Link tải miễn phí Luận văn: Ngữ pháp tiếng Việt dưới góc độ thực hành giao tiếp ứng dụng trong dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ : Đề tài NCKH. CB-02-18
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2004
Chủ đề: Câu giao tiếp
Ngôn ngữ
Ngữ pháp
Tiếng Việt
Miêu tả: 194 tr.
Trình bày một số vấn đề lý thuyết về câu ngôn ngữ, câu giao tiếp, tình thái từ trong cấu tạo câu giao tiếp và đặc điểm tiếng Việt chi phối cú pháp - ngữ nghĩa của câu giao tiếp. Tiến hành khảo sát, điều chỉnh và bổ sung câu giao tiếp cơ bản, phổ dụng trong tiếng Việt. Nghiên cứu kết cấu cú pháp và tiểu từ tình thái phổ dụng trong cấu tạo câu giao tiếp
Data KHCN Thư mục kỉ niệm 100 năm Đại Học Quốc GiaHN
ĐHKHXH&NV Khoa Tiếng việt và Văn hóa Việt Nam cho Người Nước ngoài
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƯƠNG MỘT: MỘT s ố VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐÊN
NỘI DUNG NGHIÊN c ú ư ĐỀ T À I............................. 4
I. Càu ngôn n g ữ .................................................................. 5
II. Câu giao tiế p ................................................................... 14
III. Mẫu c â u ......................................................................... 21
IV. Tinh thái từ trong cấu tạo câu giao tiếp.................... 22
V. Đặc điểm tiếng Việt chi phối cú pháp - ngữ nghĩa
cua câu giao tiế p ................................................................. 31
CHƯƠNG HAI: CÂU GIAO TIẾP c ơ BẢN, PHỔ DỤNG TRONG
TrẾNG V ỆT - KHẢO SÁT, ĐlỀư CHỈNH VÀ B ổ
SUNG ................................................................................... 47
I. Một số nhận xct............................................................... 47
II. Định hướng kháo sát, điều chính và bổ sung............ 54
III. Cú pháp- Ngữ nghĩa của phụ từ phổ dụng trong
cấu tạo câu giao tiếp............................................................ 78
CHƯƠNG BA: KẾT CÂU c ú PHÁP VÀ TlỂU TỪTÌNH THÁI
PHỔ DỰNG TRONG CÂU TẠO CÂU GIAO TIẾP 1 19
I. Kết câu cú pháp................................................................ 120
II. Tiếu từ tình thái............................................................. 137
KẾT LUẬN ................................................................................................. 155
PHỤ LỤC ................................................................................................. 162
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN................................ 190
DANH MỤC SÁCH GIÁO KJHOA TIÊNG VIỆT THỤC HÀNH 193thức của nó. Câu bao gồm nhiều thành phần thuộc các cấp độ cấu trúc nhỏ hơn,
còn nội dung ý nghĩa của nó được hiểu là sự kết hợp các ý nghía của các thành
phần trong cơ cấu nội tại của câu. Cách mô tả câu như thế, tất yếu dẫn đến nhận
định cho rằng câu là đơn vị ngôn ngữ bậc cao và là đơn vị của ngôn ngữ chứ
không phải đơn vị của lời n ó i/1^
Từ các công trình nghiên cứu đã dẫn ra, có thể tìm thấy một số định nghĩa
hay một số tiêu chí để nhận ra đặc điểm của câu - ngôn ngữ như sau:
2.1. Câu là đơn vị ngôn ngữ học của lời nói. Có nghĩa, câu được khái quát,
»■ •
trừu tượng hoá từ lời nói của các cá nhân trong cộng đồng tập thể theo cách
phân chia ngôn ngữ và lời nói của F. Saussure: “Ngôn ngữ vừa là công cụ, vừa là
sản phẩm của lời nói. Ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thể hiểu được và
gây được tất cả những hiệu quả của nó; nhưng lời nói là cần thiết đế cho ngôn
ngữ được xác lập. Hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn
nhau” [24: 45]
Câu không thể là đơn vị của ngôn ngữ thuần tuý, bởi lẽ ngôn ngữ không
chứa đựng những câu sẵn có cho người nói dùng trong giao tiếp mà chỉ chứa sẩn
những từ, những hình vị, những âm vị với số lượng hữu hạn để con người vận
dụng chún^' tạo ra câu - giao tiếp với số lượng vô hạn.
