọng 6 giờ
Bảng 4 . 5: Giá trị COD và hiệu suất COD theo tải trọng 8 giờ
Bảng 4 . 6: Giá trị COD và hiệu suất COD theo tải trọng 12 giờ
Bảng 4 . 7: Giá trị COD và hiệu suất COD theo tải trọng 24 giờ
Bảng 4 . 8: Giá trị COD trung bình và hiệu suất trung bình theo từng tải trọng
Đồ thị 4.1: Đường giá trị thể hiện lượng phèn tối ư
Đồ thị 4.2: Đường giá trị thể hiện pH tối ưu
Đồ thị 4.3: Đường giá trị COD và đường hiệu suất tăng trưởng COD theo tải trọng 2 giờ
Đồ thị 4.4: Đường giá trị COD và đường hiệu suất tăng trưởng COD theo tải trọng 6 giờ
Đồ thị 4.5: Đường giá trị COD và đường hiệu suất tăng trưởng COD theo tải trọng 8 giơ
Đồ thị 4.6: Đường giá trị COD và đường hiệu suất tăng trưởng COD theo tải trọng 12 giờ
Đồ thị 4.7: Đường giá trị COD và đường hiệu suất tăng trưởng COD theo tải trọng 24 giờ
Đồ thị 4.8 : Đường giá trị COD trung bình và đường hiệu suất tăng trưởng trungbình COD theo từng tải trọng



LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay vấn đề môi trường được sự quan tâm của toàn xã hội nhất là thành phố lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung rất nhiều xí nghiệp công nghiệp thường xuyên thải ra môi trường bên ngoài một số lượng nước thải rất lớn. Công nghiệp sẽ gây ra ô nhiễm môi trường bên ngoài gây tác hại xấu cho động thực vật và sinh vật sống ở các dòng sông một phần cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp của nguồn thải ra. Do đó, việc thiết kế một hệ thống xử lý ở nhà máy công nghiệp là một việc làm cần thiết.
Trong nền công nghiệp nước ta nói chung Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ngành dệt nhuộm chiếm một phần rất lớn trong các mặt hàng sản xuất trong nước và ngoài nước. Những năm gần đây, ngành dệt nhuộm có bước phát triển mạnh trong nền công nghiệp của thành phố. Bên cạnh những giá trị kinh tế ngành dệt nhuộm đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội thì những tác hại gây ô nhiễm môi trường của ngành mang lại không phải là nhỏ. Nước thải ngành dệt nhuộm chứa nhiều tinh bột, axit, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, kim loại nặng và một số loại muối ...v..v… gây ô nhiễm môi trường nước. Nhiều nhà máy xây dưng hệ thống xử lý nước thải với nhiều công nghệ khác nhau. Những hế thống xử lý đó có đặc điểm chung là sử dụng các phương pháp cơ học, hóa lý và sinh học chỉ có điểm khác nhau là thứ tự các phương pháp trước và sau nhằm đảm bảo được chất lượng nước đầu ra của nhà máy đạt chất lượng quy định.
Với lý do đó, đề tài nghiên cứu này chứng minh được hiệu quả và vai trò của phương pháp hóa lý góp phần như thế nào trong quá trình xử lý nước thải của ngành dệt nhuộm .



MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong nhiều thập kỷ qua, ngành công nghiệp dệt nhuộm luôn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với cá doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, dự án liên doanh và các nhà máy có vốn đầu tư 100% nước ngoài cùng rất nhiều tổ hợp tư nhân nhỏ vừa lớnđang hoạt động trong lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm nhằm phấn đấu đạt chỉ tiêu 2tỷ m vải vào năm 2010 cho thấy quy mô và định hướng phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, trong số các nhà máy chỉ có nhà máy lớn có xây dựng hệ thống xử lý nước thải còn lại hầu như chưa có hệ thống xử lý vẫn còn xả trực tiếp ra sông. Loại nước thải dệt nhuộm có độ kiềm hay độ axit cao, màu đậm, có nhiều chất hữu cơ, vô cơ gây độc cho quần thể sinh vật và ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng.
Trườc tình hình trên đã có một số đề tài thực hiện đặt trọng tâm kiểm soát thực trạng ô nhiễm và nghiên cứu phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm. Tuy nhiên, trong phần nghiên cứu luận văn trọng tâm vào phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm đạt được chất lượng quy định. Các hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm được sử dụng phương pháp hoá lý và phương pháp sinh học là chủ yếu. Cả hai phương pháp này đều có những ưu điểm và nhược điểm và thứ tự của hai phương pháp này được quan tâm nhiều nhất. Trong đề tài nghiên cứu luận văn đề cập tới thứ tự của hai phương pháp, hệ thống xử lý nước thải thực hiện phương pháp hóa lý trước và phương pháp sinh học sau hay phương pháp sinh học trước và phương pháp hoá lý sau thì thứ tự nào đem lại ưu điểm nhiều hơn và chất lượng nước đầu ra đạt chất lượng tốt hơn, chi phí vận hành ít tốn kém hơn. Đó là những vấn đề cần chú trọng trong luận văn nghiên cứu. Từ đó, vai trò và hiệu quả của phương pháp hóa lý được chứng tỏ trong việc xử lý nước thải.

2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
Trên cơ sở đánh giá mức độ ô nhiễm , dựa vào nghiên cứu động học của quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm cơ bản trong điều kiện phòng thí nghiệm và trên mô hình sẽ đưa ra hiệu quả – vai trò xử lý nước thải dệt nhuộm của phương pháp hoá lý và phương pháp sinh học. Từ những kết quả nhận được từ thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên mô hình, xác định được thứ tự thực hiện các phương pháp hóa lý và phương pháp sinh học trong hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm đạt hiệu quả cao nhất và chất lượng nước đầu ra tốt nhất.

3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu đề tài thực hiện các nội dung chính sau:
• Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, thu thập các phương án xử lý nước thải dệt nhuộm.
• Kiểm soát hiện trạng ô nhiễm ngành dệt nhuộm TPHCM
• Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa lý và phương pháp sinh học trên mô hình quy mô phòng thí nghiệm.
• Tổng hợp số liệu, phân tích kết quả đưa ra hiệu quả xử lý của phương pháp hoá lý.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu thực hiện theo các phương pháp sau;
• Phương pháp điều tra khảo sát
• Phương pháp tổng hợp tài liệu
• Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải
• Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên mô hình
• Phương pháp thống kê xử lý số liệu.



1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM
Ngành dệt nhuộm là một trong những ngành công nghiệp có bề dày truyền thống ở nước ta. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành dệt nhuộm có nhiều thay đổi, ngày càng nhiều xí nghiệp nhà máy ra đời, trong đó có xí nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ngành công nghiệp dệt nhuộm cũng là ngành đang phát triển nhanh chóng do có sự đầu tư của trong và ngoài nước. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, dệt nhuộm công nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước nguồn giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Dệt nhuộm là loại hình công nghiệp đa dạng về chủng loại sản phẩm và có sự thay đổi về nguyên liệu, đặc biệt là thuốc nhuộm.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Đại Từ Thái Nguyên Văn hóa, Xã hội 0
P Nghiên cứu vai trò và cấu trúc chức năng của hệ thống tổng đài ALCATEL 1000 E10 (OCB283) Kiến trúc, xây dựng 0
B Vận dụng phép biện chứng duy vật trong nghiên cứu vai trò trung tâm kinh tế của Thủ đô Hà Nội đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng Luận văn Kinh tế 2
P Một số vấn đề cho Việt Nam được rút ra từ việc nghiên cứu vai trò của công ty xuyên quốc gia Kiến trúc, xây dựng 1
D Nghiên cứu thành phần rệp hại cà phê, chè, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài có vai trò gây hại chủ yếu (Planococus SP.) Nông Lâm Thủy sản 2
B Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nữ cán bộ trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
K Nghiên cứu đứt gãy sông Chanh - Cát bà và vai trò hình thành các thung lũng trên đảo Cát Bà Luận văn Sư phạm 3
T Nghiên cứu sự phân bố, hoạt động và vai trò của một số nhóm vi sinh vật tham gia vào các chu trình chuyển hóa vật chất của hệ sinh thái nước Hồ Tây Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu vai trò của các loại thực vật thủy sinh và vi khuẩn trong hệ thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top