^ ^ Một số định nghĩa câu trích từ các cồng trình nghiên cứu:
1. Câu là đơn vị cùa ngôn ngữ biểu đạt một tư tưởng tương đối trọn vẹn. Nó không chỉ phản ánh hiên thực mà còn
chứa đựng cả sự đánh giá hiện thực từ phía người nói. N ó có những đặc trưng bên ngoài là các tiểu từ tinh thái dứt
câu và ngữ điệu ngắt câu. Cảu có những đặc trung bên trong là câu trúc cùa nó. [3 :131J
2. Với tư cách một đơn vị bậc cao của hệ [hống các đơn vị ngồn ngữ. cáu là ngưc tuyến được hinh thành một
cách trọn vẹn về ngữ pháp và vé ngữ nghĩa với một ngữ điệu theo các quy luật cùa ngôn ngữ nhất đinh, là phương
tiện diẻn đạt, biểu hiện tư tường về thực tế và thái độ của người nói đối với hiên thưc. [22: 19]
3. Câu là dơn vị nghiên cứu cùa ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bẽn trong và bẽn ngoài) tư láp và ngữ diệu két
thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sư đánh giá của người nói, giúp hình [hành và biểu hiên,
truyền đạt ĩư tường, lình cảm. Câu đổng thời là đơn vị thỏng báo nhò nhất bâng ngón ngữ. [2: 107]
4. N guyễn Kim Thản không đưa ra định nghĩa riêng của mình mà đổng tình VỚI dinh nghĩa cùa nhà ngôn ngữ hoc
nổi tiếng người N ga - V iện sĩ v . v . Vinôgradov: “Câu là đơn vị hoàn chỉnh cùa lời nói được hình thành vé mặt
ngữ pháp Iheo iftc t)uy luât cùa một ngôn ngữ nhất định, làm thành công cu quan trong để cấu tao. biếu hiện và
truyền dạt tư tường. Trong câu không phái chì có sự truyền đại vé hiện thực rna còn cả mối quan hệ cua người nói
với hiện thực.”[29b: 144]
7LỜ I NÓI ĐẨU
Đề tài nghiên cứu cơ bản về "N gữpháp tiếng Việt dưới góc độ thực hành
giao tiếp ứng dụng trong dạy tiếngViệt như mật ngoại ngữ - M ã sô C B -02-Ỉ8"
được thực hiện trong 12 tháng theo định hướng xác lập những hiện tượng ngữ
pháp tiếng Việt cơ bản nhất dưới góc độ thực hành - giao tiếp, nhằm phục vụ cho
việc dạy - học tiếng Việt như một ngoại ngữ đối với người nước ngoài.
Ngữ pháp lý thuyết có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng của
mình đối với các đơn vị thuộc bình diện từ pháp học và cú pháp học, nhằm khám
f* *
phá và trưng bày một cơ chế ngôn ngữ về một đơn vị có chức năng thông báo là
câu - ngồn ngữ. Trong khi đó, ngữ pháp thực hành - giao tiếp là ngữ pháp hiện
Ihực hoá ngữ pháp lý thuyết trong hoạt động giao tiếp liên nhân với mục đích
truyền thụ cho người học khả năng hiểu câu ngôn ngữ và biết vận dụng những
câu đó thích ứng với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể; tức là, biết tạo dựng những câu -
giao tiếp trên cơ sở câu - ngôn ngữ. Nói cách khác, ngữ pháp lý thuyết nghiên
cứu câu - đơn vị bậc cao, xét dưới góc độ hợp thành của những đơn vị bậc thấp
hơn nó theo một tôn ti: đơn vị bậc thấp là thành tố cấu thành của đơn vị bậc cao
ở dạng “tĩnh”; cô lập câu ra khỏi những chi phối của hoạt động giao tiếp liên
nhân. Ngữ pháp thực hành giao tiếp nghiên cứu câu ở dạng "động", đặt câu
trong chi phối của tình huống giao tiếp và mục đích giao tiếp cụ thể của người
nói (viết). Câu trong hoạt động giao tiếp - tạm gọi là câu - giao tiếp hay phát
ngôn - là đơn vị cơ bản, tối thiểu của lời nói, của ngôn từ, của văn bản, là đơn vị
nhỏ nhất trong hoạt dộng giao tiếp.
Mục đích cuối cùng của hoạt động ngôn ngữ, như đă biết, là thực hiện sự
giao tiếp liên nhân trong xã hội thông qua ngôn từ để con người truyền đạt cho
nhau những thông tin, những điều cần biết, nhằm tác động đến tình cảm, tâm lý,
nhận thức của con người; theo đó, thúc đẩy nhau hành động. Vì thế, một lời nói,
một câu giao’tiếp, cũng là “mộ/ hành động", Hegel đã từng viết: “Lời nói thực
1chất là những hành động diễn ra giữa những con người, cho nên nó không phải là
trống rỗng” (Dẫn theo [10:37]). Chức năng “thông báo” của câu - ngôn ngữ được
hiện thực hoá trong hoạt động giao tiếp thông qua chức năng của câu - giao tiếp
chính là hành động ngôn từ (speech act) theo lý thuyết giao tiếp của J. Austin và
J. Searle. Vì thế, một câu - giao tiếp trong bất cứ tình huống giao tiếp liên nhân
nào cũng đều bao gồm ba hành động liên quan: hành động tạo lời (locutionary
act), hành động ngoài lời (illocutionary act) và hành độìig sau lời (perlocutionarry act) (Thuật ngữ dùng theo quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp [10:44])
Theo quan điếm của ngữ pháp miêu tả cấu trúc, hai kiểu cấu tạo câu cơ
bản trong tiếng Việt hiện đại là câu dơn và câu ghép. Đề tài này dành phẩn quan
tâm cho cách tổ chức câu đơn, đặc biệt là cách tổ chức thành phần vị ngữ của nó
trong hiện thực giao tiếp. Bới vì, một mặt, câu đơn hai thành phần là loại câu cơ
bán nhất, phổ dụng nhất, phản ánh cách tư duy thường trực trong hoạt động giao
tiếp của con người; mặt khác, thành phần vị ngữ là thành phần biểu đạt ‘Ví//
mới", cái tâm điểm của hiện thực lời nói mà người nói muốn truyền đạt cho
người nghe. Và thông qua cách dùng những tiểu từ lôgich - tinh thái và cách cấu
tạo của thành phần vị ngữ, đặc điểm ngữ pháp của tiếng Việt được lộ rõ nhất.
Cơ cấu đề tài:
Ngoài phần Lòi nói đầu, Kết luận và Phụ lục, cơ cấu nội dung của đề tài
này gồm có ba chương:
- Chương Một: Một sô vấn đề lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên
cứu đề tài.
- Chưong H ai: Câu giao tiếp co bản, phổ dụng trong tiếng Việt hiệu
đại - Khảo sát, điều chính và bố sung.
- Chương Ba: Kết cấu cú pháp và tiểu tù tình thái phổ dụng trong cấu
tạo câu co bán.
Đê tiện cho việc trích dẫn hai nguồn tư liệu khác nhau, chúng lôi dùng ký
hiện: Tư liệu trích đản từ cúc công trinh nghiên cứu, dùng ngoặc vuôngtrong đó, con số ghi phía trước dấu hai chấm là họ và tên tác giả cùng với công
trình nghiên cứu (Xem: Danh mục sách tham khảo và trích dẫn), con số ghi phía
sau dấu hai chấm là trang trích dẫn trong công trình nghiên cứu. Dấu ngoặc đơn
dùng để ghi trích dẩn từ sách giáo khoa (SGK) dạy tiếng Việt thực hành
(Xem: Danh mục sách giáo khoa tiếng Việt thực hành). Cách ghi trích dẫn như
cách ghi trích dẫn từ các công trình nghiên cứu,
Một sô ký hiệu và từ viết tắt:
Chủ ngữ: c
Vị ngữ: V
Danh từ: D
Động từ: Đ
Tính từ: T
Kết cấu chủ vị: (CV)
Sách giáo khoa tiếng Việt thực hành: SGK
Dấu ngoặc đơn đứng sau từ. Thí dụ: vừa (mới): chỉ từ trong dấu
ngoặc đơn cùng một phạm trù với từ đứng trước. Thí dụ: vừa (mới) + Đ
Dấu cộng (+) chỉ sự kết hợp. Thí dụ: vừa + Đ
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã công bố một bài báo
với tên gọi: "Ngữpháp - ngữ nghĩa của hai từ Đ ÂY, Đ ÂY trong tiếng Việt hiện
đại và những vấn đê liên quan" trong "Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho
người nước ngoài" - Kỷ yếu Hội thảo Khoa học - Nxb Đại học Quốc gia, trang
146-153.
3CHƯƠNG M ỘT
MỘT SỐ VÂN ĐỂ LÝ THUYẾT
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DƯNG NGHIÊN c ứ u
Ngữ pháp thực hành giao tiếp coi câu - giao tiếp là đơn vị tối thiểu, đơn vị
hiện thực, có hiệu lực trong giao tiếp liên nhân, trong khi ngữ pháp lý thuyết
nhìn nhận câu như là một đơn vị ngôn ngữ bậc cao trong hệ thống trật tự tôn ti
của các tầng bậc, gồm những đơn vị ở bậc thấp hơn nó tạo thành. N. Chomsky
trong công trình: “Topic in theory o f Generative Grammar - The Hague, Mouton
1996” của mình đã phân biệt rõ ràng hai mục đích nghiên cứu khác nhau giữa
ngữ pháp lý thuyết và ngữ pháp thực hành như sau: “Nếu như ngữ pháp ngôn ngữ
bao hàm mục đích khám phá và trưng bày cái cơ chế ngôn ngữ đé người học hiểu
một câu võ đoán trong bối cảnh xác định thì ngữ pháp sư phạm cố gắng cấp cho
họ cái khả năng hiểu và tạo ra được những câu thích hợp với hoàn cảnh giao
tiếp. Hơn nữa, sẽ là không đủ, nếu chỉ tạo cho người học khả năng tạo dựng
được những câu đúng ngữ pháp mà còn phải chỉ ra cho họ biết sử dụng những
câu đó vào lúc nào và như thế nào” [Chúng tui nhấn mạnh những từ in nghiêng.
ĐTH].
Nghiên cứu đề tài này, chúng tui tạm dùng hai tên gọi khác nhau: câu -
ngôn ngữ với nghĩa câu được xem xét dưới góc độ nghiên cứu của ngôn ngữ học
và câu - giao tiếp với nghĩa câu được nghiên cứu dưới góc độ dạy tiếng thực
hành. Mặt khác, cũng cần khẳng định rằng càu - ngôn ngữ là một hằng thể còn -
câu - giao tiếp là những biến thể của nó. Câu - giao tiếp hiện thực hoá câu - ngôn
ngữ trong hoạt động giao tiếp liên nhân. Đơn vị câu trong nghiên cứu Việt ngữ,
cho đến nay, được hiểu như thế nào? Những đặc trưng nào phân biệt cáu- ngồn
ngữ và câu - giao tiếp?
4I. CÂU DƯỚI GÓC ĐỘ NGHIÊN c ứ u NGỮ PHÁP TIÊNG VIỆT
(CÂU - NGÔN NGŨ)
Kể từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, không ít những công trình nghiên cứu
ngữ pháp tĩếrig Việt bàn luận về đơn vị này từ những góc độ nghiên cứu khác
nhau. Nhưng cho đến nay, một định nghĩa về câu trong tiếng Việt vẫn đang còn
bỏ ngỏ. Điều đó nói lên tính phức tạp của đơn vị này khi xem xét nó dưới những
khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ khác nhau. Nhìn chung, có thể sơ lược khái
quát 3 khuynh hướng nghiên cứu đáng lưu ý như sau:
1. Khuynh hướng nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt ở giai đoạn tiến cấu trúc
hay còn gọi là nghiên cứu theo hướng mô phỏng ngữ pháp tiếng Pháp vào ngữ
pháp tiếng Việt.
Khuynh hướng này xuất phát từ quan niệm cho rằng: “Tiếng nói là cách
biểu diễn các.tư tưởng của người ta ra cho người khác biết. Cách biểu - diễn ấy
tuy khác, nhưng bao giờ cũng phải theo cái lý thuận. Đã theo lý, thì dù đông đù
tây, đâu đáu cũng một lý cả”. Theo đó, “câu lập thành do một mệnh đề có nghĩa
lọn hẳn, hay do hai hay nhiều mệnh đề” [17:27],
Mệnh đề, theo tác giả, gồm có chủ từ (tiếng làm chủ) kết hợp với một động
từ hay một tính tiY\ Thí dụ:
- Cái hoa đẹp. (càu do một mệnh đề tạo thành)
- Cái hoa đã /2Ởthì thật đẹp. (câu gồm hay mệnh đề)
- Cái hoa nở lâu thì tàn mà đã tàn thì không đẹp nữa. (câu tạo thành do 4
mệnh đề) r. ,
Khuynh hướng nghiên cứu này được coi là khuynh hướng "nẹữ pháp
dịch"; nó không hề tính đến đặc điểm của loại hình tiếng Việt khác xa với đặc
điểm loại hình tiếng Pháp. Mặt khác, việc định nghĩa câu dựa trên khái niệm
"mệnh đề" - đơn vị của lôgích học - chứng tỏ quan điểm nghiên cứu ngôn ngữ
của khuynh hướng này là quan điểm lôgích - ngôn ngữ; trong khi, như đã biết,
5mối quan hệ giữa lôgích và ngôn ngữ là mối quan hệ mang đặc trưng thống nhất
mà không đồng nhất.
2. Từ 1964 trở lại đây, với sự ra đời của hàng loạt công trình nghiên cứu
mang tính chuyên luận về ngữ pháp tiếng Việt liên quan trực tiếp đến câu của
một số tác giả tiểu biểu như Nguyễn Kim Thản (1964), I.e. Bystrov - Nguyễn
Tài Cẩn - ly.v. Stankêvich (1975), Hoàng Trọng Phiến (1980), Diệp Quang Ban
(1964 & 1968),v.v... đánh dấu một giai đoạn mới trong nghiên cứu ngữ pháp
tiếng Việt ở chỗ: các nhà nghiên cứu đều ý thức được những đặc thù của tiếng
Việt như là một ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính. Khuynh hướng nghiên cứu của
họ chịu ảnh hưởng của học thuyết Ferdinand De Saussure coi “Đối tượng duy
nhất của ngôn ngữ học là ngôn ngữ xét trong bản thân nó và vì bản thân nó”
[24:393]. Đồng thời, về mặt nhận thức, họ chịu ảnh hưởng của triết học Mác -
Lênin về vai trò của ngôn ngữ trong xã hội như là một phương tiện quan trọng
trong giao tiếp xã hội và phương tiện của tư duy và bất cứ hiện tượng ngôn ngữ
nào cũng được xem xét trong mối liên hệ biện chứng giữa hình thức biểu đạt và
nội dung ý nghĩa được phản ánh.
Có thể coi đây là khuynh hướng miêu tả cấu trúc trong nghiên cứu Việt
ngữ nói chung, ngữ pháp tiếng Việt nói riêng. Kết quả là, bức tranh về hệ thống
cấu trúc tầng bậc trong tiếng Việt đã được vẽ ra một cách rõ ràng hơn so với giai
đoạn đầu của việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Sẽ là khiếm khuyết lớn nếu
như không đặt tình hình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trong bối cảnh đất nước
bị chia cắt cho đến 1975. Ở thời điểm này, khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ
của các học giả phương Tây du nhập vào Việt Nam hầu như không có điều kiện.
Theo đó, việc ứng dụng toàn diện và nhất quán một mô hình nghiên cứu ngôn
ngữ nào đớ'vào việc mô tả tiếng Việt dường như là một việc làm khống thế có
được.
Mặc dù câu được thừa nhận là đơn vị tối thiếu trong giao tiếp nhưns trong
thực tế nghiên cứu người ta dường như chỉ quan tâm nhiều đến mặt cấu trúc hình
6thức của nó. Câu bao gồm nhiều thành phẩn thuộc các cấp độ cấu trúc nhỏ hơn,
còn nội dung ý nghĩa của nó được hiểu là sự kết hợp các ý nghĩa của các thành
phần trong cơ cấu nội tại của câu. Cách mô tả câu như thế, tất yếu dẫn đến nhận
định cho rằng câu là đơn vị ngôn ngữ bậc cao và là đơn vị của ngôn ngữ chứ
không phải đơn vị của lời nói.
Từ các công trình nghiên cứu đã dẫn ra, có thê tìm thấy một số định nghĩa
hay một số tiêu chí để nhận ra đặc điểm của câu - ngồn ngữ như sau:
2.1. Câu là đơn vị ngôn ngữ học của lời nói. Có nghĩa, câu được khái quát,
»• •
trừu tượng hoá từ lời nói của các cá nhân trong cộng đồng tập thê theo cách
phân chia ngôn ngữ và lời nói của F. Saussure: “Ngôn ngữ vừa là công cụ, vừa là
sản phẩm của lời nói. Ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thể hiểu được và
gây được tất cả những hiệu quả của nó; nhưng lời nói là cần thiết để cho ngôn
ngữ được xác lập. Hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn
nhau” [24: 45]
Câu không thể là đơn vị của ngôn ngữ thuần tuý, bởi lẽ ngôn ngữ không
chứa đựng những câu sẵn có cho người nói dùng trong giao tiếp mà chỉ chứa sẩn
những từ, những hình vị, những âm vị với sô' lượng hữu hạn để con người vận
dụng chún^' tạo ra câu - giao tiếp với số lượng vô hạn.
Một số định nghĩa câu trích từ các công trình nghiên cứu:
1. Câu là đơn vị của ngôn ngữ biểu đạt một tư tường tương đối trọn ven. N ó khổng chỉ phản ánh hiên thưc mà còn
chứa đựng cả sự đánh giá hiện thực từ phía người nói. N ó có những đặc trưng bén ngoài là các tiểu từ tình thái dứt
câu và ngữ điệu ngắt câu. Câu có những đặc trưng bên trong là cấu trúc cùa nó. [3:131]
2. Với tư cách một đơn vị bậc cao cùa hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, câu là ngưc tuyến được hình (hành một
cách trọn vẹn vể ngữ pháp và về ngữ nghĩa với một ngữ điệu theo các quy luật cùa ngổn ngữ nhất đtnh. là phương
tiện diền đạt, biểu hiện tư tường về thực tế và thái độ cùa người nói đối với hiện thực. [22: 19]
3. Cảu là đơn vị nghiẽn cứu cùa ngón ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bẽn ngoài) tự láp va ngữ điệu két
thúc, mang môt ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ. sự đánh giá cùa người nói, giúp hình thành và biếu hiên,
truyển đạt tư tường, tình cảm. Câu đồng thời là dơn vị thông báo nhò nhát bãng ngón ngữ. [2: 107]
4. N guyễn Kim Thản không đưa ra dinh nghía riêng cùa mình mà đổng tình với định nghĩa cùa nhà ngôn ngữ hoc
nổi tiếng người N ga - V iện sĩ v . v . Vinốgrađov: “Câu là đơn VỊ hoàn chinh của lời nói đươc hình thanh vé mat
ngữ pháp theo iftc t|uy luật cùa một ngôn ngữ nhất đinh, làm thành công cu quan trọng để cấu tạo. biếu hiên và
truyền đạt tư tưởng. Trong câu không phải chỉ có sự truyền dạt về hiện thưc mà còn ca mối quan hẹ cua người nói
với hiện thực.”[29b: 144]
7C áđyrự) tả cấu trúc câu của khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ học theo
ngữ pháp cấu trúc hình thức đã tách biệt câu khỏi mặt ngữ nghĩa - ngữ dụng của
nó đã gây ra một ấn tượng cố hữu rằng câu được tạo thành từ những đơn vị nhỏ
nhất có nghĩa; đến lượt mình, đơn vị này lại ỉà thành tố cấu thành đơn vị khác ở
bậc cấu tạo cao hơn... và cứ thế, câu được nhận diện như là sự hợp thành của các
đơn vị ở bậc thấp nhất. Vì thế, không lạ gì khi nhà ngôn ngữ học nổi tiếng,
người Mỹ, L. Blumfil đã định nghĩa: “Phát ngôn hay câu là những hình tố được
tạo thành một cách liên tục” [L. Blumfil: Ngôn ngữ. M. 1968, trang 14 (Bản
tiếng Nga)]. Sự thực là trên trục kết hợp (Syntagmatic) thuộc tính của các đơn vị
ngôn ngữ (hình vị, từ, ngữ đoạn...) không quy định sự kết hợp của chúng với
nhau đê tạo thành đơn vị câu, mà chính chức năng của chúng trong câu mới quy
định sự kết hợp này.
2.2. Cảu có cấu trúc cú pháp tuỳ từng trường hợp vào quy tắc của một ngôn ngữ cụ
thể và có ngữ điệu két thúc. Đối với tiếng Việt, các nhà nghiên cứu ngữ pháp
theo khuynh hướng cấu trúc miêu tả đã xác lập được hai mô hình cấu tạo khái
quát của hai kiểu câu cơ bản, phổ dụng nhất trong tiếng Việt. Đó là mô hình cấu
tạo câu đơn và câu ghép:
1. Câu đơn: c /v
2. Câu ghép:(CV)!, (CV)2,...
* ' hay X (CV)j y (CV)2 (2)
trong đó, c là thành phần chủ ngữ
V là thành phần vị ngữ
X , y là từ quan hệ (liên từ)
(CV) là kết cấu Chủ - Vị.
(2) Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này. chúng tối lưa chon những mỏ hình câu tao khái quát như trẽn lam
cơ sở cho việc tường minh sau naỳ cùa chúng tui về mối quan hệ thóng nhất mà không dỏng nhãi giữa càu - ngón
ngữ và câu - giao tiếp. Thực ra. trong nghiên cứu đơn phương vể từng loại cáu kê trẽn con có nhiều ý kién tranh
luận.
82.3. Chức năng của câu là diễn đạt một sự tình trọn vẹn, trong đó có tình
cảm, thái độ của người nói trước sự tình được miêu tả. Các nhà nghiên cứu đều
nhất trí về đầd điểm này của câu.
3. Khuynh hướng cuối cùng là khuynh hướng miêu tả ngữ pháp tiếng Việt
theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, được khởi đầu bàng công trình: Tiếng
Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng. Quyển ỉ (1991) của tác giả Cao Xuân Hạo.
Đánh giá về công trình này, Hoàng Văn Vân viết: “Giá trị của chuyên khảo thể
hiện ít nhất ở 3 điểm. Thứ nhất là nó giới thiệu một cách có hệ thống các quan
điểm của trường phái chức năng chính đang tồn tại trên thế giới. Thứ hai là, tác
giả đã cố gắng ứng dụng các cơ sở lý thuyết chức năng khác nhau như phương
pháp chức năng cuả Simon Dik (1978), bình diện kinh nghiệm hay bình diện thể
hiện của HUUiday (1985), phân loại theo lực ngôn trung của Austin (1962) và
Searle (1969) và các nguyên tắc hợp tác của Grice (1975). Thứ ba và có lẽ quan
trọng hơn, là các quan điểm trinh bày trong chuyên khảo của Cao Xuân Hạo đã
tạo ra nhiều vấn đề lý thú để giới Việt ngữ tranh cãi và thảo luận.” [35:100].
Năm 1998, cuốn "Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Quyển ỉ - Cáu trong
tiếng Việt. Cấu trúc - Ngữ nghĩa - Công dụng" do chính tác giả chủ biên, ra đời.
Nó được xem như là cuốn sách giáo khoa ứng dụng những kết quả nghiên cứu
của tác giả vào thực tiễn dạy môn Tiếng Việt cho học sinh phổ thông trung học
Việt Nam.
Trong cuốn sách giáo khoa này cũng như trong công trình chuyên khảo
¥• »
của mình, Cao Xuân Hạo đồng tình với định nghĩa về câu của Sapir. Ông viết:
“Vể phương diện chức năng, câu là sự thể hiện ngôn ngữ học của một mệnh đề
(proposition). Nó là đơn vị mà ngôn ngữ dùng để biểu hiện một nhận định
(Statement) gồm có một chủ đề được kết hợp với một điều nói về chủ đề đó.”
[ 11:12].
9Đến đây có thể đưa ra một số kết luận cơ bản về câu - ngôn ngữ qua các
giai đoạn nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt cùng với những khuynh hướng
nghiên cứu tương ứng:
1. Giai đoạn tiền cấu trúc với khuynh hướng *• I ■ ngữ pháp dich đã định nghĩa
câu tiếng Việt là "mệnh đề" theo mô hình cấu tạo: chủ từ + động từ / tính từ.
Thuật ngữ “mệnh đề” ở đây đồng nhất với khái niệm về mệnh đề của lôgích học.
2. Trong giai đoạn cấu trúc miêu tả, hầu như các nhà nghiên cứu đều quan
tâm nhiều đến cấu trúc hình thức của câu mặc dù họ tuyên bô quan tàm thoả
đáng đến cả ý nghĩa lẫn cấu trúc (hình thức biểu đạt và nội dung của cái được
biểu đạt) theo quan điểm duy vật biện chứng. Những đặc điểm cơ bản của câu
tiếng Việt đã được xác định và xác lập được những mô hình cấu tạo khái quát
của hai loại câu phổ dụng trong tiếng Việt. Có thể nói những mô hình cấu tạo
này có giá trị như những mô hình hằng thể mà câu - giao tiếp dựa theo đó để
hiện thực hoấ trong hoạt động giao tiếp liên nhân. Hệ thống thuật ngữ dùng để
miêu tả, phân tích câu mà khuynh hướng nghiên cứu này đề xuất như chủ ngữ
(C), vị ngữ (V), câu đơn, câu ghép,... cùng với nội hàm khái niệm của chúng là
những thuật ngữ đã định hình trong tri thức ngữ pháp tiếng Việt mà ngữ pháp
thực hành cần lựa chọn để miểu tả, phân tích câu - giao tiếp.
3. Khác với hai khuynh hướng nghiên cứu trên, khuynh hướng nghiên cứu
của ngữ pháp chức năng xem xét câu trong mối quan hệ hữu cơ giữa ba bình
diện: cú pháp, dụng pháp và nghĩa học: “Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngốn từ
trong đó ba bình diện đều được thể hiện”, là “sự thể hiện ngôn ngữ học của mệnh
đề” [11:12)* Gó nghĩa, câu là một nhận định (statement), một hành động sản sinh
ra mệnh đề, theo nghĩa: nhận định là một hành động tối giản của tư duy. Cấu tạo
cú pháp của câu gồm hai phần chính là phần Để và phần Thuyết. "Đề là thành
phần trực tiếp của câu nêu rõ cái phạm vi ứng dụng của điều được nói bằng
thành phần trực tiếp thứ hai - phẩn thuyết. Phần Đề đi trước phấn Thuyết."
[11:78] “Nội dung” hay “ý nghĩa” của một câu có thể thấy rõ có hai phần khác
10nhau, một phần toát ra từ bản thân câu nói (nghĩa “nguyên văn”) tách ra khỏi
mọi tình huống và một phần mà câu nói có được khi được dùng trong một tình
huống nhất định vào một mục đích nhất định (nghĩa "ngôn trung") của câu. Ngữ
pháp chức năng quan niệm "Câu đơn biểu đạt một nhận định. Câu ghép biểu đạt
nhiều nhận định ghép lại. Sở đĩ có sự ghép lại để thành một câu ghép là vì người
nói (viết) rBuốn diễn đạt một ý gồm nhiều nhận định có quan hệ với nhau cần
được lưu ý” [11:89]
Qua việc xác định khái niệm về câu theo các khuynh hướng nghiên cứu
khác nhau đã lược khảo, nổi lên một vấn đề: mối quan hệ giữa một bên là quan
niệm về chủ ngữ và vị ngữ trong cấu trúc câu cơ bản của tiếng Việt và bên kia là
quan niệm về Đê và Thuyết trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Vì thế, ngữ
pháp thực hành giao tiếp cần có cách lựa chọn.
Như đã biết, câu đơn hai thành phần chiếm vị trí trung tâm và chủ yếu
trong việc miêu tả ngữ pháp về câu. Hầu như các khuynh hướng nghiên cứu ngữ
pháp tiếng Việt đều thống nhất điều đó. Ngay cả ngữ pháp chức năng theo quan
điểm Đ ề - Thuyết cũng cho rằng: Câu đơn biểu đạt một nhận định, câu ghép
diễn đạt một ý gồm nhiều nhận định. Trong hoạt động giao tiếp, câu đơn hai
thành phần chủ ngữ và vị ngữ tương ứng với việc tổ chức một phán đoán lôgích
tối giản; nó được sử dụng phổ cập và làm cơ sở cho việc tạo thành câu ghép khi
người ta muốn diễn đạt một câu gồm nhiều ý liên kết lại với nhau và điều đặc
biệt hơn, trong giao tiếp với những yếu tố giả định ngầm ẩn, ở lời đáp có thể rút
gọn những thành phần của câu đơn mà cả người nói và người nghe đều cảm nhận
được.
Trong cấu tạo câu đơn, thành phần vị ngữ đóng vai trò quan trọng. Nó là
IM •
thành phần chủ yếu vì nó được người nghe chú ý nhiều hơn so với thành phần
chủ ngữ. Đối với người nói và cả người nghe, thành phẩn vị ngữ thường biểu đạt
một thông tin "mới"; thành phần chủ ngữ, ngược lại, biểu đạt thông tin "cũ".
Thông tin mới nhằm biểu thị những đặc trưng của chủ ngữ. NÓI cách khác, theolồgích, có thông tin cũ thì mới có thông tin mới. Đó cũng là lý do để khẳng định
trậ t tự trước sau của chủ ngữ và vị ngữ. Vì thế, có thể đổng tình với ý kiến cho
rằng: “Chủ ngữ biểu thị đối tượng tường thuật của vị ngữ và có những đặc trưng
(hoạt động, trạng thái, thuộc tính, tính chất, chủng loại) do vị ngữ biểu thị, đứng
ở vị trí 1 trong câu. Còn, vị ngữ là bộ phận quan trọng nhất của câu. Nó biểu thị
những đặc trưng của chủ ngữ và đứng ở vị trí 2 trong câu.” [29b: 176 - 181].
Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ là quan hệ tương hỗ, có thành phần chủ ngữ thì
mới có thàííVphần vị ngữ và ngược lại. Và, để xác lập mối quan hệ qua lại đó,
giữa chủ ngữ và vị ngữ phải có yếu tố nghĩa chung, hợp lôgích. Đó là mối quan
hệ bản thể (Onthologique). Vì thế, không ít những câu được thành lập Iheo cấu
trúc chủ - vị nhưng không thể chấp nhận được trong hiện thực giao tiếp, kiểu
như: Nhà / bay. Chó / nói. Người / sủa, v.v...
Hiện nay, trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, một loạt khái niệm vốn
có nội hàm khác nhau nhưng lại được dùng theo nghĩa đập nhập như nhau cấu
trúc chủ - vị, mệnh đề, đê - thuyết. Chẳng hạn, “kết cấu chủ - vị tức là kết cấu có
hai vế được đặt theo quan hệ cú pháp cơ bản - quan hệ chủ ngữ và vị ngữ. Về đại
thể, thuật ngữ, kết cấu chủ - vị tương đương với khái niệm “mệnh đề”, “thể câu”.
[22:81]; “Xét về quá trình tư duy, quan hệ đề - thuyết trong nòng cốt N -a+b biểu
thị một phán đoán (...). Như vậy, trong trường hợp này, cấu tạo của nòng cốt
N=a+b phù hợp với cấu tạo của phán đoán: phần để biểu thị yếu tố thứ nhất của
phán đoán, yếu tố thứ hai của phán đoán được biểu thị bởi phần thuyết. Xét về
quá trình thông báo, trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định, thông báo bao
gồm hai yếu tố: yếu tố thứ nhất chỉ ra người nói “nói về gì”; yếu tố thứ hai chí ra
người nói “nói gì”. Như vậy, trong trường hợp này, cũng có thể coi là có sự phù
hợp giữa cấu tạo nòng cốt N=a+b và cấu tạo của thông báo: yếu tố thứ nhất của
thông báo được biểu thị bởi phần đề, yếu tố thứ hai, bởi phần thuyết." [34:169]
I
Trong khi đó lại có ý kiến cho rằng: Nếu coi mọi lời nói là một mệnh đề
hay là một chuỗi mệnh để như các nhà ngữ pháp duy lý là không đúng.
12«• •
[29b: 144]. Câu, về phương diện chức năng, là sự thể hiện ngôn ngữ học của
mệnh đề. Nó là đơn vị mà ngồn ngữ dùng để biểu hiện một nhận định
(statement) gồm một chủ đề kết hợp với điều nói về chủ đề đó”[l 1:12]. Và, để
làm rõ thêm khái niệm về câu, tác giả viết “Cấu trúc đề thuyết là một thuộc tính
của câu với tư cách là sự thể hiện một hành động nhận định (hay hành động
mệnh đề - propositional act), chứ không phải là của phát ngôn với tính cách là
một hành động giao tiếp giữa những người nói cụ thể, trong một tình huống cụ
thể” [12:426]. Điều đó có nghĩa là đằng sau mỗi câu (dù dưới hình thức nào đi
chăng nữa - trần thuật, nghi vấn, mệnh lệnh, cảm tính...) là một nhận định, tức,
i« I
một hành động sản sinh ra mệnh đề, chứ khồng có nghĩa mỗi thành tố của câu
đều tương ứng với một thành tố của mệnh đề; nói cách khác, không đập nhập cấu
trúc chủ - vị với tư cách là một câu với cấu trúc mệnh đề.
Trên đây, chúng tui lược khảo một số quan niệm tiêu biểu của các nhà
nghiên cứu liên quan đến vấn đề đặt ra. Trước tình hình chưa được tường minh
về mối quan hệ giữa chủ ngữ - vị ngữ ngữ pháp, phần đề - phần thuyết và mệnh
đề, ngữ pháp thực hành quan niệm:
1. Xét về phương diện lịch sử và tính phổ quát, cấu trúc chủ - vị là một 't
phổ niệm trong nhiều ngôn ngữ có loại hình khác nhau. Nó thuộc phạm trù ngữ
pháp. Mệnlí đé là thuật ngữ của lôgích, được cấu tạo gồm hai thành phần Subject
và predicate nhằm phản ánh một nội dung chân hay nguy của lời nói. Và, cấu
trúc đề - thuyết là một hiện tượng thuộc bình diện lôgích - ngôn từ (logic -
discursive); nghĩa là: “nó thuộc lĩnh vực lồgích trong chừng mực lôgích được
tuyến tính hoá trong ngôn từ, và thuộc lĩnh vực ngôn từ trong chừng mực nó
phản ánh động tác nhận định của tư duy”[12:39]. Mà như đã biết, giữa ngôn ngữ
và tư duy có sự thống nhất nhưng không đồng nhất. Theo đó, khổng thể coi hai
khái niệm “mệnh đề” và “cấu trúc chủ - vị” là một, bởi chúng ở hai phạm trù
nghiên cứu khác nhau. Trong phân tích ngôn ngữ, khi muôn diễn đạt một nhận
định, ngườị, tạ thường tạo ra một cấu trúc chủ - vị đồng dạnẹ với cấu trúc của
13mệnh đề và theo đó, người ta dùng chính thuật ngữ của lôgích (subject và
predicate) để thỉ hai thành phần làm thành một câu theo nghĩa câu là đơn vị của
lời nói có tính độc lập nhờ vào sự trọn vẹn về nội dung của nó. Cách tạo ra cấu
trúc đồng dạng như thế đã dẫn đến một quan điểm ngộ nhận cho rằng cấu trúc
chủ - vị là cấu trúc “mệnh đề”.
2. Cấu trúc chủ - vị, một cấu trúc miêu tả hình thức của câu cơ bản, trong
đó xác lập quan hệ liên đới giữa hai thành phần của câu khác với cấu trúc đề -
thuyết, trong đó xác lập quan hệ của “phần nêu” và “phần báo”. Quan hệ đề -
thuyết thì bám chắc hơn vào nhiệm vụ diễn đạt câu trong tình huống giao tiếp cụ
thể. Còn, quan hệ chủ - vị chỉ là quan hệ của việc thành lập câu mà thôi. Do đó,
cũng khôn^thể đập nhập hai kiểu quân hệ khác xa nhau vào một theo cách hiếu:
thành phần chủ ngữ của câu là “phần nêu”; thành phần vị ngữ - “phần báo”.
3. Dạy ngữ pháp thực hành giao tiếp không chỉ là dạy cách thành lập một
câu đúng theo chuẩn mực ngữ pháp của tiếng Việt mà còn dạy cách dùng cáu đó
thích hợp trong hoàn cảnh giao tiếp. Vì vậy, ngữ pháp thực hành chỉ có thể lựa
chọn cách miêu tả hình thức kết cấu của câu để dẫn dắt người học tiếp thu “cớ/
đúng” và trên cơ sở đó, chỉ ra “cái thích hợp” của câu trong hoạt động giao tiếp.
Nói như vậy không có nghĩa phủ nhận giá trị của “ngữ pháp Đề - Thuyết, ngữ
pháp chức năng” mà chỉ muốn khẳng định “ngữ pháp chủ - vị”có lợi thế trong
việc dạy - học tiếng thực hành giao tiếp mà thôi.
*• ■
n . CÂU GIAO TIẾP
Ngôn ngữ sử dụng một số đơn vị có sẩn, hữu hạn tạo ra những đơn vị vổ
hạn nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng và bất định trong giao tiếp. Để làm
được việc đó, ngôn ngữ tổ hợp những đơn vị cùng cấp độ, tạo ra những đơn vị
cấp độ trực tiếp cao hơn, với số lượng nhiều gấp bội. Từ số lượng hạn hữu vài
chục âm vị, cuối cùng tạo ra một số lượng từ, ngữ, câu vô hạn dùng trong giao
tiếp. Như đã biết, dù số lượng câu là vô hạn nhưng mô hình cấu tạo câu - ngôn
VI *

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

buivandong

New Member
Link tải miễn phí Luận văn:Ngữ pháp tiếng Việt dưới góc độ thực hành giao tiếp ứng dụng trong dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ : Đề tài NCKH. CB-02-18
Link tải Free download cho anh em kết nối:
Tài liệu đang trong kho của Ket-noi, ai cần thì trả lời để mods up lên cho
cho mình xin đi bạn : gmail: [email protected]
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top